logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2013] Gravity
Nounou Offline
#1 Posted : Wednesday, July 10, 2013 12:13:05 PM(UTC)

Rank: Sailing Master

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự 'mê trai đẹp' vô đối dẫn dắt em làm việc đến điên khùngHuân chương Sao biển: Dành cho nhà quản lý trẻ trung xông xáo, la bàn sống cho mỗi tuyến hải trình

Groups: Crew Officer, Translator, Editor
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 991

Thanks: 1398 times
Was thanked: 1191 time(s) in 746 post(s)
Gravity



Tên phim: Gravity
Ngày phát hành: 4/10/2013 (Mỹ), 11/10/2013
Đạo diễn: Alfonso Cuarón
Kịch bản: Alfonso Cuarón, Jonás Cuarón
Thể loại: Viễn tưởng - Ly kỳ
Xếp loại: PG-13
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
* Warner Bros. Pictures
* Esperanto Filmoj
* Heyday Films

Các diễn viên chính:
Sandra Bullock ... Tiến sĩ Ryan Stone
George Clooney ... Matt Kowalsky

Nội dung chính:
Các phi hành gia cố gắng trở về Trái Đất sau khi một mảnh thiên thạch va vào tàu con thoi khiến họ trôi dạt trong quỹ đạo không gian.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
1 user thanked Nounou for this useful post.
Yên Khuê on 7/10/2013(UTC)
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Monday, October 7, 2013 9:01:39 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Cuộc chiến không trọng lực


Từ khi ra mắt tại Liên hoan phim Venice hồi cuối tháng 8, bộ phim Gravity (phát hành ở Việt Nam với tựa Cuộc chiến không trọng lực) của Alfonso Cuaron đã trở thành bộ phim được bàn tán xôn xao nhất trong ngành điện ảnh. Các nhà phê bình đã khen ngợi kỹ thuật quay phim choáng ngợp, diễn xuất tuyệt vời, và đạo diễn xuất sắc. Thế còn hiệu ứng 3D có nằm trong danh mục những điểm tích cực của bộ phim không?

Cuối tuần này bộ phim sẽ ra rạp, và điều đó cũng có nghĩa là bạn phải chọn có nên trả thêm phụ phí để xem phim thêm một chiều không gian hay không. 3D hay không 3D? Đọc đi rồi quyết định!

Tính phù hợp



Điểm số cao nhất của hạng mục này nói chung là dành cho phim hoạt hình và những phim hành động bom tấn, nhưng Gravity đạt điểm cao chính vì là một cảnh tượng hoành tráng trên màn ảnh rộng. Những phim toàn CGI, như Avatar của James Cameron, thường tương thích tốt với 3D vì có thể thao túng phông nền để có hình ảnh nổi thay vì phải làm ngược lại, và đây chắc chắn là trường hợp của phim này (cho dù bạn nghĩ gì sau khi xem phim chăng nữa, Cuaron không hề bay vào vũ trụ để làm phim).

Điểm: 5/5

Kế hoạch & Công sức



Đạo diễn Alfonso Cuaron chỉ đạo diễn xuất


Lần đầu chúng ta nghe nói đến Gravity là tuốt hồi đầu năm 2010, mà nhiều người trong số các bạn sẽ còn nhớ đó là lúc Avatar thành công vang dội ở phòng vé và khiến 3D trở thành “mốt thời thượng” ở Hollywood. Gravity được giới thiệu với người trong nghề là dự án lớn mới ở định dạng 3D của Alfonso Cuaron và tạo nên nhiều lời bàn tán xôn xao. Nhà đạo diễn đã suy nghĩ về bộ phim này ở định dạng đa chiều ở từng cảnh quay, và phim thể hiện điều đó.

Điểm: 5/5

Trước màn ảnh



Nhờ những phim bom tấn sử dụng 3D như mánh quảng cáo, ném các thứ vào khán giả để hù dọa hoặc để gây cười, những phim 3D kinh điển hơn thường lờ đi trải nghiệm xem phim kiểu đó mà chỉ nhắm vào việc tạo độ sâu, những môi trường hun hút, nhưng Cuaron tận dụng tối đa khía cạnh này cho Gravity. Bất luận là cảnh phi hành đoàn trôi nổi tuột khỏi tay ai, một cái đai mà ai đó cố sống cố chết bám lấy, hay một giọt nước mắt, nhà đạo diễn tạo thành thói quen là mở rộng chúng ra khắp không gian rạp.

Điểm: 5/5

Sâu trong màn ảnh



Mặc dù các ngôi sao có vẻ như đang trôi nổi bồng bềnh bên ngoài khí quyển, sự thật là ngoài không gian y như vậy: không gian. Người ta sẽ nghĩ rằng điều này sẽ ngăn trở khả năng một bộ phim về những phi hành gia lơ lửng tận dụng 3D thỏa đáng, nhưng Cuaron đã làm chuyện đó gần như là phép màu. Bộ phim không chỉ khiến bạn cảm thấy như thể đang ngồi cạnh Sandra Bullock mỗi khi cô chui vào phi thuyền, cảm nhận chiều sâu và chân không xung quanh phi hành gia khi họ bồng bềnh ngoài không gian là huyền diệu đến phi thường.

Điểm: 5/5

Độ sáng



Đây là hạng mục biến thiên rạp này khác rạp kia, vì có những chỗ máy chiếu cố tình mờ để tạo hiệu ứng kéo dài, nhưng trong những điều kiện lý tưởng Gravity không có vấn đề gì với cặp kính 3D cả. Bất chấp việc gần như cả bộ phim lấy bối cảnh không gian tối om, các phi hành gia xem ra luôn ở đúng tuyến ánh mặt trời cho phép màn hình ngập tràn ánh sáng. Phim trở nên tối tăm hơn một chút ở nội cảnh, nhưng không gây hại gì cho hiệu ứng 3D hay tổng thể bộ phim.

Điểm: 5/5


Thử bỏ kính



Bỏ kính ra giữa lúc xem phim 3D là cách để thấy tất cả các lớp chiều sâu mà hiệu ứng lập thể sử dụng, và với Gravity kết quả phép thử này thật ấn tượng. Kể cả những cảnh phim không có gì ngoài phi hành gia và bóng tối đen ngòm, phông nền đầy sao mờ ảo một cách đáng ngạc nhiên. Không có kính xem những cảnh ngoài không gian đã khó, xem những cảnh bên trong trạm không gian hay phi thuyền càng khó hơn, vì màn hình trở nên không thể nhìn được khi không có kính. Bạn không cần phải thử -- đừng có thử rồi bỏ lỡ những khoảnh khắc 3D. Cứ yên tâm là có hiệu ứng 3D.

