logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2012] Zero Dark Thirty | 30 phút sau nửa đêm
Yên Khuê Offline
#1 Posted : Thursday, January 17, 2013 10:29:51 PM(UTC)

Rank: Chief Officer

Medals: Hoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự bay bổng và kiến thức của em đã thổi hồn cho con tàu Quái vật Điện ảnh! Casper

Groups: Super Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 15,925
Location: Học viện phù thủy

Thanks: 5686 times
Was thanked: 6970 time(s) in 5275 post(s)

Zero Dark Thirty






Tên phim: Zero Dark Thirty
Tên phát hành ở Việt Nam: 30 phút sau nửa đêm
Đạo diễn: Kathryn Bigelow
Kịch bản: Mark Boal
Ngày phát hành: 11/1/2013 (Mỹ); 1/3/2013 Việt Nam
Thể loại: Chính kịch - Lịch sử - Ly kỳ
Xếp loại: R
Thời lượng: 157 phút
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất: Annapurna Pictures
Các diễn viên chính:
Jason Clarke... Dan
Reda Kateb... Ammar
Jessica Chastain... Maya

Nội dung chính:

Biên niên sử về cuộc truy lùng thủ lĩnh tổ chức khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden kéo dài một thập kỷ sau vụ tấn công 11/9/2001, và cái chết của bin Laden về tay lực lượng S.E.A.L. Đội 6 vào tháng 5/2011.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây


Dreams see us through to forever
Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Friday, January 18, 2013 6:32:58 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
5 điều bạn cần biết về bộ phim Zero Dark Thirty


Kathryn Bigelow nói với khán giả rằng cô mỏi mệt. Trông cô không có vẻ như vậy. "Phát biểu đầy đủ cả câu với tôi vẫn là chuyện khó khăn," nhà làm phim đoạt giải Oscar này thú nhận như thế ngay sau buổi trình chiếu ở Los Angeles bộ phim Zero Dark Thirty, bộ phim tiếp nối The Hurt Locker rất được trông đợi, chỉ vừa mới hoàn tất trước đó vài ngày sau nhiều tháng làm hậu kỳ và không có mấy lúc được ngủ.



Lần đầu tiên vén màn một bộ phim lâu nay được giữ trong vòng bí mật vì chủ đề của nó: kịch bản do Mark Boal viết — nhà biên kịch này cũng từng viết kịch bản phim đoạt giải Oscar của Bigelow, The Hurt LockerZero Dark Thirty (ZDT) theo chân một chuyên gia phân tích của CIA (Jessica Chastain đóng) và công cuộc tìm và diệt Osama bin Laden kéo dài hàng thập kỷ của cô. Giờ đây phim đã được trình chiếu rồi, bạn cần biết gì nào?

1. Nếu Argo United 93 có con, đó sẽ là Zero Dark Thirty.

…nhưng đừng để bị lừa bởi phép ẩn dụ đó, vì vật thể lai giống đực này không hề có tầm cỡ của đứa trẻ sơ sinh với một sử thi dài hai giờ và 37 phút. Thế nhưng, dù phim mở màn bằng tiếng chuông của cú điện thoại bi thảm trong vụ tấn công ngày 11/9, ZDT bổ sát sạt vào tính thẩm mỹ của thể loại phim tư liệu kịch tính của Argo và United 93 hơn, chẳng hạn, một phim đau thương bi lụy lấy cảm hứng từ sự kiện 11/9 Extremely Loud and Incredibly Close. Nhân vật chuyên gia phân tích tên Maya của Chastain không phải loại người để cho bất cứ chuyện gì ngăn cản cô ta săn tìm bin Laden — đời tư của cô vừa không tồn tại vừa không phải là mối quan tâm của nhà làm phim — và Bigelow dùng chính mình để hướng dẫn nhân vật chính của cô, buộc các diễn viên và Chastain tìm ra những khoảnh khắc của nhân vật giữa lời thoại dày đặc có tính miêu tả, chứ không phải qua nhịp cảm xúc như cách diễn xuất truyền thống.



2. Bộ phim sẽ gây tranh cãi, nhưng không vì lý do như bạn nghĩ.

ZDT đã khiến các chính trị gia sửng cồ khi tiết lộ rằng chính phủ của ông Obama cho phép Bigelow và biên kịch Boal truy cập vô số tài liệu mật về cuộc mưu sát bin Laden; phe bảo thủ la ó rằng ông Obama giúp dẫn lối cho một bộ phim nói về một dấu ấn thành công của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên nhằm lấy phiếu bầu tái đắc cử. Lời buộc tội này còn phải bàn, nhưng khi bộ phim hoàn tất được trình chiếu thì chắc chắn nó sẽ bị một tranh cãi mới cho ra rìa, đó là tranh cãi về việc phim bóc trần chuyện tra tấn. Trong rất nhiều cảnh đầu phim, Chastain chứng kiến lính Mỹ hành hạ một tù binh bằng cách trấn nước và có hành động thú tính, cùng nhiều nhục hình khác. Tuy nhiên, đối xử vô nhân đạo đó lại dẫn tới tin tức tình báo đáng giá, nên bạn buộc phải hỏi: Cứu cánh có biện minh được cho phương tiện không? Sau buổi chiếu Bigelow và Boal đã nhanh chóng lưu ý rằng bộ phim cũng không bình phẩm gì về việc sử dụng tra tấn; mà đúng hơn là phải đưa vào vì đấy là một phần của hồ sơ chính thức có tốt có xấu. "Ước gì chuyện này không có trong lịch sử, nhưng nó đã xảy ra và đó là lịch sử," Bigelow nói, thừa nhận rằng đấy là những cảnh làm phim khó khăn nhất đối với cô.

