logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2012] Life of Pi l Cuộc đời của Pi
sherry Offline
#1 Posted : Thursday, November 15, 2012 7:39:15 PM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự cần mẫn và niềm say mê đặc biệt dành cho các Giải thưởng & LHP của emHoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự tinh tế của bạn đã chắp cánh cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 809
Location: Hanoi

Thanks: 850 times
Was thanked: 653 time(s) in 548 post(s)
Life of Pi





Tên phim gốc: Life of Pi
Tên phát hành ra rạp: Cuộc đời của Pi
Đạo diễn: Lý An
Kịch bản: David Magee
Nguyên tác: Yann Martel
Ngày phát hành: 21/11/2012 (Mỹ), 14/12/2012 (Việt Nam)
Thể loại: Tâm lý – Phiêu lưu
Xếp loại: PG
Thời lượng: 127 phút
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
* Rhythm and Hues
* Fox 2000 Pictures

Các diễn viên chính:

* Suraj Sharma … Pi Patel
* Irrfan Khan … Pi ở tuổi trưởng thành
* Adil Hussain … cha Pi
* Tabu … mẹ Pi
* Gerard Depardieu … đầu bếp
* Rafe Spall … Yann Martel

Nội dung chính:

Dựa trên cuốn tiểu thuyết ăn khách của Yann Martel, câu chuyện phiêu lưu kỳ diệu xoay quanh Pi Patel, cậu con trai lớn trước tuổi của một người trông nom vườn thú. Đang sống ở Pondicherry, Ấn Độ, cả nhà quyết định chuyển tới Canada bằng cách đi nhờ trên một chiếc tàu chở hàng lớn. Sau vụ đắm tàu, Pi nhận ra mình lênh đênh giữa Đại Tây Dương trên chiếc thuyền cứu sinh dài 8 mét cùng với một ngựa vằn, một linh cẩu, một đười ươi và một chú hổ Bengal nặng 200 kí tên là Richard Parker, tất cả đấu tranh để sống sót.

Trang web chính thức: Click vào đây!
Trang IMDb: Click vào đây!

Trailer: Click vào đây!


My home {click}
1 user thanked sherry for this useful post.
Yên Khuê on 11/15/2012(UTC)
sherry Offline
#2 Posted : Wednesday, November 21, 2012 7:53:49 PM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự cần mẫn và niềm say mê đặc biệt dành cho các Giải thưởng & LHP của emHoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự tinh tế của bạn đã chắp cánh cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 809
Location: Hanoi

Thanks: 850 times
Was thanked: 653 time(s) in 548 post(s)
Lý An và tác phẩm 3D mới nhất: Life of Pi


Đạo diễn thắng giải Oscar hiện đang ở New York – Lý An – vừa công bố ở Đài Bắc rằng 70% bộ phim 3D mới nhất của ông là Life of Pi sẽ được quay ở Đài Loan.

“Bộ phim phiêu lưu giả tưởng này được lên lịch khởi quay tại sân bay Thủy Nam ở trung tâm thành phố Đài Trung của Đài Loan vào tháng giêng năm 2011,” vị đạo diễn gốc Đài Loan loan tin trong một cuộc họp báo.

Cùng dịp này, trưởng Phòng Thông tin Chính phủ Johnny Chiang cho biết ông rất vui được thấy Lý An trở về Đài Loan cùng đoàn làm phim để quay một bộ phim sau khi làm việc ở nước ngoài và gây dựng danh tiếng trên trường quốc tế hơn một thập kỷ.

“Chúng tôi hy vọng phim mới của Lý An sẽ giúp ngành điện ảnh của chúng tôi vươn lên những mối liên kết mới với cộng đồng quốc tế,” ông Chiang nói.


Đạo diễn Lý An [Ảnh: Focus Taiwan]


Lý An cho biết ý tưởng quay Life of Pi ở Đài Loan đến với ông hồi năm ngoái khi ông về tham dự liên hoan phim thường niên Kim Mã.

