logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2013] Jack the Giant Slayer | Jack và đại chiến người khổng lồ
Nounou Offline
#1 Posted : Tuesday, February 26, 2013 7:38:51 PM(UTC)

Rank: Sailing Master

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự 'mê trai đẹp' vô đối dẫn dắt em làm việc đến điên khùngHuân chương Sao biển: Dành cho nhà quản lý trẻ trung xông xáo, la bàn sống cho mỗi tuyến hải trình

Groups: Crew Officer, Translator, Editor
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 991

Thanks: 1398 times
Was thanked: 1191 time(s) in 746 post(s)
Jack the Giant Slayer



Tên phát hành ở Việt Nam: Jack và đại chiến người khổng lồ
Đạo diễn: Bryan Singer
Kịch bản: Darren Lemke, Christopher McQuarrie
Ngày phát hành: 1/3/2013 (VN)
Thể loại: Phiêu lưu - Tâm lý - Thần thoại
Xếp loại: PG-13
Thời lượng: 114 phút
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
* New Line Cinema
* Legendary Pictures
* Original Film

Các diễn viên chính:
Nicholas Hoult ... Jack
Eleanor Tomlinson... Isabelle
Ewan McGregor ... Elmont
Stanley Tucci ... Roderick

Nội dung chính:

Cuộc chiến thời cổ đại giữa con người và người khổng lồ được khơi mào lại khi Jack, một tá điền trẻ tuổi chiến đấu bảo vệ vương quốc và tình yêu với công chúa, mở ra cánh cổng giữa hai thế giới.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
1 user thanked Nounou for this useful post.
Yên Khuê on 2/26/2013(UTC)
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Saturday, March 2, 2013 2:21:43 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Jack và đại chiến Người khổng lồ



Jack the Giant Slayer (phát hành ở Việt Nam với tựa Jack và đại chiến Người khổng lồ), một trong hàng loạt những truyện cổ tích na ná nhau được gắn thêm đồ họa vi tính 3D đập vào mắt của Bryan Singer, là Wrath of the Titans của năm nay.

Cùng một hãng phim, cùng tháng ra mắt, cùng nỗ lực vất vả khó tránh để nhắn đến một đỉnh cao ngập tràn hiệu ứng với đá tảng và lửa bay vùn vụt khắp nơi. Và cùng một chất lượng mờ nhạt mà gần như bạn sẽ quên ngay khi đi ngủ. Song, dù sao cũng từng là một cậu bé 10 tuổi và khi ánh sáng trở nên mờ ảo và một bộ phim đúng lúc dẫn lối, một người thỉnh thoảng kết nối lại với tư duy của chính mình ngày trước, tác giả bài viết này cho rằng nhiều đoạn nhất định không hẳn là tệ. Nhưng nhìn chung phim rõ ràng không được hay.



Sau đoạn mở đầu bằng hoạt hình xấu kinh khủng khiến ta theo thói quen với lấy chiếc điều khiển PS3 để nhấn nút X cắt cảnh, chúng ta thấy mình đang ở Vương quốc của Tu viện. Đây là nơi chuẩn mực dành cho công chúa ở, dù ông vua vô dụng (Ian McShane) và ngài cố vấn có bộ ria mép xoắn (Stanley Tucci) cùng cận thần trông giống Baldrick* của ông ta (Ewen Bremner, người cũng hướng về máy quay và nói “hê”) khiến nơi này giống vương quốc Far Far Away trong Shrek hơn là King’s Landing trong Game of Throne.

Nicholas Hoult là một nông dân trẻ tuổi mồ côi bằng cách nào đó đã được công chúa (Eleanor Tomlinson) xinh đẹp để mắt và họ nhanh chóng gắn bó nhờ niềm đam mê sách phiêu lưu. Ngay khi tình cảm vừa chớm nở thì cả ngôi nhà rung chuyển vì cơn địa chấn do một cây đậu khổng lồ mọc lên. Thì ra gã Stanley Tucci độc ác đã trộm những hạt đậu thần (và chiếc vương miện có phép) từ hầm mộ với ý định… à mà cũng chẳng đáng bận tâm. Tất cả những gì ta cần biết là công chúa bị mắc kẹt trên đó và Jack phải giải cứu cô.

Đức vua cho phép Jack đi giải cứu cùng với Tucci, Bremner, Eddie Marsan và quan trọng nhất là, Ewan McGregor, một anh chàng bảnh bao tốt bụng và có vẻ rất thích thú với chính mình.



Cả nhóm leo lên cây đậu và tìm ra vùng đất của các Người khổng lồ huyền thoại (điểm đáng lưu ý khó chịu về tính hợp lý ở đây là: nơi này rõ ràng nằm trên một chỗ đất liền nào đó. Thật vậy, khắp nơi có đồi núi và thác nước. Điều này hẳn có nghĩa là đâu đây có một vách đá khổng lồ... song chúng ta sẽ không bao giờ thấy và vách đá ấy cũng không được nhắc đến. Nói vậy thôi.) Phim hay nhất là ở khúc này, khi Người khổng lồ lần đầu tiên lộ diện và Jack phải chứng tỏ bản thân. Thực ra khi McGregor nói lại câu của Obi-Wan** (“Tôi có linh cảm không tốt về chuyện này”), người viết có thể nghe giọng của mấy đứa cháu 10 tuổi hét lên “tuyệt vời!”

