logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2012] Dr. Seuss' The Lorax - Thần Lorax
Lữ Khách Offline
#1 Posted : Sunday, March 4, 2012 3:36:01 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,002
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Dr. Seuss' The Lorax



Tên phim gốc: Dr. Seuss' The Lorax
Tên phim phát hành ở Việt Nam: Thần Lorax
Ngày phát hành: 2/3/2012 (Mỹ)
Đạo diễn: Chris Renaud, Kyle Balda
Kịch bản: Ken Daurio, Cinco Paul
Nguyên tác: Dr. Seuss
Thể loại: Hoạt hình - Gia đình - Giả tưởng
Xếp loại: PG
Thời lượng: 86 phút
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
- Illumination Entertainment
- Universal Pictures

Các diễn viên lồng tiếng:
Danny DeVito ... The Lorax
Ed Helms ... The Once-ler
Zac Efron ... Ted
Taylor Swift ... Audrey

Nội dung chính:
Một cậu bé 12 tuổi tìm kiếm một vật giúp cậu giành được tình cảm của cô bạn trong mộng. Để tìm được vật ấy, cậu phải khám phá câu chuyện của Lorex, một sinh vật cáu bẳn nhưng đáng yêu đang chiến đấu bảo vệ thế giới của mình.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
1 user thanked Lữ Khách for this useful post.
Yên Khuê on 3/4/2012(UTC)
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Friday, March 16, 2012 7:50:45 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,002
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Lịch sử về Dr. Seuss trên màn ảnh


Ngay cả 20 năm sau ngày Dr. Seuss mất ông vẫn là một trong những tác giả truyện thiếu nhi được yêu mến và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Nhưng trong khi những câu chuyện của ông gợi cảm hứng cho rất nhiều những tác phẩm hoạt hình truyền hình, thì chỉ đến thập kỷ gần đây các xưởng phim Hollywood mới bắt đầu chuyển những câu truyện châm biếm này thành phim điện ảnh.

The Lorax (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Thần Lorax vào ngày 23/3), trở thành quyển sách thứ tư của Seuss tiến vào Hollywood rộng lớn. Và nhìn lại, những tác phẩm phỏng theo trước không đảm bảo vấn đề chất lượng. Vì vậy chúng ta sẽ có một cái nhìn gần hơn vào cả bốn bộ phim, cách họ tiếp cận câu truyện, và chúng được các nhà phê bình và công chúng đón nhận nhiệt liệt như thế nào.



How the Grinch Stole Christmas

Phim: Đến tận năm 2000 mới có một hãng phim quyết định phỏng theo câu truyện của Dr. Seuss làm thành phim điện ảnh. Và không phải bất cứ câu chuyện nào của Seuss, mà là tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông. Ron Howard đạo diễn phiên bản điện ảnh của How The Grinch Stole Christmas, trong khi Jim Carrey diễn chính trong vai Grinch và Taylor Momsen vào vai Cindy Lou Who gan dạ.

Nghĩ kỹ thì phiên bản phim bám rất sát cốt truyện. Tuy nhiên, nhiều thứ phải bổ sung để nhồi nhét cho đủ câu truyện. Ví dụ như bộ phim quá tập trung vào câu chuyện đằng sau của Grinch. Nó cũng cho thấy một phiên bản nhân vật tinh quái vui nhộn hơn rất nhiều, nhờ có sức mạnh hài hước của Carrey.

Các nhà phê bình rõ ràng rất mâu thuẫn về phim này (bộ phim đã được đề cử một giải Quả cầu vàng và nhiều giải Mâm xôi vàng), nhưng phản hồi của khán giả rất tốt. Grinch dẫn đầu các phòng vé liền trong một tháng, và thậm chí ngày hôm nay nó vẫn là một trong những phim Giáng sinh có tổng doanh thu cao nhất. Một khởi đầu không tồi đối với sự nghiệp tại Hollywood của Dr. Seuss sau khi qua đời.

Điểm Rotten Tomatoes: 53%



The Cat in the Hat

Phim: Ba năm sau khi Grinch tỏa sáng tại các rạp, Hollywood quay lại với bản chuyển thể từ truyện của Seuss thứ hai. Bo Welch đạo diễn một phim mới gắn với một cuốn sách nổi tiếng nhất khác của Seuss. Lần này Mike Myers là người đã khoác lên mình một lớp hóa trang dày để vào vai nhân vật chính. Dakota Fanning và Spencer Breslin vào vai những đứa trẻ nhà Walden.

