logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2013] White House Down | Giải cứu Nhà Trắng
Nounou Offline
#1 Posted : Tuesday, April 9, 2013 11:43:05 AM(UTC)

Rank: Sailing Master

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự 'mê trai đẹp' vô đối dẫn dắt em làm việc đến điên khùngHuân chương Sao biển: Dành cho nhà quản lý trẻ trung xông xáo, la bàn sống cho mỗi tuyến hải trình

Groups: Crew Officer, Translator, Editor
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 991

Thanks: 1398 times
Was thanked: 1191 time(s) in 746 post(s)
White House Down



Tên phim: White House Down
Ngày phát hành: 10/7/2013 (Mỹ)
Đạo diễn: Roland Emmerich
Kịch bản: James Vanderbilt
Thể loại: Hành động - Tâm lý
Xếp loại:
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
* Columbia Pictures
* Mythology Entertainment (II)
* Centropolis Entertainment
Các diễn viên chính:
Channing Tatum ... John Cale
Jamie Foxx ... Tổng thống James Sawyer
Jason Clarke ... Stenz
Joey King ... Emily Cale
Maggie Gyllenhaal ... Mật vụ

Nội dung chính:
Cảnh sát John Cale vừa từ chối công việc mơ ước của anh là Mật vụ bảo vệ tổng thống James Sawyer. Anh không muốn con gái mình thất vọng vì tin này, nên dẫn con đi tham quan Nhà Trắng, lúc ấy tòa nhà bị một nhóm nửa quân sự được trang bị vũ khí chiếm đóng. Giờ đây, chính quyền đang lâm vào cảnh hỗn loạn và không còn nhiều thời gian nữa, tất cả đều chờ Cale giải cứu Tổng thống, con gái anh và nước Mỹ.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Tuesday, April 9, 2013 2:18:48 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,004
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Hollywood đột chiếm Nhà Trắng



Bằng cách đầu tư vào hai phim Olympus Has Fallen (phát hành ở Việt Nam với tựa Nhà Trắng thất thủ) của Antoine Fuqua và White House Down / Giải cứu Nhà Trắng của Roland Emmerich, các hãng phim chứng tỏ họ đơn giản không thể cưỡng lại kịch bản về một cuộc tấn công vào nơi ở của tổng thống Hoa Kỳ.

Khi nhà làm phim kỳ cựu Roland Emmerich lần đầu có cơ hội đạo diễn một bộ phim về bọn khủng bố chiếm đóng Nhà Trắng, ông không thể tin được sự may mắn của mình.

"Đó là một ý tưởng hay," Emmerich, đạo diễn mát tay "đúc-tiền" với những bộ phim như 2012, nói tại thành phố Culver tuần trước, nơi ông đến quảng bá cho bộ phim mới nhất, White House Down. "Tôi đã rất ngạc nhiên khi chưa ai từng làm ý tưởng này."

Thực ra thì đã có người làm rồi. Nhưng chỉ mới gần đây thôi.


Hollywood giờ đây đang “ngứa tay” muốn trở lại làm điều họ giỏi nhất: làm nổ tung những địa danh
nổi tiếng - cảnh nổ tung một góc Nhà Trắng trong
Olympus Has Fallen


Bộ phim của Emmerich, ra mắt vào 28/6, kể về một người vốn mang hội chứng cứu thế và có ước mơ bước vào đội ngũ Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ (chuyên bảo vệ tổng thống – ND) tình cờ xuất hiện tại địa chỉ Nhà Trắng, 1600 Đại lộ Pennsylvania trong một cuộc khủng bố nảy lửa ở đây. Ngày ra mắt đó là chưa đầy ba tháng sau ngày công chiếu phim Olympus Has Fallen của đạo diễn Antoine Fuqua.

OlympusWhitehouse cung cấp những ví dụ gần nhất và có lẽ lạ lùng nhất về hậu quả của việc hai hãng phim hạng nặng khăng khăng không ai chịu chuyển hướng. Hai phim này cũng cho thấy, hơn một thập kỷ sau sự kiện 11/9, Hollywood giờ đây đang “ngứa tay” muốn trở lại làm điều họ giỏi nhất: làm nổ tung những địa danh nổi tiếng.

Câu hỏi đặt ra là: Người Mỹ sẽ muốn xem sự hủy diệt khủng khiếp đến mức nào?

Ngành điện ảnh thường muốn tránh né những bộ phim có kịch bản tương tự nhau. Lịch sử cho thấy chúng có thể cạnh tranh nhau tàn khốc.

Năm 2004, Alexander cả đạo diễn Oliver Stone đã thất bại thảm hại khi ra mắt sáu tháng sau Troy, một bộ phim sử thi khác. Vào năm 2006, bộ phim tiểu sử Infamous về Truman Capote không thể lôi kéo khán giả sau thành công vào năm trước của Capote. Mùa xuân vừa rồi, Mirror Mirror, bộ phim đầu trong cuộc đấu giữa hai phim về Bạch Tuyết, ngoắc ngoải bởi khán giả đang chờ đợi để xem bộ phim thứ hai, Snow White and the Huntsman với sắc thái đen tối hơn, chỉ hai tháng sau đó.

Những bộ phim về Nhà Trắng thậm chí có nhiều điểm chung hơn những bộ phim đó. Có lẽ kể từ những bộ phim thảm họa tự nhiên như ArmageddonDeep Impact ra mắt 15 năm trước, thì đến giờ ta mới có được hiện tượng hợp sinh đôi tình cờ chất lượng thế này ở Hollywood – hai bộ phim rất gần nhau về sắc thái, nội dung và tính tượng trưng, cùng đạt thành công nhanh chóng khi tấn công các rạp.


Nam diễn viên Chaning Tatum trong phim White House Down

Dù cả ArmageddonDeep Impact đều thành công, nhưng chúng đều được phát hành trong thời đại trước sự thống trị của truyền hình cáp và video trên internet. Hai phim này cũng không phải sử dụng chung một tòa nhà để thu hút khán giả.

"Nếu tất cả điểm chung chúng có chỉ là một ý tưởng khái quát, cả hai bộ phim ra mắt trong cùng một mùa vẫn có thể thành công. Nhưng nếu chúng giống nhau về những nét đặc trưng, nó có thể là vấn đề, đặc biệt đối với bộ phim thứ hai," Bruce Nash, một chuyên gia điện ảnh đang điều hành trang web về doanh thu phim Numbers, cho biết. "Những bộ phim về Nhà Trắng dường như gần hơn với nhóm thứ hai."

Điều này xảy ra như thế nào? Nói đơn giản thì đây là kết quả của một trò rủi ro "được ăn cả, ngã về không" kiểu Hollywood.