3. Jessica Chastain rất giỏi chửi thề.



Nhân vật Maya của Chastain chắc chắn được so sánh với sĩ quan CIA Carrie trong Homeland, nhưng cô ít chửi thề hơn đồng nghiệp màn ảnh nhỏ của cô nhiều… và điều hiếm đó thực sự khiến cho Maya triển khai những từ chửi rủa thành thạo, bạn biết không? Chastain sử dụng những từ mà hệ thống phân loại phim MPAA ít ưa thích nhất ba lần trong Zero Dark Thirty, và mỗi lần đều lập tức làm rộ lên những tiếng cười lớn nhất, đã nhất.

4. Dàn diễn viên toàn người giỏi nhất, bất ngờ nhất mà bạn yêu thích.

Chastain là thủ lãnh rành rành của một dàn hợp diễn choáng ngợp này, với Jason Clarke (The Chicago Code) và Jennifer Ehle (Contagion) đem lại sự hỗ trợ vững chắc nhất trong vai những đồng đội săn tìm bin Laden. Nhưng những vai nhỏ hơn cũng gồm toàn những người giỏi nhất, bất ngờ nhất: Chris Pratt! Mark Duplass! John Barrowman của Torchwood! Kyle Chandler! Trong một bộ phim mà hầu như tất cả những tiếng cười xuất phát từ việc Jessica Chastain chửi thề, vẫn có một mạch đều đặn những tiếng khúc khích từ việc nhận ra một trong những biệt kích SEAL truy bắt bin Laden là bạn trai của Lady Gaga.

5. Zero Dark Thirty chắc chắn là một đấu thủ tranh Oscar… nhưng có lẽ khó chiến thắng.

Vì phim gần đây nhất của Kathryn Bigelow đã thắng giải Oscar Phim xuất sắc, đương nhiên là phải thắc mắc về cơ may Oscar của ZDT rồi. Cơ hội lớn nhất cho bộ phim này là hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc, chắc chắn Chastain được đề cử (mặc dù ở thời điểm này, Jennifer Lawrence ngôi sao của Silver Linings Playbook vẫn là ứng viên sáng giá). Tác giả bài viết cũng đặt cược một đề cử Phim xuất sắc, và tác giả nghĩ rằng Bigelow phải được cân nhắc là ứng cử viên nặng ký có mặt trong danh sách năm đề cử Đạo diễn xuất sắc, nhất là vì cô đã thắng trong hạng mục này với Hurt Locker.


Đạo diễn Kathryn Bigelow chỉ đạo làm phim

Hạng mục này căng đây, vì có nhiều đấu thủ từng đoạt giải tranh giành vòng nguyệt quế năm nay (Steven Spielberg, Tom Hooper, và Lý An) và sẽ dễ thở hơn một chút nếu Ben Affleck không có trong danh sách này với xuất phẩm có vẻ tương tự Argo, nhưng Bigelow được yêu mến, và các diễn viên của bộ phim đã quỳ dưới chân cô ở buổi chiếu ra mắt chứng minh điều đó. Việc cô tự đánh giá thấp bản thân là không thể phát biểu tròn câu chỉ là động tác giả — Bigelow lúc nào cũng thông minh và uyên bác — nhưng không sao: bộ phim sẽ nói thay cô, nhanh thôi.

Dịch: Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Magazine
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Wednesday, February 27, 2013 10:37:31 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Zero Dark Thirty là bộ phim phức tạp và mơ hồ về mặt đạo đức trong vấn đề tra tấn



Người phụ trách chuyên mục điện ảnh của tờ Guardian Glenn Greenwald bắt đầu bài viết chê bai trên Internet hôm 10/12 với bài báo “Zero Dark Thirty: bộ phim mới mẻ ca tụng sự tra tấn giành nhiều ngợi khen”.


Cảnh trong phim


Bản chất kích động của bài viết này bắt đầu, nhưng không kết thúc, với tựa đề của bài viết, công bằng mà nói, tin này có thể được viết theo gợi ý của biên tập viên và/hoặc vì mục đích “câu view” – hoặc đơn giản chỉ để khuấy động dư luận càng nhiều càng tốt. Bài báo của Greenwald đơn giản là thuật lại y nguyên ý kiến của Frank Bruni ở New York Times và nhà phê bình điện ảnh của New York Margazine David Edelstein rằng Zero Dark Thirty ngụ ý là màn tra tấn tù chính trị đã mang lại thông tin hữu ích để bắt được Osama bin Laden. Bài báo còn thể hiện là Greenwald viết về một phim ông chưa xem và chọn lọc từ một vài nguồn tin ủng hộ ý kiến của mình; mặc dù ông có ghi rằng mình làm như thế, việc viết về một phim mà mình chưa xem không hẳn là hay, đặc biệt trong trường hợp này.

Cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh Zero Dark Thirty nói lên sức mạnh của chính bộ phim. Nếu phim không hấp dẫn, đáng sợ và phức tạp về phương diện đạo đức, chúng ta đã không thảo luận về phim. Rõ ràng Zero Dark Thirty là một trong những phim yêu thích trong năm của tác giả, và là bộ phim mà tác giả đã trông đợi kể từ khi có thông báo. Những cảnh phim mô tả sinh động kỹ thuật thẩm vấn do CIA sử dụng thật thật khó xem; những cảnh này có thể khiến một vài khán giả bỏ rạp, và khó trách họ được. Dù thích hay không, theo một cách nào đó, Zero Dark Thirty phản ánh những khía cạnh của cuộc săn lùng Osama bin Laden. Đây không phải là một phim tái hiện lại từng sự kiện một dẫn đến việc bắt giữ bin Laden, và chắc chắn là bất kỳ thông tin nào mà đạo diễn Kathryn Bigelow và nhà biên kịch Mark Boal đã thấy qua trong cuộc nghiên cứu của họ cũng đã được thay đổi để giữ bí mật cho những chi tiết thật hoặc mài giũa để tạo nên một câu chuyện tiêu biểu hơn. Phim và các nhân vật vẫn mơ hồ về mặt đạo đức và sự lấp lửng khó chịu này là điểm mạnh của bộ phim.


Kathryn Bigelow (bên phải) ở phim trường Zero Dark Thirty


Tác giả bài viết này không nghĩ bộ phim ca tụng sự tra khảo, mặc dù rõ ràng là những phương pháp khủng khiếp này thường không hiệu quả. Thay vì thế tác giả biện luận rằng thông tin thu nhặt được từ những cuộc thẩm vấn dạng này thật ra làm rối cuộc điều tra bởi vì - đoán thử xem? - người bị tra khảo sẽ nói bất cứ điều gì để ngưng cuộc tra khảo. Sao mà trách họ được! Tác giả mà ở trong tình huống đó cũng làm thế thôi. Gần như không thể lấy được bất kỳ thông tin hữu ích nào, dù là nạn nhân có thứ gì để nói, sau nhiều ngày bị tra khảo về tinh thần và thể xác.

Liệu có cần cho một nhân vật ra mặt nói điều nhà làm phim nghĩ về tra khảo? Liệu phim có là một bản trình bày chính xác phong cách làm việc của CIA thời đó không? Một đặc vụ dứt khoát đổ lỗi cho chính quyền Obama đã trói buộc cuộc điều tra đến mức họ không thể trông cậy vào những kỹ thuật khai thác thông tin. Mặc dù đó là một trong những kỹ thuật được sử dụng trong phim – và trong đời thực, như trong bản tin và những gì thể hiện trong những tấm ảnh ở Guantanamo – rõ ràng đó không là cách hiệu quả nhất.


Jessica Chastain đóng vai Maya - chuyên gia phân tích của CIA


Chắc chắn là không ai trong số các nhân vật ủng hộ cực hình, ngay cả vai chính Maya, do Jessica Chastain đóng. Rõ ràng là cô đã thấy ghê tởm ngay từ đầu, và điều này ảnh hưởng đến Maya và ngay cả đặc vụ đứng đầu cuộc tra khảo, Dan, do Jason Clarke đóng. Mặc dù Dan bông đùa rằng thật tệ khi “là người cuối cùng nắm giữ vòng xích cổ khi ủy ban giám sát đến,” người có thể phỏng đoán từ nét mặt của ông rằng đó không phải là lý do duy nhất khiến ông quay về thủ đô Washington.

Như Max Evry viết trên NextMovie.com, chuyên viên an ninh quốc gia Peter Bergen đã có bài viết dài về mối tranh cãi này. Bergen viết, “Cuộc truy lùng bin Laden không thể hoàn thành mà không có các hình thức thu thập tin tức tình báo Mỹ… Zero Dark Thirty cố gắng làm rõ quan điểm đó với cảnh phim hấp dẫn về sĩ quan CIA sử dụng kỹ thuật truy tìm từ việc định vị chiếc điện thoại di động của kẻ đưa tin ở một thành phố đông đúc của Pakistan. Nhưng vẫn còn chút nghi ngờ liệu cảnh tra tấn trong phim có là những cảnh còn lưu lại trong đầu khán giả.” (Lưu ý rằng những quyển sách của Bergen là tư liệu có giá trị đối với Boal và Bieglow.)


Chris Pratt (bên trái) và Joel Edgerton


Song liệu các cảnh tra khảo có đọng lại gì không so với màn trình diễn xuất sắc của các diễn viên hoặc cảnh đột kích gay cấn ban đêm vào khu rào kín? Đó có phải là điều thu hút mối quan tâm của chúng ta trong suốt 157 phút phim không? Không, tác giả không nghĩ thế. Đó chỉ là một phần của câu chuyện lớn hơn, với những tình tiết và nét khiếm khuyết xấu xí và rất “người”.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Saturday, March 2, 2013 2:18:00 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Zero Dark Thirty: cuộc săn lùng Bin Laden



Zero Dark Thirty (phát hành ở Việt Nam với tựa 30 phút sau nửa đêm) - thuật ngữ quân sự chỉ 12 giờ 30 sáng - là câu chuyện về cuộc săn lùng dài tập Osama Bin Laden, do các điệp viên CIA thực hiện và được Navy SEAL kết thúc.

Cảnh báo tiết lộ nội dung: Chúng ta đã bắt được hắn.

Nhưng điều này mang đến vấn đề cho đạo diễn Kathryn Bigelow và biên kịch Mark Boal khi phải đối mặt với dự án này, một khi Team Six đã viết đoạn kết sẵn cho họ: Làm sao khiến khán giả thích thú?

