logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2013] Escape Plan | Vượt ngục
binhnt Online
#1 Posted : Wednesday, October 9, 2013 9:00:46 AM(UTC)

Rank: Crew

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự nhiệt tình lăn xả của em dành cho tàu Quái vật

Groups: Translator
Joined: 9/3/2013(UTC)
Posts: 1,063
Location: Moon

Thanks: 463 times
Was thanked: 453 time(s) in 426 post(s)
Escape Plan



Tên phim: Escape Plan

Tựa phát hành tại Việt Nam: Vượt ngục

Ngày phát hành: 18/10/2013(Mỹ) 25/10/2013 (Việt Nam)

Đạo diễn: Mikael Håfström

Kịch bản: Miles Chapman và Jason Keller (kịch bản), Miles Chapman(cốt truyện)

Thể loại: Hành động - Bí ẩn - Ly kỳ

Xếp loại: R

Thời lượng: 115 phút

Nước sản xuất: Mỹ

Hãng sản xuất:
  • Atmosphere Entertainment
  • Emmett/Furla Films


Hãng phát hành:
  • Summit Entertainment
  • Lionsgate


Các diễn viên chính:
Sylvester Stallone ... Breslin
Arnold Schwarzenegger ... Rottmayer
Jim Caviezel ... Hobbes
Faran Tahir ... Javed
Amy Ryan ... Abigail
Sam Neill ... Dr. Kyrie
Vincent D'Onofrio ... Lester Clark

Nội dung chính:

Trong Escape Plan, Sylverster Stallone thủ vai một chuyên gia phụ trách thiết kế hệ thống an ninh cho các tòa nhà bị gài bẫy nên bị bắt giam vào chính nhà tù mà anh thiết kế có tên là “The Tomb”. Tại đó, Stallone phải liên kết với bạn tù của mình là Emil Rottmayer (Arnold Schwarzenegger) để cùng lập ra một kế hoạch thoát ra khỏi “lăng mộ” kiên cố và được bảo vệ an toàn nhất trên thế giới
này.

Trang web chính thức: Click vào đây

Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây

Lữ Khách Offline
#2 Posted : Tuesday, October 22, 2013 5:14:10 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,031
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Arnold Schwarzenegger - Sylvester Stallone: Cuộc cạnh tranh bất phân thắng bại




Escape Plan (phát hành ở Việt Nam với tựa Vượt ngục) là lần đầu tiên Arnold Schwarzenegger và Sylvester Stallone cùng dẫn dắt một phim.


Arnold Schwarzenegger và Sylvester Stallone (trái)


Lưu ý thứ nhất: Schwarzenegger là một trong các diễn viên khách mời của Stallone trong hai phim Expendables đầu tiên. Lưu ý thứ hai: Hai nam diễn viên này đã từng cùng dẫn dắt một phim rồi. Bộ phim đó là nước Mỹ, và thời lượng phim là thập niên 1980. Hai đối thủ lâu đời trở thành đối tác làm ăn rồi bạn cùng nằm viện đã từng cưỡi trên những tháng ngày huy hoàng của thể loại phim hành động. Họ cũng đã làm cho thuật ngữ bộ đôi Hollywood trở thành phổ biến — và dễ dàng trở nên sáo mòn — hơn các bạn trang lứa của họ như Bruce Willis hay Kurt Russell hay Mel Gibson.

Thế nhưng, câu hỏi ai là hình tượng quảng cáo tốt hơn đã trở nên phức tạp hơn trong nhiều thập niên tiếp sau đó, vì sự thất thường của danh tiếng thời hậu kỷ nguyên vàng đã liên tục định nghĩa lại hiểu biết của chúng ta về việc phân định Schwarzenegger/Stallone. Trong nỗ lực vạch ra tình trạng hiện tại cuộc đấu giữa hai chàng trai của thập niên 1980 này, chúng ta phải tách sự nghiệp giống hệt nhau của họ thành từng phần và tuyên bố mang tính kỹ thuật ai là người thắng. Kết quả có thể khiến bạn bất ngờ!

Kết quả ở phòng vé


Arnold Schwarzenegger trong phim The Terminator (1984)


Hãy bắt đầu bằng thước đo này mà chúng ta có thể đo lường một cách có vần luật: các phim của hai ngôi sao đã làm ra bao nhiêu tiền. BoxOfficeMojo trao giải cho Sylvester Stallone, với thành tích 1,8 tỉ đôla, thắng sít sao Schwarzenegger với 1,7 tỉ. Thật không may, với tất cả những con số đó, những số liệu này nói dối. (Lời nói dối thật sự.) (Tiếc quá.) Schwarzenegger kiếm được 1,7 tỉ với số lượng phim ít hơn đáng kể — vai chính đầu tiên không phải là Hercules của anh là trong phim Conan the Barbarian, sáu năm sau khi Stallone đã làm nên tên tuổi với nhân vật Rocky, và Schwarzenegger còn tạm nghỉ ở Sacramento trong gần hết thập niên 2000 (ý nói thời gian làm thống đốc bang California của Arnold - ND). Schwarzenegger kiếm được gần bằng Stallone, với ít phim hơn và trong thời gian ít hơn hẳn, nghĩa là bình quân anh kiếm được nhiều hơn. Hãy dẹp những số đo này đi và chuyển vương miện sang cho Arnold.

