logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2013] Captain Phillips | Thuyền trưởng Phillips
dreaming_south Offline
#1 Posted : Tuesday, June 25, 2013 8:15:31 AM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự kiên trì đeo bám của em qua bao thăng trầmMỏ neo bạch kim: Vì đã đóng góp những bản dịch tuyệt vời cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 1/21/2013(UTC)
Posts: 254
Location: Bien Hoa, Dong Nai

Thanks: 70 times
Was thanked: 213 time(s) in 158 post(s)
Captain Phillips | Thuyền trưởng Phillips





Tên phim: Captain Phillips
Tên phim phát hành ở Việt Nam: Thuyền trưởng Phillips
Ngày phát hành: 11/10/2013 (Mỹ)
Đạo diễn: Paul Greengrass
Kịch bản: Billy Ray, Richard Phillips, Stephan Tatty
Thể loại: Hành động - Tiểu sử - Tâm lý
Xếp loại:
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
- Michael De Luca Productions
- Scott Rudin Productions
- Trigger Street Productions
Các diễn viên chính:
Tom Hanks ... Captain Richard Phillips
Catherine Keener ... Andrea Phillips
Max Martini ... SEAL Commander

Nội dung chính:

Câu chuyện có thật về Thuyền trưởng Richard Phillips và vụ cướp tàu mang cờ Mỹ MV Maersk Alabama năm 2009 do bọn cướp biển Somali tiến hành, vụ cướp tàu hàng Mỹ đầu tiên trong 200 năm nay.


Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Wednesday, November 27, 2013 5:56:48 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Captain Phillips: một phim hấp dẫn và xứng đáng đoạt giải




Vào ngày 8/4/2009, bốn tên cướp biển Somali cầm súng AK-47 xông vào tấn công tàu chở hàng Maersk Alabama đang ở cách bờ biển Somali 240 dặm (khoảng 386km hay 208 hải lý).

Con tàu, chở 17.000 tấn hàng hóa, trong đó có 5.000 tấn hàng cứu trợ cho các nước nghèo ở châu Phi, đang trên đường đến Mombasa, Kenya và là tàu hàng của Mỹ với thủy thủ đoàn gồm 20 người, tính cả thuyền trưởng Richard Phillips.


Thuyền trưởng Phillips trong tay bọn cướp biển [Ảnh: Sony – Columbia Pictures/AP]


Thủy thủ đoàn khôn khéo hơn bọn hải tặc, vốn là những thanh niên trong độ tuổi 17-19. Bằng cách mà sau này họ miêu tả là “vũ lực tàn bạo”, những người Mỹ tìm cách bắt giữ được Abduwali Abdukhadir Muse, thủ lĩnh của bọn cướp, và cố gắng thương lượng với những tên còn lại để đổi lấy thuyền trưởng Phillips. Mọi việc xảy ra không hoàn toàn theo kế hoạch.

Nhà làm phim chuyên thể loại phim tài liệu chuyển sang phim truyện Paul Greengrass (phim United 93) đã tạo nên bộ phim về vụ cướp tàu Maersk cùng câu chuyện sinh tồn của thuyền trưởng Phillips hấp dẫn dài hơn hai tiếng. Phim được chuyển thể từ quyển sách A Captain’s Duty: Somali Pirates, Navy SEALs, and Dangerous Days at Sea của Phillips, được thực hiện bởi cùng đội ngũ làm phim The Social Network và Tom Hanks thủ vai vị thuyền trưởng can đảm.

Phim mở màn với cảnh Phillips (Hanks đóng), một thuyền trưởng trung niên mái tóc muối tiêu đang chào tạm biệt người vợ Andrea (Catherine Keener đóng). Ông lo lắng cho tương lai của con trai. Cuộc đối thoại thật khó đoán (“Con trai chúng ta là một cậu bé tuyệt vời…”) nhưng ngắn gọn. Phillips nhanh chóng biến từ người đàn ông trầm tĩnh của gia đình trở thành thuyền trưởng Phillips, người giám sát chính – hạn chế những lần giải lao của thủy thủ đoàn và chỉ huy những buổi tập huấn tình huống khẩn cấp ngẫu nhiên.