Vâng nếu bạn là Bigelow hay Boal bạn đào xới, tìm ra điểm thâm nhập đặc biệt của riêng mình. Đối với Bigelow, điểm thâm nhập đó chính là chân dung một người phụ nữ gai góc mà bà có chuyên môn; đối với Boal, đây là mẫu hình làm báo nhồi thông tin mà ông xuất thân từ đó.

Nên nhờ ông, chúng ta có rất nhiều chi tiết, nhiều từ viết tắt nhưng hơi thiếu bối cảnh và giải thích. (Nếu bạn gặp rắc rối khi phải kể cho ai đó về tổ chức mình đang làm việc, hoặc phải nhớ ISI là tổ chức gián điệp của Pakistan - vâng, đừng cảm thấy tự ti.)


Cảnh lực lượng Navy Seal kết thúc cuộc truy bắt trong phim


Nhưng từ bà, chúng ta nhận được điều mà Bigelow làm giỏi nhất, khi bà tập trung vào những chàng trai dưới làn mưa đạn (The Hurt Locker, K-19: The Widowmaker) và những người phụ nữ làm việc gấp đôi sức lực để sống sót trong một thế giới của đàn ông (Blue Steel, Strange Days).

Và phong cách của bà đi cùng với cốt truyện dày đặc của Boal.

Vậy nên, hãy diễn xuất. Có rất nhiều nhân vật thú vị trong phim này. Như Jason Clarke trong vai người Mỹ tra hỏi đầu tiên chúng ta gặp, và là một gã tàn bạo một cách bình thản. Hay Joel Edgerton trong vai chỉ huy Navy SEAL, cuối cùng nam diễn viên này bắt đầu sử dụng sức thu hút lặng lẽ của mình.

Nhưng mang đến sức hấp dẫn cho phim chính là Jessica Chastain trong vai Maya, nhân viên phân tích CIA từ lâu đã tin răng rằng đường dẫn tới Bin Laden là thông qua người đưa tin đáng tin nhất của hắn. Và càng tăng thêm nỗ lực của cô khi những cuộc tấn công của Al Qaeda bắt đầu đánh tới gần hơn.

Chastain là một con tắc kè trong giới diễn viên, mới năm ngoái dễ dàng chuyển từ một nhân vật nổi đình nổi đám trong The Help thành một người vợ luôn lo âu trong Take Shelter. Nhưng cô cũng vượt trội ở tính quyết đoán như sắt - điều mà cô đã thể hiện qua vai kẻ hành thích người Israel trong The Debt, và vai người vợ lính cam chịu trong Coriolanus.


Jessica Chastain trong vai một điệp viên thứ cấp không chịu bỏ cuộc săn lùng bin Laden


Cô rất quyết đoán trong phim này, và vai diễn cũng mang đến cho cô cơ hội để làm điều mà các bộ phim trước đây chưa thật sự có - thật sự mất nó, chớp mắt, môi mấp máy những lời đe dọa và nguyền rủa. Đây là màn diễn xuất của rất nhiều sắc màu, và nhiều góc độ, và được bảo đảm sẽ được ghi nhớ ở những giải thưởng. Maya là một nhân vật có thật.

Nhưng liệu cô ta có thật? Cho dù câu chuyện được dựa trên những thông tin mắt thấy tai nghe (và những điều đó chính xác đến nỗi gây ra chỉ trích từ một số chính trị gia) thật khó để tin rằng cuộc săn lùng bin Laden được thực hiện bởi một điệp viên thứ cấp không chịu bỏ cuộc khi những người khác muốn chuyển sang vấn đề khác.

Và những cảnh cô gánh vác công việc của những người cấp cao (gồm cả giám đốc CIA) và viết những thời hạn bị lỡ một cách giận dữ lên bức tường kiếng trong văn phòng của họ? Rất kịch tính, nhưng có lẽ khá sơ sài trong một chừng mực nào đó mà một điệp viên bình thường có thể làm.

Nhưng những điều khác rất đúng, và rất chân thật.

Các cảnh tra khảo? Thô bạo, nhưng được thể hiện không chút đắn đo, điều đã tấn công một số nhà phê bình, những người đã gọi phim thiên về tra tấn (không phải - đây là sự thật). Những quyết định chính trị tại nhà? Đầy tính lo lắng và can đảm và đoán trước như bạn tưởng tượng.


Một cảnh tra trấn trong phim


Và tiếp theo chúng ta đi đến cảnh tấn công thực sự, do Edgerton chỉ huy, và người hâm mộ phim hành động của Bigelow có thể nhớ đến những phim như Near DarkPoint Break - những cảnh kịch tính cao độ cận cảnh và được biên tập êm xuôi. (Và, trong trường hợp này, được hỗ trợ bởi nhạc nền căng thẳng kinh điển của Alexandre Desplat, nghe giống giống như John Barry không có Bond).

Con đường dẫn đến cảnh đó, chiếm gần 30 phút sau của phim, thỉnh thoảng khá gồ ghề. Có lẽ đây là một sai sót, giữa những diễn viên có tài biến hóa, khi tuyển một người đặc biệt như James Gandolfini vào một vai nhỏ. Sự nổi tiếng của anh đưa bạn ra khỏi hiện thực của phim - giống như hiện thực quá chi tiết của Boal thi thoảng làm chận đi phần kịch tính.

Nhưng rồi chúng ta leo lên những chiếc trực thăng đó, hướng đến Pakistan. Và nghệ thuật của Zero Dark Thirty - và của Kathryn Bigelow - chính là chúng ta bất ngờ ngồi trên bờ vực, lo lắng, hoài nghi liệu lần này, câu chuyện có thật sự kết thúc theo một cách hoàn toàn khác.