Thắng: Schwarzenegger

Ảnh hưởng văn hóa của tính cách ngôi sao


Sylvester Stallone trong Rocky (1976)


Theo cách nào đó thì mọi bộ phim thể thao đều ở dưới cái bóng của Rocky. Dù đó là phim về nhân vật dưới cơ, như Rocky, hay là phim với nhân vật phản Rocky rõ rệt, dù sao thì phim phản Rocky rốt cuộc cũng thành phim Rocky. Moneyball Rocky với các ông bầu. Warrior là hai phim Rocky khác nhau trong một. Any Given Sunday nói về những vận động viên dù được trả lương cao, tự cao tự đại, vênh váo, toàn bộ không giống Rocky cũng ngầm xem mình y như Rocky. Trong Rocky and First Blood, Stallone và cặp mắt mở to trong sáng của anh minh họa cho ý niệm về Gã Tí Hon chiến thắng. Vấn đề là tiếp sau đó Stallone dành gần trọn hai thập kỷ kế tiếp quẳng tính cách đó qua cửa sổ. Anh không muốn làm Tí Hon. Anh muốn làm Khổng Lồ. Anh muốn trở thành Schwarzenegger.

Mà ai chẳng muốn vậy. Schwarzenegger trong thập niên 1980 là một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về nam tính. Anh là Charles Atlas khi đưa nhân vật hoạt hình này lên phim người thật đóng; anh là một cỗ máy sống; anh là người không thể ngăn chặn. Bất kỳ đàn ông Mỹ nào ở độ tuổi 45 cũng đã dành ít nhất một phần thời trai trẻ muốn mình như Arnold Schwarzenegger. Quỷ tha ma bắt, Stallone cũng thế: khi bạn xem các cơ bắp của anh trong Italian Stallion vồng lên suốt trong những phần phim tiếp theo ở thập niên 80, thì bạn mới biết nỗi lo ngại sức ảnh hưởng của Schwarzenegger.

Thắng: Schwarzenegger

Sức bền của phim chuỗi


Sylvester Stallone (phải) trong The Expendables (2010)


Schwarzenegger đóng chính trong các phim Terminator Conan, cả hai loạt phim này hiện đang trong những giai đoạn khác nhau của việc tái kích hoạt. Có hai phim Terminator và một phim Conan tuyệt hay, được tiếp nối bằng những phần tiếp theo không cần thiết. Stallone có Rocky Rambo. Rocky có hai phim tuyệt hay (phần đầu và Rocky IV), hai phim tàm tạm, và hai phim không cần thiết. First Blood thì tuyệt nhưng xưa cũ, Rambo: First Blood Part II thì dữ dội và hoàn hảo, và các phim Rambo sau này là không cần thiết.

Mặc dù Terminator là một phim chuỗi hay xét tổng thể, Stallone lấy được danh tiếng với chỉ hai loạt phim nam tính thành công lâu dài muốn chết (hơn ba thập kỷ!), đó là chưa kể việc nam diễn viên này và đạo diễn của một phim tiềm năng được đề cử Oscar muốn làm một phim ăn theo Rocky. Và Stallone sáng tạo ra loạt phim The Expendables, một nước đi được cho là đúc kết những loạt phim của các ngôi sao hành động khác vào lãnh địa của Stallone.

Thắng: Stallone

Cộng tác


Arnold Schwarzenegger trong phim Terminator 2: Judgment Day (1991) do James Cameron đạo diễn


Schwarzenegger thường xuyên cộng tác với John McTiernan, mẫu hình Plato của đạo diễn phim hành động Hollywood. Anh cũng đã làm phim với những nhà làm phim điên rồ nhất, là John Milius và Paul Verhoeven, mỗi người một phim. Và rồi đến bậc thầy James Cameron, ông vua điện ảnh. Schwarzenegger đã đóng ba trong số tám phim của Cameron, tất cả đều là những bom tấn tượng đài. Trong khi đó, Stallone thường hợp tác với biên kịch và đạo diễn ưa thích của anh là chính anh.