Bắt đầu từ tháng 4 năm ngoái, khi hãng Sony mua kịch bản White House Down và thuê Emmerich làm đạo diễn, khởi đầu một cuộc chiến với dự án Olympus, được đầu tư tài chính bởi hãng Millenium Entertainment và đã sở hữu nam tài tử Gerard Butler trong vai chàng điệp viên.

Millenium đáp lại bằng cách thuê đạo diễn Fuqua, nổi tiếng với bộ phim thắng giải Oscar Training Day, và đẩy nhanh quá trình sản xuất, họ cũng có ngôi sao Aaron Eckhart trong vai tổng thống. Theo một nguồn tin nặc danh từ trong đoàn làm phim, họ đã cảm thấy an tâm, vì White House vẫn chưa có bảng phân vai, và một dự án lớn mà không có diễn viên có thể phải chờ đợi mòn mỏi hàng năm trời.

Nhưng Sony đã khiến Millenium phải ngạc nhiên khi nhanh chóng thông báo đã mời Channing Tatum vào vai điệp viên và Jamie Foxx vào vai tổng thống, và sau đó đến tháng 8, hãng phim nói rằng đã ấn định ngày công chiếu trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2013.


Gerald Butler trong phim Olympus Has Fallen

Chưa đủ vượt trội, hãng FilmDistrict, mới gia nhập vài tháng sau đó để phân phối Olympus, thông báo rằng họ sẽ công chiếu bộ phim trong tháng 4, sau đó sắp xếp lại một tháng sớm hơn nữa.

"Tôi chưa từng làm việc với nhịp độ này trước đây," đạo diễn Fuqua với vẻ ngoài tiều tụy, nói tại phòng dựng phim của ông gần khu vực Miracle Mile ở Los Angeles vài tuần trước. "Sáu tuần để chuẩn bị - nghe thật điên rồ."

Nguồn thúc đẩy cho các nhà làm phim là niềm tin rằng thời gian đã chín muồi cho một câu chuyện như thế này.

"Những cuộc tấn công này là điều gì đó luôn có trong tiềm thức của mọi người, và Hollywood đang phản hồi lại," nam diễn viên Eckhart nói. Và đạo diễn Fuqua thêm, "Tôi nghĩ rằng sau vụ 11 tháng 9 chúng ta đã nhận thức được điều gì đó tương tự có thể xảy ra; chúng ta hiểu rằng chúng ta mong manh đến thế nào."

Nhưng tư tưởng thời đại không phải lúc nào cũng đủ để bán một bộ phim – chưa kể là hai.

Olympus nhận được sự chú ý lớn trước khi ra mắt, dự tính sẽ nhận được thành công, và có thể thúc đẩy khán giả đến xem “bộ phim về Nhà Trắng kia” của Sony, ra mắt vào tháng 6.

Nhưng dù cho Olympus có doanh thu thấp đi nữa, nó có thể báo hiệu những tin tức đáng lo cho Sony, cho biết rằng không có nhiều khán giả quan tâm đến những cuộc đấu súng trong Nhà Trắng như họ chờ đợi.


Nhà Trắng trong lửa đạn của White House Down


Mặt khác, White House Down vẫn còn vài mũi tên trong vỏ. Bởi lẽ một bộ phim mùa hè từ đạo diễn đã chứng minh được thành tích và một trong những hãng phim lớn nhất trong ngành, bộ phim sẽ có thêm sự chú ý và sức mạnh quảng cáo trên thị trường. Và ngân sách của White House, ít nhất vào khoảng 150 triệu đôla, nhiều hơn gấp đôi so với Olympus, đủ để đảm bảo chất lượng hiệu ứng đặc biệt trong phim.

Mỗi bên đều tích cực nhấn mạnh rằng bộ phim của họ có nhiều sự khác biệt. Nam diễn viên Butler lưu ý rằng Fuqua và Emmerich là những đạo diễn có phong cách làm phim hoàn toàn khác nhau. Emmerich nói rằng những bộ phim hoàn toàn không giống nhau như vẻ bề ngoài.

"Chúng là những bộ phim rất khác nhau – phim của họ xếp loại R với mối đe dọa từ nước ngoài, của chúng tôi xếp loại PG-13 và mối đe dọa từ bên trong," đạo diễn White House Down nói. (Phe phản diện trong Olympus là một nhóm bán quân sự từ Triều Tiên trong khi White House tập trung vào những phần tử cấp tiến trong nước). "Luôn có hai hay ba bộ phim tương tự nhau cùng một thời điểm. Sẽ có chỗ cho cả hai thôi," ông nói thêm. Sony đang hoãn lại kế hoạch quảng bá White House đến sau khi Olympus kết thúc thời gian chiếu rạp.

Giám đốc điều hành của hãng FilmDistrict Peter Schlessel nói rằng ông thấy rõ một sự thèm thuồng từ công chúng. "Tôi nghĩ sự mong đợi từ phía khán giả sẽ không thể cảm thấy hài lòng chỉ với một bộ phim," ông nói.

Nhân tiện nói tới, phá hủy Nhà Trắng không hề dễ dàng cho cả hai vị đạo diễn. Trong một cảnh quay ở Montreal mùa thu trước của phim White House Down, Emmerich đã xây dựng một bản sao lớn của Nhà Trắng. Sự chính xác và phạm vi là chiếc chìa khóa, căn cứ vào số lượng lớn các phòng khánh tiết, những phòng ngủ của tổng thống được thiết kế tỉ mỉ và cả toàn bộ khu South Lawn, tất cả đều được mở rộng sang khu vực lân cận qua bên kia thành phố.


Trên: Gerald Butler (trái) giải cứu tổng thống Aaron Eckhart trong Olympus Has Fallen
Dưới: Channing Tatum (trái) giải cứu tổng thống Jamie Foxx trong White House Down


"Tôi muốn [Tổng thống] Obama nhìn thấy thứ này và nói, "Làm sao họ biết?" nhà thiết kế sản xuất Kirk Petruccelli nói, trong khi gần ông là một tá đội hình đang lắp ráp tòa nhà North Portico.

Còn đi xuống khu phố Shreveport, ở Los Angeles, đạo diễn Fuqua cũng đang cố gắng làm điều tương tự. "Giờ nhiệt độ là 110 độ F (43 độ C) và chúng tôi đang cố gắng xây dựng một nửa Nhà Trắng. Tôi nghĩ rằng tiểu bang Louisiana chưa từng thấy thứ gì như thế này," ông nói, và nhấn mạnh rằng gần đây ông đã thiết lập một luật lệ trong đoàn làm phim không được nói về bộ phim còn lại kia.

