logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2012] Wrath of The Titans - Sự nổi giận của các vị thần
Yên Khuê Online
#1 Posted : Monday, March 5, 2012 9:57:20 PM(UTC)

Rank: Chief Officer

Medals: Hoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự bay bổng và kiến thức của em đã thổi hồn cho con tàu Quái vật Điện ảnh! Casper

Groups: Super Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 15,926
Location: Học viện phù thủy

Thanks: 5686 times
Was thanked: 6970 time(s) in 5275 post(s)
Wrath of The Titans




Tên phim gốc: Wrath of The Titans
Ngày phát hành: 30/3/2012 (Mỹ)
Đạo diễn: Jonathan Liebesman
Kịch bản: Dan Mazeau, David Johnson
Thể loại: Hành động – Giả tưởng - Kỳ ảo
Xếp loại: PG-13
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất: Legendary Pictures, Thunder Road Pictures, Warner Bros. Pictures
Các diễn viên chính:
Liam Neeson... Zeus
Ralph Fiennes... Hades
Sam Worthington... Perseus
Rosamund Pike... Andromeda

Nội dung chính:
Perseus dấn thân xuống cõi dưới để giải cứu Zeus, đã trở thành mục tiêu bắt cóc của đứa con trai phản bội, Ares, và người anh, Hades.


Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer Click vào đây


Dreams see us through to forever
Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Wednesday, March 28, 2012 8:12:26 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Sam Worthington trở lại với vai diễn Perseus trong Sự nổi giận của các vị thần


Sam Worthington trở lại với nhân vật Perseus trong bộ phim hành động phiêu lưu 3D của Warner Bros. Wrath of the Titans / Sự nổi giận của các vị thần, mang cuộc chiến trở lại vùng đất thần thoại của những vị thần và quái vật trong trận chiến quy mô lớn hơn, táo bạo hơn bao giờ hết. Và đối với người hùng của chúng ta, Perseus, lần này là cuộc chiến cá nhân.

Đó là chuyến phiêu lưu thú vị đưa Perseus đến những nơi mà chưa người phàm trần nào từng đặt chân đến và đọ sức với kẻ thù mà chưa người nào từng chạm mặt," đạo diễn Jonathan Liebesman tuyên bố.

Sống sót sau cuộc chạm trán đầu tiên trong hang ổ của Medusa ở địa ngục 10 năm trước, Perseus đã cố gắng quên đi những loài ma quỷ trong quá khứ và sống cuộc sống người ngư dân yên bình cùng người con trai. Nhưng anh không còn sự lựa chọn nào khác khi chiến tranh xảy đến với mình, và mặc dù cố gắng che giấu thân phận á thần trong nhiều năm, anh cũng không thể chối bỏ quyền thừa kế... hoặc vị trí của mình trên chiến trường.



"Trong nhiệm vụ đầu tiên, Perseus đã mất đi một người quan trọng đối với anh và quyết tâm trả thù, vì thế ở mức độ nào đấy, có lẽ sự sống chết không làm anh bận tâm," Worthington nhớ lại. "Nhưng giờ đây anh trở nên chín chắn, có một người con mà anh yêu thương tha thiết, và mãn nguyện với cuộc sống hiện tại. Anh nhìn thế giới khác hẳn đi; anh không hề muốn thế giới đó thay đổi."

Worthington nói rằng anh quan tâm đến việc khám phá những thay đổi của nhân vật sau một thập kỷ hoặc cuộc sống đã qua của Perseus. "Không như lúc trước, giờ đây anh miễn cưỡng tham gia trận chiến. Đó không phải là một quyết định dễ dàng, và sự do dự là bởi anh cố gắng xác định xem điều gì là đúng đắn: từ biệt con trai để cứu giúp cha mình hay để mặc người cha giải quyết khó khăn một mình?"

"Trong thần thoại Hy Lạp," Liebesman nói, "các vị thần luôn bỏ mặc gia đình phàm tục của mình. Họ rất ích kỷ. Perseus, mặc dù là một á thần, nhưng cố gắng sống vị tha như một người phàm trần, nuôi nấng con mình."