Xếp hạng: Phim chứa cảnh bạo lực, ngôn ngữ mạnh và cảnh khỏa thân.

Zero Dark Thirty, loại R, Columbia (157 phút)

Đạo diễn Kathryn Bigelow. Với Jessica Chastain, Joel Edgerton.

Đánh giá: ★ ★ ★ ½

Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Wednesday, March 6, 2013 3:55:27 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)

Tranh cãi pháp lý về việc sử dụng các đoạn thư thoại ngày 11/9 trong phim Zero Dark Thirty



Mặc dù đã phát hành cách đây ba tháng (ở Mỹ -ND), thêm một ngày, Zaro Dark Thirty (phát hành ở Việt Nam với tựa 30' sau nửa đêm) thêm lùm xùm. Ngay khi tình hình lắng dịu với tác phẩm gây tranh cãi của Kathryn Bigelow miêu tả cuộc săn lùng kéo dài cả thập kỷ, và cuối cùng giết chết thủ lĩnh al Qaeda Osama bin Laden, một lần nữa bộ phim này lại bị xới tung lên.

Cùng khoảng thời gian Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ ngưng cuộc điều tra về các cảnh tra tấn trong phim và mối quan ngại về việc các nhà làm phim được quyền sử dụng thông tin tối mật, gia đình các nạn nhân vụ 11/9 cáo buộc những người đứng phía sau bộ phim đoạt giải Oscar có Jessica Chastain đóng chính này đã sử dụng đoạn băng ghi âm tiếng nói của những người thân yêu của họ mà không được họ đồng ý.


Jessica Chastain (phải) trong vai Maya, nữ chuyên gia phân tích của CIA,
trong phim
Zero Dark Thirty [Ảnh: Columbia Pictures]


Tuần trước, The New York Times đưa tin gia đình của Betty Ann Ong, một tiếp viên hàng không đã tử nạn trên chuyến bay số 11 của hãng hàng không Mỹ vào ngày 11/9/2001 “được sử dụng không thích hợp trong cảnh mở đầu phim Zero Dark Thirty." (Phim mở đầu với màn ảnh tối đen khi nghe những giọng nói đau lòng của ngày 11/9, gồm những cuộc gọi điện thoại cuối cùng, hoảng loạn từ những người đã mất. Người anh của Harry Ong đã phát biểu về việc sử dụng đoạn ghi âm đó, “Tôi nghĩ điều này đúng là thái quá, hoàn toàn kém suy xét, và là một sự lạm dụng lời nói.” Mark Boal, nhà biên kịch của Zero Dark Thirty (gia đình Ong đã gửi một lá thư đến ông) phát biểu hồi tuần rồi, “Như ủy ban về vụ tấn công 11/9 đã tuyên bố một cách công bằng, Betty Ong chắc chắn là một trong những người hùng của đất nước chúng ta.”

Trong một lá thư từ gia đình Ong, họ yêu cầu lời xin lỗi từ Viện Hàn lâm về bộ phim và rằng các nhà làm phim hãy quyên tặng từ thiện dưới tên Betty Ann Ong. Sony – hãng sản xuất Zero Dark Thirty cùng với Annapunrna Pictures từ đó đã đóng góp vào tổ chức Voices of September 11, cũng như hiến tặng cho bảo tàng đang được xây dựng tại Ground Zero (nơi tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York bị phá hủy), và đề tên những nạn nhân và đặt đường dẫn đến các quỹ trên trang web chính thức của bộ phim – chuyển đến Hollywood.com một tuyên bố:

Zero Dark Thirty ra đời từ tấn thảm kịch 11/9, ngày để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong tất cả người Mỹ, nhưng không ai chịu dấu ấn đó nhiều bằng những người đã mất mát quá nhiều vào ngày bi thảm đó. Mặc dù bộ phim này kể câu chuyện dài 10 năm của công cuộc làm thế nào nước Mỹ đưa bọn khủng bố đằng sau vụ 11/9 ra công lý, chúng tôi công nhận rằng đây vẫn là một chủ đề nhạy cảm và đau buồn đối với nhiều người. Đó là lý do các nhà làm phim, bắt đầu từ trước khi bộ phim phát hành, chủ động liên lạc với một số thành viên gia đình nạn nhân vụ tấn công ngày 11/9, kể cả những người có băng ghi âm tiếng nói có thể được nghe trên các cuốn băng phát hành công khai. Chúng tôi hy vọng rằng Zero Dark Thirty, theo cách nhỏ nhoi, là một sự tri ân những người mãi mãi bị ảnh hưởng bởi sự kiện 11/9 và những người đã làm việc cật lực và mạo hiểm quá nhiều để thấy công lý được thực thi.”


Kyle Chandler trong vai Joseph Bradley, cấp trên của Maya ở Islamabad, thủ đô Pakistan


Kể từ đó, một gia đình nạn nhân khác đã đưa ra vấn đề tương tự với bộ phim. Gia đình của Bradley Fetchet, một người buôn bán chứng khoán 24 tuổi làm việc ở tầng 89 của Tòa tháp Nam, nói rằng các nhà làm phim đã dùng đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của anh mà không được họ đồng ý. Mary Fetchet, mẹ của Bradley, nói với New York Daily News trong một cuộc phỏng vấn, “Tôi bàng hoàng vì họ đã không liên lạc với tôi để xin phép sử dụng băng ghi âm của Brad... gửi đến tôi những lời cuối cùng của con tôi trước lúc chết, đúng, điều này phản tác dụng với quá trình làm nguôi ngoai của người ta. Tôi không phản đối việc bộ phim này được làm ra. Nhưng tôi cực lực phản đối họ đã tự ý đưa vào phim lời cuối cùng của con trai tôi nói với tôi.”