Giám đốc quảng cáo của Sony đã từ chối bình luận cho câu chuyện này. Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy hãng phim đang có rất nhiều kế hoạch trong một trò chơi hủy diệt Nhà Trắng – và, để đảm bảo cho vụ cá cược này – họ đang giữ quyền xuất bản DVD cho cả hai bộ phim.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivaidienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Wednesday, July 3, 2013 8:09:45 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,004
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Nhà Trắng thất thủGiải cứu Nhà Trắng: giống, khác và hay hơn



Chuyện như vầy cứ xảy ra hết lần này đến lần khác: hai phim kể một câu chuyện gần giống nhau được phát hành gần như cùng lúc. Đã từng có cặp đôi phim thảm họa Volcano Dante's Peak, cặp phim về trái đất va chạm với thiên thạch trong Deep Impact Armageddon, và (tất nhiên) hai phim hoạt hình về loài kiến Antz Bug's Life đối đầu nhau trên màn ảnh rộng.

Năm nay, một lần nữa chúng ta được đãi hai phim phát hành song song, với Olympus Has Fallen (ra rạp hồi tháng 3 ở Mỹ [ở Việt Nam phim này phát hành vào cuối tháng 4 với tựa Nhà Trắng thất thủ) và cuối tuần này là White House Down (phát hành ở Việt Nam với tựa Giải cứu Nhà Trắng). Cả hai phim đều nói về Phòng Bầu Dục bị những tên tội phạm quốc tế tàn bạo chiếm đóng, và một người hùng đơn thương độc mã cứu thế giới.

Vậy sự khác nhau (hay tương đồng) giữa hai phim này là gì? Dưới đây, chúng ta sẽ so sánh và đối chiếu từng phim và quyết định phim nào có cốt chuyện hay hơn.

Cảnh báo: Tiết lộ đôi chút về phim.

Người hùng


Gerard Butler (trái) - Channing Tatum


Olympus Has Fallen: Người hùng của chúng ta là một nhân viên Sở Mật vụ gan lì dày dạn kinh nghiệm, do Gerard Butler thể hiện, đang neo chặt mình vào sự thiếu tự tin sau khi giải cứu bất thành phu nhân tổng thống trong một tai nạn giao thông đầy chất điện ảnh ở đầu phim. Tuy nhiên, khi khủng bố đánh chiếm Nhà Trắng, anh bật hết công suất cỗ máy tiêu diệt, hạ gục những kẻ khủng bố bảo vệ Tổ quốc.

White House Down: Người hùng của chúng ta là một sĩ quan cảnh sát thuộc lực lượng cảnh sát bảo vệ Quốc hội Mỹ lúc nào cũng xui xẻo, do Channing Tatum đóng, đã nộp đơn xin làm nhân viên Mật vụ và bị từ chối. Tuy nhiên, khi khủng bố chiếm đóng Nhà Trắng, anh tìm cách cứu vãn tình thế -- mặc dù sự thiếu tự tin vẫn tiếp tục làm tình làm tội anh và anh vẫn là một cỗ máy không giết chóc nhân bản tuyệt vời.

Lợi thế: White House Down. KHÔNG GÌ CÓ THỂ CẢN ĐƯỢC TATUM.

Tổng thống

Olympus Has Fallen: Tổng thống là một anh chàng da trắng thờ ơ với chính trị một cách kỳ cục (Aaron Eckhart đóng) có một cậu con trai nhỏ. Ông đang cải thiện quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc thì một nhóm khủng bố đột kích và chiếm đóng Nhà Trắng.


Jamie Foxx (trên) - Aaron Eckhart


White House Down: Tổng thống là người da đen cấp tiến (Jamie Foxx), có một đứa con nhỏ. Ông đang nỗ lực triển khai sáng kiến hòa bình thế giới thì một nhóm khủng bố nội địa đột kích và chiếm đóng Nhà Trắng.

Lợi thế: White House Down. Không những Foxx thu hút một cách tuyệt vời, mà anh đá vào mặt một kẻ xấu và nói: "Bỏ tay ra khỏi Jordans của ta!" Dám chắc Eckhart còn chưa biết “Jordans" là gì.

Kẻ xấu

Olympus Has Fallen: Rick Yune, nam diễn viên Mỹ đẹp trai từ phim The Fast and the Furious (phim gốc!), Die Another Day, và Ninja Assassin, đóng vai khủng bố, muốn thống nhất Hàn Quốc bằng cách xóa sổ nước Mỹ. Anh vẫn đẹp trai nhưng không đáng sợ đến vậy.

White House Down: Jason Clarke, nam diễn viên Australia của phim Zero Dark ThirtyThe Great Gatsby, đóng vai kẻ xấu người Mỹ, muốn bất ổn hóa hoàn toàn nền dân chủ của nước Mỹ. Anh vẫn đẹp trai, nhưng không như Yune, anh còn tạo được những khoảnh khắc đáng sợ.

Rick Yune (trên) - Jason Clarke


Lợi thế: Clarke, chỉ vì anh ta có vẻ là một con người với nhận thức tội lỗi, không như Yune, chỉ hành động vật vờ.

Câu chuyện khủng bố

Olympus Has Fallen: Liên quan đến việc phóng ra một loại hệ thống vũ khí tối tân nào đó sẽ làm nổ tung tất cả tên lửa hạt nhân trong lòng đất nước Mỹ. Nói thật, chuyện này khó hiểu quá.

White House Down: Không chắc, nhưng có một lúc một tên lửa phóng ra khỏi hầm và hạ chuyên cơ Air Force One, khá hay. Thêm vào đó, có một nhân vật muốn phát động chiến tranh với Trung Đông (nhưng đó là bí mật!) Nói thật, chuyện này cũng khó hiểu quá.

Lợi thế: White House Down, vì cái sự kiện với chuyên cơ Air Force One.

Sự tàn phá


Trên: cảnh trong phim Nhà Trắng thất thủ; dưới: cảnh trong phim Giải cứu Nhà Trắng


Olympus Has Fallen: Đài tưởng niệm Washington bị xén mất ngọn (không rõ có tan tành thành từng mảnh không) và một trực thăng bị rơi trên nóc Nhà Trắng. Không có chuyện gì với chuyên cơ Air Force One.

White House Down: Một thiết bị nổ được gài vào mái vòm chính của Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) và một trực thăng rơi trên nóc Nhà Trắng. Mọi thứ đều xảy ra cho chuyên cơ Air Force One.

Lợi thế: White House Down. Bất cứ phim nào gợi chúng ta nhớ đến Air Force One (theo cách hay) tự động được điểm vàng.

Người phát ngôn của Nhà Trắng


Trên: Morgan Freeman; dưới: Richard Jenkins


Olympus Has Fallen: Morgan Freeman

White House Down: Richard Jenkins

Lợi thế: Olympus Has Fallen, chỉ riêng giọng nói của Freeman thôi đã hợp nhất những đất nước đang trong chiến tranh và các lực lượng quân sự lập tức triển khai.