Mặc dù không phải một sự tiếp nối Grinch theo bất cứ nghĩa nào nhưng việc Brian Grazer một lần nữa sản xuất, The Cat in the Hat rõ ràng nhắm đến việc tái hiện thành công của tác phẩm đi trước. Giống như Grinch, phim bổ sung nhiều yếu tố truyện mới nhằm biến một cuốn sách thiếu nhi ngắn thành một bộ phim chiếu rạp. Và giống như Grinch, một lượng lớn tính hài hước được thêm vào.

Các nhà phê bình không hề bằng lòng với kết quả, và lần này khán giả có vẻ cũng đồng ý với họ. Nhiều người tranh cãi về những yếu tố hài hước thô thiển và những trò đùa chẳng ra sao, và số ít có vẻ ấn tượng với nhân vật chính của Myers. Thực tế, bộ phim nhận được phản hồi nghèo nàn đến mức người vợ góa của Seuss rút lại sự ủng hộ của bà cho bất cứ phim mô phỏng nào nữa trong tương lai. Số ít những người xem phim trông đợi bản phim của The Cat in the Hat Comes Back có vẻ như sẽ chẳng bao giờ đạt được nguyện vọng.

Điểm Rotten Tomatoes: 11%



Horton Hears a Who!

Phim: Phải đến năm năm sau một bản chuyển thể từ truyện của Seuss nữa mới xuất hiện tại các rạp. Và nhờ có sự thất bại về cả tính thương mại về phê bình của The Cat in the Hat và sự phản hồi của Audrey Geisel, phim điện ảnh tiếp theo ra mắt là một phim hoạt hình đồ họa máy tính thay vì hành động thực.

Nỗ lực thứ ba này chuyển thể một câu chuyện về một chú voi khám phá ra một nền văn minh bé nhỏ sống trên một hạt phấn hoa. Horton là cuộc dạo chơi thứ hai Seuss dành cho Jim Carrey, người lồng tiếng chú voi nhân vật chính. Steve Carell lồng tiếng Mayor McDodd nhỏ bé của Whoville, và Carol Burnett lồng tiếng Sour Kangaroo tinh quái.

Như với hai phim trước, có sự bổ sung và thay đổi cốt truyện, bao gồm cả những thứ liên quan đến văn hóa đại chúng hiện đại khiến người hâm mộ Seuss phân cực. Nhưng phản hồi của giới phê bình cho phim này tốt hơn hai phim trước rất nhiều. Khán giả cũng vậy. Mặc dù không mang lại nhiều lợi nhuận như How the Grinch Stole Christmas, Horton Hears a Who vẫn nằm trong top những phim có tổng doanh thu cao trong hè 2008 đầy rẫy phim.

Điểm Rotten Tomatoes: 79%



The Lorax

Phim: Universal lại chuyển thể Dr. Seuss lần thứ ba với việc ra mắt The Lorax. Câu truyện này và bản hoạt hình mô phỏng đầy hình tượng của nó được biết đến rộng rãi với cốt truyện về sự khai thác và phá hoại môi trường. Đây là một vấn đề rất nghiêm túc dẫu cho văn phong khoa trương đặc thù và ngôn từ vô nghĩa.

Giống như Horton Hears a Who, The Lorax là phim hoạt hình đồ họa vi tính thay vì phim người thật. Nó cũng là phim đầu tiên từ truyện của Seuss ra mắt dưới định dạng 3D (hay Tree-D, như quảng cáo đặt).

Phim chưa trình chiếu, nhưng từ những gì chúng ta thấy phim đã bám sát với cốt truyện gốc. Ít nhất là đoạn đầu. Zac Efron lồng tiếng một cậu nhóc duy tâm tên Ted, người gặp Once-ler (Ed Helms) kỳ bí, ẩn dật. Once-ler khiến Ted thích thú với những câu truyện về thời đại lúc cây cối còn lớn mạnh, đất đai ban sơ, và một sinh vật đầy lông tên The Lorax (Danny DeVito) bảo vệ thiên nhiên.

Tuy nhiên, có vẻ như bộ phim phù hợp với một hướng mới sau khi câu truyện của Once-ler kết thúc. Thay vì kết thúc phim với việc Ted nhận được hạt giống cây Truffula cuối cùng của thế giới, phim hé lộ rằng Ted và một nhân vật nữ mới (Taylor Swift) tự mình tìm kiếm Lorax.