Gia đình Fetchet trước đó đã công khai đoạn băng về cuộc gọi điện thại cuối cùng của Bradley, thế nhưng, như luật sư Brooke Oliver của công ty Oliver & Sabec, người đại diện cho cả hai gia đình giải thích với Hollywood.com, “chỉ kể câu chuyện của Brad và những gia đình nạn nhân vụ 11/9 khác, và không hề vì mục đích thương mại.”

Oliver nói thêm, “Gia đình Fetchet và Ong cũng giữ quyền công bố đoạn ghi âm tiếng nói người thân của họ. Các nhà làm phim có thể viện dẫn Tu chính án đầu tiên và lợi ích công cho họ ngoại lệ sử dụng phi thương mại các đoạn ghi âm này. Thật khó mà xem một phim bom tấn làm ra hàng chục triệu đôla là ‘phi thương mại’. Giọng nói và hồi ức của những người đã chết trong vụ 11/9 không phải muốn sử dụng thì sử dụng; các bản ghi âm lột tả những khoảnh khắc đau đớn và kinh hoàng trong đời người… Zero Dark Thirty nên xin phép và ghi nhận ở phần ghi nhận cuối phim.”

Nhưng gia đình các nạn nhân có cơ sở pháp lý, như Oliver lưu ý, “bản thân cuộn băng ghi âm đuợc luật bản quyền liên bang bảo vệ” không? Tim Bukher, một thành viên của Handal & Morofsky, LLC giải thích, “Điều 51 Đạo luật dân quyền của New York quy định nguyên nhân khiếu kiện liên quan đến ‘bất kỳ cá nhân nào mà tên, chân dung, hình ảnh hay giọng nói được sử dụng trong bang này vì mục đích quảng cáo hoặc mục đích thương mại mà không có được sự chấp thuận bằng văn bản.’ Ở New York chúng ta gọi đây là “Quyền riêng tư” (ở California và một số bang khác thì quyền này được gọi là “Quyền công bố”). Connecticut, cũng có liên quan ở đây vì đây là nơi gia đình các nạn nhân đã chết sinh sống, cũng là nơi phổ biến luật về quyền công bố.”


Cảnh lực lượng Navy SEAL tấn công nơi ẩn náu cuối cùng của bin Laden cuối phim


Bukher cho biết thêm, “Quyền riêng tư không áp dụng với tin tức vì lý do rõ ràng là bản tin không được xem là có mục đích quảng cáo hoặc thương mại thuần túy (thêm vào việc tự do ngôn luận theo hiến pháp, đặc biệt là liên quan đến báo chí, hơn bất kỳ luật liên bang nào). Song, trong trường hợp này, chúng ta có một phim nghệ thuật thương mại sử dụng giọng nói của một người mà không được phép của người đó; đây thường được xem là việc sử dụng mà không được cho phép giọng nói của một người vì mục đích thương mại. Thực tế là gia đình nạn nhân có thể cho phép bên khác sử dụng đoạn băng ghi âm trong quá khứ mà không cho nhà sản xuất phim quyền giống như thế.”

“New York không mở rộng quyền công bố đối với người chết, Connecticut thì có. Vì thế liệu gia đình nạn nhân có quyền yêu cầu bồi thường hay không còn tùy thuộc vào nơi người chết đã từng cư ngụ,” Bukher giải thích thêm, “Phạm vi này càng không rõ ràng hơn bởi vì quyền hạn xét xử cụ thể đã công nhận rằng ngay cả những phim nghệ thuật xoay quanh những vấn đề lợi ích chung quan trọng cũng có thể, trong những trường hợp nhất định, được xem là việc đưa tin – mà một lần nữa sẽ đưa trở về vấn đề quyền tự do ngôn luận.”

Oliver cho biết điều mà gia đình nạn nhân muốn từ việc này thì đơn giản: “Họ muốn làm sáng tỏ mọi việc, và bảo đảm rằng di sản của những người thân của họ được gắn kết với những gì mà họ và gia đình tin tưởng.” Như The New York Times chỉ ra, Zero Dark Thirty kết thúc với lời đề tặng dành cho “các nạn nhân và các gia đình của vụ tấn công ngày 11/9.”

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Hollywood.com
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Thursday, March 14, 2013 12:21:53 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Ai là ai trong phim Zero Dark Thirty?



Zero Dark Thirty (phát hành ở Việt Nam với tựa 30' sau nửa đêm), sau khi nhận được năm đề cử Oscar trong đó có Phim xuất sắc, cuối cùng ra rạp đại trà ở Mỹ kỳ cuối tuần 11-13/1 và lập tức chiếm vị trí số 1 ở phòng vé.

Mặc dù các nhà phê bình điện ảnh và chính trị đã viết nhiều về các cảnh tra tấn trong phim, có lẽ khán giả sẽ vẫn có vài thắc mắc về nguồn cảm hứng của bộ phim. Liệu có phải người hùng của cuộc truy lùng này là phụ nữ? Có thật là có một người đàn ông Hồi giáo làm việc cho CIA? Chú chó thì sao? Có chó thật không?