Sự lựa chọn ban đầu của Perseus có vẻ dễ dàng: anh là một người cha, anh sẽ không đi đâu cả, dù Zeus van nài thế nào đi nữa, dù Zeus có ám bao nhiêu giấc mơ của anh. Nhưng quyết định không nằm trong tay anh khi cuộc chiến thực sự xảy đến với việc quái vật ba đầu Chimera đáng sợ tấn công ngôi làng của anh. Đương ngiên, bởi chiến đấu với quái vật, sự việc trở nên rõ ràng đối với mọi người - kể cả con trai anh - rằng Perseus không phải là chàng ngư dân bình thường.



Bất kể Perseus muốn mọi thứ tệ hại trở về như lúc ban đầu như thế thế nào, rõ ràng là không thể được - và rằng Zeus đã đúng, thế giới đang thay đổi. Đó là thông điệp mà thần sấm cũng đã cố gắng chuyển đến người anh em Hades, nhưng lời cảnh báo đã bị để ngoài tai.

Theo nhà sản xuất David Leslie Johnson, "Trong thần thoại, chuyến phiêu lưu vĩ đại nhất của Perseus chấm dứt sau khi cứu thoát nàng Andromera, đã thực hiện trong phần phim đầu. Chúng ta tưởng tượng anh sẽ làm gì tiếp theo, mở ra chuyến phiêu lưu mới cho bản thân, về bản chất là sáng tạo nên một 'thần thoại bị mất' mà có vẻ như là một phần trong thần thoại của anh."

Thần thoại cổ xưa quen thuộc đối với tất cả chúng ta, đó là lý do mà thần thoại lưu truyền trong nhiều thế kỷ," nhà sản xuất Polly Johnsen nhận xét. "Những nhà viết kịch bản đã nảy ra ý tưởng phù hợp - một câu chuyện có liên quan, phù hợp, đi sâu vào chủ đề phổ biến yêu và ghét giữa cha và con, và sự ganh đua giữa những anh chị em. Sau đó Jonathan mang yếu tố thực tế vào, kết hợp với yếu tố kỳ ảo, tôi nghĩ là tốt hơn cho cả hai thế giới."

"Chúng tôi cố gắng làm một bộ phim thiên anh hùng ca ở mọi khía cạnh - một câu chuyện đầy cảm hứng với chủ đề có tác động mạnh, những sinh vật khổng lồ, những cảnh phim hành động ngoạn mục, phong cảnh hùng vĩ và những nhân vật có tính biểu tượng do dàn diễn viên cực kỳ tài năng thủ vai,” Liebesman kết luận.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Manila Bulletin
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Saturday, April 7, 2012 7:25:39 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Sự nổi giận của các vị thần



Hồi năm 2010, bản làm lại Clash of the Titans trở thành phim chuyển đổi 3D tồi tệ nhất lịch sử, và không ai muốn xem. Sau thành công của Avatar, Warner Bros. quyết định chuyển đổi Clash sang định dạng 3D với thời gian chỉ còn chưa đến sáu tuần trước ngày phát hành, buộc các nhà làm phim cho ra mắt một phiên bản hiệu ứng 3D nửa vời không chỉ xấu xí mà còn gây buồn nôn. Phiên bản Clash đó không còn nữa, tất nhiên rồi -- hiệu ứng 3D trên bản đĩa Blu-Ray hoàn toàn khác -- những những ai đã xem phim này ở rạp đều luôn nhớ rằng phim quá tệ.



Với Wrath of the Titans / Sự nổi giận của các vị thần, Warner Bros. tìm cách bù đắp sai lầm trong quá khứ bằng cách cho ra mắt một phim cũng lại được chuyển đổi 3D hậu kỳ, nhưng lần này được làm cẩn thận chu đáo hơn. Vậy họ có thành công không? Liệu đạo diễn Jonathan Liebesman làm ra một phim 3D đáng tiền vé phụ thu không? Hãy xem bài viết mới nhất trong loạt bài 3 D hay không 3 D của Cinema Blend do Quái vật Điện ảnh giới thiệu, trong đó chúng tôi giúp bạn quyết định vé nào tốt nhất để xem quái vật ngông cuồng của tạo hình vi tính này nhé.

