Xả mệnh báo quốc
Thành Long đóng vai chính kiêm đồng đạo diễn bộ phim lịch sử Trung Quốc thuật lại cuộc Cách mạng Tân Hợi, sự kiện đã kết thúc hai thế kỷ chế độ quân chủ nhà Thanh ở Trung Quốc.
Những kẻ không mời và những bữa dạ tiệc chiếm nhiều thời gian trên màn ảnh hơn các trận đánh kinh hoàng và sự nghiệp dựng nước trong
1911 (phát hành ở Việt Nam với tựa đề
Xả mệnh báo quốc). Thành Long đóng vai chính kiêm đồng đạo diễn bộ phim lịch sử này cùng với Trương Lê để kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng đã chấm dứt hai thế kỷ chế độ quân chủ nhà Thanh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Thành Long không xen chút khiếu khôi hài hay kỹ thuật thể chất siêu việt của anh vào kịch bản tẻ nhạt, kết cấu nghèo nàn của Vương Hưng Đông và Trần Bảo Quang.
Bộ phim mặc nhận lịch sử theo một kiểu rời rạc, khó hiểu, vừa giải trí vừa giáo dục, ấy là một thất bại. Phản hồi ở Trung Quốc lúc đầu không đặc biệt nồng nhiệt cho lắm. Phát hành ở nước ngoài bao gồm ra mắt ở Mỹ sẽ chỉ làm các chuyên gia và học giả hào hứng. Lượng người hâm mộ thường lệ của Thành Long có thể bỏ qua bộ phim này bất chấp thực tế đáng ngạc nhiên rằng đây là bộ phim thứ 100 của anh trong vai trò diễn viên.
1911 –
bộ phim thứ 100 của Thành Long 1911 thuật lại sự nghiệp chính trị của vị chủ tịch nước đầu tiên của Trung Quốc Tôn Dật Tiên (Triệu Văn Tuyên) và tư lệnh quân đội Hoàng Hưng (Thành Long) như hai quỹ đạo song song biểu hiện thế tấn công hai gọng kìm của cuộc cách mạng. Tôn Trung Sơn là nhà ngoại giao kiêm chính khách bắt tay vào nỗ lực gây quỹ ở nước ngoài và xoay xở với mạng lưới phức tạp các lợi ích của đế quốc phương Tây, trong khi Hoàng Hưng tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đẫm máu. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa họ chưa bao giờ đào sâu tìm hiểu những điều tận trong thâm tâm mỗi người hay giải thích mối quan hệ đó tạo thành vận nước như thế nào. Họ hiếm khi xuất hiện trong cùng một cảnh.
Hai trận đánh là bước ngoặt trong cuộc đấu tranh của họ: khởi nghĩa Quảng Châu diễn ra ngày 27/4/1911 thất bại và khởi nghĩa Vũ Xương ngày 10/10/1911 thúc đẩy 14 tỉnh tuyên bố độc lập, thoát khỏi sự thống trị của triều đình nhà Thanh.
Hành động do nhóm diễn viên đóng thế của Thành Long xoàng xoàng và diễn ra từng hồi mà không có đà tiến bộ. Kể chuyện cắt xén và biên tập vội vàng dẫn tới ấn tượng mơ hồ rằng những người cách mạng thua hết trận này tới trận khác mà không đặt vị trí chiến lược của họ (tức là họ có rất rất đông quân hơn nhưng lại thiếu đạn dược) vào hoàn cảnh.
Triệu Văn Tuyên, người đã đóng vai Tôn Dật Tiên nhiều lần kể từ
The Song Sisters (1997), hầu như gắn với vai diễn này, là sự hiện diện xứng đáng trong bộ phim. Tuy nhiên, điều đó không thể đỡ được lời thoại nặng nề, tẻ nhạt mà anh phát ra, nghe như hàng tập những bản luận án chính trị, hay cách ứng xử vụng về được kịch bản ấn định cho anh, giống như dễ dàng so sánh giữa chủ nghĩa bành trướng của đế quốc phương Tây với miếng sường cừu.