Ta vẫn chưa biết liệu kịch bản có phản ánh đúng cốt truyện hay không và bản chuyển thể thứ tư này sẽ sánh vai cùng ba phim trước như thế nào. Chúng tôi rất tiếc về việc những thông điệp bảo vệ môi trường đã bị phai nhạt, đặc biệt hiện giờ chúng ta thấy những nhân này quảng cáo cho Mazda SUV. Mike Drucker đã diễn tả chuẩn khi tweet, "Lorax trong một quảng cáo SUV giống như sử dụng những câu chuyện nhảm nhí trong The Giving Tree để in The Fountainhead."

Điểm Rotten Tomatoes score: chưa có

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Saturday, March 24, 2012 5:17:44 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,002
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)

Những bộ phim thiếu nhi gây tranh cãi


Các bộ phim xếp loại R có chứa cảnh tình dục và bạo lực; những thứ mà các bậc phụ huynh không muốn con em của mình xem trên màn ảnh. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời than phiền đều dựa vào thực tế. Thỉnh thoảng, vài cá nhân phát ngôn ngớ ngẩn rằng bộ phim chứa một "ẩn ý" có nguy cơ làm hư hỏng tâm trí trẻ thơ.

Chẳng hạn như phim The Lorax, khởi chiếu trong tuần. Gần đây, Lou Dobbs của Fox Business Channel cho rằng bộ phim hoạt hình này đẩy tư tưởng quá "thoáng" và "sản phẩm thân thiện với môi trường" vào bọn trẻ. Dĩ nhiên The Lorax không phải là trường hợp duy nhất: The Muppets (mục tiêu khác của Fox News) đến ngay cả Bạch Tuyết, bộ phim thiếu nhi thường bị chỉ trích vì làm hư hỏng giới trẻ ngày nay.

Để thể hiện sự tôn trọng đối với The Lorax, chúng ta hãy nhìn lại những bộ phim thiếu nhi gây tranh cãi khác.

Nàng tiên cá (The Little Mermaid)

Bộ phim đầu tiên trong số nhiều phim hoạt hình của Disney bị cáo buộc là đưa thông điệp tình dục ngầm vào trong đó. Trong phim, điểm gây tranh cãi xảy ra trong cảnh hôn lễ, khi vị linh mục trở nên quá hào hứng. Tuy nhiên, theo các nhà làm phim hoạt hình, điều khán giả xem thật ra là đầu gối cong của ông. Cảnh phim bị cáo buộc ám chỉ tình dục dẫn đến vụ kiện chống lại Disney mà cuối cùng lắng xuống.

Cảnh phim trong Nàng tiên cá bị cáo buộc ám chỉ tình dục


Đại hội nhạc rối (The Muppets)

Chỉ hai tuần trước khi các nhà phê bình bảo thủ đưa ra một ý kiến sai lầm rằng bộ phim hoạt hình Đại hội nhạc rối phát hành gần đây là một phương tiện truyền bá được sử dụng để thay đổi khiến bọn trẻ có ý chống lại công nghiệp dầu hỏa và giới tư bản Mỹ. Đương nhiên, không có gì ngạc nhiên là cô Piggy là người cuối cùng thắng cuộc.

Câu chuyện đồ chơi 3 (Toy Story 3)

Sự tán dương gần như là thống nhất cho phần phim tiếp theo này của Pixar không bao gồm xuất phẩm bênh vực quyền lợi cho phụ nữ Ms. Magazine, cho là bộ phim phân biệt giới tính: “Trong số bảy nhân vật đồ chơi mới tại nhà trẻ, nơi mà phần lớn câu chuyện diễn ra, chỉ có một đồ chơi là nhân vật nữ.”

Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarves)

Một bộ phim khác bị liệt vào nhóm phim “phân biệt giới tính”. Cảnh phim tranh luận là Bạch Tuyết tình cờ gặp căn nhà của bảy chú lùn, bản năng đầu tiên của cô là bắt đầu lau rửa - điều không hay đối với một số người bênh vực quyền lợi cho phụ nữ.

Shrek the Third

Sự thật là những người ủng hộ thực phẩm lành mạnh khó chịu vì Shrek được sử dụng trong chiến dịch chống béo phì hơn là chính bộ phim, nhưng điều khiến họ nổi giận trước hết là sự sắp đặt sản phẩm trong bộ phim, bao gồm nhiều công ty (làm sản phẩm không tốt cho sức khỏe) như Snickers, M&M's, Sierra Mist, Fruit Loops và nhiều hơn nữa.