Song, bộ phim nhanh chóng vướng phải hai sai lầm tai hại. Phim (phần này tiết lộ nội dung) tiêu diệt những kẻ xấu quá nhanh và tất cả những gì còn lại cho chúng ta là các con quái vật bẩn thỉu khó hiểu bằng kỹ xảo vi tính bắt đầu giẫm đạp và giết chóc. Có một cảnh giải cứu hài hước khi con người thì bé tẹo (làm ta nhớ đến The Borrowers hay mọi tập phim The Smurfs), nhưng không có cách nào để tạo mối liên hệ cảm xúc với bọn quái vật, hay thậm chí là quan tâm đến mối đe dọa trong chốc lát mà chúng gây ra. Có lúc chúng đáng sợ, đôi khi lại hài hước. Những con có tên thì lại là Fee, Fie, Foe và Fum. Hãy tưởng tượng xem bao nhiều người chấp nhận ý tưởng đó trước khi nó xuất hiện vào cảnh cuối.



Cảnh cuối quay trở lại Tu viện rõ ràng có nhiều tiềm năng, và đa số các cảnh hành động đều đạt, nhưng chẳng liên hệ gì đến các nhân vật (và không có gì bị đe dọa vì kẻ xấu đã chết). Người viết sẽ dối trá nếu nói rằng mình không hy vọng họ kết thúc mọi chuyện càng sớm càng tốt.

Phim thú vị nhờ một số cảnh trông rùng rợn, nhưng vài cảnh không có hiệu ứng vi tính quá lố – lại ngập tràn những hình ảnh ấn tượng. Khắp nơi ánh sáng tương phản, thấm đẫm màu sắc và khung cảnh sinh động – chỉ là thật tệ khi phải chịu đựng những lời thoại như “hắn ta sẽ làm lộ chuyện mất” kèm theo.

Đánh giá: C+

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com


* Baldrick là nhân vật trong phim truyền hình Blackadder

** Obi-Wan là nhân vật trong loạt phim Star Wars
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Thursday, March 14, 2013 12:11:23 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Lý giải phòng vé Bắc Mỹ 8-10/3: Tại sao Oz đăng quang còn Jack rớt đài?



Bề nổi, bộ phim Oz the Great and Powerful (phát hành ở Việt Nam với tựa Lạc vào xứ OZ vĩ đại và quyền năng) tuần vừa rồi với Jack the Giant Slayer / Jack và đại chiến Người khổng lồ của tuần trước nữa xem ra có rất nhiều điểm chung.



Cả hai đều là phiên bản tân thời, xài sang của những câu chuyện thần tiên quen thuộc, được truyền cảm hứng nhờ thành công bạc tỉ đôla của phiên bản hiện đại Alice in Wonderland của Disney ba năm trước. Cả hai đều thừa mứa hiệu ứng thị giác (và kèm theo là phụ phí 3D). Cả hai đã được chỉ đạo bởi những nhà chuyển thể thành công cho các loạt truyện tranh Marvel lên màn ảnh rộng (đạo diễn Bryan Singer của X-men làm Jack; Sam Raimi, người đã làm bộ ba Spider-Man đầu tiên, làm Oz). Cả hai phim đều tốn cỡ 200 triệu đôla kinh phí sản xuất.

Ấy vậy mà, Jack rớt đài, còn Oz đăng quang bom tấn phòng vé. Tuần trước, Jack mở màn với 28 triệu đôla, một con số ảm đạm so với chi phí và kỳ vọng của hãng phim. Thế còn, tuần vừa rồi Oz ra mắt với 80,3 triệu đôla (là doanh thu mở màn lớn thứ ba trong lịch sử các tháng 3), một con số mà Jack sẽ phải chật vật với tới trước khi thời gian ở rạp của phim này kết thúc.

Làm thế nào Oz gọi 'vừng ơi mở ra' được còn Jack thì bị hóc một bụm hạt đậu thần? Có vài bài học trong chuyện này, những bài học mà các hãng phim nào hy vọng nhân bản Alice bằng cách kể lại những câu chuyện thần tiên với giọng hiện đại sẽ rất muốn học.

Chọn đúng 'của ngon'

Chắc chắn rồi, Jack and the Beanstalk là một câu chuyện cổ tích mà nhiều thế hệ trẻ con đã nghe trước lúc đi ngủ, trong khi đó The Wizard of Oz là một bộ phim kỳ ảo (và là một loạt truyện không nổi tiếng bằng) mà nhiều thế hệ trẻ con đã xem. Nhưng có một sự đầu tư tình cảm trong khán giả dành cho những câu chuyện về xứ Oz mà lại không có cho câu chuyện về dây đậu thần. Có lẽ vì Oz đã là một bộ phim không thể nào quên rồi, còn câu chuyện của Jack thì không như vậy.

Hoặc có lẽ là vì những câu chuyện về xứ Oz xoay chung quanh một nhân vật nam hoặc nữ người Mỹ từ thời hiện đại và một địa điểm có thật (Kansas), chứ không phải một nhân vật người châu Âu từ thời Trung cổ huyền bí. Vì lý do nào đi nữa thì khán giả vẫn luôn có nhiều tình cảm dành cho một câu chuyện về xứ Oz mới hơn là câu chuyện bịa mới về dây đậu thần.