Các tác giả kịch bản Vương Hưng Đông và Trần Bảo Quang, những người đã chấp bút cho các bộ phim bom tấn hào hùng
Kiến quốc đại nghiệp và
Kiến đảng vĩ nghiệp, sử dụng lại cùng công thức nhằm biến
1911 thành phương tiện để quy tụ các ngôi sao nổi tiếng trong những vai khách mời. Tuy nhiên, các ngôi sao trong
1911 kém đông đảo và ít nổi tiếng hơn.
Dàn sao nổi tiếng không mang lại thành công cho 1911
Các tư liệu lịch sử về cuộc đời thực của nhân vật chính vừa phiêu lưu vừa lãng mạn. Kịch bản thất bại trong việc khai thác tiềm năng giải trí của họ. Có thể nhận ra sự thiếu khung cảnh hay tư liệu có tính giai thoại trong xây dựng nhân vật ở biểu hiện lúc đầu của Thu Cấn (Ninh Tịnh) không liên quan tới xuất thân của cô là người thấy trước tương lai chính trị và khởi đầu từ việc ủng hộ nam nữ bình quyền. Hoàng Hưng là một thiên tài quân sự, người đã chặn đứng hai vạn quân Thanh thiện chiến trong một tháng chỉ với 200 người trong cuộc khởi nghĩa Quảng Tây năm 1908. Thành Long chỉ lượn lờ xung quanh chiến trường như cổ động viên với những lời hô hào ngớ ngẩn như “an toàn của bản thân là trên hết!”
Khi so sánh, tướng Viên Thế Khải đầy tham vọng nổi lên là nhân vật ghê gớm nhất khi bộ phim dành nhiều thời gian hơn để tiết lộ ông đã chơi khăm khiến triều đình và chính phủ Cộng hòa chống lại nhau như thế nào. Sự đe dọa láu cá của ông với Hoàng hậu Long Dụ (Trần Xung diễn cường điệu trong một vai diễn ra vẻ quan trọng) mang lại những giây phút căng thẳng hiếm hoi.
Mối tình duy nhất trong phim – giữa Hoàng Hưng và vợ ông Từ Tông Hán (Lý Băng Băng) hoàn toàn lướt qua quá trình tiền hôn hậu ái giữa hai người, giảm bớt cảm xúc còn vài cảnh quay qua lại rời rạc về Từ Tông Hán cau mày hay cáu kỉnh. Cũng theo cách cẩu thả tương tự, lá thư nổi tiếng của trí thức – liệt sĩ Lâm Giác Dân (Hồ Ca) (hiện được đưa vào chương trình giảng dạy phổ thông ở Trung Quốc) tới người vợ Trần Ý Ánh không được trích dẫn lấy một lần, hay tạo ra một tình tiết trên màn ảnh về tình yêu của họ. Thay vào đó, những thước phim khuôn mẫu ghi lại anh nô đùa ở bãi biển Tân Thành giống như một đoạn quảng cáo Club Med được lồng vào các cảnh quay phi lý toàn tập hết lần này tới lần khác.
Kỹ thuật thực hiện hiển nhiên tốn kém, nhưng quay phim khéo léo ngoại trừ thiết kế sản xuất không tạo ra không khí lịch sử đặc biệt. Bối cảnh Mỹ hay châu Âu trông vô cùng cầu kỳ và giả tạo.
Khởi chiếu: Hồng Kông (29/9), Mỹ (7/10)
Diễn viên: Triệu Văn Tuyên, Thành Long, Lý Băng Băng, Tôn Thuần, Trần Xung, Khương Vũ, Dương Dĩnh, Hồ Ca, Phòng Tổ Danh, Dư Thiểu Quần, Ninh Tịnh
Đạo diễn: Thành Long
Đồng đạo diễn: Trương Lê
Tác giả kịch bản: Vương Hưng Đông, Trần Bảo Quang
Nhà sản xuất: Wang Zheben, Uông Thiên Vân, Tất Thuật Lâm
Điều hành sản xuất: Nhậm Trọng Luân, Liu Lijuan, Guo Bin, Qi Jiangchong, Chu Phi Học, Yu Lian, Thân Hiểu Nghị, Wang Dafang, Lâm Kiến Nhạc, Cốc Quốc Khánh
Đạo diễn hình ảnh: Hoàng Vĩ
Thiết kế sản xuất: Trần Mẫn Chánh
Âm nhạc: Đinh Vi
Biên tập: Dương Hồng Vũ
Không xếp loại, thời lượng 110 phút.
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter