logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2012] John Carter
Lữ Khách Offline
#1 Posted : Saturday, February 11, 2012 7:05:15 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,031
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
John Carter



Tên phim gốc: John Carter
Ngày phát hành: 9/3/2012 (Mỹ, Việt Nam)
Đạo diễn: Andrew Stanton
Kịch bản: Andrew Stanton, Mark Andrews, Michael Chabon
Thể loại: Hành động – Phiêu lưu – Giả tưởng
Xếp loại: PG-13
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất: Walt Disney Pictures
Các diễn viên chính:
Bryan Cranston ... Powell
Willem Dafoe ... Tars Tarkas
Mark Strong ... Matai Shang
Taylor Kitsch ... John Carter

Nội dung chính:

John Carter, cựu chiến binh trong cuộc Nội chiến được đưa đến sao Hỏa, nơi anh khám phá ra một hành tinh cực kỳ đa dạng, đầy sự sống mà cư dân chính ở đó là những kẻ man rợ màu xanh lá cao hơn 3,5 m. Phát hiện ra mình là tù nhân của những sinh vật này, anh trốn thoát, gặp gỡ Dejah Thoris, công chúa xứ Helium, người đang trong cơn tuyệt vọng cần một vị cứu tinh


Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer Click vào đây
1 user thanked Lữ Khách for this useful post.
sherry on 2/13/2012(UTC)
Yên Khuê Offline
#2 Posted : Tuesday, February 28, 2012 10:30:34 PM(UTC)

Rank: Chief Officer

Medals: Hoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự bay bổng và kiến thức của em đã thổi hồn cho con tàu Quái vật Điện ảnh! Casper

Groups: Super Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 15,348
Location: Học viện phù thủy

Thanks: 5655 times
Was thanked: 6970 time(s) in 5275 post(s)
Những điều thú vị hậu trường John Carter


Khi buổi công chiếu bộ phim hành động-thám hiểm 3D sử thi John Carter đến gần, Walt Disney Pictures công bố vài chuyện ngoài lề thú vị về quá trình làm bộ phim được đồn đoán rất nhiều này.

Lấy bối cảnh tại hành tinh lạ và bí ẩn của Barsoom (sao Hỏa), John Carter kể về câu chuyện của một cựu thủ lĩnh quân đội mệt mỏi vì chiến tranh John Carter (Taylor Kitsch), bị bí mật đưa đến sao Hỏa, tại đó anh bị lôi kéo bất đắc dĩ vào cuộc xung đột mang tính sử thi giữa những cư dân của hành tinh, gồm Tars Tarkas (Willem Dafoe) và công chúa Dejah Thoris quyến rũ (Lynn Collins). Trong thế giới trên bờ vực sụp đổ, Carter tìm lại được tính người của anh khi anh nhận thấy sự tồn tại của Barsoom và người dân giao phó cho mình.

John Carter dựa trên tiểu thuyết đầu tay của Edgar Rice Burroughs, A Princess of Mars. Nhà văn Mỹ, Burroughs sinh ra ở Chicago và nổi tiếng với việc viết và tạo ra Tarzan - vẫn là một trong những sinh vật giả tưởng mang tính biểu tượng và thành công nhất mọi thời đại.


Một cảnh trên trường quay John Carter


• 2012 đánh dấu kỷ niệm 100 năm nhân vật John Carter.

• Từ 1935, nhiều nhà làm phim đã cố làm bộ phim dựa trên A Princess of Mars - phim đầu tiên dự tính là phim hoạt hình do Bob Clampett của Beany and Cecil làm. Nếu nó được làm, nó có thể là phim hoạt hình dài đầu tiên của Mỹ, trước phim Snow White and the Seven Dwarfs của Disney ra mắt năm 1937.

• Đạo diễn/biên kịch đoạt giải Oscar Andrew Stanton đã đạo diễn và đồng viết kịch cho Wall-E, mang về giải Oscar và Quả cầu vàng hạng mục Phim Hoạt hình xuất sắc nhất năm 2008. Ông cũng được đề cử Oscar hạng mục kịch bản, Stanton đã làm tác phẩm đạo diễn đầu tay Finding Nemo, nhận được đề cử Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất và đoạt giải Oscar Phim Hoạt hình xuất sắc nhất năm 2003.

• Ba nhà viết kịch John Carter Andrew Santon, Mark Andrews và Michael Chabon đã khám phá ra họ có nhiều điểm chung khi họ gặp nhau: họ đều sở hữu các bức tranh và tác phẩm nghệ thuật về John Carter từ khi họ còn nhỏ.


Xương khủng long được thành viên đoàn làm phim tìm thấy


• Thành viên đoàn phim, làm việc tại Utah, đã tìm thấy một mảnh xương lớn trồi lên từ mặt đất. Văn phòng Quản lý đất xác nhận đó là xương Sauropod - xương đùi hoặc xương bả vai - của một con khủng long có thể dài khoảng 18 mét. Đang có một cuộc khai quật tại đây để tìm hết phần còn lại của bộ xương thời cổ đại này.

• Kiểu chữ in người Barsoom cổ đại khắc trên tường trong những ngôi đền thiêng trong John Carter có thiết kế nguyên mẫu từ những hình vẽ tìm thấy trên bề mặt sao Hỏa.

• Từ nguồn tài liệu nguồn, một nhà ngôn ngữ học được thuê để tạo ra hệ thống chữ Thark Martian, chỉ dùng ít từ có trong tiểu thuyết của Edgar Rice Burroughs.

• Các diễn viên vào vai những người Thark xanh lè, cao gần 3 mét phải học cách đi cà kheo để đóng những cảnh với John Carter, mang đến hiệu quả tiếp xúc bằng mắt đúng cho đoạn hội thoại.


Diễn viên học đi cà kheo để vào vai người Thark


• Điều phối đóng thế Tom Struthers vui mừng và kinh ngạc vì Taylor Kitsch đã đóng đến 98% những pha mạo hiểm của ông, gồm một cú nhảy gần 26 mét trong cảnh học đi, một cú nhảy gần 20 mét trong nhà thi đấu, đánh với những con khỉ trắng đầy dương xỉ, và một loạt cú nhảy khoảng 76 mét trong vùng hoang dã Martian.

• Khán giả sẽ kinh ngạc khi thấy nữ diễn viên Lynn Collins, khi không nhập vai Dejah Thoris, có mái tóc vàng dâu và làn da trắng.

• Khi quay ở Utah, đoàn phim đi ngang qua một trung tâm không gian nhỏ có tên Trạm Nghiên cứu Sa mạc Cộng đồng sao Hỏa. Không có ai ở đó nhưng trên website có dòng: “Đội ngũ tình nguyện viên cần cù, làm việc trong chế độ giả lập hoàn toàn của vùng hẻm núi cằn cỗi tại Utah, tiếp tục khám phá địa hình xung quanh, lập danh mục nhiều điểm mốc, và phân tích địa chất và sinh học của vùng giống sao Hỏa đáng kinh ngạc và thú vị này.”

Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Manila Bulletin


Dreams see us through to forever
Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Monday, March 12, 2012 9:23:04 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,031
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
John Carter



Quả là một hành trình dài lên màn ảnh rộng của nhân vật John Carter. Bao năm qua, nhiều đạo diễn khác nhau đã từng tìm cách đưa hơi thở đời sống điện ảnh vào nhân vật người hùng vượt không gian của Edgar Rice Burrough, trong đó có Robert Rodriguez, Jon Favreau, và cả Kerry Conran của Sky Captain (nhớ ông không?).