Điểm: 5/5

Sức khỏe khán giả




Có khả năng khán giả nào bị say với chuyển động có thể gặp đôi chút vấn đề với Gravity, vì nhiều cảnh máy quay quay mòng mòng trong không gian, nhưng những người sợ 3D ảnh hưởng đến sức khỏe của mình thì không việc gì phải sợ. Hạng mục này phần nào mang tính chủ quan, nhưng tác giả bài viết này xem phim xong ra về khỏe re.

Điểm: 5/5

Bảng điểm
Tính phù hợp 5
Kế hoạch & Công sức 5
Trước màn ảnh 5
Sâu trong màn ảnh 5
Độ sáng 5
Thử bỏ kính 5
Sức khỏe khán giả 5
Tổng cộng 35 (trên tổng số 35 điểm)

Kết luận: 35/35 không chỉ gợi ý rằng bạn nên xem Gravity bản 3D, mà nghĩa là dứt khoát phải xem 3D. Kể từ khi Cinema Blend mở chuyên mục 3D hay không 3D năm 2010, chỉ có ba phim (Legend of the Guardians, Hugo, Oz The Great And Powerful) đạt điểm tối đa, điểm số này đã đặt Cuaron vào đẳng cấp đặc biệt. Gravity không chỉ là một phim bạn nên xem để chứng kiến một hiện tượng làm phim, đây là một phim đòi hỏi phải xem ở định dạng 3D.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Friday, October 11, 2013 4:06:25 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Gravity đến nơi mà chưa phim nào từng đến được


Thế, chuyện gì xảy ra khi bạn đặt hai ngôi sao điện ảnh thượng thặng nhất thế giới vào một chuyến phiêu lưu khoa học giả tưởng được giới phê bình vỗ tay khen ngợi nhiệt liệt?



Chính xác như bạn nghĩ, Gravity (phát hành ở Việt Nam với tựa Cuộc chiến không trọng lực) không chỉ càn quét mọi đối thủ phòng vé tuần này, phim còn lập kỷ lục mới cho doanh thu mở màn tháng 10 với con số 55,6 triệu đôla áp đảo.


Gravity phá bao nhiêu kỷ lục phòng vé?


Là phim có doanh thu ra mắt tháng 10 lớn nhất mọi thời đại. Rất nhiều phim đã thành công khi ra mắt vào tháng 10, từ Argo năm ngoái đến The Ring, nhưng chưa có phim nào qua được cổng này với số tiền lớn như vậy. Đối thủ gần nhất với Gravity Paranormal Activity 3, doanh thu ra mắt 42 triệu đôla hồi tháng 10/2011.

Là phim có doanh thu ra mắt tháng 10 lớn nhất đối với phim nguyên bản chính, tính đến nay. Kỷ lục với phim nguyên bản chính ra mắt tháng trước đó thuộc về Shark Tale, kiếm được 47 triệu đôla vào năm 2004. Nhưng nếu so sánh một phim hoạt hình với một phim PG-13 khoa học giả tưởng thì quá khập khiễng.

Là phim có doanh thu cao nhất của Sandra Bullock trước giờ. Đúng, thật vậy – hai phim có doanh thu lớn nhất trước đó của cô là The Blind SideThe Proposal, kiếm được 34 triệu trong tuần đầu ra mắt, cho đến khi The Heat của mùa hè này kiếm được những 39 triệu vào tháng 6. Doanh thu ra mắt của Gravity là khổng lồ đối với Bullock, không chỉ ở con số mà ở cách phim này chứng minh rằng cô là một sức hút phòng vé ngay cả với phim giả tưởng, một thể loại cô chưa từng đóng bao giờ.

Cũng là phim có doanh thu cao nhất trước giờ của George Clooney. Ồ, thậm chí còn hay hơn. Trước đây, doanh thu ra mắt lớn nhất của Clooney là Batman & Robin, với 42 triệu đôla. Phim có doanh thu lớn nhất ở thị trường Bắc Mỹ của anh là The Perfect Storm năm 2000, đã kiếm được tổng cộng 182 triệu ở đây. Chúng ta sẽ xem Gravity có sánh kịp con số này không.

59% khán giả trên 35 tuổi. Chi tiết này do Los Angeles Times đưa tin, và mặc dù không so sánh với các phim khác, cũng khó hình dung có nhiều phim mở màn với nhiều tiền như vậy với khán giả lớn tuổi như vậy. Bạn biết mà, khán giả trưởng thành – loại khán giả người ta không làm phim cho nữa.


Con số này sẽ càng làm đậm thêm những lời đồn đoán Oscar dành cho hai ngôi sao của Gravity là Sandra Bullock và George Clooney, chưa kể đạo diễn kiêm tác giả kịch bản Alfonso Cuarón. Và thành tích của bộ phim này là tin tức đặc biệt tốt lành lát đường cho cơn cuồng 3D, vì 3.150 trong tổng số 3.575 rạp chiếu Gravity đã chiếu phim này ở định dạng 3D. Như số liệu phòng vé thể hiện, khi 3D được dùng vào mục đích kể câu chuyện thay vì là một mánh lới câu khách, người hâm mộ sẽ vẫn chịu chi thêm để có được trải nghiệm.


Justin Timberlake (trái) và Ben Affleck trong phim Runner Runner


Thế nhưng, một trải nghiệm xem phim mà xem ra người hâm mộ không muốn tiêu tốn là Runner Runner / Át chủ bài. Phần vì chiến dịch truyền thông nhạt nhẽo nhấn mạnh vào khả năng lan truyền trên mạng xã hội của Justin Timberlake bên cạnh vị thế của Ben Affleck, bạn biết đó, Ben Affleck, Runner Runner tịt ngòi ngay tuần ra mắt, chỉ kiếm được 7,6 triệu đôla.

Đấy là những phim lớn mới ra rạp trong kỳ cuối tuần vừa rồi, cho phép quán quân tuần trước Cloudy with a Chance of Meatballs 2 / Cơn mưa thịt viên 2 giữ chặt vị trí nhì bảng với 21,5 triệu đôla. Và phim lãng mạn độc lập Enough Said, với diễn xuất cuối cùng của nam diễn viên quá cố James Gandolfini, tiếp tục tạo đà trong phát hành hạn chế, len được vào tốp 10 phim với 2,2 triệu dù trình chiếu chỉ có 437 rạp.

Tuần tới Gravity sẽ gặp cường địch từ Captain Phillips, phim cũng có một siêu sao thế giới là Tom Hanks.


Đơn vị tính doanh thu: triệu USD


Dịch: Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com, Cinema Blend, Entertainment Weekly
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Friday, October 11, 2013 4:08:31 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Alfonso Cuarón trở lại với siêu phẩm khoa học viễn tưởng Gravity


Đã bảy năm từ lần cuối chúng ta được vinh hạnh thưởng thức một bộ phim từ Alfonso Cuarón. Nhưng ông đã trở lại với sự mến mộ từ công chúng. Gravity, với sự xuất hiện của Sandra Bullock và George Clooney trong vai hai nhà du hành vũ trụ, lập tức trở thành một phim khoa học viễn tưởng kinh điển. Cuarón thảo luận về kỳ công khoa học này tại buổi ra mắt phim ở Mỹ trong khuôn khổ Liên hoan phim Telluride.