Sức mạnh ngôi sao


Ảnh trên: James Franco cùng Michelle Williams, Mila Kunis, và Rachel Weisz trong Oz the Great and Powerful
Ảnh dưới: Nicholas Hoult dẫn dắt Jack the Giant Slayer cùng nữ chính Eleanor Tomlinson


Thực ra, sức mạnh ngôi sao không quan trọng lắm trong những bộ phim như thế này, logic và thực hiện mới là tối quan trọng. Tuy nhiên, Oz không có nhiều sao lớn nhưng có những diễn viên đã có được sự công nhận James Franco (trong vai gã lang băm trở thành phù thủy) cùng Michelle Williams, Mila Kunis, và Rachel Weisz (trongvai những phù thủy thiện và ác của xứ Oz).

Tuy nhiên, Jack do Nicholas Hoult dẫn dắt (bất chấp thành công khiêm tốn với Warm Bodies, không phải là cái tên phổ biến khắp mọi nhà), cùng nữ chính Eleanor Tomlinson (nổi tiếng nhất với cái vai nhỏ xíu trong Alice, bộ phim đã làm sản sinh ra trào lưu này), bên cạnh một dàn vai phụ do những diễn viên tên tuổi cỡ Ewan McGregor và Stanley Tucci đảm nhận. Thế nên, ở chừng mực ai đó lựa chọn xem hay không xem dựa trên dàn diễn viên của bộ phim thì Oz nổi bật lên ngay.

Tiếp thị rõ ràng

Không rõ bộ phim nhãn PG-13 Jack là một phim phiêu lưu-hành động nhằm thu hút người lớn hay là câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em. Thông điệp tiếp thị rối rắm này dẫn tới hậu quả một lượng khán giả chủ yếu là nam và trên 25 tuổi, thay vì một đám đông mọi lứa tuổi mà Warner Bros. hy vọng. Thế còn Oz nhãn PG thì luôn rõ ràng là một phim gia đình, nhưng cũng là một phim chứa đựng sẵn sức hấp dẫn những người lớn có kỷ niệm sâu sắc với bộ phim năm 1939.

Hiệu ứng thị giác phù hợp


Ảnh trên: Cảnh đẹp lộng lẫy của Oz the Great and Powerful
Ảnh dưới: Hiệu ứng thị giác choáng ngợp trong Jack the Giant Slayer


Cả hai đều là những phim hiệu ứng thị giác hoành tráng, sáng tạo những xứ sở kỳ ảo mê hồn đã con mắt, nhưng bất cứ gì thành công về mặt thị giác với Alice cũng làm được điều tương tự với Oz, vì hai phim này sử dụng cùng một đội ngũ sáng tạo nghệ thuật. Thiết kế sản xuất Robert Stromberg (đã đoạt Oscar với tác phẩm Alice của ông) và chỉ đạo nghệ thuật Todd Cherniawsky và Stefan Dechant đã cho Oz một vẻ tương tự với Alice của họ. Thậm chí trang phục thời Victoria của Gary Jones cho Oz xem ra gợi tưởng phục trang của Colleen Atwood cho Alice.

Sức hấp dẫn ở thị trường ngoài Bắc Mỹ

Không phim nào có khả năng trở thành bom tấn tỉ đôla như Alice mà lại không đạt thành tích ở thị trường quốc tế còn tốt hơn ở Bắc Mỹ. Trong trường hợp này, Oz có lợi nhờ dựa trên một bộ phim đã nổi tiếng cùng khắp; câu chuyện của Jack và dây đậu thần thì còn lâu mới được cả thế giới biết đến. Hậu quả là, Jack chỉ kiếm được có 23 triệu đôla ở nước ngoài, chừng một nửa số tiền phim kiếm được trong nước. Còn Oz đã kiếm khoảng 70 triệu đôla ngoài Bắc Mỹ, xêm xêm số tiền tại nội địa, và còn chưa ra mắt ở Pháp và Trung Quốc nữa.

Oz 'có gan làm giàu'

Franco và các bạn diễn nữ của anh không phải là những sức hút phòng vé có thể tin cậy. Thời lượng phim hơn hai tiếng đồng hồ có lẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn của khán giả trẻ và có số suất chiếu trong một ngày ít hơn. Một số cảnh quá đáng sợ với khán giả nhí. Đánh giá của giới phê bình trái chiều. Cốt chuyện tùy tiện với một số yếu tố đã được yêu mến trong tác phẩm kinh điển. Thêm nữa, mở màn ngay sau Jack là một quyết định mạo hiểm; nếu Jack mà thành công đình đám, thì không có chỗ cho Oz trên thị trường.

Thế nhưng, xem ra rõ là các quyết định tiếp thị và sáng tạo Disney đã làm cho Oz hầu như đúng cả. Và trên một thị trường chen chúc, Oz đã biến Jack không giống gã khổng lồ mà giống gã phù thủy bị nghiền nát bởi một căn nhà bị lốc xoáy cuốn.