Barkhad Abdi (dẫn đầu) trong vai kẻ cầm đầu nhóm cướp biển


Trên bãi biển ở thành phố cảng Eyl, Somali – vùng đất tuyển mộ cướp biển – già làng Hufan chỉ định một nhóm cướp biển trẻ đi săn tìm những con tàu chở hàng lớn. Hufan chịu áp lực từ lãnh chúa phải dâng lên chiến lợi phẩm dồi dào. Do đó, ông ta chỉ định Muse (Barkhad Abdi đóng) làm thủ lĩnh một thuyền cướp biển nhỏ, và một thanh niên thứ hai chỉ huy một thuyền khác, và giao họ nhiệm vụ đem về tiền triệu. Đây là lý do vì sao Greengrass là nhà làm phim thích hợp nhất cho dự án này. Nhờ vốn kinh nghiệm làm phim tài liệu và viết báo, Greengrass còn cho thấy quan điểm phong phú của những tên hải tặc. Đây không chỉ là chuyện trắng-đen, tốt-xấu, người Mỹ chiến đấu với dân tộc khác, mà còn có nhiều khía cạnh khác, và những tên hải tặc Somali trẻ cũng không phải là những kẻ xấu xa vô danh, không có tính cách, mà là dạng tội phạm bị cưỡng bức, bị buộc phải cống nạp cho lãnh chúa, và xem việc cướp tàu chỉ là một công việc khác thôi. “Chúng tôi là ngư dân,” Muse, thủ lĩnh khôn ngoan của toán cướp biển, lặp lại. “Công việc thôi.”

Hai thuyền cướp biển tiến thẳng về phía tàu Maersk và, sau khi thoát được trò đấu trí của thuyền trưởng Phillips và dùng những chiêu tránh né những thứ như luồng vòi rồng của tàu, bốn tên cướp biển gồm Muse và ba tên khác đã lên được tàu. Sau đó diễn ra trận quyết chiến giữa một bên là thuyền trưởng Phillips và thủy thủ đoàn không được vũ trang, phần lớn bị nhốt trong phòng máy, và bên kia là bọn cướp biển có vũ trang.

Greengrass, chuyên gia dùng kỹ thuật máy quay rung, và nhà biên kịch Billy Ray, cực kỳ chú ý đến chi tiết ở đây. Mỗi một hành động tài tình của thủy thủ tàu Maersk, cũng như từng cấp bậc trong các kênh truyền thông chính thức, từ Cục Hàng hải Hoa Kỳ cho đến lực lượng SEAL thuộc Hải quân, được thể hiện chân thật đến ấn tượng – làm bộ phim khá giống với United 93 của Greengrass (phi hành đoàn chiến đấu với không tặc), cùng tinh thần như phim Zero Dark Thirty của Kathryn Bigelow (chế độ quan liêu/sự can thiệp của quân đội). Và cách quay bằng máy cầm tay của Greengrass rất phù hợp với phim, mang đậm cảm giác phim tài liệu, và làm sự căng thẳng tăng cao cho đến đoạn kết xuất sắc của phim (không quá rung lắc theo kiểu buồn nôn như phim Green Zone).


Đạo diễn Greengrass (giữa) chỉ đạo diễn xuất trên trường quay Captain Phillips


Cùng với Christopher Nolan, Greengrass còn là đạo diễn phim hành động giỏi nhất ở Hollywood. Những cảnh phim đầy căng thẳng nhờ màn trình diễn xuất sắc của cả hai, từ việc chiếc thuyền bé tí của bọn cướp biển Somali di chuyển tránh né những luồng vòi rồng của con tàu khổng lồ cho đến màn truy đuổi thuyền trưởng Phillips của hải quân khi ông bị bắt làm con tin trên thuyền cứu sinh. Đây là phim hành động quy mô lớn giúp đẩy giá trị phim lên rất cao, dù chân thực và có hơi tiêu cực.

“Trong việc chuyển thể những sự kiện có thật, thường có hai kiểu: bạn có thể làm sát hoặc không sát thực tế, và việc ấn định giới hạn thế nào là tùy thuộc vào nhà làm phim,” Greengrass nói trong phần hỏi-đáp sau buổi chiếu. “Với tôi, nếu xét theo bối cảnh, tôi thấy thoải mái hơn nhiều khi làm sát thực tế. Nhưng những chuyện này diễn ra trong 4-5 ngày nên bạn gặp vấn đề với việc rút ngắn – làm sao cô đọng toàn bộ biến cố này nhưng vẫn đúng với những sự việc then chốt. Và tôi nghĩ chúng tôi cũng gặp khó khăn đó.”