Tính phù hợp

Khi bạn có một phim sử thi lớn với rất nhiều sinh vật do tạo hình vi tính mà có, giáo gươm loẻng xoẻng, quân lính rầm rộ bụi mù và gầm rú trên trời cao, bạn đã có nhiều thứ mà 3D kỹ thuật số đúng là dành cho chúng. Càng nhiều đồ họa vi tính càng tốt, mà Wrath of the Titans thì đầy ắp quái vật, binh lính và đinh ba do vi tính tạo ra. Chúng còn có màu sắc sáng sủa hơn ở định dạng 3D, nhờ phim diễn ra phần lớn ở Hạ giới. Không hoàn toàn phù hợp như Hugo Avatar, nhưng gần với cái tốt nhất mà bạn có thể có.

Điểm: 4/5




Kế hoạch và công sức

Đúng, đây là phim 3D hậu chuyển đổi. Nhưng đạo diễn Liebesman đã nói về quá trình ra quyết định của ông và cách ông hoàn thành việc hậu chuyển đổi, và xem ra ông đã có suy tính. Quan trọng nhất là, ông biết rõ mình đang làm phim 3D, cho ông thời gian cân nhắc những ứng dụng 3D hay ho, biên tạp theo hiệu ứng 3D, và thậm chí dàn dựng những cảnh phim tận dụng được công nghệ 3D. Điều này hoàn toàn trái ngược với hoàn cảnh của Clash of the Titans, và ví thế hiệu ứng 3D cũng tốt hơn hẳn.

Điểm: 5/5

Trước màn ảnh

Một số người xem việc có thứ này thứ nọ bay vào mặt khán giả là trò quảng cáo. Đây là tuyệt chiêu của 3D, mà đạo diễn Liebesman sử dụng khá dè xẻn trong Wrath of the Titans. Một quái vật CGI ngoác mồm nuốt chửng Perseus. Vài đường gươm vọt ra khỏi màn ảnh, lửa như táp về phía bạn -- quả thật phim không dừng lại và nói "Xem chiêu nè!" mà những tuyệt chiêu đó len lỏi vào trong hành động, khiến phim hay hơn. Một sự cân bằng hoàn hảo giữa phô trương cường điệu với sự thú vị do 3D mang lại.

Điểm: 5/5



Sâu trong màn ảnh

Có một ít khoảnh khắc Wrath of the Titans thực sự vận dụng được chiều sâu do công nghệ 3D tạo ra -- tức là làm cho như thể bạn nhìn xuyên vào màn ảnh vào một thế giới thực. Nổi bật là một cảnh nhanh trong đó máy quay di chuyển xuống hạ giới để thăm Hades và Zeus, lướt nhào xuống những tảng đá như thể bạn đang trên một chuyến tàu lượn cao tốc? Phô trương ư? Đúng rồi. Nhưng cũng cực kỳ hiệu quả. Chiều sâu không nhiều như trong những đại cảnh chiến đấu, và rõ ràng là nhóm chuyển đổi 3D chọn khoảnh khắc này để tận dụng 3D, và quả là họ đã làm rất tốt.

Điểm: 4/5

Độ sáng

Bạn có biết là đeo kính 3D thì cũng như đeo kính râm trong rạp không? Khi hiệu ứng 3D được xử lý kém, hình ảnh sẽ tối tăm dễ sợ, nhưng Wrath of the Titans đã xoay sở khá tốt với vấn đề này; ngay cả những cảnh diễn ra trong rừng tối âm u hay trên chiến trường mịt mù cũng thấy rõ. So với Clash of the Titans dường như giảm nửa độ sáng, phần phim này được cải thiện hoàn toàn.