Hãy tin lời tâng bốc của giới báo chí. Gravity, bộ phim thứ bảy từ nhà làm phim danh tiếng người Mexico Alfonso Cuarón – và cũng là bộ phim đầu tiên kể từ sau Children of Men năm 2006 – không chỉ là bộ phim công nghệ tân tiến nhất kể từ Avatar, mà còn là tác phẩm điện ảnh sống động nhất từng được làm về đề tài khám phá vũ trụ.


George Clooney vào vai một phi hành gia lão luyện trong nhiệm vụ cuối cùng


Bộ phim được Cuarón và con trai Jonás cùng xây dựng kịch bản, có nội dung xoay quanh Tiến sĩ Ryan Stone (Sandra Bullock đóng), một một kỹ sư y khoa trong sứ mệnh đầu tiên trên tàu con thoi du hành không gian. Do chỉ được tập luyện vỏn vẹn sáu tháng trong môi trường không trọng lượng, cô được cùng đồng hành với Matt Kowalsky, một phi hành gia lão luyện, đây cũng là nhiệm vụ cuối cùng của anh (George Clooney thủ vai), và một phi hành gia khác, Shariff. Trong một tình huống hết sức khẩn cấp, đơn vị kiểm soát (Ed Harris lồng tiếng) ra lệnh cho toàn đội hủy bỏ nhiệm vụ ngay lập tức. Các mảnh vỡ từ một vệ tinh bị phá hủy của Nga đang lao thẳng vào họ với tốc độ nhanh hơn một viên đạn. Chúng đâm vào tàu con thoi Explorer của họ, giết chết Shariff cùng phi hành đoàn, bỏ lại Stone cuốn vào không gian.

Đoạn mở đầu phim đầy ấn tượng dài 13 phút quay bằng công nghệ 3D là một trong những trường đoạn kinh hoàng và đáng nhớ nhất trong lịch sử điện ảnh những năm gần đây. Bằng các thủ thuật quay hiện đại, khán giả sẽ được chứng kiến Kowalsky trôi quanh Stone trong không gian bên ngoài tàu vũ trụ khi cô cố sửa một lỗi kỹ thuật, rồi sau đó, khi các mảnh vỡ đâm vào tàu của họ, cảnh chuyển qua lại từ cơ thể nhào lộn của các phi hành gia sang góc nhìn của những mảnh vỡ để bám sát cận cảnh khuôn mặt sợ hãi của Stone. Tương tự là phần âm nhạc, chuyển dữ dội từ những tiếng ồn đinh tai nhức óc sang sự im lặng rồi yếu ớt dần, trong khi phần hình ảnh, đặt sự tráng lệ của trái đất bên cạnh sự tối tăm của thế giới bên kia. Đây có lẽ là trải nghiệm gần nhất với cảm giác ở ngoài vũ trụ thực mà đa số mọi người sẽ có được, ít ra là với những người không thể phung phí tiền bạc vào một chuyến du hành vũ trụ trị giá 250,000 đôla của Virgin Galactic.

Cuối cùng, Stone và Kowalsky rốt cục móc vào nhau qua một cái đai giống như dây rốn, lần mò trong vùng không gian vô biên để tìm đường đến Trạm Vũ trụ Quốc tế.


Cuối cùng hai nhân vật chính móc vào nhau qua một cái đai như dây rốn


Ngoài các hiệu ứng âm thanh-hình ảnh tuyệt diệu (để tiết kiệm thời gian, Viện Hàn lâm có thể trao luôn giải Oscar ở các hạng mục kỹ xảo ngay bây giờ cho xong chuyện), màn trình diễn can đảm đáng ngạc nhiên của Bullock cũng giúp Gravity đến gần với sự siêu việt. Người viết không thể nhớ được lần cuối quan tâm tới sự sống chết của một nhân vật trong phim như thế này là bao giờ.

Cuarón đã thảo luận về quá trình thực hiện Gravity trong buổi phỏng vấn tại buổi ra mắt ở Mỹ theo khuôn khổ Liên hoan phim Telluride. Sau đây là một số phần hay nhất:

Ý tưởng cho Gravity đến từ đâu

“Phim tồn tại vì kịch bản khác mà Jonás đã viết nhằm mục đích tự đạo diễn. Nó đem cho tôi xem và xin ý kiến đóng góp, và tôi tỏ ý muốn giúp viết kịch bản đó. Đó là một bộ phim rất chặt chẽ chỉ với một vài nhân tố nhưng bạn thì luôn trong trạng thái căng thẳng liên miên, nhưng trải qua cơn căng thẳng, bạn thu xếp được nhiều thứ khác nhau và tập trung giải quyết vấn đề. Bộ phim mà hiện tại Jonás đang thực hiện diễn ra trên một sa mạc và chỉ có hai nhân vật, thế là chúng tôi nói về việc đặt bối cảnh trong không gian vũ trụ bởi chúng tôi nghĩ nó sẽ cung cấp những yếu tố ẩn dụ mà chúng tôi cần. Chúng tôi bắt đầu bàn bạc, và hầu như toàn bộ ý tưởng ập đến vào một buổi chiều. Ý tưởng là có một nhân vật đang trôi dần, ngày một cách xa khỏi Trái đất – nơi kết nối cô với cuộc sống và con người. Cô sống trong bong bóng của chính mình. Chúng tôi muốn là một bộ phim về nghịch cảnh, và kết quả có thể là sự tái sinh, hay tri thức mới lạ.”


Đạo diễn Alfonso Cuarón (giữa) trên trường quay Gravity với Sandra Bullock (trái) và George Clooney


Về việc biến ý tưởng thành phim thực sự

“Cả quá trình làm phim là một sự tính toán nhầm, đó là lý do tại sao mất đến bốn năm rưỡi để thực hiện. Chúng tôi cứ nghĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Khi tôi hoàn thành một bộ phim, việc đầu tiên tôi làm là đưa cho Chivo – tức Emmanuel Lubezki, nhà quay phim – thế nên tôi nói, ‘Chivo, xem này: đây là một bộ phim nhỏ thôi, hai nhân vật, chúng tôi sẽ xong trong một năm,’ và trong vòng bốn năm rưỡi sau đó, anh ấy vẫn luôn nhắc lại những lời tôi nói với anh. Tôi biết trước là thể nào cũng phải có một vài hiệu ứng hình ảnh nhưng tôi vẫn nghĩ là có đủ thiết bị thì sẽ có khả năng đạt được. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu thực hiện các thứ, mọi chuyện bắt đầu rõ mồn một rằng công nghệ để làm ra bộ phim chưa hề tồn tại, chúng tôi phải phát minh ra công nghệ đó.”