Và Hanks, với vai diễn, chưa cho thấy sức mạnh hành động kiểu này kể từ sau phim Cast Away (2000) nói về người sống sót. Anh hoàn toàn thể hiện được mọi mặt của người hùng trong đời thực này – một người đàn ông dễ chịu của gia đình, một thuyền trưởng cương nghị, một tù nhân tinh ranh, và là một người bị tổn thương tình cảm. “Tôi đọc cuốn sách trước khi đọc kịch bản, và có dịp gặp ông ấy hai lần, và giải thích với ông ấy, “Anh biết đấy, tôi sẽ nói những điều anh chưa từng nói và ở những nơi anh chưa từng đến, nhưng nếu chúng ta làm đúng, theo chủ đề, chúng ta sẽ đúng về bản chất và diễn tiến sự việc,’” Hanks nói ở phần hỏi-đáp sau buổi chiếu. Đây là phim chú trọng yếu tố ngoại cảnh, việc quay một phần trên boong một con tàu giống hệt chiếc Alabama trên biển trong phạm vi rất nhỏ, nên nhiệm vụ của chúng tôi là phải chân thực với những động lực thúc đẩy của mọi thành viên tham gia… Về nội dung, đó là những chuyện đã xảy ra.”


Tom Hanks trong phim Captain Phillips, trái, và Thuyền trưởng Richard Phillips trong câu chuyện thật, phải [Ảnh: SONY PICTURES/AP]


15 phút cuối phim sẽ thấy cảnh Hanks thể hiện cảm xúc đơn thuần và sự mong manh dễ tổn thương mà chúng ta chưa từng thấy ở anh có lẽ từ sau phim Philadelphia. Không cần nói gì anh vẫn chinh phục được khán giả. Và Captain Phillips gia nhập nhóm các phim lớn khác về đề tài sinh tồn với bối cảnh từ biển (All Is Lost), đến ngoài không gian (Gravity), hoặc trong thời Nội chiến miền Nam nước Mỹ (12 Years a Slave). Những phim này đã được The Daily Beast xem qua ở các liên hoan phim khác nhau, tất cả các phim đều có thể mang lại đề cử diễn xuất cho các ngôi sao. Về điểm này, hai người dẫn đầu cho hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất của Oscar là hai thủy thủ già – Robert Redford với vai thủy thủ mất tích trên biển trong phim All Is Lost, và hiện tại là Hanks với vai thuyền trưởng Phillips. Mọi người thử đoán kết quả xem.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Friday, November 29, 2013 8:01:04 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
[Bình luận phim] Captain Phillips: Tom Hanks, người hùng của đời thường



Có nhiều điều tốt đẹp chúng ta nói với chính mình nhưng điều đẹp nhất là ngay cả những người không nổi bật nhất vẫn có khả năng vượt qua một thách thức khác thường.



Đây là giấc mơ mà Tom Hanks đã dành cả sự nghiệp để biến thành sự thật.

Có điều gì đó ở anh – cả về tài năng của một diễn viên lẫn nét hấp dẫn quen thuộc của một ngôi sao điện ảnh – mời mọc sự tương đồng tức thì. Chúng ta xem anh như một trong số chúng ta. Chúng ta thấy chính mình trên màn ảnh.

Và chúng ta tưởng tượng – hy vọng – rằng mình cũng có thể lái một con tàu vũ trụ bị hỏng, sống sót trên một đảo hoang, tìm một người lính bị mất tích ở châu Âu bị chiến tranh tàn phá, chiến đấu vì quyền con người của người Mỹ.

Hoặc chống lại cướp biển Somali.

Đó là thách thức anh đối mặt trong Captain Phillips, dựa trên câu chuyện có thật về một người New England khoảng 50 tuổi mà tàu hàng của ông bị bọn cướp biển chiếm năm 2009. Suy nghĩ điềm tĩnh, hành động bình tĩnh, Phillips xoay sở cứu thủy đoàn, bảo vệ hàng hóa và khiến bọn cướp biển rời đi.


Thuyền truởng Phillips cố gắng cứu thủy thủ đoàn khi bọn cướp biển đánh cướp con tàu


Thế nhưng, điều kiện duy nhất là anh phải đi cùng bọn chúng.

Và vì thế, thay vì sống mái với con tàu, vị thuyền trưởng trầm lặng này đã cứu con tàu cùng mọi người lẫn mọi thứ trên đó - bằng cách rời tàu, trên một chiếc xuồng cứu nạn với bốn gã có vũ trang và không đáng tin cậy, không có gì ngoài hy vọng mong manh bằng cách nào đó, quốc gia sẽ đến cứu anh.

Đây là câu chuyện đơn giản và hồi hộp – dù bạn nhớ kết thúc – và được xem là một phim hay, có khả năng trở thành một phim kinh điển và đảm bảo là một đấu thủ tranh giải Oscar.

Tác giả không cảm thấy an tâm khẳng định những điều đó trước khi xem phim. Mặc dù đạo diễn Paul Greengrass đầy kinh nghiệm ở phim tài liệu, và đã viết kịch bản cho những phim ly kỳ dựa trên câu chuyện có thật trước đây – Bloody Sunday, United 93 – ông cũng là người say mê kiểu “làm phim giả tài liệu”.