Vua sư tử (The Lion King)

Những giả thuyết về thông điệp tình dục trong phim của Disney bao gồm bộ phim chuyển thể Shakespeare được yêu thích của mọi người, The Lion King. Trong phim, có một cảnh mà Simba nhìn lên bầu trời đêm và thấy xuất hiện từ “SEX” được các ngôi sao sắp xếp nguệch ngoạc. Tuy nhiên, các nhà làm phim nói thực ra đó là từ “SFX”, nghĩa là hiệu ứng đặc biệt. Dưới đây là đoạn clip, bạn hãy tự nhận xét cho chính mình.



The Witches

Mặc dù tranh luận chủ yếu liên quan đến quyển sách của Roald Dahl mà bộ phim dựa vào đó, những than phiền The Witches đúng cho cả hai phía. Nhóm người cáo buộc Dahl phân biệt giới tính bởi vì tất cả phù thủy đều là nữ, tác giả đã đáp lại “Không có chuyện phù thủy là nam. Mặt khác, ma cà rồng luôn là nam.”

Wall-E

Các nhà phê bình bảo thủ phê phán Wall-E vì quan điểm tự do của bộ phim. Vì phụ trách chuyên mục National Review Shannen W. Coffin đã phát biểu, “Ngay từ giây phút đầu của phim, bọn trẻ đã bị tấn công dồn dập với tư tưởng tuyên truyền phái tả về sự tội lỗi của nhân loại. Thật xấu hổ, vì rôbô cũng có lời ước hẹn.”

Rango



Đối với một số người, đây chỉ là bộ phim về chú tắc kè hoa đa mưu; đối với những người khác, đây là phương tiện truyền bá cho những người vận động hành lang ủng hộ việc hút thuốc lá. Các tổ chức không khói thuốc đã chỉ trích Rango vì hình ảnh hút thuốc quá mức đến quan điểm Trung tâm giáo dục và nghiên cứu kiểm soát thuốc lá ở Đại học California – San Francisco thậm chí cố gắng – và thất bại khi yêu cầu MPAA xếp bộ phim vào loại R.

The Lorax

Một bộ phim khác khiến Fox News giận dữ. Tuần qua, Lou Dobbs của Fox Business chê bai The Lorax vì chương trình nghị sự tự do, tuyên bố rằng hãng phim làm ra bộ phim này nhằm đưa “sản phẩm thân thiện với môi trường” và: những người bạn hào phóng của Tổng thống ở Hollywood đang nhằm vào đối tượng trẻ hơn sử dụng phim hoạt hình để gửi tư tưởng đến bọn trẻ.”

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Saturday, March 24, 2012 5:28:15 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,002
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Thần Lorax


Bộ phim Dr. Seuss’ The Lorax (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Thần Lorax) dựa trên quyển sách năm 1971 được yêu thích nhưng gây tranh cãi về mặt chính trị kể về một đứa trẻ tò mò đến gặp một ẩn sĩ sống ở ngoại thành để tìm hiểu vì sao không còn cái cây nào trong vùng.

Tác giả bài viết này cảm nhận về The Lorax giống hệt như khi viết bình luận về phim hoạt hình Horton Hears a Who! của hãng Fox, mà thông điệp ban đầu và tình cảm ở cuốn sách của Seuss âm vang ngọt ngào trong khi phần còn lại của thứ trông có vẻ ấn tượng cầu kỳ yêu cầu lấy một truyện ngắn với thông điệp trọng tâm và phát triển thành phim phiêu lưu hào hứng chỉ làm loãng và khiến phim buồn chán.

Đúng thế, phần lớn phim The Lorax khá chán. Phim đẹp ấn tượng và sở thích sặc sỡ chắc chắn bất ngờ vọt ra, nhưng không vui gì cả. Bọn trẻ chắc chắn sẽ thích bộ phim, nhưng có thể rời rạp với chút bối rối về việc truyền đạt thông tin, giống cấu trúc phim, khi phân nửa thời gian gồm những cảnh hồi tưởng dính đến những nhân vật đa phần tách biệt với bối cảnh hiện tại, chỉ làm xáo trộn mọi thứ. Nhưng bất kỳ ai không phải trẻ con và quen thuộc với cuốn sách có lẽ sẽ tò mò muốn xem họ phát triển câu chuyện đơn giản thành phim dài 1 tiếng 45 phút như thế nào. Dĩ nhiên, một khi những người này biết được tất cả những điều thêm thắt đều nhạt nhẽo và gồm những cảnh rượt đuổi và một bà già tươi tắn do Betty White đóng, tất cả sự thích thú lúc đầu sẽ chết.