Về công nghệ đã làm nên Gravity

“Vấn đề gặp phải khi quay phim là việc kết hợp sự thiếu trọng lực vào các chuỗi cảnh dài, mở rộng. Chúng tôi đã thứ nhiểu cách, ví dụ dùng Vomit Comet – phi thuyền mô phỏng trạng thái không trọng lượng – nhưng không hiệu quả. Khi dùng dây đai treo diễn viên lên, họ dễ bị mệt, thế nên bạn chỉ có thể quay trong một khoảng thời gian ngắn, thêm nữa là bị giới hạn vì có quá nhiều dây cáp. Đối với phần quan trọng của buổi quay, có một khối lập phương rỗng 9x9 inch (xấp xỉ 23 cm), bên trong các mặt có gắn màn hình LED. Trung tâm của khối lập phương này có một thiết bị cho diễn viên, thực sự rất khó để đưa họ vào đó, rồi thiết bị này sẽ giúp giữ thăng bằng ở các vị trí khác nhau. Diễn viên khi đó sẽ được trải nghiệm điểm nhìn của nhân vật thông qua những hình chiếu trong các đèn LED. Điều này quan trọng bởi bạn không thể làm cho các diễn viên như thế này [quay vòng vòng], thế nên chúng tôi phải ít nhiều giữ yên các diễn viên, rồi di chuyển máy quay và ánh sáng xung quanh họ. Loại đèn điện thông thường không thể thực hiện được nên chúng tôi phải sử dụng đèn LED, bởi ánh sáng chỉ chuyển từ màn hành đến màn hình. Khối lập phương có một lỗ trống mà từ đó máy quay có thể nhìn thấy, còn bên ngoài có đường ray với một rôbô - loại người ta thường dùng trong sản xuất xe hơi – và có một máy quay đặt trên rôbô vào/ra rồi lên/xuống theo đường ray... Nó giống như một vở ba lê công nghệ đang diễn ra vậy. Và bên ngoài khối lập phương là hàng loạt những chuyên viên tin học làm việc bên máy tính.”


Các cảnh khó khăn của Sandra Bullock trong phim


Về sự trắc trở khi diễn xuất trong Gravity

“Mọi sự đều gây khó nhọc cho các diễn viên, thế nên tôi rất khâm phục những gì Sandra và George đã làm được. Một mặt là đau đớn, nhưng họ cũng phải học cách diễn trừu tượng, bởi nhiều khi họ đang diễn mà trước mặt không có gì – chỉ là những điểm đánh dấu. Đôi lúc, cảnh quay kéo dài nhiều phút, họ sẽ phải ghi nhớ các điểm khác nhau với thời gian chính xác, bởi [ánh sáng và hình ảnh] đều được lập trình sẵn rồi. Với Sandra, giống như một nữ diễn viên ba lê diễn tập với lời nhắc trong một thời gian dài, thế nên khi chúng tôi tiến hành ghi hình, cô ấy chỉ cần quên hết những lời nhắc và diễn. Tôi thấy những gì cô ấy làm được thật tuyệt vời. Cô ấy cũng rất tỉ mỉ. Đôi lần, Sandra phải diễn một đoạn độc thoại đòi hỏi rất cao về kỹ thuật. Nhiều cảnh của cô ấy rất dài và khó, cô ấy cứ phải thoại liên tục thế nhưng chỉ mất một lần quay duy nhất.”

Phim khởi chiếu tại Việt Nam từ 11/10/2013.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Friday, October 11, 2013 4:12:11 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)

Từ Gravity đến 12 Years a Slave: Đường đua Oscar gay cấn lên khi mùa thu tới



Từ sổ tay của nhà phê bình: những cái tên được ghi lại trong mùa thu này hứa hẹn sẽ đem lại sự thỏa mãn và đáng nhớ, kích thích trí óc, tâm hồn lẫn cảm xúc. Những cái tên bao gồm The Fifth Estate, Parkland, All Is Lost.

Mất tích trên đại dương, mất tích trong không gian, mất con cái, mất tự do, mất quê hương, mất của cải, mất danh tính, mất việc, mất hy vọng, mất cả cuộc sống: Mùa thu là đây, mùa phim là đây. Căng thẳng là đây. Không thể chờ thêm nữa.

Tháng 9 luôn luôn làm đổi nhiệt những gì khán giả đón nhận từ màn ảnh rộng. Những ứng cử viên Oscar bắt đầu lộ diện, những bộ phim có ý nghĩa đáng để cân nhắc hơn so với, có thể kể tên như, The Wolverine / Người sói Wolverine hay World War Z / Thế chiến Z. Hai phim vừa kể và những phim tương tự có tính giải trí cao song chúng không đòi hỏi nhiều ở khán giả. Những phim mùa thu thì không như vậy.

Nhưng năm 2013 đang tuôn chảy những con sóng mãnh liệt mới lạ mà chúng ta đã không thấy trong một thời gian. Nó chảy róc rách qua điện ảnh Mỹ cũng như quốc tế. Ngay từ tựa phim thôi đã cho thấy một trọng lượng nhất định: 12 Years a Slave, Prisoners (phim này sẽ phát hành ở Việt Nam với tựa Lần theo dấu vết), Mandela, All Is Lost, Gravity, Devil’s Knot, Night MovesDangerous Acts, đó là một vài trong hàng dài những cái tên khác.


Sau thành công của ArgoSilver Linings Playbook năm ngoái, nhiều phim được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi mở màn tại Liên hoan phim quốc tế Toronto năm nay
Hàng trên: Labor Day, The Fifth Estate, Dallas Buyers Club, August: Osage County
Hàng dưới: Gravity, Devil's Knot, Hateship/Loveship, The Disappearance of Eleanor Rigby: Her/Him


Cú hích bắt đầu một cách một cách ra trò khi Liên hoan phim quốc tế Toronto khai mạc với việc ra mắt bộ phim The Fifth Estate. Bộ phim ly ky ấn tượng của đạo diễn Bill Condon về kẻ mọi rợ đang chực tấn công ngoài cổng thành, Julian Assange của WikiLeaks.

Có đến xấp xỉ 400 kẻ mọi rợ khác đứng đằng sau ông trong những hàng chờ chật chội tại liên hoan phim này. Nhiều người có vẻ còn định phá vỡ truyền thống hằng năm trong thời gian diễn ra liên hoan.


Benedict Cumberbatch cùng Daniel Brühl trong The Fifth Estate


Đối với những ai lo ngại người viết cho rằng những bộ phim này sẽ buồn thảm, sự thực cũng không thể thể khác lắm. Các chủ đề có thể sẽ u ám nhưng những yếu tố giải trí sẽ không hề bị xem nhẹ. Dù gì đi chăng nữa, những bộ phim chinh phục được cả trí óc, tâm hồn và cảm xúc sẽ là những phim đem lại sự thỏa mãn nhất, đáng khắc ghi nhất.