* Đơn vị tính doanh thu: triệu USD


Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone và Entertainment Weekly
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Tuesday, March 19, 2013 9:40:13 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Ba vấn đề với phim cổ tích như Jack the Giant Slayer


Jack the Giant Slayer (phát hành ở Việt Nam với tựa Jack và đại chiến Người khổng lồ) là phim mới nhất chuyển thể từ truyện cổ tích, do Bryan Singer (The Usual Suspects, X-Men 1&2, Superman Returns) đạo diễn, với Nicholas Hoult trong vai Jack: một cậu thiếu niên làm nông trồng được một câu đậu thần khổng lồ để cứu công chúa và cả đất nước khỏi sự hoành hành của đám người khổng lồ khát máu.

Trong bình luận phim Jack the Giant Slayer của Screen Rant, người viết đã phân tích ngọn ngành những điểm mạnh và yếu của bộ phim nặng về kỹ xảo này, và cho rằng Singer và các biên kịch (gồm người từng đoạt giải Oscar Christopher McQuarrie) đã hy sinh chiều sâu và ý nghĩa của kịch bản để làm ra một bộ phim thuần về giải trí “hấp dẫn nhưng không cần động não”.


Điều thú vị về Jack là những điểm yếu này phản ánh những xu hướng đang thông dụng trong những bộ phim điện ảnh hiện đại chuyển thể từ truyện cổ tích. Những vẫn đề này đang xuất hiện ngày càng nhiều. Jack ra mắt với doanh thu chỉ 28 triệu USD trong kỳ cuối tuần công chiếu lần đầu trong khi ngân sách làm phim là 195 triệu USD chỉ là ngoại lệ. Những phim khác thường vẫn thu được lợi nhuận kha khá và tiếp tục gắn bó với các đạo diễn tên tuổi. Ngoài ra, những câu chuyện này cũng đã tồn tại hàng trăm năm, một phiên bản điện ảnh thiếu sức sống cũng không đủ để khiến người ta không nghĩ về việc đưa nó lên màn ảnh một lần nữa.

Dù gì đi nữa, sau đây là ba vấn đề chính với những phim thế kỷ 21 chuyển thể từ truyện cổ tích, và cũng là lời khuyến cáo với những dự án phim trong tương lai.

Không đủ độ tập trung

Truyện cổ Grimm và các câu chuyện cổ tích khác cho phép chúng ta được khám phá những nỗi sợ và trí tưởng tượng của bản thân về thế giới xung quanh qua bối cảnh giả tưởng. Thường các nhân vật phản diện và chính diện đều là những nhân vật mỏng tang, thiếu chiều sâu một cách có chủ ý. Bù lại họ tượng trưng cho những cảm xúc, ham muốn bị kìm nén, giá trị cá nhân, đạo đức và thói xấu của con người. Nhưng điều này đưa các nhà làm phim vào thế khó xử: làm thế nào đưa những ý nghĩa sâu xa kia lên màn ảnh mà vẫn có thể có những nhân vật có chiều sâu và câu chuyện không chỉ đơn thuần chỉ là những phép ẩn dụ được tô vẽ trông lung linh hơn?


Amanda Seyfried trong Red Riding Hood

Để làm được điều này, họ thường hòa nhiều ý tưởng và ảnh hưởng vào nhau, và kết quả là một bộ phim muốn thể hiện thật nhiều điều nhưng không làm được điều gì ra hồn. Ví dụ, Red Riding Hood của David Leslie Johnson tiếp cận câu chuyện tình yêu siêu nhiên của Twilight từ một góc cạnh khác và pha trộn nó với phong cách làm phim thần bí ly kỳ Sleepy Hollow của Tim Burton. Không may thay, thành quả cuối cùng là một bộ phim nhàn nhạt khám phá sự trưởng thành và dục vọng của một cô gái trẻ, bọc quanh một câu chuyện dễ đoán về nỗi sợ và sự hoang tưởng của người dân một ngôi làng luôn bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài.

Snow White and the Huntsman (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Bạch Tuyết và gã thợ săn) cũng có những vấn đề tương tự. Nhiều lúc phim có cảm giác như đang bị cả ba biên kịch tranh nhau kéo về ba hướng khác nhau. Lúc thì ta như đang xem câu chuyện của Bạch Tuyết kể theo phong cách Game of Thrones, lúc thì phim lại có vẻ như một cuộc phiêu lưu trong thế giới giả tưởng hoành tráng kiểu Lord of the Rings với mục đích là tạo nên một thế giới đủ rộng lớn để sau này còn nhét vào đó thêm vài hậu truyện nữa. Như một khán giả từng nói với người viết, xem phim này, ta có cảm giác như phim chạy được nửa tiếng lại tự khởi động lại để tạo nền tảng cho một loạt phim bom tấn giả tưởng mới.


Nicholas Hoult trong phim Jack the Giant Slayer

So với hai phim trên, Jack có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều khiến người xem khó chịu là phim của Singer có thể tiếp cận những ý nghĩa sâu sắc hơn của câu chuyện, nhưng lại bỏ rơi ý nghĩa đó giữa đường hoặc không phát triển được đúng tiềm năng của ý tưởng. Bộ phim lãng phí những chủ đề như tầm quan trọng của việc truyền đạt giá trị cho những thế hệ sau qua các câu chuyện và truyền thuyết với những câu thoại thiếu sức sống và những cảnh phim có vẻ như chẳng giải quyết được vấn đề gì. Đây có lẽ lại chứng minh tình trạng lắm thầy thối ma, vì phim này cũng có tận bốn biên kịch.