“Ban đầu, tôi cảm thấy hơi băn khoăn vì đây sẽ là một bộ phim quy mô lớn với phạm vi rộng và sẽ bao gồm ba yếu tố nan giải: nước, trẻ em và động vật. Lúc đó tôi không chắc liệu Đài Loan có phải nơi lý tưởng để quay phim không,” đạo diễn cho biết.

Khiến ông bất ngờ hơn, hãng phim 20th Century Fox quyết định quay phim ở Đài Loan và Ấn Độ sau khi đánh giá tổng thể.

Trong vài ngày trước, Lý An và đoàn làm phim gồm 150 người đã tìm khắp Đài Loan để có những địa điểm quay phim thích hợp.

Lý An cho biết, “Tất cả thành viên trong đoàn đều có ấn tượng tốt với Đài Loan, khiến tôi thấy rất hãnh diện.”

Đây sẽ là bản phim 3D chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Ấn Độ Yann Martel. Phim kể về câu chuyện cuộc đời của một cậu bé Ấn Độ 16 tuổi tên Pi với phiêu lưu, sống còn và niềm tin sau vụ đắm tàu thương tâm trên đường cậu đi từ Ấn Độ đến Canada.

Cậu bé trôi giạt trên biển Thái Bình Dương suốt 227 ngày trước khi đến Mexico.

Vì các bãi biển ở công viên quốc gia Khẩn Đinh phía bắc Đài Loan gần giống với các bờ biển Mexico được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết đoạt giải, nên Lý An cho biết trong phim, ông sẽ thu xếp để Pi Patel đổ bộ ở Khẩn Đinh.

Lý An cho biết, quá trình quay phim ở Đài Loan sẽ bắt đầu từ ngày 3/1 đến cuối tháng 5 năm sau, và bộ phim dự kiến được công chiếu trên toàn cầu vào tháng 12.

Một chàng trai trẻ 17 tuổi người Ấn Độ đã được chọn vào vai Pi Patel.


Suraj Sharma [Ảnh: Sohu]


Suraj Sharma, một học sinh đến từ Delhi, đã vượt qua 3.000 thiếu niên cạnh tranh cho vai diễn này. Đã một năm từ khi Lý An công bố kế hoạch đưa câu chuyện phiêu lưu của Pi lên màn ảnh rộng, nhưng việc tìm kiếm diễn viên và quyết định ngân sách là cả một quá trình dài.

Theo tin từ tờ USAtoday, nhà đầu tư của phim là 20th Century Fox đã giàm ngân sách ban đầu từ 70 triệu USD xuống còn 50 triệu USD. Tuy nhiên, phim vẫn được quay ở dạng 3D, như đạo diễn giải thích, “Cảnh biển sẽ hoàn hảo với bản 3D. Tôi nghĩ 3D sẽ thay đổi cách người ta trải nghiệm cảm giác về biển.”

Tiểu thuyết Life of Pi được xuất bản năm 2001, kể về cậu bé Ấn Độ tên Piscine Molitor Patel, gọi tắt là Pi. Cậu bé sống sót sau vụ đắm tàu với bốn con vật: một con đười ươi cái, một chú ngựa vằn bị thương, một con linh cẩu đói khát và một anh cọp Bengal đầy nguy hiểm.

Dịch: © Trúc Phương @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Focus Taiwan & CRIENGLISH


My home {click}
sherry Offline
#3 Posted : Wednesday, November 21, 2012 8:00:18 PM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự cần mẫn và niềm say mê đặc biệt dành cho các Giải thưởng & LHP của emHoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự tinh tế của bạn đã chắp cánh cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 809
Location: Hanoi

Thanks: 850 times
Was thanked: 653 time(s) in 548 post(s)
Life of Pi 3D khai mạc Liên hoan phim New York




Lý An (trái) và áp phích phim Life of Pi [Ảnh: cntv.cn]


Đạo diễn Lý An đã khai mạc Liên hoan phim New York lần thứ 50 bằng bản chuyển thể tiểu thuyết Life of Pi của Yann Martel. Những bình luận ban đầu về bộ phim này đã nhất trí rằng hiệu ứng thị giác cực kỳ lộng lẫy.