Dù luôn có chuyện khiến dự án cứ bị trì hoãn, và dường như thể chuyến phiêu lưu trên màn ảnh của John Carter vĩnh viễn mất hút trong không gian. May thay, ngôi sao may mắn đã chiếu và bộ phim được giao cho phù thủy của Pixar, Andrew Stanton. Thế kết quả có đáng với sự chờ đợi không nhỉ? Một câu trả lời "có" rền vang. John Carter là một kết hợp kỳ diệu của sự hào hứng phiêu lưu kiểu cũ với những màn trình diễn bom tấn hiện đại. Nói tóm gọn, phim tuyệt vời.

Một cựu binh thời kỳ Nội chiến ở Mỹ, John Carter (Taylor Kitsch) trở về nhà với cái bóng của chính mình. Khi một nhóm thổ dân bộ lạc Apaches tấn công đoàn hộ tống có anh trong đó, Carter buộc phải ấn náu trong một hang động gần đó. Trước sự kinh ngạc quá đỗi của anh, John Carter tiếp xúc với người ngoài hành tinh và, bạn chưa kịp hiểu chuyện gì thì, Carter đã được chuyển đến một thế giới có tên Barsoom – tức là sao Hỏa với người trái đất chúng ta.



Như mọi câu chuyện phiêu lưu kinh điển thường có, nhân vật của chúng ta thấy mình cố gắng tìm cách cứu một người đẹp trong cơn nguy khốn. Để làm được điều đó anh bị lôi kéo vào xung đột trên hành tinh giữa loài sinh vật cao 12 bộ, sáu chi gọi là Tharks và những thành phố Helium và Zodanga giống con người. Người đẹp đó tên là Dejah Thoris (Lynn Collins), một công chúa bị ép buộc lấy Zodangan Sab Than (Dominic West) – mà nàng lo sợ rằng hắn ta chẳng muốn điều gì khác hơn ngoài việc thu tóm Barsoom. Với Sab Than như con tốt trong tay Matai Shang (Mark Strong), thủ lĩnh của loài đáng sợ gọi là Therns, Carter phải quyết định liệu anh nên tập trung tìm đường về nhà hay là chiến đấu vì sự sống còn của Barsoom.

Thật hay là Carter đã tiếp nhận một số kỹ năng kỳ diệu, chẳng hạn sức mạnh vô song và khả năng phi thân. Anh sử dụng những kỹ năng đó để tạo ấn tượng và kết bạn với Thark Jeddak (Hoàng đế sao Hỏa) Tars Tarkas (Willem Dafoe). Anh còn có trợ thủ dữ dằn Woola theo bên mình – sinh vật này trông rất kỳ cục, nhưng cực kỳ trung thành. Bạn sẽ khó mà không yêu mến quái vật sâu cát này đấy.

Thế này nhé, chúng ta đều từng xem những thông lệ giải cứu công chúa trong mọi câu chuyện từ cổ tích Aladdin đến trò chơi game Super Mario Bros., nhưng khi bạn nhớ tới nguồn gốc thời đại của John Carter (100 năm tuổi!), khó mà không nghĩ tới những điều quen thuộc trong cách kể chuyện. Nó kinh điển vì một lý do. Đây là loại chuyện thần kỳ mang yếu tố người hùng mà ai cũng ước gì mình đạt được, và ít ra ở đây có một chiều sâu cho các nhân vật khiến cho không cảm thấy chỉ có một chiều.



Kitsch đã đem đến một John Carter sống động tuyệt vời. Anh có thể chất và vóc dáng của một ngôi sao điện ảnh đích thực và giọng nói vượt xa độ tuổi. Hành trình đưa nhân vật của anh từ chỗ miễn cưỡng đến cứu sao Hỏa không hề đem lại cảm giác ra vẻ ta đây. Là một cựu binh phe ly khai trong cuộc Nội chiến, Carter biết thế nào là chiến đấu vì một đại cuộc mà bạn không hoàn toàn tin tưởng vào đó, vì thế khi cuối cùng anh phải đứng lên chiến đấu, thật là một khoảnh khắc hùng tráng.