Phân loại

Olympus Has Fallen: R

White House Down: PG-13

Lợi thế: Hòa. Bạo lực trong Olympus Has Fallen gây buồn nôn, phần lớn vì yếu tố rằng hàng tỉ con người bị bắn giết tàn nhẫn.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Wednesday, July 3, 2013 8:34:10 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,004
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
12 điều có thể bạn chưa biết về Channing Tatum



Nếu so với vài ngôi sao hạng A khác của Hollywood, Channing Tatum giống một quyển sách mở vậy.

Anh thẳng thắn kể về quá khứ làm vũ công thoát y gần như ngay từ thuở bắt đầu sự nghiệp hiện đang bùng nổ của mình. Và trời ạ, thậm chí anh còn làm một bộ phim về quá khứ ấy - một siêu phẩm đầy những anh chàng nóng bỏng mang tên Magic Mike. Và chính tay anh đăng tấm hình đầu tiên về cô con gái Everly được ba tuần tuổi lên Facebook.

Song, dù bạn cho rằng mình đã biết mọi thứ cần biết về Tatum, thì có lẽ vẫn còn vài điều bạn chưa từng nghe đến.

Để tôn vinh bộ phim mới nhất của Channing Tatum, White House Down (phát hành ở Việt Nam với tựa Giải cứu Nhà Trắng), sau đây là 12 thông tin chọn lọc mà có lẽ bạn chưa biết về anh.

1. Tatum từng là vũ công trong video ca nhạc She Bangs của Ricky Martin



Vâng, bạn đã đọc đúng rồi đấy. Năm 2000, anh chàng Tatum 20 tuổi xuất hiện trong video She Bangs đầy hấp dẫn của Ricky Martin. Để xem bạn có tìm thấy anh không nhé (Gợi ý: anh cởi trần, đương nhiên rồi!)

2. Anh từng đóng quảng cáo cho Mountain Dew và Pepsi



Và khi nói đóng, tức là đóng chính. Quảng cáo hoàn toàn cận cảnh, với những tia nhìn thẳng vào máy quay và những cảnh hành động. Lẽ ra chúng ta phải biết Tatum đã sẵn sàng cho một sự nghiệp điện ảnh bom tấn rồi!

3. Thời làm vũ công tên anh là Chan Crawford



Không còn gì nhiều để nói thêm, trừ việc chúng ta đang lâng lâng nghĩ đến Magic Mike 2.

4. Anh từng được nhận học bổng toàn phần môn bóng bầu dục sau khi tốt nghiệp trung học...



... và từ chối để theo đuổi những đam mê khác, mà trong đó, trước tiên là cuộc sống thứ hai với tên Chan Crawford như đã đề cập.

5. Anh bị mắc chứng khó đọc

Ông bố trẻ gần đây tiết lộ với Vanity Fair về chứng khó học của mình, cho biết việc chữa trị mà anh phải trải qua hồi còn nhỏ để đi học khiến anh thấy mình "vô hồn", và nói thêm anh sẽ không bao giờ làm thế với con mình.

6. Anh đồng sở hữu một công ty sản xuất phim với vợ, Jenna Dewan Tatum



Channing và Jenna, cùng với người bạn Reid Carolin, thành lập công ty 33andOut năm 2010. Ten Year là xuất phẩm đầu tiên của công ty, và kể từ đó, Channing vừa đóng chính vừa là nhà sản xuất cho một số phim của anh, trong đó có Magic Mike, 21 Jump Street (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Cớm học đường), cũng như White House Down21 Jump Street 2 sắp tới đây. Tatum và Carolin còn đang mở rộng sang lĩnh vực truyền hình, và lên lịch sản xuất chương trình truyền hình mang tên Nicky, diễn viên chính là Nick Zano.

7. Anh và vợ xăm hình đôi

Cả hai đều xăm chữ "bên nhau" bằng tiếng Bali vào thời gian hưởng tuần trăng mật năm 2009, tất nhiên là ở Bali.

8. Phim yêu thích của anh là Bronson

Tatum gọi Bronson (2008) do anh chàng cơ bắp Tom Hardy thủ vai chính là "một phim táo bạo hiếm có ở thời đại chúng ta", nói thêm rằng Charles Bronson là "một nhân vật kỳ diệu" và là kiểu vai mà anh "muốn đóng một ngày nào đó".

9. Anh thích...tiên



Ngôi sao phim hành động và vợ rõ ràng có chút hứng thú với những sinh vật huyền thoại nhỏ bé - đám cưới của họ năm 2009 lấy chủ đề thần tiên, và hoàn tất bởi bức tượng trang trí bánh độc nhất vô nhị này.

10. Khi còn nhỏ anh chuyển nhà rất nhiều



Tatum sinh ra ở Alabama, chuyển đến Tennessee khi là một cậu bé và học trung học ở Tampa, Florida. (Nói thêm: Đây là bức ảnh Tatum úp mặt vào chiếc bánh sinh nhật hồi còn nhỏ do chính anh đăng trên tài khoản Whosay của mình.)

11. Anh sở hữu một nhà hàng ở New Orleans

Tatum và vợ mở nhà hàng kiêm quán bar Saints & Sinners tháng 11/2012. Tụ điểm giải trí nổi tiếng ở New Orleans này có chương trình giải trí "sống" sau 9 giờ đêm, và theo như trang chủ của nhà hàng thì không có thời gian đóng cửa cố định. Nghe có vẻ là nơi chúng ta muốn đến đây!

12. Anh từng là người mẫu cho tạp chí Vogue



Tatum có được chỗ đứng trong làng giải trí bằng những loạt ảnh thời trang cao cấp đại diện cho Dolce & Gabbana và Armani. Anh thậm chí còn lên trang bìa Vogue.


Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Thursday, July 4, 2013 8:02:05 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,004
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Cùng Channing Tatum tham gia cuộc đua từ kịch bản lên màn ảnh của White House Down




Đó là một ngày giá lạnh vào tháng 9 khi một nhóm nhỏ blogger - trong đó có người viết - ùa vào Nhà Trắng ở Montreal. À, không phải là Nhà Trắng thật, nhưng các nhà làm phim kiểu Die Hard ở Nhà Trắng lại thách người xem tìm được điểm khác biệt khi họ đẩy người xem vào chuyến phiêu lưu hành động nghẹt thở White House Down.