Nói cho cùng thì Jack cố gắng làm quá nhiều. Điều khác biệt là nó không hoàn thành được mục tiêu nào của mình, mà chỉ mới tiếp cận được mục tiêu này thì đã rời đi để tiếp cận mục tiêu khác. Một vài cuộc thử nghiệm gộp lại không thể biến bộ phim thành một thứ gì hoàn chỉnh cả.

Hình ảnh đẹp, phim lộn xộn


Mirror Mirror (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Gương kia ngự ở trên tường) và Snow White and the Huntsman đều là những phim kể lại câu chuyện về Bạch Tuyết trông thật đẹp mắt, ít nhất là về diện trang phục, phong cảnh, thiết kế và kỹ xảo hình ảnh. Vấn đề là về mặt kỹ thuật như quay phim và biên tập phim, cả hai phim đều không đâu vào đâu. Có quá nhiều hình ảnh động (những cảnh quay riêng lẻ) trông riêng biệt thì đẹp mắt nhưng khâu lại với nhau thì chẳng có ý nghĩa hay sức hút gì.

Jack cũng có vấn đề tương tự. Kỹ thuật quay phim 3D của Newton Thomas Sigel có thể biến cây đậu thần đồ họa vi tính trở thành một hình ảnh có thể khiến người sợ độ cao run rẩy. Nhưng hình ảnh đó đưa vào chuyển động lại không thể bì với cảnh trèo tường tòa nhà Burj Khalifa trong Mission: Impossible – Ghost Protocol. Điều tương tự xảy ra với những cảnh tương tác giữa người khổng lồ và nhân vật do người thật đóng, vì họ không sử dụng sự kết hợp giữa đồ họa vi tính với phương pháp kỹ thuật thực tế để kết hợp con người và những nhân vật khổng lồ (ví dụ như với cảnh người khổng lồ trong Lord of the Rings: The Two Towers hay khủng long trong Jurassic Park).


Người khổng lồ trong Jack the Giant Slayer, John Kassir và Bill Nighy lồng tiếng

Nói chung, kỹ thuật làm phim và kỹ xảo trong Jack không đạt được độ ấn tượng cần thiết để biến bộ phim này thành một bộ phim thực sự tuyệt vời về mặt hình ảnh. Phim có nhiều hình ảnh đẹp – dù là đồ họa vi tính hay những cảnh hành động phù hợp với phim bom tấn mùa hè. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy những hình ảnh đẹp này không được nối lại với nhau một cách hiệu quả cho lắm. Đây chỉ là những bức ảnh đẹp của những thứ trông đẹp mắt, chứ không phải một bức ảnh động tuyệt vời về những thứ đẹp mắt.

Không có cốt lõi đạo đức

Nói gì thì nói, phim hoạt hình cổ tích của Disney trong thập kỷ 1980, 1990 như Beauty and the Beast, Aladdin, v.v... ít ra còn thể hiện một cách hiệu quả những bài học đạo đức trong câu chuyện gốc. Thành thật mà nói thì nhiều khi những bài học đó được thể hiện quá rõ ràng và một cách quá mạnh tay, nhưng ít ra cách thể hiện đó hiệu quả và phù hợp với tất cả các đối tượng khán giả. Truyện cổ tích tiếp tục được kể cũng là vì lý do này. Người kể chuyện nhận ra rằng những bài học trong truyện vẫn có thể được áp dụng trong thế giới ngày nay.

Điều này lại khiến ta phải nói tới việc phim cổ tích ngày nay muốn làm quá nhiều nhưng lại đạt được quá ít. Red Riding Hood và những phim Bạch Tuyết gần đây có thể thể hiện được phần nào giá trị nữ quyền. Nhưng sức mạnh được thể hiện của các cô gái này lại trở nên quá chung chung, được thấy quá nhiều trong những thập kỷ gần đây (và không có được sự phức tạp và mâu thuẫn như trong các phim The Hunger Games hay Brave). Đến cuối phim, thông điệp duy nhất được chuyển tải là “hãy trở nên tự lập và tin vào bản thân nhiều hơn”, một thông điệp hay nhưng cũng không được chuyển tải một cách mạnh mẽ hay hiệu quả.


Nicholas Hoult và Eleanor Tomlinson trong Jack the Giant Slayer

Jack cũng vướng vào cái bẫy này khi không thể hiện được sức mạnh tinh thần của nhân vật chính (ngoài việc vượt qua nỗi sợ độ cao). Jack tỏ ra trung thành, dũng cảm và sự dũng cảm đó cuối cùng cũng có thành quả nhưng anh có được thành quả đó một cách quá dễ dàng, khiến bài học trở nên kém hiệu quả. Các nhân vật khác của bộ phim cũng vậy, không hẳn là những phép ẩn dụ hiệu quả (ví dụ công chúa lẽ ra tượng trưng cho khái niệm nữ tính hiện đại) mà cũng không hẳn là những nhân vật hoàn chỉnh.