Bản thân biên kịch Mark Boal thừa nhận rằng “tất cả nhân vật trong phim được dựa theo người thật.” Một vài trong số những người thật này, như điệp viên là cảm hứng của nhân vật Maya, vẫn làm việc dưới thân phận bí mật, và Boal nói ông cùng đạo diễn Kathryn Bigelow “đã nỗ lực hết sức” để không làm mất vỏ bọc của họ, trong đó có việc không chọn người vào vai trông giống họ chẳng hạn. Những người khác là nhân vật của công chúng hoặc các điệp viên đã lộ thân phận thực, nhưng bộ phim vẫn từ chối đề cập đến tên thật của họ. Dưới đây, Slate Magazine cố gắng nhận diện nguồn tạo cảm hứng cho các nhân vật trên phim.

Maya (Jessica Chastain) – “Jen”




Rất nhiều người cho rằng nhân vật Maya được dựa theo một điệp viên CIA có thật gọi là “Jen” trong quyển sách No Easy Day: The Firsthand Account of the Mission that Killed Osama Bin Laden. Trong sách này, cựu đặc nhiệm Navy SEAL Matt Bissonnette, đã cho xuất bản cuốn sách dưới cái tên Mark Owen, nói rằng Jen được “cục tình báo tuyển mộ từ đại học,” đã “làm việc cho lực lượng đặc nhiệm truy lùng Bin Laden” được năm năm, và rằng “cô đã ráp nối mọi thứ lại với nhau” trong việc truy ra bin Laden ở Abbottabad, Pakistan. Ông nói, cô là “chuyên gia phân tích thích hợp nhất của chúng tôi về mọi nghi vấn tình báo liên quan đến mục tiêu.”

Mặc dù một số tình tiết trong phim dịch chuyển đôi chút cho Maya được tuyển khi học hết phổ thông trung học, chứ không phải đại học, trước khi làm việc cho chiến dịch kéo dài cả một thập niên tròn thì hành trình liên quan đến Jen giống như trong kịch bản cho Zero Dark Thirty. Một lần Bissonnette miêu tả ông hỏi Jen, “Nói thật đi, cược bao nhiêu đó là hắn?” “ ‘Một trăm phần trăm,’ cô đáp trả, gần như ngang ngạnh,” Bissonnette viết. Bissonnette cũng miêu tả phản ứng của Jen khi người ta đưa xác bin Laden về:

"Trong nhà chứa máy bay, Jen đứng ở rìa ngoài của đám đông. Cô không nói gì cả, nhưng tôi biết từ phản ứng của cô rằng cô đã nhìn thấy xác của Bin Laden trên sàn. Nước mắt lăn dài trên má cô, có thể nói Jen mất một lúc để xử lý. Cô đã dành nửa thập kỷ truy lùng con người này. Và giờ đây hắn nằm đó dưới chân cô."

Jessica (Jennifer Ehle) – Jennifer Lynne Matthews



Jessica là một trong những đồng nghiệp của Maya, và có lẽ là người duy nhất bạn có thể miêu tả một cách đáng tin cậy là bạn của cô. Jessica bị giết bởi một vụ đánh bom tự sát Căn cứ Chapman ở Khost, Afghanistan. Sau khi cô bị giết, một bản tin đề cập rằng trong số nhân viên CIA bị giết trong vụ tấn công này là mẹ của ba đứa con. Ám chỉ rằng Jessica là người mẹ đó, tên thật là Jennifer Lynne Matthews. Được miêu tả là “một trong những chuyên gia hàng đầu của CIA về al-Qaeda,” Cục tình báo đã công bố danh tính của cô năm 2010, khi vinh danh 12 nhân viên tình báo bị giết trong vụ tấn công Căn cứ Chapman. (Ảnh do gia đình Matthews cung cấp để sử dụng trong bài viết này, nhưng Slate Magazine không chắc chắn liệu có ảnh nào khác đã được công bố không.) Theo báo chí đưa tin, vụ đánh bom tự sát là một nguồn cung cấp tin tin cậy hóa ra là gián điệp hai mang làm việc cho al-Qaeda. Điều này khớp với những gì ta thấy trên phim — tuy nhiên, theo tin tức báo chí thì hắn ta được cho vào căn cứ không bị kiểm soát, còn trong Zero Dark Thirty, “Jessica” ra lệnh cho lính canh không lục soát hắn để không làm hắn sợ. Có lẽ Boal và Bigelow đã đưa thêm tình tiết này vào để làm cho cảnh phim càng kịch tính hơn.

Joseph Bradley (Kyle Chandler) – Jonathan Banks



Nhân vật Joseph Bradley của Kyle Chandler, giám sát công việc điều tra của Maya ở Islamabad, theo sát hình mẫu của một người tên Jonathan Banks, là trưởng trạm CIA ở Pakistan. Năm 2010 ông lộ danh tính trong một vụ kiện do một nhà báo Pakistan có người thân bị chết bởi máy bay không người lái của Mỹ. Vụ kiện làm tiêu tan vỏ bọc của ông, dẫn tới phản đối của Islamabad. CIA rốt cuộc phải rút ông rời khỏi nước này. (Những sự kiện bước ngoặt đó được miêu tả trong Zero Dark Thirty.) Dù thân phận thật của ông giờ đây đã được biết, xem ra ông giữ khá lặng lẽ từ khi rời Pakistan; Slate không thể tìm được ảnh công bố của ông.