Đạo diễn Roland Emmerich khét tiếng hay phá hủy địa danh lịch sử đặc biệt này. "Trong Independence Day, ông ấy thổi bay tòa nhà," nhà sản xuất kiêm soạn nhạc Harald Kloser đã làm việc với Emmerich lâu năm tiết lộ. "Trong 2012, một chiếc tàu sân bay đâm vào đó. Và bây giờ, chắc chắn đây là bộ phim hay nhất về Nhà Trắng, vì tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn." Song, sau chuyến tham quan phim trường và cuộc trò chuyện thú vị với nhà thiết kế sản xuất Kirk Petruccelli — một cộng sự quen thuộc nữa của Emmerich — tiết lộ tòa nhà số 1600 đại lộ Pennsylvania sẽ bị hư hại không ít.



White House Down (tên phát hành ở Việt Nam là Giải cứu Nhà Trắng) với Channing Tatum trong vai sĩ quan John Cale, một nhân vật mà từ tên, nghề nghiệp cho tới chiếc áo thun trắng không tay đều chỉ là số ít gợi nhớ đến nguồn cảm hứng John McClane trong Die Hard. Giống như McClane, Cale là một cảnh sát bị kẹt trong cảnh đối đầu giữa David và Goliath, và trường hợp này là một tay anh bảo vệ tổng thống Mỹ khi thủ đô Washington và Nhà Trắng bị tấn công bởi một lực lượng đánh thuê bí ẩn. Jamie Foxx đóng vai tổng thống, Jason Clarke vai thủ lĩnh nhóm phiến loạn.

Bạn có thể thấy một số cảnh hành động điên loạn này mà bộ phim đem lại trong đoạn phim giới thiệu đầu tiên. Nhưng có lẽ thứ còn dị thường hơn cả kịch bản đó là con đường từ kịch bản đến màn ảnh của White House Down chóng vánh chỉ trong 14 tháng! Kloser so sánh một cách am hiểu lịch làm việc gắt gao của phim với một cuộc đua, trong khi nhà sản xuất Brad Fischer nói khoảng thời gian chờ ngắn ngủi là "một bằng chứng cho kịch bản của James Vanderbilt. Đây cũng là bằng chứng cho khát khao được làm việc với Roland và Channing lần nữa của Sony. Cả hai kết hợp một cách tuyệt vời." Nhưng đây không chỉ là vấn đề về lòng nhiệt tình. Thực hiện bộ phim nhanh như thế là cần thiết để đạt thành công vì Tatum, người vào thời điểm được mời tham gia bộ phim đã đường hoàng là diễn viên hạng A mới nhất của Hollywood .

Đồng chủ tịch của Sony Amy Pascal chính là người đã liên hệ với cộng sự sản xuất của Tatum là Reid Carolin về White House Down. Lúc ấy, Magic Mike đang trong giai đoạn hậu kỳ, và Side Effects (sau đổi thành Bitter Pill) của Steven Soderbergh sắp đóng máy. Carolin giải thích, "Amy nói, 'Không biết Channing có hứng thú gặp gỡ Roland?' Và tôi nói, 'Ồ, đương nhiên rồi!' Roland thực ra đang trên đường đến sân bay để qua Đức, và chúng tôi gọi mọi cách để ông ấy chuyển chuyến bay, đáp xuống New York, gặp Channing uống cà phê vào khoảng 7 giờ sáng ở khách sạn của ông ấy, và để xem họ có hợp nhau không, sau đó ông ấy tiếp tục bay đến Đức." Hai người họ đã làm đúng như thế, và sau đó tùy các nhà sản xuất của White House Down tìm cách sắp xếp lịch quay sao cho khớp với lịch trình kín mít của Tatum.



White House Down định quay vào cuối tháng 10, đầu tháng 11. Nhưng rồi phim kế tiếp của Tatum, Foxcatcher của Bennett Miller đổi ngày, buộc các nhà sản xuất phải đưa ra một quyết định khó khăn. Để kịp ngày ra mắt trong năm 2014 như đã định trước, họ phải sa thải Tatum hoặc dời việc sản xuất thêm bảy tuần. Việc đó rút ngắn thời gian chuẩn bị của Petruccelli và nhóm dựng cảnh xuống gần phân nửa! Với gần 100% bộ phim quay trên phim trường, đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi nhóm của Petrucelli phải dựng 65% khu ở Nhà Trắng, bãi cỏ phía Nam, hồ bơi, hai cánh Tây và Đông, vườn Kennedy, một nhà kính, hầm ngầm Trung tâm Điều hành Khẩn cấp của Tổng thống, cũng như Điện Capitol, Lầu Năm Góc, và hai Phòng Bầu Dục chỉ trong tám tuần. Fischer tuyên bố Petruccelli "chính là anh hùng của bộ phim vì đã ghép những cảnh dựng này lại nhanh và tốt hết mức có thể."

Theo Petruccelli thống kê, có 45 cảnh trí, do nhóm thiết kế quốc tế gồm 32 nguười, và hàng trăm nhân viên dựng cảnh, những người đã cố gắng dựng lại nội ngoại thất của Nhà Trắng kỹ đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đội ngũ thiết kế và dựng cảnh làm việc liên tục bảy ngày một tuần, dựng cảnh từ đống hỗn tạp, sau đó loại bỏ chúng và thay bằng cảnh mới ngay khi một địa điểm được quay xong. Khi đi loanh quanh từ cảnh này sang cảnh kế tiếp, người viết vô cùng kinh ngạc khi cả nhóm đi từ nóc Nhà Trắng, băng qua vết tích còn lại của bãi cỏ phía nam, xuyên qua khu vực ầm ĩ tiếng cưa và mạt cưa mù mịt đến Phòng Bầu Dục đang được xây dựng. Khi nhận ra nơi này quá giống với căn phòng thiêng liêng đó, người xem hoàn toàn sửng sốt trước niềm đam mê không giấu giếm của Petrucell.

Kể cả trong tình trạng đang xây dựng thô sơ không được sơn phết hay trang trí, việc họ để ý đến cả chi tiết của mọi gờ trang trí — chính xác và khớp đến từng cái — thực sự rất ngoạn mục. Petruccelli chỉ ra vài chi tiết của việc tái dựng cảnh trước khi giải thích rằng phải thay đổi một số kiến trúc của các căn phòng để phù hợp với không gian cho phép ở phim trường, nhưng những khác biệt lớn nhất so với Nhà Trắng thật nhằm thích ứng với tầm nhìn của Emmerich về nơi này. Điều này có nghĩa họ bỏ qua những tấm thảm truyền thống để thấy sàn gỗ bóng loáng và bàn luận kỹ hơn với Jamie Foxx về nhân vật của anh để quyết định xem ngài tổng thống do anh thủ vai sẽ trang trí ngôi nhà thiêng liêng này như thế nào.