Tương tự, Lynn Collins trong vai Dejah khiến chúng ta dễ dàng tin rằng Carter phải lòng cô nhanh chóng là đúng rồi. Cô không chỉ là một người đẹp gặp nguy – cô là một chiến binh muốn đấu tranh cho cộng đồng của cô bằng tất cả con người mình, nhưng bị giằng xé giữa việc ra một quyết định sẽ dẫn tới sự tàn lụi của Barsoom, hay thậm chí nô lệ hóa dân tộc của cô bởi Zondangans. Ngay cả các nhân vật người Thark như Tars Tarkas và con gái Sola (Samantha Morton) thể hiện sự nhạy cảm trái ngược với bản tính hung ác của họ khiến họ không chỉ là những hình ảnh hoạt hình. Dominic West và Mark Strong cũng thể hiện tốt các vai phản diện. (Dàn diễn viên đầy sao còn có Thomas Haden Church trong vai Tal Hajus kẻ thù của Tar, ba diễn viên kỳ cựu của bộ phim Rome của HBO -- Ciaran Hinds, James Purefoy và Polly Walker -- và Bryan Cranston của Breaking Bas trong vai sĩ quan quân đội Mỹ mâu thuẫn với Carter.) Thật sảng khoái xem một bộ phim với những hiệu ứng hình ảnh hiện đại mà không bao giờ để mất dấu nhân vật của mình giữa những màn hấp dẫn.

Và ngoạn mục. Dẫu chúng ta thừa biết sao Hỏa thực tế thế nào, các nhà làm phim John Carter đã lấy câu chuyện của Burroughs và tạo nên một phiên bản kỳ ảo vĩ dại đầy ắp cảnh quan cân đối lạ thường, kiến trúc ngoài hành tinh và những hình thức của sự sống đa dạng mà chúng ta lập tức cuốn hút vào. Người Tharks có lúc trông ngốc nghếch, dù có lẽ còn xa họ mới giống được với miêu tả trong nguyên tác của Burroughs.



Dựng cảnh hành động của phim cũng thật xuất sắc. Một cảnh Carter tung mình giữa cả đám thuyền khổng lồ để cứu Dejah đem lại cảm giác rùng mình choáng váng mà đã lâu rồi thiếu vắng trong những siêu phẩm điện ảnh. Tuy nhiên một cảnh đặc biệt nhất, trong đó John Carter vứt găng sắt để một mình chiến đấu với cả đám quân người sao Hỏa xanh thù địch. Cuộc chiến của anh bị cắt cảnh bằng một hồi tưởng đau buồn về quá khứ trên trái đất, khiến cho cảnh này có một cú hạ gục cảm xúc bất ngờ với tất cả chúng ta. Cực kỳ ấn tượng, nhưng chúng ta còn trông đợi gì khác nữa từ đạo diễn WALL-E chứ?

Nhưng, phim không hoàn hoàn toàn hoàn hảo. Phim đi theo xu thế hiện đại của điện ảnh trong việc cho nhân vật du hành vượt không gian rồi quay lại chỉ để giải thích, và bộ phim đã vội vã kết thúc kiểu đó khiến cho cảm giác về trận chiến cuối cùng hơi khập khiễng mà không có cảm giác kết thúc.

Bỏ qua một bên những vấn đề nhỏ nhặt đó, John Carter là một tác phẩm giải trí kỳ lạ, hào hứng và đầy cảm xúc kết thúc xứng với danh tiếng. Đây là một sử thi hiếm có không chỉ hoành tráng về thị giác, mà còn ngập tràn cảm xúc. Hy vọng bộ phim thành công đủ để đảm bảo những phần tiếp theo xứng đáng, vì nếu không quay lại Barsoom lần nữa trong tương lai gần thì thật đáng tiếc.