Saoirse Ronan trong phim Hanna

Khác với một số phim khác ra mắt trong thế kỷ này lấy cảm hứng nhẹ nhàng hơn từ một số truyện cổ tích như Pan’s Labyrinth hay Hanna, những bản chuyển thể này không cho khán giả lớn tuổi hơn đủ thứ để suy ngẫm và tạo một tầm nhìn mới đối với truyện cổ tích. Ngược lại, chúng cũng không đủ hấp dẫn và hoàn chỉnh để trở nên đáng nhớ đối với những khán giả nhỏ tuổi tiếp cận với truyện cổ tích lần đầu. Nói trắng ra thì, những phim này xem cũng được, không xem cũng không mất gì, và một truyện cổ tích hay không thể như thế.

Hy vọng điều này có thể thay đổi khi Hollywood tiếp tục phát triển xu hướng làm phim cổ tích như vầy. Nếu không thì việc Jack lận đận ở phòng vé cũng khiến các nhà làm phim phải nhìn lại cách chọn bình mới cho rượu cũ.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Saturday, April 6, 2013 3:29:26 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Màn ảnh rộng với chàng trai trẻ Nicholas Hoult



Là một diễn viên thì bạn phải bắt đầu từ việc nghiên cứu nhân vật của mình. Bạn ghi nhớ lời thoại, đọc tới đọc lui nhiều lần. Rồi lấy cảm hứng từ hóa trang và trang phục, và hào hứng đến phim trường để khám phá xem đạo diễn và bạn diễn có thể đưa mình đi xa đến đâu.

Bây giờ hãy tưởng tượng ra tất cả những điều đó đi - nhưng bạn diễn lại là quả banh tennis.

"Phim khá đáng nhớ," Nicholas Hoult (23 tuổi) - diễn viên chính của Jack The Giant Slayer (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Jack và đại chiến Người khổng lồ) - nói, anh đã thực hiện nhiều cảnh quan trọng với khoảng không - để thế cho con quái vật bằng đồ họa vi tính sau này. "Là một diễn viên, để làm điều đó hiệu quả, bạn cần một trí tưởng tượng mạnh mẽ," anh cho biết. "Hoặc là thế hoặc hoang tưởng một chút."


Hoult tìm kiếm một cuộc phiêu lưu trong Jack the Giant Slayer

Nhưng chưa có ai ngáng đường Hoult hết. Họ cũng không để anh nghỉ ngơi nhiều.

Trước bộ phim vui nhộn kinh phí lớn này vài năm, anh đã đối mặt với quái vật thần thoại trong Clash of the Titans / Sự nổi giận của các vị thần và sát cánh với các đồng đội người đột biến chiến đấu trong X-Men: First Class; gần đây thì anh là một xác sống biết yêu trong phim hài dí dỏm Warm Bodies / Tình yêu zombie và sắp tới là phần tiếp theo của X-Men, hậu truyện của Mad Max - Tom Hardy thế vai cho Mel Gibson.

Ngay cả trong thế giới thần thoại và viễn tưởng ngày nay, đòi hòi nhiều hiệu ứng đặc biệt tốn kém khủng khiếp và đầy rủi ro.

"Đó là những kiểu phim mà tôi thích xem," Hoult thừa nhận. Nói về sự nghiệp thì tôi chưa từng có kế hoạch nào tuyệt đối cả. Tôi nhận ra mình đã đóng phim hạng B một thời gian rồi và chắc chắn phải quyết định tỉnh táo hơn để tìm những phim nhỏ hơn do nhân vật dẫn dắt. Nhưng khi có lời mời đóng vai chính trong một bộ phim kiểu này - thì thực sự rất khó xử. Làm sao mà bạn từ chối được? Lúc nhỏ tôi đã làm như vậy đấy, chạy lòng vòng trong sân, giả bộ như đang giết khổng lồ."

Hoult sinh ra ở một thị trấn nhỏ Wokingham, Anh, nơi nổi tiếng sản sinh ra cầu thủ và nhà cựu vô địch đua ngựa kiêm tiểu thuyết gia thể loại tội phạm Dick Francis. Mặc dù gia đình có người theo nghề diễn - bà cô của anh, Anna Neagle, ngôi sao của thập niên 30 đã mất ba năm trước khi anh ra đời - Hoult vẫn lớn lên trong cuộc sống khá bình dị, cha là phi công và mẹ là giáo viên dạy đàn piano.


Nicholas Hoult ở đỉnh cao của một người mẫu trong A Single Man

"Trong gia đình tôi, nghề diễn chưa bao giờ quan trọng," anh nói. "Chắc chắn không phải một ngày tôi thức dậy và nhận ra mình muốn làm diễn viên. Nhưng anh trai tôi có đóng phim chút ít, chị tôi thì hát và múa, và khi chị ấy đến lớp khiêu vũ thì mẹ cũng cho tôi đi cùng, và tôi bắt đầu thế đó. Chỉ là vui thôi, giống sở thích hơn là cái gì quan trọng."