Đạo diễn Emmerich trên trường quay


Khi đi tham quan phim trường với nhà thiết kế đang phấn chấn, tác giả bài viết nhận ra rằng anh - cũng như bao người khác mà tác giả trò chuyện - gần như tỏa sáng với niềm hân hoan vô hạn về bộ phim này. Điều đó gợi nhớ đến khoảng thời gian người viết ở nhà hát địa phương, nơi bầu không khí luôn tràn ngập sự hăng hái lan tràn mỗi khi nói đến chuyện "hãy tổ chức một buổi diễn nào". Fischer đã tái hiện bầu không khí đó, gọi Emmerich là "một trong những nhà làm phim hợp tác tốt nhất mà tôi từng làm việc chung," và nói thêm trong quyết định của ông không hề có "cái tôi", "Ý tưởng hay nhất được chọn. Và điều đó thật tuyệt vời." Không thể tránh khỏi bị sự nhiệt tình lan rộng khắp phim trường này xâm chiếm. Tiết lộ toàn bộ đây: tác giả bài viết bắt lấy cơ hội để đi ngay vào chủ đề Nhà Trắng.

Petricelli cho biết, Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng rất quan trọng trong việc nghiên cứu về kiến trúc và thiết kế Nhà Trắng. Dĩ nhiên có vài yếu tố về tòa nhà mà ngay cả hiệp hội cũng không thể giúp được ông. Dù Emmerich và Petruccelli đã tham quan Nhà Trắng ba lần (hai lần đi theo đoàn, và một lần đi riêng) họ vẫn không được phép chụp hình hay đi sâu xuống lòng đất bên trong, chính là hầm ngầm bảo vệ trong trường hợp tổng thống bị tấn công. Những nơi bí mật trong Trung tâm Điều hành Khẩn cấp của Tổng thống và "Quái vật" — một chiếc limousine thiết kế đặc biệt dành cho tổng thống Obama với các biện pháp bảo vê nghiêm ngặt bí mật — cũng thế, ngoài phạm vi cho phép. Nhưng Petruccelli đã thử đảo ngược cách sắp đặt các vị trí này với một chút tự mãn:

"Chúng tôi đang lường trước điều có thể xảy ra, gần như sẽ xảy ra và cố thêm chút phong cách vào phim nếu ý bạn là vậy. Chỉ cần đủ cũng là hay rồi. Nhưng tất cả đều dựa trên thực tế. Mỗi câu hỏi tôi đặt ra cho mọi thành viên trong nhóm là: 'Tại sao? Thế nào? Tại sao phải theo cách đó?' Và Roland cũng hỏi tôi tương tự…. Mọi thứ đều là những công nghệ hiện có."



Nhưng với tất cả những chi tiết và công sức anh cùng nhóm của mình đã bỏ ra, Petruccelli nhận thấy rằng nếu mình làm đúng, không ai sẽ thấy nỗ lực của anh. "Nếu tôi biến mất sau bản vẽ và không ai biết chúng tôi làm gì, chúng tôi sẽ biết rằng mình đã làm tốt," Petruccelli thú nhận, "Và đó là điều khá là lạ — bạn chỉ phải hiểu điều đó vì không ai sẽ vỗ vai tôi khen ngợi vì họ chớ nên. Mọi thứ phải êm xuôi. Người ta phải nghĩ ‘Họ quay phim ở Nhà Trắng! Làm sao hay vậy?' Với tôi, như thế là thành công."

Toàn bộ thành quả chi tiết phức tạp này là nền tảng cho Tatum, Foxx và Clarke giải phóng bản thân trong các cảnh hành động đầy hứa hẹn sẽ là kinh điển. Người viết đến vào ngày quay thứ 33 trong 82 ngày, khi đội của Emmerich đang chuẩn bị một cảnh chiến đấu then chốt, cuộc đối mặt đầu tiên giữa anh chàng cảnh sát lực lưỡng ở Điện Capitol (Tatum) và gã lính đánh thuê táo tợn (Clarke). Cảnh đánh nhau phức tạp này diễn ra trên nóc một cảnh trí trải dài được thiết kế cho giống nóc Nhà Trắng. Máy tạo gió thổi vù vù khi Tatum - nai nịt gọn ghẽ hệt như trong áp phích - lao vào Clarke kẻ đang nhắm Javelin - một loại hỏa tiễn - vào một chiếc trực thăng đang lượn gần đó - à, cái này sẽ được thêm vào bằng kỹ xảo vi tính.

Trong cảnh này, cả hai phải tránh đạn và đống gạch vụn sau vụ nổ trong khi vẫn duy trì cuộc truy đuổi gian khổ. Mỗi lần đạo diễn hô “diễn” Tatum và Clarke lại bổ vào nhau hết lần này đến lần khác, dùng đôi vai vạm vỡ thúc cùi chỏ vào quai hàm chắc khỏe của người kia. Khi nghỉ giữa các chuỗi cảnh, Tatum nhún nhảy để máu lưu thông. Với hình ảnh Magic Mike còn rõ rệt trong đầu, người viết kinh ngạc khi tận mắt chiêm ngưỡng thân hình vạm vỡ đã thành thương hiệu của Tatum ngoài đời thật. Không khó để thấy rằng vì sao trong cuộc phỏng vấ Emmerich lại gọi anh là "Nam diễn viên lực lưỡng nhất tôi từng gặp."



Carolin, bạn kiêm cộng sự của Tatum giải thích thế này:

"Khi làm việc với Channing, bạn thực sự nhận ra rằng ngày nay rất ít diễn viên làm được như anh ấy. Ý tôi là khi thấy Channing đóng Magic Mike, anh ấy có thể nhảy như không ai cỡ tuổi đó làm được. Và bạn không có quá nhiều thời gian còn trẻ như vậy trước khi cơ thể bắt đầu không làm đợc nữa. Và xem anh ta diễn những cảnh đó đi, xoay vòng và làm nhiều trò điên khùng, như đã từng làm đôi chút với một vai nhỏ trong Haywire. Tôi thấy như chúng ta phải nắm lấy cơ hội và làm một trong những trò đó vì phim hành động là phim hành động. Loại phim này cực kỳ thú vị và có một công thức nhất định để thành công. Nhưng khi có diễn viên có thể khiến mình tin tưởng vào họ mà còn đóng được mấy cảnh cần đến thể lực thì quả là hiếm."

Dù có một cảnh cần người đóng thế - với chiếc cằm vuông khỏe khoắn khiến anh trông hệt như những anh hùng của trò chơi điện tử Contra thập niên 80 - Tatum tự đóng mọi cảnh. Đây là điều đáng tự hào của anh ta, Emmerich nói, "Anh ấy tự đóng mọi cảnh nguy hiểm... Ý tôi là phải gạt anh ta ra và cách duy nhất để làm điều đó là "Cảnh này cực kỳ nguy hiểm và cũng không thấy mặt.' Anh ấy luôn vô cùng nghiêm túc, thể hiện rõ trên mặt, vì tự hào rằng mình tự đóng các cảnh nguy hiểm. Và trong mười năm qua hiếm hoi lắm người ta mới tự hào vì điều này. Nhưng thực tế là khi xem Channing diễn, kiểu như 'Hay lắm, cảnh này là thật.' Không cần đóng thế. Đó là Channing và bạn không thể cho đóng thế nhiều như vậy bất kỳ nơi nào, thế mới tuyệt. Tôi thích điều đó."