Thắng: Schwarzenegger

Hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh


Sylvester Stallone trong Rambo: First Blood Part II (1985)


Hãy ghi nhận thành tích ở nơi mà danh tiếng được tạo ra. Ngoài việc làm diễn viên, Schwarzenegger được biết đến nhiều nhất là CEO của Arnold Inc., lèo lái cẩn thận sự nghiệp của mình. Schwarzenegger chưa bao giờ viết kịch bản nào, và anh đạo diễn đúng một phim: phim truyền hình Christmas in Connecticut. Stallone nổi tiếng viết kịch bản Rocky trong một kỳ cuối tuần và lèo lái loạt phim này từ hậu trường: anh đạo diễn bốn phim và được ghi tên về kịch bản trong tất cả các phim.

Stallone thực sự được ghi danh về kịch bản một số lượng phim đáng kể, và dù cho bạn nghĩ rằng nhiều ghi nhận là theo hợp đồng, có một quan điểm không thể phủ nhận xuyên suốt công việc của Stallone, đặc biệt là trái ngược với nhân vật hậu thập niên 1980 được tỉa tót của Schwarzenegger. Quỷ thật, Stallone còn có thời gian viết kịch bản Homefront, phim sắp ra mắt của Jason Statham/James Franco. Phải được thừa nhận, anh còn đạo diễn Staying Alive. Nhưng này: Anh có đạo diễn phim. Cũng đáng để chỉ ra rằng: Stallone từng được đề cử Oscar.

Thắng: Stallone

Hoạt động ngoài phim ảnh

Arnold Schwarzenegger từng là Thống đốc bang California.

Thắng: Schwarzenegger

Sức hấp dẫn thời vàng son


Sylvester Stallone, trái, trong Rambo: First Blood Part 2 (1985) - Arnold Schwarzenegger trong Commando (1985)


Tất nhiên chuyện này thuần túy chủ quan, vì thế tác giả bài viết đã làm một cuộc nhiệm ý các đồng nghiệp, rằng Arnold hay Sly ở thời vàng son thì ai hấp dẫn hơn. Phản hồi bao gồm “Ah-nuld” đến “tôi bỏ phiếu giùm mẹ tôi, bà dán poster Sly trên trần phòng hồi đại học.” Vì chuẩn mực hấp dẫn nam tính đã thay đổi triệt để trong vòng 30 năm qua, tác giả không còn cách nào khác là chọn theo mẹ của bạn đồng nghiệp.

Thắng: Stallone

Độ khó của việc bắt chước

Một trận quyết đấu phức tạp bất ngờ. Giọng nói của Schwarzenegger làm say mê hơn, nhưng cũng dễ nhại hơn, như bạn có thể biết từ việc cả đời nghe giọng của Schwarzenegger. Tác giả bài viết này cho rằng giọng của Sly khó bắt chước hơn.

Thắng: Stallone

Khả năng phát triển sự nghiệp hiện tại


Arnold Schwarzenegger (phải) và Sylvester Stallone trong Escape Plan (2013)


Stallone tái sáng tạo bản thân bằng cách quay về với những điều căn bản, khởi động hai loạt phim Rocky Rambo vào giữa thập niên 2000 và mở đường cho sự phục hưng của những ngôi sao hành động đã nghỉ hưu. Trong quá trình đó, Stallone cũng tái phát hiện điều đã khiến anh có sức thu hút hồi ban đầu: Cảm giác anh là kẻ yếu thế. Việc tái phục hưng thập niên 80 xem ra giờ đã cạn kiệt — Bullet to the Head thua, và Escape Plan không có triển vọng cao dù được những bài bình luận tử tế — nhưng Stallone tự mình thoát ra khỏi vòng xoáy trôn ốc chết người của các vai khách mời Spy Kids. Schwarzenegger kém may mắn với sự nghiệp hậu chính trị, tai tiếng lừa dối tiếp nối doanh thu thất vọng của The Last Stand.

Schwarzenegger đang kiên nhẫn chờ đợi tái kích hoạt Conan Terminator, nhưng bạn có thể cho rằng anh đang theo kiểu giải trí mà Stallone đã làm nửa thập kỷ trước. Stallone, ngược lại, đảm nhận những vai diễn con người hơn (dù có vẻ buồn cười) trong Grudge Match Reach Me năm tới.

Thắng: Stallone

Kết luận

Stallone thắng sít sao Schwarzenegger với tỷ số 5-4. Nhưng kết quả đó không chừng sẽ thay đổi, nếu phim tái kích hoạt Conan Terminator của Schwarzenegger được làm, hoặc nếu Triplets cùng đóng với Eddie Murphy không phải chỉ là một giấc mơ đẹp. Đáng kể là, Arnold lần nữa lại làm phim tập thể hình… trên Instagram. Liệu đây có phải là bắt đầu hoạt động thứ 10 của anh? Chỉ có thời gian — và khoa học — mới trả lời được.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Entertainment Weekly
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Friday, October 25, 2013 1:36:29 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,031
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Escape Plan còng tay hai ngôi sao với cốt chuyện phi lý



Ông già bà già cầm súng dường như đã trở thành thứ mốt lan tràn ở Hollywood.