Đánh giá: 4/5 sao hay 8/10 điểm.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Wednesday, March 14, 2012 10:47:56 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,031
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem John Carter


John Carter là một phim phiêu lưu tốn kém, được quảng cáo dữ dội, và thâm dụng tạo hình vi tính (CGI), mà ngày nay điều đó nghĩa là phim chắc chắn ở định dạng 3D.



Mặc dù không được quay 3D từ đầu, mọi thứ khác trong phim đều rất tối tân hiện đại mà Disney hứa hẹn là trải nghiệm chuyển đổi 3D hậu kỳ tốt nhất bạn được thưởng thức cho tới nay. Nhưng nếu mua vé cho chuyến đi thăm sao Hỏa này -- ồ, xin lỗi, đi thăm Barsoom -- có cần thiết phải trả phụ phí 3D không nhỉ?

Đó chính là điều chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu trong bài viết mới nhất của chuyên mục 3D hay không 3D, trong đó chúng tôi duyệt theo một danh sách tất cả mọi điều bạn sẽ tìm kiếm trong một trải nghiệm xem phim 3D và quyết định liệu John Carter có đáng tiền vé không. Chúng ta không đánh giá chất lượng bộ phim -- bạn có thể xem bình luận phim tại đây -- mà chỉ xét một cách chuyên biệt về công nghệ 3D để xem phần này có thành công hay không. Xin đọc bên dưới những cảm nghĩ của chúng tôi về công nghệ 3D của bộ phim này.



Tính phù hợp

Phim hành động chuyển đổi 3D hậu kỳ có thể rất mạo hiểm, dù nói chung là càng thâm dụng CGI thì càng có cơ may tốt hơn. John Carter là một sử thi viễn tưởng quy mô lớn theo dòng Avatar, bộ phim đã định ra tiêu chuẩn cho 3D hiện đại, nhưng phim không được sinh động về hình ảnh hay được đo ni đóng giày cho 3D bằng xuất phẩm của James Cameron. Có nhiều đại cảnh hành động rất sâu và các nhân vật CGI vốn rất thích hợp với không gian ba chiều, nhưng cũng có những cảnh đối thoại trong bối cảnh hoang mạc đầy cát, mờ mịt phù hợp với 2D. Phim không hoàn hảo với 3D, nhưng cũng không đến nỗi không phù hợp.

Điểm: 3/5

Kế hoạch và công sức



Andrew Stanton và ê-kíp cộng tác của ông đã lên kế hoạch mọi thành phần của John Carter từ rất lâu, thậm chí cả thập kỷ -- Stanton, nhà sản xuất và đồng biên kịch của ông đã có tất cả các bản vẽ về trẻ em người Tharks và cư dân hành tinh Barsoom. Nhưng không ai trong đội ngũ sản xuất phim này lên kế hoạch cho 3D. Disney đã quyết định chuyển đổi bộ phim sang định dạng 3D trong giai đoạn hậu kỳ cùng thời gian họ loại bỏ cụm từ "Of Mars" ra khỏi tựa phim, và mặc dù Stanton ủng hộ việc đổi tựa, điều tối đa mà ông có thể làm được về 3D là một tuyên bố yếu xìu "Tôi không nói phim phát hành ở định dạng 3D hay không." Nếu đạo diễn mà còn không quyết muốn thấy phim của mình ở định dạng 3D, thì tại sao có ai khác muốn?

Điểm: 1/5

Sâu trong màn ảnh

Đây là khía cạnh lẽ ra John Carter phải thực sự tỏa sáng -- hạng mục này miêu tả hiệu ứng 3D trông như có một cửa số mở vào không gian thực, tạo chiều sâu cho cảnh vật hoặc, trong trường hợp John Carter, những cảnh chiến đấu hoành tráng. Thỉnh thoảng hiệu ứng này có tác dụng, nhất là về cuối phim khi có tàu không gian và người Tharks chạy tứ tung trong cảnh hoang m5ac bụi mù. Nhưng kể cả ở đây, cảm giác hiệu ứng 3D giống như lớp sơn phết phủ lên mọi thứ đã có hơn là làm tăng thêm cho hành động. Chắc chắn bạn có chút chiều sâu từ các cảnh hành động trong John Carter, nhưng ít đến nỗi có thể bạn không nhận ra.