Điểm: 5/5



Thử bỏ kính

Nếu bạn ngờ vực rằng hình ảnh có được xử lý để đáng với phụ phí vé 3D bạn bỏ ra không, hãy thử bỏ kính. Hình ảnh càng mờ thì khi mang kính 3D trở vào hình ảnh càng rõ; nếu bỏ kính ra mà hình ảnh cũng y như vậy thì là bạn đã phí tiền. Hiệu ứng 3D được làm rất tốt của Wrath of the Titans tức là bạn thấy rất nhiều hình ảnh mờ ảo, cả những cảnh xem ra không có gì 3D khi đeo kính trở vào. Hiệu ứng 3D không thể hiện trong mọi hình ảnh, nhưng ngay cả cảnh chỉ có hai người đối thoại, chiều sâu 3D cũng được vận dụng tinh tế.

Điểm: 5/5

Sức khỏe của khán giả

Nếu bạn đã xem phim trước đó của Jonathan Liebesman, Battle: Los Angeles, bạn sẽ biết ông có thiên hướng với máy quay rung khiến cho ngay cả người xem phim cứng cựa cũng phát ốm. May thay trong Wrath of the Titans thiên hướng này của ông dịu xuống, nhưng chưa đủ với bất cứ ai dễ buồn nôn khi xem phim 3D. Ông đã làm tốt việc bù đắp hiệu ứng mờ ảo của 3D trong quyết định di chuyển máy quay như thế nào, nhưng tốc độ phim này vẫn nhanh quá, nên bạn hãy tự định đoạt lấy nếu như bạn có khuynh hướng buồn nôn khi xem phim 3D.

Điểm: 3/5



Kết luận Wrath of the Titans là ví dụ tốt của việc chuyển đổi 3D hậu kỳ có thể ứng dụng cho phim hành động, được lên kế hoạch cẩn thận và xử lý chu đáo, mà không lạm dụng. Với đôi chút vấn đề về 3D, Wrath of the Titans hoàn toàn thích hợp cho định dạng này. 3D không bổ sung yếu tố quyết định cho trải nghiệm xem phim, nhưng nếu bạn là người hâm mộ 3D, có lẽ bạn sẽ có được cái bạn đã bỏ tiền ra mua.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Monday, April 9, 2012 10:24:30 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Sự phẫn nộ của các vị thần


Làm sao một bộ phim trông hoành tráng lại có vẻ nhỏ hẹp như thế? Đầy những quái vật trong thần thoại, các anh hùng huyền thoại được rèn luyện và bản thân các vị thần – tất cả được gom vào một cuộc chiến nơi số phận của con người (và thần linh) đặt trên bàn cân – ấy vậy mà Wrath of the Titans (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Sự phẫn nộ của các vị thần) lại làm cho nó trở thành trống rỗng và vô vị.

Theo cách đó, bộ phim – rõ ràng là phần tiếp theo của Clash of the Titans (2010) – rất giống với địa ngục rộng lớn nơi các anh hùng của chúng ta làm nhiệm vụ. Vương quốc của Hades (Ralph Fiennes) là nơi các linh hồn người chết tồn tại vĩnh cửu. Chỉ có điều nơi đó hầu như không có bóng ma nào khi người hùng Perseus của chúng ta đặt chân đến. Thật vậy, những nhà làm phim hàng đầu sẵn sàng dựng cảnh giả, nhưng chiều sâu và phần chính yếu của địa ngục lại không có. Nơi này không gây cảm giác là chốn buồn thảm, tàn lụi của vô số thế hệ linh hồn bị quên lãng buồn thảm mà nhà đồ họa vi tính những tưởng.



Sam Worthington trở lại trong vai Perseus, một bán thần con của thần Zeus (Liam Neeson). Anh chỉ muốn sống cuộc đời bình thường của một ngư dân người trần với đứa con trai bé bỏng mà anh đã một mình nuôi dạy sau khi nhân vật của Gemma Arterton bị loại khỏi kịch bản sau phần đầu. Nhưng giống như Michael Corleone (con trai của trùm mafia trong phim Bố già - ND) từng chiêm nghiệm, ngay khi anh nghĩ mình ngoài cuộc, họ lôi anh trở lại. Khác với Michael – cha anh không bao giờ muốn anh dính vào việc nhà – cha của Perseus hoàn toàn mong muốn con trai mình dấn thân vào cuộc sống chống lại các vị thần.