Câu chuyện kỳ ảo về cậu bé nô lệ bỏ trốn trên thuyền cùng một chú hổ Bengal. Quyển tiểu thuyết đã đoạt giải thưởng văn học danh giá nhất của Anh Booker Prize, năm 2002.

Lý An đã tuyển chọn một gương mặt mới từ 3.000 ứng viên cho vai diễn cậu bé trôi giạt trên biển khơi cùng hổ, ngựa vằn, khỉ và linh cẩu. Diễn viên Suraj Sharma nói cậu không bao giờ mơ nổi lại được vai diễn này.

Suraj Sharma, nam diễn viên của Life of Pi, nói, "Anh trai của em được gọi đến thử vai và em đi theo anh ấy chơi. Anh ấy bảo sẽ mua cho em một chiếc bánh sandwich nếu đi cùng anh ấy. Rồi ông đạo diễn chọn vai bảo em cậu là người Ấn Độ, tuổi "teen", thì cậu cứ thử đi. Còn em thì nói 'cứ thử xem. Mình cứ ngồi đây thôi không làm gì.' Vậy là em ngồi đó và người ta gọi lại cho em cứ gọi tới gọi lui và rồi cuối cùng một hôm họ nói 'cậu đi Bombay và gặp ông Lý An.' Em rất căng thẳng nhưng phấn khích vô cùng và em đã được làm 'Pi.'"

Lý An đã xúc tiến dự án này gần bốn năm nay, quay phim ở quê nhà Đài Loan và ở Ấn Độ. Quá trình làm bộ phim này quả là một hành trình đối với vị đạo diễn từng đoạt giải Oscar, cả về cuộc sống riêng lẫn công việc.

Liên hoan phim New York diễn ra từ ngày 28/9 đến 14/10 với phim Flight của Robert Zemeckis chiếu bế mạc.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Chinesefilms.cn


My home {click}
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Monday, December 10, 2012 7:58:29 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Cuộc đời của Pi



Life of Pi / Cuộc đời của Pi được xem là Avatar của năm nay, bộ phim 3D hoành tráng này phải được xem trên màn ảnh rộng, phải được xem hơn một lần, và phải được xem là sự kiện cho người mê phim gia đình. Cả một đống áp lực như vậy, nhưng với cái tên của đạo diễn Lý An và rất nhiều lời ca ngợi của giới phê bình, có lẽ là Life of Pi đủ sức đáp ứng, nếu không hẳn làm nên lịch sử ở phòng vé.



Nhưng liệu bộ phim 3D này có chất lượng đến thế không, nhất là vì chúng ta đã xem quá nhiều bom tấn 3D kể từ sau Avatar ra mắt? Trong bài viết mới nhất của chuyên mục 3D hay không 3D của Cinema Blend mà Quái vật Điện ảnh dịch và giới thiệu để bạn đọc tham khảo, chúng ta sẽ phân tích mọi yếu tố làm cho 3D có giá trị, và giúp bạn đọc quyết định liệu Life of Pi có đáng để bạn phải chi thêm tiền hay không. Hãy xem qua hướng dẫn này trước khi đi coi phim, và để chúng tôi giúp bạn tiết kiệm -- hoặc yên chí rằng 3D quả thực đáng tiền.

Tính phù hợp

Đừng trông mặt mà bắt hình dong. Life of Pi là câu chuyện về một cậu bé lênh đênh trên biển trên thuyền cứu sinh, không có gì ngoài một con cọp làm bạn đồng hành trên đại dương vô định. Không có nhiều cơ hội cho phép thuật 3D ở đây… nhưng cũng là chỗ cho một thiên tài như Lý An thể hiện. Life of Pi đầy ắp hành động và cái đẹp, từ cảnh đắm tàu đầu phim đến cảnh cá voi đưa thuyền cứu sinh của Pi đến hòn đảo đầy chồn mangut gần cuối phim. Đa phần những chuyện này xuất phát từ cuốn sách của Yann Martel, như ta đã thấy, nên mặc dù bạn có thể cho rằng câu chuyện phim hoàn toàn bị giới hạn về mặt hình ảnh, Lý An thừa biết rằng ông đã chọn được một nhà vô địch 3D.