Điểm: 3/5

Trước màn ảnh



Hạng mục này thường để tính đến những yếu tố hào nhoáng của 3D, mà cũng là thú vị nhất -- hình ảnh hoặc nhân vật vọt ra khỏi màn ảnh vào mặt bạn, khiến bạn muốn nhảy khỏi ghế. Với một phim 3D chuyển đổi hậu kỳ thì hiệu ứng này là không thể nào, và John Carter không cố làm vậy; bất kể những cảnh nhân vật hoặc tàu chiến bay về phía trước màn ảnh, không thứ nào thực sự vọt ra. Nói cho đúng thì, đây không phải loại phim làm được điều đó -- thỉnh thoảng phim cũng thú vị, nhưng không thú vị theo kiểu những phim tận dụng khía cạnh này của công nghệ 3D. Nhưng nếu bạn đi xem John Carter để trông chờ có thứ gì bay vào mặt bạn thì không có đâu.

Điểm: 1/5

Độ sáng

Mang cặp kính 3D trong rạp tức là mang kính mát xem phim rồi -- chắc chắn kính giúp bạn thấy được ba chiều, nhưng sẽ làm mọi thứ trên màn ảnh tối tăm đi. Phim 3D làm tốt bù đắp điều này, và John Carter cũng có làm, đảm bảo màu sắc và ánh sáng trông như khi không đeo kính. Nhưng bối cảnh phim diễn ra ở một hành tinh như hoang mạc với bụi tung mù mịt là phần chủ đạo của bảng màu thì John Carter khó mà làm bật lên độ sáng rõ.

Điểm: 4/5

Thử gỡ kính



Đây là cách để phân biệt rõ ràng giữa phim 3D chuyển đổi với 3D thứ thiệt; gỡ cặp kính 3D ra trong lúc xem phim, và xem hình ảnh nhòe đi cỡ nào. Càng nhòe thì 3D càng 'nhiều', và mọi thứ sẽ rõ ràng khi bạn lại mang kính lên. Là một phim 3D hậu chuyển đổi, John Carter đã lộ tẩy điều này khi bạn gỡ kính ra và và cũng chẳng thấy có thay đổi gì mấy. Công nghệ 3D trong John Carter có vẻ tốt, nhưng khi gỡ kính ra rồi thì mới thấy hiệu ứng của công nghệ đó ít ỏi đến mức nào.

Điểm: 2/5

Sức khỏe khán giả

Đây là điều hay về 3D hậu chuyển đổi mà không mấy hiệu quả -- phim cũng không có khả năng làm bạn phát ốm. Đôi khi 3D được ứng dụng kém trong các lớp hình ảnh hậu chuyển đổi có thể bị rung, và đôi khi hành động quá nhanh thì 3D sẽ khiến bạn buồn nôn, bất luận có được ứng dụng tốt hay không. Nhưng John Carter gần với kiểu khung hình cổ điển hơn và những cảnh hành động tuân thủ logic địa lý, nên bất luận máy quay di chuyển thế nào cũng không làm bạn cảm thấy mệt mỏi nhức đầu.

Điểm: 5/5



Kết luận 19 trên 35 điểm rà dưới trung bình quá mức cho một đánh giá điểm 3D. Hiệu ứng 3D không đến nỗi làm bạn đau đầu, và cũng chẳng hay ho để làm tôn lên hành động -- được kết hợp điêu luyện nhưng vô ích đến độ bạn sẽ không hề nhận ra. Có thể bạn hiểu vì sao Andrew Stanton phải tỏ ra nước đôi về việc ứng dụng 3D cho phim của ông, và có cảm giác có cơ hội thì ông cũng chọn phiên bản 2D thôi.