Hôm đó giữa đạo diễn và ngôi sao của ông nảy sinh mâu thuẫn về một cảnh quay cụ thể, cảnh mà Tatum nói với nhóm phóng viên anh vô cùng muốn thực hiện. "Họ đang cố gạt tôi ra khỏi cảnh này. Tôi xem qua và nghĩ mình có thể diễn được. Chỉ là một cú rơi thôi, từ độ cao hơn 7 mét, nhưng cách rơi thì lại khó vì phải ngã nghiêng hoặc ngã ngửa và điều đó luôn nguy hiểm," Tatum thừa nhận. "Đúng vậy, đó là vấn đề duy nhất. Mọi thứ khác đều do tôi thực hiện. Dù vậy tôi thích đóng cảnh này, kiểu như đó là toàn bộ lý do mà bạn muốn đóng phim này. Khi đọc kịch bản bạn tự nhủ, 'Ô, mình phải nhào ra khỏi cửa sổ à? Tuyệt! Phải nhảy từ một tòa nhà ư? Tuyệt nữa!' Nên tôi thích đóng cảnh đó."



Trong một động tác thường thấy ở phim khiêu vũ nhiều hơn hành động, Emmerich và nhà quay phim hợp tác lâu năm Anna Foerster sử dụng ống kính rộng để bắt được nguồn năng lượng vô hạn cũng như thể lực đáng kinh ngạc của Tatum tốt hơn. Qua hiệu ứng hình ảnh và đội ngũ biên tập trên phim trường, nỗ lực hết mình để đảm bảo phim ra mắt đúng thời hạn trong hè, người viết chưa được xem qua cảnh Tatum hành động đã được chỉnh sửa. Nhưng người hào hứng khi thấy thông tin về sự mạo hiểm đầy tham vọng của Emmerich bao phủ rộng rãi. Thực sự, đây có thể là phim quan trọng nhất của Emmerich cho đến nay. Ý người viết là, dù sao đây cũng là Nhà Trắng. Như Kloser phỏng đoán, "Nhà Trắng là một biểu tượng của thế giới tượng trưng cho quyền lực, tự do và dân chủ thật sự. Tất cả thể hiện qua tòa nhà này. Ý tôi là, không biết nữa, còn biểu tượng nào khác khi muốn nói ‘Đây tượng trưng cho thế giới tự do phương Tây. Tôi chẳng biết biểu tượng nào khác. Nếu nhắc đến những điều lớn lao như thế, kiểu gì cuối cùng cũng phải là Nhà Trắng."

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Thursday, July 4, 2013 11:39:27 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,004
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Tại sao khán giả thờ ơ với Giải cứu Nhà Trắng?



Màn hành động ở kỳ cuối tuần vừa rồi được cho là nóng chết người, thế mới nói. Cả hai phim The Heat (sẽ phát hành ở Việt Nam với tựa Cuộc chiến nảy lửa) và White House Down / Giải cứu Nhà Trắng đều được dự đoán có doanh thu ra mắt vào khoảng 35 triệu đôla. Cả hai đều nhận được những lời truyền miệng rất tốt, được đánh giá cùng một điểm A- của CinemaScore. Có chăng, phim hành động nghẹt thở của đôi nam Channing Tatum-Jamie Foxx lợi thế hơn phim hài hành động của đôi nữ Sandra Bullock-Melissa McCarthy một chút.


Cảnh trong phim White House Down


Ấy vậy mà, khi mọi sự lắng xuống, The Heat mở màn với 40 triệu đôla, hơn hẳn mọi kỳ vọng, trong khi White House Down xẹp lép với 25,7 triệu, kém xa cả một dự đoán bi quan nhất.

Sai ở đâu? Sau đây là một vài lý do có thể đã khiến cho White House Down kiếm được ít phiếu của khán giả đến thế.

Olympus Has Fallen / Nhà Trắng thất thủ giải giới White House Down. Có lẽ khán giả thấy kịch bản khủng bố chiếm đóng Nhà Trắng của White House Down quá quen thuộc. Suy cho cùng, chỉ mới có ba tháng từ khi một Olympus Has Fallen tương tự trở thành một thành công dài hơi. Và phim đó đã mở màn với một doanh thu mạnh mẽ bất ngờ là 30,4 triệu đôla, một con số mà White House Down không thể sánh kịp. (Tiện thể nói luôn, Olympus vẫn còn đang chiếu ở rạp. Phim đứng thứ 29 trên bảng xếp hạng ở kỳ cuối tuần vừa rồi, kiếm được khoảng 104.000 đôla ở tuần phát hành thứ 15, tổng doanh thu đến nay là 98,8 triệu, một con số mà chắc White House Down khó lòng bắt kịp.)


Cảnh trong phim The Heat


Roland Emmerich tự giải giới chính mình. 17 năm trước, nhà đạo diễn của White House Down đã phá hủy Nhà Trắng rồi, trong một phim nổi tiếng nhất năm 1996 Independence Day. Lần này, ông không thể lại làm thế với ở đó, nên ông phá hủy Điện Capitol. Dẫu sao đi nữa, phá sập tòa nhà Quốc hội thì không có khả năng có cùng giá trị gây sốc hoặc sự cộng hưởng cảm xúc bằng làm nổ tung tòa nhà của tổng thống.

Tên tuổi. Emmerich nổi tiếng về những thảm họa tàn phá hàng loạt quá tay như 2012 The Day After Tomorrow. White House Down không phải là phim về cơn thịnh nộ cực đoan của thiên nhiên (hay người ngoài hành tinh), mà là về những dân thường lâm vào hoàn cảnh bất thường nhưng ít ra là cũng mơ hồ hợp lý. Tuy nhiên, chi phi làm phim tốn khoảng 150 triệu đôla và đầy ắp những cảnh cháy nổ mãn nhãn và những pha bạo lực khác. Olympus kể cùng câu chuyện, với một kinh phí đạm bạc hơn là 70 triệu đôla. Phim có vẻ sáng tạo hơn, không chỉ vì ra mắt trước, mà là vì phim làm được nhiều thứ với ít tiền hơn.