Sở thích ấy trở nên nghiêm túc hơn sau khi Hoult nhận một số vai đúng nghĩa, và có người đại diện. "Lạ thật," anh nói, "nhưng mọi thứ cứ diễn ra và mình phải theo." Anh đóng vai nhỏ trong một số phim truyền hình Anh, sau đó nhận vai trong một phim điện ảnh lớn, About a Boy (2002).

Ấy thế mà anh chàng nông cạn ấy, sửng sốt nhận ra mình để ý một cậu bé 11 tuổi đang khá tuyệt vọng - sống khép kín với xã hội với người mẹ đơn thân và bị bắt nạt ở trường.

Đó là một phim hài nhẹ nhàng đặc sắc dựa theo tiểu thuyết của Nick Hornby, nói về một anh chàng độc thân giàu có thiếu lý tưởng, sống nhờ vào tiền bản quyền bài hát của người cha chỉ nổi tiếng một lần duy nhất.

Hugh Grant vào vai anh chàng độc thân một cách hoàn hảo, còn Toni Colette đóng vai bà mẹ đơn thân hay tuyệt. Nhưng chính Hoult - với mái tóc mái ngố xấu tệ và những chiếc áo len cực đẹp - dẫn dắt bộ phim trong vai Marcus, có vẻ như đã bước chân vào thế giới diễn viên với tấm biển "Đá tôi đi" to tướng trên lưng.


About a Boy là bước đột phá đầu tiên của Hoult khi còn là diễn viên nhí

"Cậu bé đáng thương đó rất yêu mẹ mình, nhưng bà ấy cứ đưa cậu bé vào hoàn cảnh khó xử," Hoult nói. "Rất thú vị, vì giờ tôi nhận ra rằng trong bộ phim đó quanh tôi là những diễn viên tài năng, Hugh, Toni, Rachel Weisz, hai đạo diễn Chris và Paul Weitz. Dĩ nhiên, là một đứa trẻ nên tôi chẳng thấy gì. Nhưng bây giờ tôi đã biết, khi có những người như thế bên cạnh, công việc của mình dễ dàng hơn nhiều."

Dù vậy, mọi thứ trở nên khó khăn hơn với Hoult. About a Boy đúng là đình đám, nhưng cũng dễ khiến người ta nhầm lẫn anh với nhân vật kỳ quặc đó - và kể cả khi ở trong hoàn cảnh tốt nhất, thì có quá nhiều vai cho các cậu bé 11 tuổi. Anh cũng góp mặt trong The Weather Man của Nick Cage, vài phim truyền hình Anh - và một khoảng thời gian dài thất nghiệp tệ hại.

"Có lúc một tuần tôi đi diễn bốn, năm lần; và có khi hàng tháng trời chẳng có việc," Hoult nói. "Nhờ thế mới giữ chân tôi trong trường được và không bị cuốn hoàn toàn vào công việc - tôi đã trải qua nhiều thăng trầm, nên phải thận trọng một chút, không được để mình đắm chìm vào đó... Chỉ đến khi đóng Skins tôi mới nghĩ, à, cơ hội thế này đâu có thường đến, mình cần phải nắm lấy."

Tựa phim bắt nguồn từ biệt danh của giấy cuộn, nhưng thực chất ám chỉ tính chân thật trần trụi của phim; xoay quanh một nhóm thiếu niên, với chủ đề tình dục đồng giới, chứng biếng ăn, ma túy và sự hỗn tạp như là một phần của cuộc sống, chứ không phải các "vấn đề" cần được giải quyết nhanh chóng trên màn ảnh. Đó là một phim bộ truyền hình đình đám ở Anh, bắt đầu từ năm 2007 (một nỗ lực làm phiên bản Mỹ năm 2011 đã thất bại) và Hoult đóng vai chính.

Việc vai Tony của anh là một gã vô lại - ngoại hình quyến rũ, vô đạo đức và quan hệ bừa bãi - thậm chí còn tốt hơn.


Skins là bước tiến lớn kế tiếp, Hoult vào vai nam chính đầy quyến rũ

"Tôi rất may mắn vì khi thử vai tôi không nghĩ mình phù hợp với nhân vật này," anh nói. "Nhưng phim được nhiều người xem và trở thành bước ngoặt lớn đối với tôi. Thật lạ lùng, vì chỉ sau này bạn mới thấy được những thời điểm quan trọng đó; ngay lúc ấy thì không nhận ra. Nhưng bạn làm việc, và điều đó mang lại những thứ khác, hoặc là sau cùng đi thử những vai khác, rồi không được nhận vai, nhưng có người lại xem buổi thử vai đó và mời bạn vai khác..."

"Tôi có nhiều lý do thuyết phục để làm, để nhận vai này," anh nói sau một phút, và khẽ cười. "Tôi vẫn còn nhiều lý do nữa để làm."

Có lẽ là không nhiều như thế. Tom Ford, sau khi xem Skins đã mời Hoult vào một vai khêu gợi khác, một sinh viên bằng sự quan tâm của mình đã giúp cho giáo sư Colin Firth đang đau khổ nhận ra giá trị mới của cuộc sống trong A Single Man. Phim không chỉ gắn liền Hoult với hình tượng một vai chính trẻ tuổi đẹp trai ("Toàn là nhờ khói, gương, da ngăm giả và một nhà tạo mẫu tóc tuyệt vời," Hoult đùa) mà một lần nữa đặt anh vào những cảnh quay ẩn tượng cùng các diễn viên tài năng.