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Saturday, March 24, 2012 5:22:33 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,031
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Nỗi ám ảnh sao Hỏa của Hollywood


Đối với Hollywood, luôn chỉ có duy nhất một hành tinh để khai thác và khám phá: sao Hỏa.

Công bằng mà nói, hiện nay, không chỉ có phim ảnh bị sao Hỏa ám ảnh. Con người luôn bị sao Hỏa ám ảnh. Hành tinh đó “gần” với chúng ta, vì thế nó là một trong những hành tinh dễ thấy nhất trên bầu trời đêm (sáng đỏ!), và những ống kính thiên văn đầu tiên ngay lập tức đã tin rằng ở đó có sự sống. Vào giữa những năm 1800, chúng ta đã biết về độ nghiêng, các cực đóng băng, và các mùa trên sao Hỏa tương tự như ở trái đất. Từ đó, việc nghiên cứu diễn ra mạnh mẽ điên cuồng trong giới hạn khoa học cho phép. Sự thay đổi màu sắc của nó được tin rằng đó là thảm thực vật; những đường thẳng lạ lùng của nó được tin rằng đó là bằng chứng của nền văn minh.

Đó là do những hào rãnh kỳ quặc tạo ra, và sự phiên dịch vụng về. Nhà thiên văn học người Ý Giovanni Schiaparelli là người đầu tiên quan sát địa hình kỳ lạ này, và ngay lập tức đặt tên chúng là “những con kênh”. Từ này bị dịch sai sang tiếng Anh thành “kênh đào”, và từ đó, chúng ta luôn tưởng tượng ra nền văn minh sao Hỏa rộng lớn vừa tồn tại vừa biến mất. Điều đó không thành vấn đề vì khoa học nhanh chóng bác bỏ sự tồn tại của những con kênh đào ảo tưởng này. Chúng ta luôn tìm ra hình thái mới của địa hình để tập trung vào - khuôn mặt trên sao Hỏa! Khuôn mặt kỳ lạ cô đơn trên hòn đá!


Cảnh trong phim John Carter


Phim giả tưởng tận dụng mọi khả năng có thể và phát điên vì nó. Một thời gian dài trước khi phát hiện những kênh đào giả tưởng, các nhà văn thế kỷ 17 đã tưởng tượng ra cách tiếp xúc với Hành tinh Đỏ. Nhưng khi H.G. Wells đã đưa cho chúng ta giá ba chân sao Hỏa, và Edgar Rice Burroughs với cuộc chiến của ông đã phá hủy chủ nghĩa lãng mạn, sao Hỏa tự đóng dấu bản thân nó vào nền văn hóa đại chúng như là nguồn gốc của mọi sự việc ngoài trái đất. Nó là một Atlantis mới, nơi của nền văn minh khoa học kỹ thuật vượt bậc và đẹp kỳ lạ, giờ đang bị đe dọa và phân rã. Vào cuối thế kỷ 20, nó trở thành “miền viễn tây” mới, biên giới nơi chúng ta có thể mở rộng nếu trái đất không còn chịu đựng nổi.

Nhưng tại sao Hollywood lại gắn bó với sao Hỏa điên cuồng như những nhà văn khoa học giả tưởng thời kỳ Victorian và Golden Age đã từng làm? Tình yêu nào dành cho sao Thổ đẹp hơn? Khoa học đã lan truyền khả năng có sự sống trên sao Thổ từ 1953, nhưng tại sao nó không trở thành nguồn cơn của một nền văn minh hay cuộc xâm lược tốn kém? Ai biết được có gì đang ẩn chứa ở sao Hỏa?