Điểm: 5/5

Kế hoạch & Công sức

Nhiều đạo diễn đã từng thử làm Life of Pi từ khi cuốn sách được xuất bản năm 2001, và ngay cả khi cuối cùng Lý An quyết tâm làm dự án này, ông phải mất hơn ba năm để hoàn thành -- phần lớn là vì công nghệ 3D. Lý An nói rằng lẽ ra ông không bao giờ làm được bộ phim này không có công nghệ 3D hiện nay, và dễ dàng thấy ra vì sao, khi ông kết hợp nhuần nhuyễn CGI với hiệu ứng thật (bao gồm nhiều con cọp thật), và lên kế hoạch quay hoàn toàn bằng 3D, thậm chí thay đổi tỷ lệ thâm dụng hiệu ứng 3D của bộ phim. Thế nên không chỉ có những khoảnh khắc cho bạn nín thở trước kỹ xảo 3D; mà có hàng đống khoảnh khắc như thế. Vẻ đẹp đó không thể nào có được mà không lên kế hoạch nghiêm túc.

Điểm: 5/5

Trước màn ảnh



Đây là một thủ thuật hào nhoáng của 3D ngày nay thường sử dụng, nhất là trong những phim hành động người thật đóng chủ đề nghiêm túc như Life of Pi. Nhưng kỳ quan của thủ thuật 3D này trong phim là phim không hề ngần ngại cho bạn một khoảnh khắc nhảy vọt lên khỏi ghế, quăng đủ thứ thú vật, gương mặt và thậm chí vũ khí ra đằng trước máy quay sao cho như thể chúng vọt ra khỏi màn hình. Khoảnh khắc kích động nhất là khi một bầy cá bay vọt qua đầu Pi và con cọp trên thuyền, nhưng còn một cảnh trong đó Pi chọc gậy về phía con cọp một cách đe dọa, hay thậm chí khi khuôn mặt con cọp dường như xồ ra khỏi màn ảnh. Trong một câu chuyện hầu như giới hạn trên con thuyền bé tí, Life of Pi không ngại ném mọi thứ vào mặt bạn.

Điểm: 5/5

Sâu trong màn ảnh



Và chưa hết, với mọi điều vừa nói về "trước màn ảnh", bộ phim này còn làm kinh ngạc sững sờ hơn khi thám hiểm những độ sâu kinh hoàng của đại dương, với 3D tạo ra một không gian mở sâu vào "cửa sổ" màn ảnh một cách không thể tin nổi. Cảnh đắm tàu là một ví dụ tốt nhất cho điều này, thể hiện Pi trên chiếc thuyền tí hon của cậu ta lúc con tàu to lớn chứa cả nhà cậu lao xuống biển sâu. Nhưng còn một cảnh ảo giác khoảng giữa phim gần như là cảnh tượng kỳ diệu, với Pi tưởng tượng ra đủ loại thú vật trong sở thú biến hình thành đại dương và tinh tú -- 3D khiến bạn cảm thấy như thể mình bị cuốn vào như cậu bé. Chiều sâu trong phim 3D thường được sử dụng để diễn giải cái bao la của đại cảnh hoặc những đoàn quân không lồ, nhưng trong Life of Pi nó thể hiện tâm lý và thường là thương tâm. Sau Hugo, việc sử dụng chiều sâu ở phim này là sự kết nối tuyệt nhất giữa công nghệ 3D với nội dung.

Điểm: 5/5

Độ sáng



Life of Pi là một phim được thiết kế cẩn thận đến độ hầu như không có cách gì nó rơi vào bẫy rập đã sập xuống những phim 3D kém hơn, khi đó hình ảnh tối tăm, lại thêm cái kính 3D, bạn hầu như không thấy được gì. Từ cảnh mở màn trong Sở thú Pondicherry, Life of Pi đầy màu sắc lộng lẫy, và những màu sắc đó càng phong phú hơn và lạ lùng hơn khi Pi trôi giạt trên biển. Không có khoảnh khắc nào mà màu sắc không lấp lánh, nhưng tất nhiên, phần lớn còn tùy thuộc máy chiếu ở rạp bạn đi xem -- vì thế hãy đảm bảo bạn chọn rạp 3D tốt nhất để xem phim này.