Cố vấn An ninh Quốc gia (Stephen Dillane) - John Brennan



Đề tài nóng về đạo đức trong việc tra tấn đã tràn vào tới buổi điều trần dành cho cố vấn cao cấp về chống khủng bố của Nhà Trắng ông John Brennan, đã được tổng thống Obama đề cử làm giám đốc CIA. Điểm điểm tranh cãi, Brennan bị chỉ trích vì đã bênh vực một số phương thức “thẩm vấn nâng cao” dưới thời chính quyền Bush, trong có một số phương thức xuất hiện trên phim. Z. Bryon Wolf của ABC News nghi ngờ rằng Brennan là nguồn cảm hứng cho nhân vật “Cố vấn An ninh Quốc gia” không có tên (do Stephen Dillane đóng). Mặc dù Brennan đã bày tỏ không tán thành những kỹ thuật của chính quyền Bush, sau đây là những gì ông ta nói với đài CBS trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2007: “Đã có rất nhiều thông tin thu được từ những thủ tục thẩm vấn này mà thực tế cục tình báo đã sử dụng để chống lại bọn khủng bố ngoan cố,” ông nói. “Nó đã cứu nhiều mạng sống.”

Giám đốc CIA (James Gandolfini) – Leon Panetta



Một trong những tin tức cuối cùng về dàn diễn viên được tiết lộ trước khi Zero Dark Thirty công chiếu đó là James Gandolfini sẽ đóng vai của Leon Panetta, giám đốc CIA chỉ đạo cuộc đột kích Bin Laden. Mặc dù trong bảng phân vai cuối phim Gandolfini chỉ được đề cập là "Giám đốc CIA” và ông không hề có tên gọi trong phim, chính Gandolfini thừa nhận ông diễn một phiên bản bị che giấu của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ. Biết trước rằng Panetta sẽ không ấn tượng với việc ông ta trông thế nào trên phim, Gandolfini nói, “Tôi gửi thư cho Leon bảo, ‘Tôi rất tiếc về mọi việc. Bộ tóc giả, mọi thứ.’ ”

Abu Ahmed (Tushaar Mehra) - Abu Ahmed al-Kuwaiti

Một trong những tương quan rõ ràng hơn giữa nhân vật và hình mẫu ngoài đời thực là kẻ tình nghi số một trong cuộc săn lùng của Maya, người đưa thư của Bin Laden, Abu Ahmed al-Kuwaiti. Y như trên phim, “Kuwaiti lái một chiếc S.U.V. màu trắng có chiếc lốp xe dự trữ bọc trong chiếc vỏ có trang trí hình một con tê giác trắng” và cuối cùng đã bị lần theo dấu đến khu nhà Bin Laden đang ẩn nấp.

DEVGRU - SEAL Team 6



Được nhắc tới trong phim dưới tên viết tắt, nhóm biệt kích DEVGRU (tên gọi rút gọn từ cụm từ ná thở "Lực lượng tác chiến đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ") được thể hiện bởi các nam diễn viên trong đó có Chris Pratt (vai "Justin") và Joel Edgerton (vai chỉ huy biệt đội "Patrick"). Ngoại trừ Matt Bissonnette và Nicholas Cheque - đã tử trận trong một điệp vụ giải cứu tại Afghanistan tháng 12 năm 2012, những người khác được giấu tên. Theo thông tin mới cập nhật, Cheque là một thành viên của SEAL Team 6, nhưng chính phủ chưa từng xác nhận anh có tham gia vụ đột kích vào nơi ở của Bin Laden hay không.

The Wolf (Fredric Lehne) – “Roger”

Lãnh đạo lực lượng chống khủng bố của CIA, người mà chúng ta thấy đang cầu nguyện theo kiểu Hồi giáo trong văn phòng - tên gọi trong phim là 'The Wolf' (Sói) - nhiều khả năng dựa trên hình mẫu một người đàn ông có bí danh là "Roger". Roger, theo mô tả sơ lược của Washington Post, là một "tập hợp của những mâu thuẫn" - trong đó điển hình là việc ông cải đạo sang đạo Hồi dù rằng ông là người giám sát việc tiêu diệt các chiến binh Hồi giáo. (Cuộc hôn nhân của ông với một người phụ nữ Hồi giáo cũng là chất xúc tác cho sự hoán cải này.) Không được đa số đồng nghiệp yêu mến, một số còn cho rằng Roger phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công vào căn cứ Mỹ ở Khost, Afghanistan tháng 12 năm 2009, đã được đưa vào trong phim, khiến bảy nhân viên CIA tử vong trong tay kẻ đánh bom liều chết không bị khám xét đúng quy trình. Jennifer Matthews, một trong số những nhân viên thiệt mạng, là cấp dưới thân tín của ông, và một nguồn tin không nêu tên chỉ rõ việc Roger tuyển mộ cô là một điển hình cho những vấn đề về mặt vận hành của bộ máy chống khủng bố.

Chú chó nghiệp vụ - Cairo



Không phải chỉ con người mới là người hùng trong đêm đó. Cairo, chú chó chăn cừu Bỉ thuộc giống Belgian Malinois, đã đồng hành cùng biệt kích SEALS trong cuộc đột kích, được trang bị áo giáp chống đạn đặc biệt dành cho chó, và sẵn sàng đánh hơi dò tìm thuốc nổ hay một nơi trú ẩn bí mật của Bin Laden. Nhờ lòng dũng cảm, Cairo đã được diện kiến tổng thống (chi tiết sự kiện này đăng trên tờ New Yorker) và được tạp chí Time vinh danh là Động vật tiêu biểu của năm 2011.

Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Slate Magazine
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.335 seconds.