Khá là đúng đắn khi khán giả bắt đầu mùa phim với câu chuyện về một nhân vật phi anh hùng gây bất đồng nhiều năm nay, người nhận được cả sự tán thưởng lẫn khinh bỉ. Không quan trọng ta ở phe nào, Assange là kiểu người khiến ta phải nghĩ – nghĩ. Nghĩ sâu hơn, nhiều hơn, khó khăn hơn và đặc biệt, nghĩ đi nghĩ lại, có vẻ như đó là điều các nhà làm phim đang để tâm trong lúc này.

The Fifth Estate với sự tham gia của Benedict Cumberbatch trong vai một kẻ nổi loạn trên mạng xã hội, người xây dựng ý tưởng, sự dính líu và tranh cãi xung quanh việc bóc trần những bí mật. Bí mật quốc gia. Bí mật công ty. Bí mật cá nhân. Bí mật gây hại.


Leonardo DiCaprio (trái) và đạo diễn Martin Scorsese trên trường quay The Wolf of Wall Street


Cuối năm nay, Leonardo DiCaprio sẽ tái ngộ khán giả với vai trò một người giữ bí mật trong The Wolf of Wall Street, vào vai một nhà môi giới chứng khoán xảo trá có máu mặt. Đạo diễn Martin Scorsese và DiCaprio như thường lệ cùng nhau tạo nên một mối đe dọa không tầm thường. Đối với 99% còn lại, phong trào Occupy Wall Street (Chiếm lấy phố Wall) lần đầu tiên được dựng thành một bộ phim tài liệu sẽ ra rạp tuần tới: 99%: The Occupy Wall Street Collaborative Film. Những phim này làm suy thoái kinh tế cá nhân.

Có một số lượng dồi dào các phim đi vào đề tài thử thách con người, kể cả trường hợp khủng hoảng sinh tồn khắc nghiệt.


Sandra Bullock (phải) cùng đạo diễn Alfonso Cuaron tại Liên hoan phim quốc tế Toronto


Gravity với sự góp mặt của Sandra Bullock và George Clooney trong vai một kỹ sư và một phi hành gia vượt ra ngoài giới hạn sinh tồn, con tàu vũ trụ của họ vỡ vụn ra hàng tỉ mảnh nhỏ, các thiết bị hỗ trợ sự sống tuột khỏi tầm tay. Do Alfonso Cuaron đạo diễn và đồng biên kịch với con trai Jonas, phim không chỉ khám phá vũ trụ mà còn khám phá cuộc sống và lý do tại sao chúng ta bám lấy cuộc sống mãnh liệt đến thế.


Một cảnh trong All Is Lost, bộ phim nhận được nhiều lời khen từ Liên hoan phim Cannes


Sẽ thế nào khi đối mặt với khả năng tử nạn theo cách nào đó? All Is Lost, tác phẩm mới nhất của đạo diễn-biên kịch J.C.Chandor, cùng với diễn xuất của Robert Redford trên biển khơi – chiến đấu với sự khắc nghiệt của tự nhiên, chiến đấu một cách mạnh mẽ - và cũng rất kỳ khôi nữa. Đối với nhà làm phim này, biển khơi là cả một chặng đường dài kể từ bộ phim trước đó Margin Call, nhưng số tiền đặt cược vào lần này cao hơn hẳn. Đây là hành trình đơn độc của diễn viên theo nhiều khía cạnh, số phận của bộ phim đặt vào màn trình diễn này.


Poster phim Captain Phillips


Tom Hanks trong vai Thuyền trưởng Phillips sẽ nắm giữ sự sống các thuyền viên của mình trong một thử thách đầy gian nan. Con tàu chở hàng của anh lọt vào nanh vuốt của bọn cướp biển Somali, điểm nhói nằm trong tay của Paul Greengrass, người đã mang lại sự căng thẳng mạnh mẽ cho hai phim Bourne những năm qua. Câu hỏi đối với Hanks là liệu bộ phim có giúp anh thoát khỏi những khủng hoảng gần đây trong sự nghiệp.


Từ trái qua, Michael Fassbender, Lupita Nyong'o và Chiwetel Ejiofor trong 12 Years a Slave


Tuy vậy, câu chuyện nói nhiều về chủng tộc và kinh tế như những nỗ lực của con người. Sự phân biệt chủng tộc sẽ được mổ xẻ theo nhiều cách trong suốt mùa phim tới. Mandela: Long Walk to Freedom, với Idris Elba trong vai nhà lãnh đạo Nam Phi vĩ đại, cùng 12 Years a Slave, với Chiwetel Ejiofor – nhớ lấy cái tên này – trong vai một người tự do mà chỉ bởi màu da khiến anh bị tước đoạt tất cả trừ tâm hồn, cả hai phim này đều ra mắt lần đầu tại Toronto.

Một kiểu khác của tự do đang bị đe dọa là trong Omar, tác phẩm mới nhất từ Hany Abu-Assad. Sự khám phá về những kẻ đánh bom liều chết trong tác phẩm trước của ông, Paradise Now, được đề cử Phim nước ngoài hay nhất tại Giải Oscar 2006. Lần này, câu chuyện mơ hồ về một đôi tình nhân bị chia rẽ bởi Bờ Tây và cái giá của mối quan hệ giữa họ đến Toronto với một giải thưởng của hội đồng giám khảo ở Cannes.


Matthew McConaughey phải giảm khoảng hơn 17 kg để đóng Dallas Buyers Club


Dallas là tâm chấn cho hai bộ phim gây náo động mà người viết để mắt tới trong liên hoan phim lần này. Parkland, với sự góp mặt của Billy Bob Thornton, Paul Giamatti và Zac Efron, sẽ đưa ta vào sâu trong Bệnh viện Tưởng niệm Parkland với những hỗn loạn vào ngày Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy bị ám sát. Dallas Buyers Club mở ra hơn hai thập kỷ trước vào cuối năm 1986, khi AIDS vẫn là một bản án tử hình. Màn trình diễn của Matthew McConaughey được chờ đợi sẽ mang đến cho anh một đề cử Oscar, và rất có khả năng là một chiến thắng. Số cân nặng nam diễn viên này phải giảm để vào vai một người đàn ông kỳ thị đồng tính chống lại bệnh tật không phải là điều gì quá to tát mà là sức nặng của chủ đề này đối với McConaughey, anh đang ổn định với phong độ đỉnh cao.


Một cảnh trong August: Osage County


Vở diễn đoạt giải Pulitzer của Tracy Letts,August: Osage County, được chuyển thể lên màn ảnh rộng một gia đình chia rẽ sâu sắc và sự châm biếm chua cay bằng sự khéo léo đến không ngờ. Chỉ đạo bởi John Wells cùng sự xuất của một dàn sao hạng A bao gồm Meryl Streep, Julia Roberts, Juliette Lewis, Ewan McGregor, Dermot Mulroney và người đang hết sức bận rộn Benedict Cumberbatch.