Nhưng dù Escape Plan (phát hành ở Việt Nam với tựa Vượt ngục) có cố gắng đến đâu để được như Expendables / Biệt đội đánh thuê hay RED / Cựu CIA tái xuất thì hành trình vượt ngục này vẫn không thể nào thoát khỏi xiềng xích của trào lưu phim những năm 80, kể cả khi các ngôi sao của phim đã có một sự nghiệp dữ dội.


Áp phích phim


Không hẳn là không có gì đáng nhớ cho những người hâm mộ Sylvester Stallone và Arnold Schwarzenegger, hai diễn viên rốt cuộc có nhiều đất diễn hơn so với những phút ngắn ngủi trong loạt phim Expendables.

Không giống phim đó, kiểu phim không đòi hỏi gì nhiều ở các diễn viên luống tuổi ngoài quyết định khôn ngoan và bắn chuẩn xác, đạo diễn Mikael Hafstroom (1408, The Rite) cố đan cài các lớp tình tiết rồi đưa vào cả vấn đề chính trị để rồi tất cả chẳng ra gì.

Stallone vào vai Ray Breslin, một tác giả nổi tiếng chuyên về vượt ngục trong một phần chiến lược của Cục đặc trách nhà tù liên bang (Federal Bureau of Prisons) để giữ gìn bảo mật cho các nhà tù nước Mỹ.

Đó là cú sẩy chân đầu tiên của bộ phim. Thay vì vào vai một người đàn ông bị kết án oan, như trong loạt phim Rambo, Stallone lại được đề nghị vào vai điều tra viên xảo quyệt. Và đây không phải là một bộ phim trí tuệ cho lắm: Trong mười phút đầu tiên, Breslin chọn ngẫu nhiên một bạn tù để "làm kẻ thù" và biết các tay chơi trên sân trại giam.

Breslin nhận được lời đề nghị hấp dẫn từ CIA để đào tẩu tại một nhà tù vào hạng siêu cách biệt, thiết lập để làm những tên tội phạm nguy hiểm nhất thế giới biến mất vĩnh viễn.


Sylvester Stallone (trái) và Arnold Schwarzenegger trong Escape Plan


Nhà tù đó – có phần giống với nơi được tạo ra để giam giữ Magneto với những xà lim thủy tinh – đang là chỗ cầm chân Emil Rottmayer (Schwarzenegger), tù nhân già nua luôn tỏ ra như một hướng dẫn viên du lịch cho nhà tù, với các bạn tù và cả tên cai ngục tàn bạo Hobbes(Jim Caviezel vào một vai vô dụng chỉ biết huýt gió và cười khẩy). Rottmayer thông báo cho Breslin biết những gì khán giả biết ngay sau đoạn giới thiệu đầu: rằng nhà tù đã bị mua chuộc và Breslin đang bị đặt bẫy.

Nếu có ai đó hoàn thành bổn phận của mình trong phim, thì đó chỉ có thể là Schwarzenegger, trông vẫn ổn với chòm râu dê và mái tóc muối tiêu. Trong khi không cần luyện tập cho các bài phát biểu nhận giải, anh đem đến những phút hài hước ít ỏi của bộ phim, và thậm chí chuyển qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Đức một cách trơn tru trong một số cảnh. Schwarzenegger có vẻ là người duy nhất ở đây thực sự coi bộ phim là một cuộc vui đùa.

Nhưng ở đây anh không có sự hỗ trợ. Stallone vẫn luôn lầm lì như mọi khi, và sự bí hiểm của anh, cách nói lầm bầm cảm giác không đúng chỗ đối với một nhân viên chính phủ thiên tài trong bộ đồ tù màu cam. Caviezel và Vincent D'Onofrio chẳng có vai trò gì mấy, còn rapper Curtis Jackson (50 Cent) nên tiếp tục với sự nghiệp âm nhạc của mình.


Đạo diễn Mikael Hafstrom (phải) trên trường quay Escape Plan


Người hâm mộ thể loại hành động – đặc biệt tín đồ những pha triệt hạ không cần suy nghĩ của phim thập niên 80 – có thể sẽ cảm thấy chấp nhận được, đặc biệt tình trạng lộn xộn phi lí của màn ba. Dù khán giả trông đợi những thứ như lời thoại và cốt truyện, không chừng sẽ muốn tìm đến lối ra trong rạp phim để nhanh chóng trốn thoát.

Đánh giá: 2/4 sao

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: USA Today
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.197 seconds.