Phương pháp dùng máy quay cầm tay, gây chóng mặt ghi dấu ấn ở cả phim BourneGreen Zone và ảnh hưởng đến những phim hành động khác kể từ đó. Ý tưởng kết hợp điều này với sự chòng chành của chiếc xuồng cứu nạn lắc lư do sóng biển như thể một cách làm say sóng. (Và Greengrass thừa nhận nhóm quay phim của ông thường cảm thấy buồn nôn trong quá trình quay phim.)

Tuy nhiên, có lẽ vì phim này đầy những cận cảnh, sự rung lắc thỉnh thoảng không quá rõ ràng. Thay vì vậy, chúng ta tập trung vào những khuôn mặt.


Các diễn viên (từ trái sang) Mahat Ali, Tom Hanks và Faysal Ahmed trong một cảnh phim


Đương nhiên, phần lớn chúng ta tập trung vào Tom Hanks. Vai thuyền trưởng của anh là một người vốn dĩ bình tĩnh và chú trọng tiểu tiết – một phần là nghề nghiệp – và ban đầu ông có chút sợ hãi. Nhưng ông cảm nhận được, và kịch tính thật sự xuất phát từ việc ông vất vả kìm nén sự sợ hãi thế nào.

Ông thật sự có màn thể hiện của riêng mình, đối với bọn cướp biển, chỉ đến cuối, khi ông cuối cùng cũng thả lỏng, ta mới thấy trước đó Phillips gồng mình kiềm chế đến mức nào – và Hanks kiểm soát được nhân vật đến đâu.

Phim có chút gián đoạn, chủ yếu là đoạn đầu; khởi đầu chậm, và cảnh cuộc sống gia đình William cho chúng ta ít bằng chứng rằng ông có một gia đình. (Những cảnh này rất qua loa, Greengrass hiếm khi bận tâm đến Catherine Keener, đóng vai vợ của Phillips.)

Còn vài vấn đề khác.

Ví dụ như Greengrass không quan tâm miêu tả bọn cướp biển Somali như những gã tàn bạo đơn thuần; ông dựng nhiều cảnh phim song song để kết nối họ với những lính thủy người Mỹ, về vẻ ngoài, và có những lời thoại giải thích sự hỗn loạn của họ có gốc gác từ sự sụp đổ của nền kinh tế Somali (quy lỗi cho các tập đoàn đa quốc gia).

Đây là một tiểu xảo gợi sự thấu cảm hơi sướt mướt, nhưng điều tệ hơn là hiệu quả bị giảm bởi chính dàn diễn viên của Greengrass. Bởi vì – ngoài Barkha Abdi, đóng chính – các diễn viên Mỹ gốc Somali quá cường điệu, mắt trợn lên và bạo lực bất ngờ, họ đã phá hỏng lập luận của Greengrass. Những gã này không phải là tội phạm tàn bạo ư? Nhìn họ xem.


Faysal Ahmen, Barkhad Abdi, Barkhad Abdirahman và Mahat Ali đóng vai cướp biển Somali


Song thực tế là chính trị cũng có xen chút trong Captain Phillips. Bởi vì cơ bản đây là một câu chuyện tội phạm diễn tiến một cách chậm chạp tới nửa thứ hai khá hay. Và đó là cách phim nên được nhìn nhận.

Bất chấp những nỗ lực của Greengrass trong việc thể hiện sự nhân ái của nhân vật phản diện, đây không phải là một kiểu biện hộ cho nạn cướp biển. Cũng không phải là, như một số nhà phê bình đã tuyên bố, một lời lớn tiếng hết cỡ bênh vực cho chính sách đối ngoại của Mỹ. (Như thể đạo diễn của Green Zone chưa từng là một kẻ cổ xúy mù quáng cho chính sách đối ngoại của Mỹ.)

Đúng, nhóm SEAL xuất hiện vào lúc cuối, và đúng, họ làm những điều mà SEAL đã được huấn luyện – và tác giả cá là bạn có thể nói rằng các rạp đang chiếu phim này bùng nổ những tràng pháo tay khi họ làm thế. Nhưng cuối cùng, tất cả những gì họ làm là công việc của họ và đó là những gì Captain Phillips thực sự nói đến: Hãy làm công việc của bạn.

Và có dũng khi để làm hơn thế nữa, khi cần kíp.

Captain Phillips (PG-13), hãng Columbia (134 phút)

Paul Greengrass đạo diễn. Các diễn viên chính: Tom Hanks, Barkhad Abdi.

Đánh giá: ★ ★ ★ ½

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.247 seconds.