Điểm: 5/5

Thử bỏ kính

Cách thử rất đơn giản: nếu giữa chừng đang xem phim mà bạn dám gỡ kính ra, bạn có thể nhận thấy hình ảnh nhòe đi rất nhiều mà khi đeo kính bạn không thấy như vậy. Nói chung, bạn mà thấy càng nhòe khi bỏ kính thì công nghệ 3D được sử dụng càng nhiều ở cảnh đó khi bạn đeo kính trở lại. Tác giả bài viết này phải thừa nhận là khó mà nhớ thử gỡ kính ra trong lúc xem Life of Pi vì phim thâm dụng 3D quá rõ.

Điểm: 4/5



Sức khỏe khán giả

Life of Pi đôi lúc trở nên căng thẳng, từ vụ đắm tàu hoành tráng đến một số miêu tả thẳng thừng về cuộc sống thiếu thốn ngoài biển nhiều tuần lễ liền có thể ra sao với cả người lẫn cọp. Nhưng 3D và chuyển động máy quay đi kèm dứt khoát không gây vấn đề với bao tử của bạn. Bộ phim này do một bậc thầy làm ra. Ông thừa biết phải làm sao.

Điểm: 5/5



Kết luận Trước giờ tác giả chỉ mới dành điểm tối đa cho phim Hugo của Martin Scorsese, nhưng Life of Pi đến gần sát sạt thành tích của Hugo. Thật tuyệt vời xem công nghệ 3D hiệu quả thế nào trong bàn tay của một đạo diễn biết rõ phải làm gì với công nghệ đó, và có kế hoạch chặt chẽ để đảm bảo khai thác công nghệ này sao cho đáng giá. Life of Pi là một ví dụ huy hoàng về một phim 3D đỉnh.

Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Saturday, December 15, 2012 7:53:46 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Những điểm giống và khác giữa Life of PiAvatar



Nếu bạn có xem truyền hình, có lẽ bạn từng thấy đoạn phim quảng cáo so sánh hai phim Life of PiAvatar.

Ý tưởng này dường như do Richard Corliss của tờ Time Magazine khởi xướng, đề cập đến bộ phim của James Cameron trong bài bình luận của mình không dưới ba lần. Nhưng sự so sánh này có đúng không? Khi nghĩ đến bộ phim mới nhất của Lý An, không phải chúng ta cũng nên hướng đến câu chuyện về Pandora của James Cameron sao? Hãy cùng giải thích cụ thể nào, hổ đấu với phong cách người Na'Vi!



Bốn cách Life of Pi gợi nhớ đến Avatar

1. Những hình ảnh tuyệt vời tối ưu hóa công nghệ 3D

Hãy đối mặt đi, 3D thường là cái máy vồ tiền. Nhìn chung thì không có thứ gì đột ngột nhảy ra khỏi màn hình, và không có vùng đất mới nào được khám phá, với các trường hợp ghê nhất là những bộ phim quái dị "hậu chuyển đổi" 3D thật đáng sợ. Ngay cả James Cameron cũng ghét những thứ đó cũng là điều hợp lý vì Avatar là sự mãn nhãn về phần hình ảnh. May mắn là Life of Pi cũng thế.

Lý An quay toàn bộ ở định dạng 3D, và bộ phim tự hào về chiều sâu điện ảnh to lớn. Phần giới thiệu thành viên đoàn làm phim lúc mở màn là một kỳ công đáng mơ ước, và Life of Pi vượt trội trong việc sử dụng cả phần cận cảnh và cảnh nền của từng bối cảnh, tạo ra hiệu ứng 3D ấn tượng và nổi bật hơn nhiều. Avatar cũng làm việc này cực kỳ tốt, nên những so sánh giữa AvatarLife of Pi làm điều đó trở nên dễ hiểu.