Once-ler và Lorax


Tuy nhiên, The Lorax không dở. Phim cũng tạm được. Thẳng thắn mà nói thì chỉ ở mức trung bình so với phim trẻ em khác và chỉ tàm tạm. Chắc chắn không đau khổ khi xem, nhưng cũng chẳng vui vẻ gì. Zac Efron (được hoạt hình hóa để trông giống phong cách McLovin một tí) lồng tiếng cho Ted, cậu bé 12 tuổi muốn tìm hiểu xem làm cách nào để có một cái cây nhằm gây ấn tượng với Audrey mê cây cối (Taylor Swift lồng tiếng, được làm cho hao hao Jewel Staite). Thế là Ted, với lời chỉ dẫn từ sự cả gan của mình, quay đầu ra khỏi thị trấn nhựa ô nhiễm được một tập đoàn hỗ trợ kinh tế, để tìm “Once-ler” (Ed Helms lồng tiếng) và nghe được câu chuyện về những cái cây biến mất. Quyết định được đưa ra, vì mục đích bơm đầy câu chuyện, là biến Once-ler thành nhân vật được phát triển mạnh (trong sách bạn chẳng bao giờ thấy mặt nhân vật này) để ông ta và The Lorax (Danny DeVito lồng tiếng), người bảo vệ khu rừng nói thay cho những cái cấy, có thể có những cảnh quay thực sự - và những bài hát – cùng nhau. Tác giảhiểu nhu cầu cho việc này, nhưng điều đó không tránh cho câu chuyện hồi tưởng mở rộng giữa Once-ler và Lorax khỏi tẻ nhạt. Trong sách, Once-ler đại diện cho chủ nghĩa phá hoại và sự thối nát vô danh, nhưng chỉ một lần bạn thực sự vỗ béo nhân vật này và cố gắng biến anh ta thành một nhân vật thật, sự tin tưởng vào những động cơ của ông ta vỡ vụn.

Bọn trẻ không quan tâm phần nào của câu chuyện hay hoặc dở đâu. Trẻ con không để ý rằng Seuss tạo ra nhân vật Lorax là một người yêu chuộng hòa bình vô dụng thực sự chỉ cố dùng sức mạnh của ngôn từ để lung lay Once-ler, và thật ra việc để Lorax trong phim cố gắng tống khứ Once-ler ra khỏi vùng đất bị cắt xén bớt. Họ cũng có thể không tạo ra được mối liên hệ giữa việc không có cây cối và môi trường vô trùng nhưng đầy sâu bọ của Thneed-Ville, nơi ngài thị trưởng thèm khát tiền bạc O’Hare (Rob Riggle lồng tiếng, hình dáng giống chàng lùn Fred Armisen) làm bẩn không khí chỉ để ông ta có thể bán không khí sạch trong chai cho mọi người. Thực ra, nhờ có việc Ted thực sự muốn tìm một cái cây để gây ấn tượng với Audrey mà cậu thậm chí còn không biết rõ tại sao mình đang gieo hạt giống cây Truffula cuối cùng còn sót lại nữa.

Sức mạnh trong truyện của Seuss không thực sự làm bạn ấn tượng cho đến lúc cao trào, khi Once-ler giải thích ý nghĩa sau thông điệp lúc ra đi của Lorax: “TRỪ KHI.” Lúc hay nhất, bộ phim có thể là câu chuyện mở đầu với bọn trẻ về một số vấn đề gây đau đầu trong thời hiện đại. Đáng buồn thay, trong thời chính trị chia năm xẻ bảy của chúng ta, bộ phim cũng khơi dậy những cuộc bàn luận lưỡng tính và những ý kiến có nguy cơ bị xuyên tạc hoặc bị chê bai thâm hiểm. Và có lẽ đằng sau đó là thực tế rằng bản thân bộ phim cố tình phức tạp hóa một sự thật đơn giản; rằng người ta thường chỉ nhìn thấu mọi việc khi họ đã hối hận. Và là con người, có thể lúc nào chúng ta chỉ hành động khi đã quá muộn.

Có thể cảm nhận rằng các nhà làm phim xem xét vấn đề và tài liệu một cách nghiêm túc, nhưng là “phim thiếu nhi” nên vấn đề chính nặng nề của The Lorax có thể đã chết từ lúc bắt đầu đến lúc khó khăn hay bị phê bình vì cố làm một vấn đề nghiêm túc trở nên hấp dẫn ngọt ngào. Việc đó cũng khiến phim không có những yếu tố hài hước như trong phim Cloudy With a Chance of Meatballs, có thể nêu lên cả sự thừa mứa và tham vọng và vẫn làm bạn cười vui.

Đánh giá: 2,5/5 hoặc 5/10

Dịch: Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.245 seconds.