Roland Emmerich trên trường quay White House Down


Sức mạnh ngôi sao không mạnh như người ta nói. Vào đúng vai (21 Jump Street / Cớm học đường, The Vow / Yêu lại từ đầu, Magic Mike), Tatum là một sức hấp dẫn phòng vé cỡ đại. Vào sai vai (G.I. Joe: Retaliation / G.I. Joe: Báo thù, Side Effects), thì chẳng hấp dẫn được như vậy. Anh là một vũ khí phải được sử dụng cẩn thận. Và Foxx không hề có sức hấp dẫn phòng vé đáng tin cậy chút nào. Được một phim thành công đình đám của Foxx như Django Unchained (ngôi sao của phim này, theo như thiên hạ nghĩ, là biên kịch kiêm đạo diễn Quentin Tarantino cơ), thì có một đống phim thất bại của Foxx như Stealth, Miami Vice, The Kingdom, và The Soloist.

Lời truyền miệng không mạnh như người ta tưởng. Theo CinemaScore, những lời giới thiệu bộ phim này mạnh cũng cỡ những lời giới thiệu The Heat. Nhưng nếu bạn của bạn đã giới thiệu White House Down cho bạn, dường như bạn đã không xem xét gì và nghe lời họ, có lẽ vì...


Cảnh trong phim Monsters' University


Thị trường phim nhắm vào khán giả nam giới đã bão hòa. Các cậu trai có thể tìm thấy hành động trong The Heat, hoặc mạnh hơn nữa, trong Man of Steel / Người đàn ông thép vẫn còn rất mạnh và World War Z / Thế chiến Z. Các ông bố có thể nằm trong lượng khán giả mục tiêu có lẽ đang bận rộn đưa lũ nhóc đi xem Monster's University / Lò đào tạo quái vật. Ngược lại...

Thị trường vẫn cứ đánh giá thấp sức mua vé của phụ nữ. Các cuộc thăm dò cho thấy phụ nữ chiếm phần lớn khán giả ở kỳ cuối tuần vừa rồi cho phim Monsters University và một World War Z thành công bất ngờ. Thế nên có lẽ không ngạc nhiên khi các chuyên gia đánh giá thấp The Heat trong khi lại đánh giá quá cao White House Down.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone và Entertainment Weekly
Lữ Khách Offline
#7 Posted : Friday, July 5, 2013 1:17:27 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,004
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Giải cứu Nhà Trắng: Channing Tatum cứu khổn phò nguy



Nếu bạn sẽ chỉ đi xem một phim duy nhất trong năm nay nói về xâm lược Nhà Trắng ngay từ trong nội bộ nước Mỹ (và một người hùng đơn độc đến cứu) — thì, có lẽ bạn đã xem rồi đấy. Và thế thì khổ rồi.

Vì mặc dù Olympus Has Fallen (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Nhà Trắng thất thủ), ra rạp (ở Mỹ) hồi tháng 3, là phim đầu tiên bắt đầu cuộc đua, White House Down / Giải cứu Nhà Trắng là phim hay hơn một chút, cũng đáng hai tiếng đồng hồ và một túi bắp rang.


Trong White House Down, một người đứng giữa chúng ta và thảm họa
hủy diệt bằng hạt nhân. May thay, người đó là Channing Tatum


Tuy nhiên, nói thật đi — bạn đã xem Olympus Has Fallen chưa vậy? Chắc bạn cũng có cảm giác đã xem phim này rồi.

Một tay mật vụ mang tai mang tiếng, và một bà sếp không mấy tin tưởng anh ta? Đúng rồi. Rất nhiều thắt nút trong cốt truyện liên quan đến đường hầm bí mật và mật mã phóng tên lửa hạt nhân ư? Có luôn. Đứa bé gan dạ chạy khắp Nhà Trắng, và một nội gián điều binh khiển tướng toàn bộ vụ việc? Chứ gì nữa.

Gần như là hai phim tương tự.

Chỉ có điều lần này hay hơn một chút.

Tất nhiên, đạo diễn Roland Emmerich — đã phá hủy Washington lần đầu trong xuất phẩm giải trí ngớ ngẩn tương đương, Independence Day — có những điểm yếu riêng, đứng đầu trong số những nhược điểm đó là chủ ý chính trị vụng về.

Nhưng ít ra Emmerich hiểu yếu tố hoành tráng mà phim ảnh đem lại. Và — không như, ví dụ, các đạo diễn của loạt phim Fast & Furious — ông còn cẩn trọng giữ cho các sự kiện gần như đáng tin, và những cảnh hành động được biên tập hẳn hòin (bạn luôn nhận thấy những nét tinh tế về không gian và sắp xếp bố cục).

Channing Tatum, đang trở thành một ngôi sao từng trải, đủ khôn ngoan để cũng diễn theo những điểm yếu của đạo diễn, hiện thân của một nhân vật cơ bắp mà không ai nghĩ là rất nghiêm túc hay rất thông minh. Và trong khi Jamie Foxx rõ ràng là một hiện thân của Obama, có diễn xuất xuất thần của chính mình.


Jamie Foxx


Còn có một số diễn viên kỳ cựu, bao gồm James Woods, Michael Murphy, và Richard Jenkins luôn được chào đón.

Nhưng những cảnh kiểu Die-Hard-trong-Nhà Trắng mà những ngôi sao thực thụ này — trong những pha hỗn loạn, giết người và đánh xáp lá cà được bố cục chặt chẽ và nhịp điệu nhanh, như một Tatum độc lập tìm cách cứu khổn phò nguy.

Tất nhiên, có những khoảnh khắc hài hước giảm nhẹ, và một số đối thoại sến rển. (Và việc chọn lựa nhân vật phản diện — những kẻ cánh hữu da trắng khó chịu với kế hoạch rút hết quân ở Trung Đông của tổng thống — sẽ không biến cải được những ai đã nghĩ Hollywood là một đoàn quân ô hợp của những người theo chủ nghĩa tự do thiếu năng lực.)

Thực hiện thăm dò chớp nhoáng và phân tích tức thời thì sao? Olympus Has Fallen ra trước, mặc dù có chủ nghĩa hiếu chiến và chủ đề phụ về sắc tộc gây khó chịu. White House Down có những pha hành động hay hơn, tuy nhiên có cảm giác quen thuộc và quá nhiều bông đùa không nên có.



Nhưng nếu bạn chưa chọn xem phim nào thì sao? Hãy đi xem White House Down. Và chỉ việc cảm nhận một chút thư giãn mà mùa phim bom tấn này cũng không còn được bao lâu nữa đâu.

Lưu ý phân loại: Phim chứa nhiều bạo lực và ngôn từ nặng.

White House Down (PG-13) Columbia (137 phút)
Đạo diễn: Roland Emmerich. Với các diễn viên chính: Channing Tatum, Jamie Foxx.

Đánh giá: ★★★

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.547 seconds.