2. Cả hai phim đều rất yêu thiên nhiên



Phim Avatar chiếu cảnh một nhóm lính đánh thuê nỗ lực tìm kiếm Unobtanium, những cái cây bị tàn phá đang kêu khóc. Life of Pi là câu chuyện về một con hổ bị mắc kẹt cùng cậu bé trên chiếc thuyền cứu sinh. Trong cả hai trường hợp, bạn rốt cuộc cũng là ủng hộ thiên nhiên “chiến thắng”, và vẻ đẹp của con hổ tương tự như hình ảnh người Na’Vi. Cả Lý An và James Cameron đều đang tuyên bố, mặc dù có những mức khác biệt khó thấy trong điểm cốt lõi về tri thức, thì mục đích cuối cùng là như nhau: khiến bạn ngồi lại và cảm thấy ngưỡng mộ cái thế giới mà họ tạo ra thật to lớn và ấn tượng.

3. Làm quá tay...

Khuyết điểm chính của Avatar là về cơ bản, bộ phim gào lên trong giờ phút cuối rằng “việc kinh doanh của loài người là thứ tồi tệ nhất!" Dù người ta thấy ấn tượng với những hình ảnh kỳ diệu, nhưng thông điệp của Avatar thì vô cùng rõ. Đừng xem thường thiên nhiên, nếu không thiên nhiên sẽ trỗi dậy và ăn thịt bạn đấy. Điều này cũng đúng với Life of Pi, bộ phim áp dụng lối kể chuyện tường thuật để nhồi nhét quan điểm của phim, phòng trường hợp bạn không nhận ra các gợi ý. Thật đáng buồn, trong cả hai trường hợp, các phim hơi yếu đi vì nói toạc ra mọi chuyện theo cách đơn giản quá.

4. Giao phó cho những người mới

Avatar là dự án đưa Sam Worthington (vai Jake Sully) lên đều làm trung tâm, trong khi Life of Pi đặt lòng tin vào Suraj Sharma (vai Pi). Trong cả hai phim, diễn viên đã mang đến phần diễn xuất tốt nhất của mình, hoàn toàn minh chứng cho sự tin tưởng của đạo diễn đặt nơi họ. Nếu không có Sam hay Suraj, không có phim nào sẽ cất cánh, vậy nên lời khen ngợi phải được trao cho James Cameron và Lý An vì đã dùng những nhân tài không có điềm báo trước.


Trên, trái: Sam Worthington vai Jake Sully trong Avatar; dưới: Suraj Sharma trong vai Pi


Nhưng đó đã là kết thúc câu chuyện hay chưa? Chúng ta có thể cho Life of Pi là phim Avatar mới và kết thúc công việc không? À, không hẳn thế.

Ba điểm Life of Pi khác với Avatar

1. Life of Pi không đặt ra sự đánh đổi

Phim Avatar giống như một người ở quán rượu, tuyệt vọng muốn nói cho bạn nghe về giả thuyết âm mưu mới nhất. Cấu trúc truyện cơ bản được sắp xếp để khiến chúng ta đặt câu hỏi về sự thỏa hiệp đang có với thiên nhiên, với thứ lấy đi mà mọi thứ đều mất cân bằng. Life of Pi thì không như vậy, phim lấy nỗi đau để cho chúng ta thấy rằng mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, và tất cả chúng ta là tạo vật của Thượng đế. Life of Pi tôn trọng thiên nhiên, nhưng cũng tràn đầy tính nhân bản. Quan trọng là, bạn ủng hộ hành tinh Pandora trong phim Avatar, còn trong Life of Pi thì bạn ủng hộ mọi người. Đây là sự khác biệt lớn trong chủ đề.