Ngay cả những phim hài thuần túy cũng có cửa trong mùa thu này. Jason Bateman thực hiện một nhiệm vụ kép khi vừa là diễn viên, vừa là đạo diễn về cuộc thi chính tả trong Bad Words. Jennifer Aniston and Isla Fisher là hai kẻ lừa bịp giải nghệ cùng tái hợp trong Life of Crime. Jay Baruchel xuất hiện trong The Art of the Steal. Và Jesse Eisenberg sẽ đối phó với kẻ trộm nhân thân trong The Double. Bộ phim này phỏng theo một tiểu thuyết của Dostoyevsky...


Nhiều bộ phim khác được chờ đợi trong mùa thu này. Lần lượt: American Hustle, Her, The Counselor, The Wolf of Wall Street, Out of Furnace, Captain Phillips


Mùa thu là đây, căng thẳng là đây. Không thể chờ thêm nữa.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Friday, October 11, 2013 4:15:44 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Làm cố vấn khoa học cho phim về không gian Gravity là như thế nào



Trong phim Gravity (phát hành ở Việt Nam với tựa Cuộc chiến không trọng lực) sắp ra mắt của Alfonso Cuarón, George Clooney và Sandra Bullock vào vai một phi hành gia và kỹ thuật viên y tế bị mắc kẹt trong vũ trụ.

Có tin Cuarón đã bỏ ra năm năm để hoàn hảo hóa những cảnh phim trong điều kiện không trọng lực, nhưng việc tìm ra cách để quay những diễn viên bay bổng là một trong những chi tiết kỹ thuật cần thiết cho một bộ phim được quay hoàn toàn trong vũ trụ. Và một trong những nhân vật quan trọng đóng góp vào tính chính xác của phim chưa bao giờ đặt chân lên đó.


Kevin R. Grazier


Ba năm rưỡi trước, Cuarón và đồng biên kịch và cũng là con trai của ông Jonás Cuarón đã gặp Kevin R. Grazier, mang theo một danh sách dài các câu hỏi về không gian. Grazier, một nhà khoa học chuyên tư vấn khía cạnh khoa học cho những chương trình truyền hình như Battlestar GalaticaEureka, nói ông ấn tượng trước sự quan tâm đặc biệt đến chi tiết của cha con họ.

“Họ hỏi tôi những câu hỏi đại loại như, ‘Cánh cửa này mở theo hướng nào; công tắc này trượt theo hướng nào; đèn LED hoặc đèn báo này có màu gì,” ông kể.

May mắn cho nhà Cuarons, Grazier đã làm việc song song trong cả hai lĩnh vực giải trí và nghiên cứu vũ trụ trong mười năm qua. Ở thời điểm đó, ông đang làm việc bán thời gian cho chương trình Chòm sao của NASA, mang đến cho ông rất nhiều kinh nghiệm thiết thực, ví dụ, trên tàu Soyuz của Nga giống như trong Gravity.

“Không như chương trình truyền hình, khi bạn dính vào một cách đều đặn, việc làm phim Gravity thường bị ngộp bởi rất nhiều hoạt động và sau đó nhanh chóng kết thúc,” Grazier giải thích. Ông đưa ra những bản ghi chú trong quá trình phát triển kịch bản, sắp xếp cuộc hẹn với những người ở Trung tâm Không gian Houston, và cuối cùng xem đoạn phim giới thiệu lần đầu tiên - giống như nhiều 'fan' khoa học viễn tưởng khác - ở San Dieo Comic-Con năm nay.


Cảnh trong phim Gravity


Vậy cựu nhân viên Phòng nghiên cứu Động cơ đẩy Tàu vũ trụ của NASA đã làm gì trong phim? Trong suốt thời gian học thạc sĩ, Grazier và một người bạn đã tự nguyện nộp một kịch bản cho Star Trek: Voyager, phim truyền hình với chính sách nộp kịch bản mở, và cuối cùng nhận được một cuộc gọi bảy tháng sau đó từ Paramount Television cho một cơ hội để trình bày thêm ý tưởng. Vốn là một người hâm mộ những phim truyền hình khoa học viễn tưởng như Doctor Who, Grazier bắt lấy cơ hội và cuối cùng gầy dựng được mối quan hệ dẫn đến tác phẩm truyền hình sau này cùng với hai nhà biên kịch của Trek Michael Taylor và Bryan Fuller, những người tiếp tục sản xuất những phim như DefianceHannibal. Hiện tại, Grazier đang làm Defiance, và cũng làm chung với Taylor loạt phim Battlestar Galactica, phim đầu tiên Grazier thực hiện với vai trò cố vấn khoa học vào năm 2004.

“Đây là một công việc bán thời gian rất thú vị,” Grazier nói. “Bạn không phải là một nhà biên kịch khoa học,” ông nói. “Bạn tham gia vào nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viết kịch bản.”

Công việc tư vấn của Grazier trong các phim truyền hình có thể trải dài từ việc đưa ra những lưu ý cho kịch bản cho đến việc giải thích những từ chuyên ngành, từ việc cung cấp những công thức có liên quan đế việc viết ra hướng dẫn kỹ thuật dùng trong các cảnh phim (điều càng cần thiết hơn trong Eureka.)


Bên trong con tàu


Cố vấn khoa học cho Hollywood là một mảng nhỏ, nhưng ngày càng lớn mạnh cùng với sự xuất hiện càng nhiều những phim khoa học viễn tưởng, cả phim điện ảnh và truyền hình, một xu hướng dẫn đến việc Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia phát động chương trình Trao đổi Giải trí Khoa học năm 2008. Chương trình trao đổi ghi nhận cơ sở dữ liệu của các nhà khoa học và chuyên môn của họ để ráp với yêu cầu phù hợp của các nhà làm phim. Các nhà sản xuất và biên kịch ngày càng nhận thức rõ hơn điều mà Grazier gọi là “sức mạnh của việc làm khoa học cho đúng”... và có lẽ sức mạnh của sự soi mói khắt khe của người hâm mộ nữa.

“Nếu bạn làm hớ về mặt kỹ thuật, đặc biệt là điểm mà bạn không cần phải phạm sai sót, một điểm mà bạn có thể dễ dàng tránh khỏi, bạn sẽ biến một lượng lớn khán giả từ những người chìm đắm vào tác phẩm sáng tạo của bạn thành những người ngồi giữa bốn bức tường và trần nhà ở thế kỷ 21 và nói, ‘Ồ, vậy à?’” Grazier nói. Trong thời đại Internet, sai sót kiểu đó rất quan trọng thậm chí đối với những người không phát hiện ra ngay.