Thật sự không có câu trả lời cho điều này, ngoại trừ đó là sự lười biếng. (Đây không nói về tính chính xác khoa học về hiện thực đi đến sao Hỏa. Làm ơn! Phim ảnh không quan tâm đến điều đó.) Hiện tại, văn hóa đại chúng có hình ảnh của sao Hỏa, được tạo nên nhờ Wellls và Burroughs, và dễ dàng hơn để biến đổi nó một chút dùng cho phim ảnh. Sáng chế ra cuộc sống trên sao Thổ hay sao Mộc tốn công hơn, và cũng không có một chủng tộc khả dĩ nào có thể nói dễ dàng như người sao Hỏa. Người sao Thổ nghe giống loạt phim hạng B vốn nên tồn tại, nhưng cuối cùng lại không. Và bạn gọi người ở sao Mộc là gì? Jupiterian? Jupes? Tốn chất xám quá. Chúng ta hãy xem Santa Claus Versus the Martians (Ông già Noel chống lại người sao Hỏa). Người xem biết sao Hỏa ở đâu. Không cần bổ sung chi tiết.

Và tại sao chúng ta lại bận tâm tới việc đến thăm phần còn lại của hệ mặt trời? Nếu chúng ta muốn đi khám phá một nơi nào đó, tại sao chúng ta lại chọn một nơi gần nhà? Chúng ta có thể đi đến Arrakis hay Endor. Rõ ràng là vậy. Chúng ta đã có CGI - du hành liên hành tinh. Tại sao chúng ta lại lãng phí đi đến sao Diêm vương? Nó không còn là hành tình nữa rồi!

Sao Hỏa cho chúng ta một nơi đỡ tốn kém. Bây giờ chúng ta biết bề mặt của nó trông ra sao - giống như Arizona hay New Mexico! (điều khiến cho tiếng la của “John Carter không giống như người sao Hỏa!” khá hài hước, và gợi lên một cách kỳ quái tiếng kêu thất vọng khi chúng ta nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên của sao hỏa. Sao Hỏa! Nó nhìn không đủ giống người sao Hỏa!) Nếu một hãng muốn làm bộ phim về sao Mộc hay sao Thủy, họ phải xây dựng phim trường. Nếu họ chọn sao Hỏa, họ có thể sử dụng bất kỳ sa mạc già nua nào và mang lại khoản lợi về tín dụng, và ghi điểm cho tính xác thực khoa học.


Bộ phim duy nhất thành công nói về sao Hỏa là Total Recall


Điều quái gở là tất cả các yếu tố nhận diện rẻ tiền đều chưa thật sự mang lại thành công cho phim ảnh. Mission to Mars, Red Planet, Ghosts of Mars, và Doom đều thất bại. Phần tiếp theo của Watchmen’s Mars ấn tượng, nhưng bộ phim hoàn toàn không đọng lại trong tâm trí phần đông khán giả. Bộ phim duy nhất thành công nói về sao Hỏa là Total Recall, và yếu tố bạo lực, hài hước và tiếng rơi lộp độp của nó khiến người xem khó bị ấn tượng bởi những nhân vật chạy vòng quanh những sa mạc đỏ đấu súng. Đó không phải là vấn đề chúng ta bị ám ảnh thế nào bởi sao Hỏa như một hành tinh có thật. Chúng ta chán sao Hỏa trên phim.

John Carter, với nhiều tranh cãi và tin đồn, đã lột bỏ sao Hỏa khỏi tựa đề của nó. Liệu sẽ có nhiều người xem phim nếu họ họ nghĩ phim diễn ra tại một nơi xa hơn là ở hệ mặt trời? Và nếu phim thành công (điều có vẻ mơ hồ tại thời điểm này do công tác tiếp thị), liệu nó có trở thành bộ phim về sao Hỏa cuối cùng, từ đó khiến sao Hỏa trở nên vô dụng cho những phim khoa học giả tưởng sau này? Một khi bạn đã xem những đột biến của Total Recall và tình trạng trần truồng của Dejah Thoris, liệu điều gì nữa có thể gây ấn tượng những đôi mắt mỏi mệt của chúng ta? Thay vào đó liệu chúng ta có thể tìm thấy điều đó trên sao Hải vương?


Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.235 seconds.