Một cảnh đại dương sâu thẳm huyền ảo trong Life of Pi


2. Life of Pi dữ dội hơn trong đoạn cao trào

Trong khi Avatar là thành tựu kỹ thuật lớn, thì giờ phút cuối cùng lại hơi đau khổ. Phim Life of Pi thì không như thế, phim kết thúc dữ dội hơn giờ mở màn. Thật ra, đoạn giữa của Life of Pi hơi lặp đi lặp lại, nên Avatar làm tốt hơn ở phần này. Nhìn chung, lời giải thích cho việc Life of Pi là câu chuyện được nhận biết đầy đủ hơn, có lẽ do phim dựa trên một tác phẩm văn học xuất sắc.

3. Life of Pi thiếu sức hấp dẫn rộng rãi

Đúng thế, dù Life of Pi có thể hay hơn về tổng thể câu chuyện, nhưng lại không có cơ hội đạt đến một nửa mức độ thành công mà Avatar có được. Avatar là bộ phim mà bạn có thể dắt cậu con trai học lớp sáu đi cùng, và đó là phim mà các bà nội/ngoại sẽ không quá sợ hãi. Còn Life of Pi thì sao? Phim khó xem hơn, một phần vì sự bạo hành động vật, một phần vì sự giao thoa giữa hai phim CastawayFlight. Avatar là phim mà bạn thấy mình bị cuốn hút vào chiều thứ bảy, chỉ vì phim đang chiếu. Còn Life of Pi là bộ phim mà bạn tôn trọng, vì hình ảnh tuyệt đẹp, nhưng sẽ bỏ qua nếu có người mời bạn vào ngày bạn định đi xem.

Tóm lại, Life of PiAvatar cho thấy một vài điểm tương đồng nhưng cũng có vài điều khác biệt. Thật lạ nhưng đúng thế, phong cách Wes Anderson (các phim Rushmore, Life Aquatic) nhiều hơn James Cameron trong đoạn mở đầu phim Life of Pi – điều này chứng minh tại sao toàn bộ quan điểm tiếp thị của Avatar / Life of Pi có ngay từ đầu. Về cơ bản, nếu bạn nhìn ngó đủ nghiêm khắc, và bị thúc ép bởi nhu cầu làm một đoạn phim quảng cáo, bạn có thể thấy sự so sánh ở mọi thứ, ở bất kỳ nơi nào, trên toàn thế giới.[

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Saturday, December 15, 2012 7:58:07 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Cuộc đời của Pi: một phim lớn và đẹp của Lý An



Điều tiêu biểu về phim của Lý An là chẳng có thứ gọi là phim tiêu biểu của Lý An.

Vài phim nhỏ đầu tiên của ông – đặc biệt với tác phẩm đột phá Hỷ yến – tập trung vào gia đình. Sau đó Ngọa hổ tàng long bùng nổ với ma lực của võ thuật. Và Brokeback Mountain kể câu chuyện tình bi thương lặng lẽ.

Ông là một đạo diễn đã làm phim về vấn đề ngoại tình đô thị thập niên 1970, sự bạo tàn của nội chiến, Woodstock và Hulk. Nên làm ơn, đừng phí thời giờ võ đoán điều gì về phim mới Life of Pi (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Cuộc đời của Pi) của ông.


Pi (Suraj Sharma) và con hổ Bengal tên Richard Parker trong Life of Pi của Lý An [Ảnh: Fox/Rhythm & Hues]


Trừ việc rằng, như mọi thứ ông làm, phim sẽ được suy nghĩ kỹ càng, quay đẹp và đầy cảm xúc.

Dựa trên quyển sách kỳ ảo ăn khách, Life of Pi là câu chuyện về một thanh niên Ấn Độ chu du trên một chiếc tàu hàng hướng đến Canada cùng gia đình – và các con thú nuôi của nhà. Tàu chìm trong một cơn bão thảm khốc, và cậu chỉ có thể bơi đến một chiếc thuyền cứu hộ.

Rồi một con hổ Bengal trèo lên thuyền sau cậu.