Những cảnh không trọng lượng hoàn hảo trong Gravity


Điều này thậm chí cũng xảy ra với Grazier. Ông cảm thấy “khá đau đớn” khi những phim điện ảnh hoặc truyền hình làm sai về mặt khoa học “khi họ có thể tránh,” nhưng ông cũng nhìn nhận dưới góc độ nhà biên kịch khi cần thiết phải đánh đổi tính chính xác cho câu chuyện. Đôi lúc việc đánh đổi có thể rất nhỏ như việc cánh cửa trạm không gian mở ra trong khi nó cần phải đẩy ra, Grazier đóng góp.

“Với vai trò cố vấn khoa học, bạn biết được câu chuyện áp dụng khoa học như thế nào,” ông nói. “Chúng tôi không làm phim tài liệu.”

Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Business Insider
Lữ Khách Offline
#7 Posted : Friday, October 11, 2013 4:17:47 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Sandra Bullock: Theo đuổi nỗi sợ lên tầm cao mới


Như nhiều ngôi sao điện ảnh, Sandra Bullock là khuôn mặt thường xuất hiện trên các mặt báo.

Theo đánh giá của Vanity Fair, nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar này là người “thân thiện, thẳng thắn và dễ gần”. (Cũng đúng.) Cô là “cục cưng của Mỹ”, cụm từ được giới báo chí chuyên dùng khi viết về cô, và được cho là một diễn viên hài có tài thỉnh thoảng cũng không tránh được các phim thất bại. (Cũng công bằng thôi.)

Sau khi ly hôn năm 2010, cô xuất hiện nhiều trên các báo đời tư. Nhưng những thành tích đáng kể nhất của cô lại thường không được nhắc tới, vì chúng khó được chụp ảnh hơn. Bạn phải đến xem qua những vai diễn của Sandra Bullock thì mới có thể hiểu tài năng của cô lớn đến đâu.


Vai diễn trong The Blind Side từng mang về cho Sandra Bullock giải Oscar


Phim như Two Weeks Notice đương nhiên không thể hiện được tài năng đó, nhưng bạn hãy nhìn lại phim của cô sau năm 2002. Cô rời xa những phim tình cảm hài, một thể loại rõ ràng là đang giúp cô gặt hái ít nhiều thành công lúc đó, để chuyển sang đóng những vai nhỏ hơn trong các phim chính kịch, những phim không phải lúc nào cũng được đánh giá cao. Sự chuyển hướng sự nghiệp nguy hiểm này không phải lúc nào cũng có lợi cho cô, nhưng sự chuyển hướng đó lại đưa cô tới với The Blind Side (2009), bộ phim về một đề tài khá tế nhị hoàn toàn có nhiều khả năng bị cả giới phê bình và xã hội chỉ trích. Trên thực tế, phim lại mang về cho cô một giải Oscar.

Năm ngoái, Bullock, 49 tuổi, xuất hiện trong một tiểu phẩm nhỏ, có phần trần trụi, trên chương trình truyền hình Chelsea Lately. Julia Roberts sau khi thành công đâu có làm việc đó. Nói thêm về những hướng đi đầy rủi ro, Bullock từng suýt chết đuối khi đóng phim The Proposal. Sau khi ngâm mình trong nước biển lạnh nhiều giờ, cả người cô bị cóng lại và không thở được. “Tôi cho rằng cô ấy mạnh mẽ như bất cứ nam diễn viên cơ bắp nào,” nhà sản xuất The Proposal, Todd Lieberman, cho biết.

Vẫn không tin sao? Vậy ta hãy nói tới Gravity, phim ly kỳ về đề tài vũ trụ, dự tính ra mắt ở Mỹ vào 4/10.

Đồng biên kịch và đạo diễn của phim là Alfonso Cuarón, nhà làm phim tỉ mỉ đằng sau những phim như Children of MenY Tu Mamá También, cả hai đều là phim ưa thích của giới phê bình, Gravity đưa Sandra Bullock và George Clooney vào vai hai phi hành gia bị trôi trong vũ trụ sau khi tàu của họ gặp sự cố. Nhưng bộ phim trông đợi nhiều vào diễn xuất của Bullock như cách Cast Away từng đặt nhiều áp lực lên vai Tom Hanks, cuối cùng mang về cho anh đề cử Oscar. Sau một phần ba thời lượng phim, Clooney mới xuất hiện.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ về việc một mình xuất hiện trên màn ảnh trong thời gian dài như thế thì sẽ thế nào đến khi tôi bắt đầu đi tuyên truyền và phỏng vấn. Mọi người bắt đầu hỏi liệu tôi có cảm thấy sợ khi đóng phim này không và đến lúc đó tôi mới thấy run,” Bullock nói.

Sau khi gặp tai nạn máy bay ở Wyoming vào năm 2000, Bullock cho biết việc bay lượn khiến cô “sợ chết khiếp”. Máy bay của cô đã không đáp tới nơi khi hạ cánh và cánh và mũi máy bay chịu nhiều hỏng hóc. Tuy vậy, cô vẫn đồng ý đóng Gravity, dù biết rằng Cuarón đã định quay phim bằng cách cho diễn viên vào một con tàu mô phỏng trạng thái không có lực hấp dẫn, khiến người trong bộ máy sẽ được đưa lên cao rồi thả xuống thấp một cách bất ngờ.


Trong phim Gravity


“Tôi tự nhủ rằng đây là cách thế giới đang bảo tôi phải đối mặt với nỗi sợ của mình,” cô cho biết. “Tôi đồng ý đóng phim. Tôi không vui vẻ lắm nhưng cũng đồng ý.”

Cuarón cuối cùng đã bỏ ý định dùng cỗ máy mang tính tra tấn diễn viên kia và thay nó bằng một thiết bị khác: một hộp khối khổng lồ với những ánh đèn đặc biệt trên một sân khấu hoàn toàn không có ánh sáng nào khác. Bullock được “thắt” vào một thiết bị “kinh khủng”, treo lơ lửng trong hộp trong nhiều giờ. Một chiếc máy quay trên một bàn đỡ được di chuyển quanh cô. Cách quay này cho hình ảnh có cảm giác như cô đang trôi trong vũ trụ.

“Tôi cứ thế đóng phim với không khí trong vòng 10 tiếng mỗi ngày, và thứ duy nhất kết nối tôi với đạo diễn là bộ tai nghe,” cô kể. “Đoàn làm phim có một bộ sưu tập những âm thanh – tiếng cá voi, tiếng kim loại đập vào nhau – và tôi học thuộc chúng. Rồi tôi hướng dẫn họ cách cho tôi nghe những âm thanh gì để có được những cảm xúc cần thiết.”

Trong một đoạn phim, Bullock phải giữ người yên một chỗ và nhập vai trong khi máy quay bay từ xa về phía mặt cô với tốc độ chóng mặt, và chỉ dừng trước mặt phài phân. Trong nhiều cảnh khác, cô bị treo lên bằng 12 sợi cáp trong khi những chuyên gia múa rối, một số từng tham gia vào vở kịch War Horse trên Broadway, di chuyển chân tay cô trong một điệu khiêu vũ phức tạp.