"Ngày đầu tiên trên phim trường, tôi phải cởi bỏ quần áo trước mặt Colin Firth, và đó là một khoảnh khắc kỳ cục giữa hai người đàn ông," Hoult nói. "Nhưng ông ấy rất dễ thương. Ông không phải kiểu diễn viên muốn mổ xẻ kỹ lưỡng từng cảnh quay, ông rất thẳng thắn và thoải mái. Còn Tom Ford rất dễ chịu, ông để chúng tôi làm việc của mình."

Thành công của phim đưa Hoult trở lại với điện ảnh, và anh tiếp tục bận rộn, vào vai Eusebios trong Clash of the Titans và Beast trong X-Men: First Class. Cả hai đều là bom tấn, dù thử thách thú vị nhất của anh là R, chàng xác sống biết yêu và hầu như không nói trong Warm Bodies.


R trong Warm Bodies

"Tôi đọc kịch bản và nghĩ, chà, vai này hóc búa đây," Hoult nói. "Có thể thành ra ngớ ngẩn nữa. Nhưng tôi thích ý tưởng không có nhiều lời thoại; và là một diễn viên khi bị cản trở như thế, bạn sẽ được tự do thử nghiệm nhiều thứ. Và việc cố gắng giao tiếp mà không thể, cảm thấy bị mắc kẹt có gì đó rất nhân văn. Ý tôi là, người đàn ông nào cũng gặp khó khăn khi nói chuyện với các cô gái. Anh chàng xác sống tội nghiệp này còn chật vật hơn ai hết."

Về khoản giao tiếp với phụ nữ thì Hoult không tệ; anh nảy sinh tình bạn với Jennifer Lawrence trên phim trường X-Men phần đầu tiên, và chuyển thành mối tình kéo dài một năm. Họ chia tay hồi tháng 1, và dù Hoult ngập ngừng nói rằng anh "thích giữ bí mật chuyện riêng tư," anh thừa nhận nghề nghiệp của mình có thể khiến tình bạn và tình yêu trở nên phức tạp, và biến thành một thứ xa xỉ.

"Đó là điều tuyệt nhất cũng như tồi tệ nhất của nghề này," Hoult thừa nhận (anh nói mình và Lawrence vẫn là bạn). "Bạn phải đi rất nhiều, và không ở nhà được bao nhiêu. Bạn có những người bạn tuyệt vời, thân thiết, nhưng sau khi thôi việc thì họ bỏ đi hết... Và kế đến là cái kết của danh tiếng, lúc đó bạn cảm thấy cứ như mình đang sống trong phim The Truman Show, rất kỳ quặc, và tôi nghĩ điều đó còn khiến khả năng làm việc của bạn giảm sút. Nếu người ta biết mỗi ngày bạn ăn gì cho bữa sáng, khi mà họ nghĩ họ biết mọi thứ về bạn, thì họ sẽ khó mà chấp nhận bạn như một nhân vật trên màn ảnh."

Anh sẽ gặp lại Lawrence khi đội quân đột biến tái hợp trong X-Men: Days of Future Past, hứa hẹn kết hợp dàn diễn viên mới với những người trong loạt phim gốc. Và chính xác thì phim sẽ thế nào? "Thật ra tôi mới nhận được kịch bản hôm nay," Hoult cho biết. "Nên tôi chưa đọc, nhưng tôi thích vai đó và rất vui khi có cơ hội đóng lần nữa. Và tôi đặc biệt hồi hộp khi được làm việc chung với Hugh Jackman và Patrick Stewart - tôi xem họ đóng X-Men từ hồi bé đến giờ."


Beast trong X-Men

Trước đó, Hoult có một phim kiểu khác phải hoàn thành - The Young Ones, với Michael Shannon, một phim độc lập và là "câu chuyện báo thù gồm ba phần đang quay tại châu Phi." Nhưng sau phim đó và X-Men, sau cả Mad Max: Fury Road, sẽ là khoảng thời gian nghỉ ngơi đôi chút - không chỉ những bộ phim kinh phí lớn mà còn chính công việc nữa - và trở lại thế giới thực tại.

Và - sau một chuỗi phim kinh phí lớn, và mối tình với một ngôi sao hàng đầu - liệu trở về đời thường có còn dễ như vậy không?

"Cuộc sống ngoài màn ảnh của tôi rất bình thường," Hoult nói. "Tôi vẫn cặp kè với những người bạn thời đi học... Tôi cũng thích đóng phim đấy - nhưng mà đây là một nghề khác thường, đi kèm với những điều lạ lùng, những chuyến họp báo, những bữa tiệc lạ mà tôi cố tránh xa. Thực ra tôi vừa mới nói với một người bạn cũng là diễn viên về chuyên này, một người có kinh nghiệm nhiều hơn tôi, và anh ấy bảo tôi chỉ cần giữ cái tính "ngớ ngẩn" của mình là được. Tôi nghĩ có lẽ đó là bí quyết. Công việc thì hãy nghiêm túc, còn mình thì không cần."

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.331 seconds.