Chuyến du hành bên nhau của họ chứa đựng nhiều thứ. Dĩ nhiên có một chút của William Blake. Và cả của Job, khi cậu Pi chửi trời chửi đất. Dù vậy, hầu hết phim là một sự kiểm chứng niềm tin, khi cậu (cùng lúc theo Công giáo, Ấn giáo và Hồi giáo, và có thể cuối cùng sẽ theo Do Thái giáo và Phật giáo nữa) tìm kiếm một mục đích trong quá trình này.


Một cảnh trong phim


Nỗi ngờ vực của cậu nằm trong một xu hướng thú vị của năm 2012 trong đó các phim ve vãn sự bí ẩn (nhưng không phạm đến thánh thần). Như Flight hay Cloud Atlas, Life of Pi gợi ra rằng không có sự tình cờ thật sự trong cuộc sống có lúc buồn và hỗn loạn của chúng ta – chỉ là những trận đồ lớn mà chúng ta mất một lúc mới hiểu ra.

Nhưng “ai” hay “điều gì” đứng sau các trận đồ này – đó là thứ các phim vẫn ngần ngừ chưa muốn gọi tên.

Đó có thể là hướng tiếp cận nghệ thuật lắt léo, cả cho khán giả trần tục không tin vào các thiên tai khủng khiếp là một phần hoạch định của bề trên (vì sao Thượng đế không cứ việc đánh chìm chiếc tàu đó ngay từ đầu cho rồi?) và những ai ngoan đạo mong rằng phim sẽ tự bước ra ánh sáng thừa nhận niềm tin cổ điển vào Thượng đế.

Nhưng dù đôi lúc tính thần học của câu chuyện trong phim có mù mờ, tài xử lý hình ảnh của Lý An quả siêu hạng, khi ông không mệt mỏi phô ra công nghệ có ý nghĩa gì trong tay một nghệ sĩ thực thụ.

Ngoài một hay hai cảnh quay cầy mangut có vẻ giả tạo, hình ảnh được máy tính tạo ra trong phim vừa thực tế vừa được đẩy lên cao. Và 3D thực chất đã thêm vào một chiều nữa, khi Lý An chơi đùa với chiều sâu và ảnh phản chiếu để làm cho nhìn như thể họ đang lặn vào bầu trời trong xanh, hoặc trôi bồng bềnh qua một dải ngân hà đen sẫm.

Lý An đang làm việc với những nỗi sợ tệ hại nhất của một đạo diễn trong phim này – một diễn viên trẻ chưa bị thử thách (Suraj Sharma), một con thú hoang dã (dù là do máy tính tạo ra) và biển động. Nhưng ông đã xoay sở được với cả ba (trong lúc thêm 3D vào, như để ông có thể tung hứng thêm một quả bóng nữa).


Suraj Sharma (trái) và đạo diễn Lý An


Và ông không bao giờ rời mắt khỏi các điểm thực của câu chuyện, đầu tiên là niềm tin vào sự cần thiết dâng mình cho những đợt “nắng mưa” của một thế lực không biết rõ – dù bạn gọi đó là Trời hay cuộc sống – và chấp nhận chúng. Và thứ hai là nhận ra bất kỳ câu chuyện nào bạn tự kể sau này để diễn giải những gì đã xảy ra cũng chỉ là một câu chuyện mà thôi.

Tuy vậy, dù Life of Pi khác các tác phẩm khác của Lý An đến đâu, vẫn có một phần của các tác phẩm trước trong đó.

Như Hỷ Yến, phim nói về các bài học truyền từ đời cha đến đời con. Như Brokeback MountainSắc, giới, phim nói về các cảm xúc lớn lao, khó tránh có thể như quét qua ta như sóng biển. Như Hulk bị chê nhiều, phim nói về việc phá vỡ các quy luật hình ảnh tồn tại lâu nay, và sử dụng màn ảnh với nhiều cách khác nhau.

Và như mọi thứ ông làm, đều là nhằm làm cho đúng. Và làm cho đẹp.

Chú ý: phim có vài cảnh đáng sợ.

Cuộc đời của Pi (PG) Fox (127 phút)
Do Lý An đạo diễn. Diễn viên chính Suraj Sharma.

Đánh giá: ★★★½

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.365 seconds.