Thực ra, Zeus rất cần điều đó xảy ra. Khi lòng tin của con người vào các vị thần cổ đại ngày càng suy giảm, Zeus và các thần khác dần mất đi quyền năng. Hậu quả là, các vị thần còn xa xưa hơn – những người khổng lồ – đe dọa phá vỡ những xiềng xích không-vĩnh-cửu và thoát khỏi địa ngục mà Zeus cùng hai người anh Hades và Poseidon đã đày họ xuống. Dĩ nhiên cuối cùng Perseus không có lựa chọn nào khác ngoài tham gia khi cuộc chiến lan xuống quê hương anh và đẩy con trai anh vào hiểm nguy.



Giống như phần trước, Wrath of the Titans thết đãi hàng tá quái vật và những kỳ công bằng đồ họa vi tính: người khổng lồ một mắt, quái vật Chimera hai đầu, những bức tường thành lao vút quanh bạn với tốc độ kinh hoàng và còn nữa. Đa phần những chi tiết này đều có trong đoạn phim giới thiệu, và tiếc là không có nhiều điều mới lạ để dành cho phim. Hơn nữa, người viết đã xem thử phim ở IMAX 3D và nhận thấy hầu hết các cảnh hành động khó mà hiệu quả trên màn ảnh quá cỡ (điều này có thể không gặp đối với định dạng cỡ thông thường).

Rosamund Pike (Die Another Day) tham gia loạt phim với vai Andromeda (Alexa Davalos thủ diễn trong phần trước) nhưng đến phần này về cơ bản được biến đổi thành một nhân vật hoàn toàn mới – một nữ hoàng chiến binh cùng làm nhiệm vụ với Perseus. Toby Kebbell (RocknRolla) đem đến chút hài hước trong vai Agenor gian xảo, em họ của Perseus, một tay lừa đảo là con một vị thần. (Kebbell có vẻ như là điều duy nhất có thể khiến Worthington trở nên hòa đồng hơn, vì hai người thường vui vẻ đấu khẩu với nhau). Bill Nighy vào vai thần Hephaestus bị đày xuống trần, sống với cú vàng Bubo thông thái trong bản gốc năm 1981. Bubo giờ đây không nói chuyện với ai trừ Hephaestus, vị thần đã trở nên hơi gàn dở từ khi bị đày.



Kỳ lạ là vì sao chú cú Bubo lặng im để lại ấn tượng nhiều hơn cho người viết hơn là những nhân vật khác? Đúng vậy, có điều cần ngẫm nghĩ về Perseus và người anh cùng cha khác mẹ Ares (Edgar Ramirez), một vị thần trở nên độc ác vì nhận thấy cha mình yêu thương Perseus hơn. Neeson và Fiennes còn chia sẻ chút tình cảm yêu ghét như anh em. Nhưng điều này hoàn toàn không hiệu quả, bởi thời lượng phim ngắn một cách bất ngờ, khoảng 1 giờ 40 phút chắc chắn không giúp gì được về mặt này.

Khoảnh khắc đặc biệt ấn tượng đó là khi mối đe dọa chính của cơn thịnh nộ được giải phóng – Kronos, người khổng lồ to như quả núi sinh ra từ dung nham, cuồng nộ và báo thù. Kronos còn là cha của Zeus và Hades, ông của Perseus, nhưng không ai – dù là các nhân vật hay các nhà làm phim – có ý định giao thiệp với con quái vật; không tiếp xúc, trừ việc giết hoặc bị nghiền nát thành từng mảnh. Kronos vì thế không là một nhân vật nữa, mà chỉ là yếu tố phụ. Và chủ đề bất hòa trong gia đình lẫn trách nhiệm của từng thế hệ trong phim gần như bị gạt bỏ. Kronos trông rất khủng khiếp, nhưng mặt cảm xúc trong những cảnh có ông ta hầu như không có.

Điều này gây thất vọng, vì đạo diễn Jonathan Liebesman (Battle: Los Angeles) có con mắt tinh tường và ông mang đến cho bộ phim vài chi tiết hình ảnh rất đẹp. Nhưng đó không phải là điều duy nhất mà người hâm mộ chờ đợi.

Đánh giá: 2/5 sao | 4/10

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.230 seconds.