“Tôi đã thử vào hộp đó và không chịu được quá 30 giây,” Cuarón cho biết.

Gravity đã làm các nhà phê bình phải thán phục khi được chiếu ở Liên hoan phim Venice hồi tháng 9, với kịch bản ly kỳ hồi hộp, cùng lúc tạo một cảm giác vũ trụ rộng lớn nhưng lại gò bó biết bao.

“Bullock tỏa sáng trong tác phẩm hay nhất từ trước tới nay của cô,” Todd McCarthy viết cho tờ The Hollywood Reporter.

Bộ phim 3D cũng được khen là có kịch bản độc đáo và táo bạo dù thời lượng chỉ có 90 phút. Bộ phim mở đầu với đoạn phim 12 phút liên tiếp đi qua nhiều cung bậc cảm xúc mà khó có thể tả được nếu không muốn tiết lộ quá nhiều về cốt truyện.

“Bộ phim kể về sự tái sinh,” Bullock cho biết. “Bạn phải thoát khỏi tình huống đen tối nhất để tìm tới sự bình yên như thế nào? Cuộc sống sẽ luôn tiến tới, đến một lúc nào đó bạn phải chấp nhận bạn không còm kiểm soát được nó. Thời gian quý giá, bạn phải phí thời gian để lo sợ sao?”


Với Ryan Reynolds trong phim The Proposal


Cô đã từng phải tự hỏi bản thân những câu hỏi này vào năm 2010, năm Cuarón đến thăm nhà cô ở Texas để mời cô đóng Gravity. Lúc đó, cô đang cố gắng để có một cuộc sống khép kín khi chỉ một tuần sau khi cô đoạt giải Oscar, cô phát hiện người chồng vừa kết hôn năm ấy, Jesse James, đã không chung thủy.

Họ ly hôn, cô nhận một đứa con nuôi và nói với người đại diễn là cô không muốn nhận phim nào nữa trong một thời gian dài. Nhưng Cuarón rất muốn mời cô đóng Gravity, dù sau khi đã cân nhắc nhiều diễn viên khác, trong đó có Angelina Jolie. Ông quyết định trực tiếp đến mời cô trở lại.

“Lúc đó tôi chỉ muốn tập trung vào con,” Bullock nói. “Tôi không muốn làm việc. Nhưng từ chối Alfonso Cuarón cũng thật khó. Và Gravity là cơ hội có một không hai.”

Ngồi nói chuyện với Sandra Bullock, cô có vẻ thật bình thường, thân thiện, hài hước, chững chạc và xinh đẹp. Khi phát hiện chiếc bàn nơi phóng viên và cô đang ngồi bị bấp bênh, và anh bồi bàn có vẻ bối rối, cô chỉ mỉm cười nói, “Dùng gói đường kê cũng được rồi.” Cô còn lo về bút của ký giả hơn. “Tôi sợ bút sẽ làm bẩn áo anh,” cô nói, rồi kéo cây bút đang để mở nắp đến chỗ an toàn hơn.

Cô có cho bản thân là người can đảm không?

“Không,” cô trả lời rất nhanh.

“Tôi cảm ơn mọi người khen tôi ‘gan góc’ chứ không nói tôi ‘ngu ngốc’,” cô nói.

Có thể cảm thấy rằng, cô muốn thể hiện điều gì đó qua Gravity. Nhiều khán giả tỏ vẻ không phục khi Bullock đoạt giải Oscar, nhất là sau khi xem bộ phim lớn đầu tiên của cô sau khi cô đoạt giả, The Heat. (Cô cũng đóng vai một bà quả phụ sau sự kiện 11/9 trong Extremely Loud & Incredibly Close, phim quay sau khi cô gặp Cuarón ở Texas. Nhưng bộ phim ra mắt năm 2011 không được công chiếu rộng rãi và vai của cô là vai phụ.)

“Thật khó để không cảm thấy rằng loại phim đáng quên này là quá dưới tầm của Bullock,” tờ Texas Monthly viết về The Heat.



Ta có thể hiểu điều đó như sau: Xin cô đừng trở thành như Julia Roberts, diễn viên đoạt giải Oscar chỉ để phí tài năng trong những phim như Eat Pray Love hay Mirror, Mirror; hay như Halle Berry, đoạt giải Oscar rồi đi đóng hết phim X-Men này sang phim X-Men khác; hay như Reese Witherspoon…thôi chắc bạn cũng hiểu.

“Việc có những vai diễn nào phù hợp cũng là vấn đề,” Octavia Spencer, diễn viên đoạt giải Oscar với The Help và là bạn lâu năm của Bullock cho biết. “Nhưng từ lâu Sandy đã thành công trong việc không khép kín mình trong một loại vai diễn giống nhau, và điều đó sẽ vẫn tiếp tục.”

“Cô ấy luôn mạo hiểm, cho chúng ta nhiều sắc thái khác nhau – nhất là trong Gravity – và luôn làm việc cật lực, không quan tâm về việc trông mình trong cảnh đó xinh đẹp ra sao. Đó là điều không phải nữ diễn viên nào cũng làm được.”

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Lữ Khách Offline
#8 Posted : Friday, October 11, 2013 4:19:21 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Gravity: Bullock, Clooney và câu chuyện ly kỳ trong không gian



Đạo diễn Alfonso Cuaron khoái thách thức, và sự tương phản.

Ông đã làm một bản chuyển thể điện ảnh lộng lẫy như mơ tác phẩm kinh điển thời Victoria A Little Princess, và tiếp nối bằng một phim hiện đại Great Expectations.

Ông đã làm Y Tu Mama Tambien, rồi đến một trong những phần phim Harry Potter hay nhất, The Prisoner of Azkaban, và kế đó là sử thi giả tưởng Children of Men.

Vậy tiếp theo là gì?



Một phim gồm hai nhân vật lấy bối cảnh ngoài không gian hoàn toàn không trọng lực thì sao? Quay 3D và trình chiếu màn ảnh cực rộng IMAX? Với câu chuyện xảy ra gần như từng phút-từng phút tức thì? Và — ồ, đợi đã — bắt đầu với một cảnh duy nhất kéo dài chừng một phần tư tiếng đồng hồ?

À, có vẻ thú vị đấy.

Nhưng cái điều thực sự hào hứng đó là Gravity (phát hành ở Việt Nam với tựa Cuộc chiến không trọng lực) không chỉ là việc đạo diễn nỗ lực vượt lên chính mình (dù quả có thế). Đây là một nhà làm phim, ở đỉnh cao năng lực, sử dụng hiệu ứng đặc biệt tân thời nhất để phục vụ cho câu chuyện, thay vì chỉ đơn giản là lấy công nghệ đó làm nền.

Thời nào cũng có phim cực hay, có phim khoa học giả tưởng — 2001, Avatar, Inception — phá vỡ những giới hạn của sự tưởng tượng. Hãy bổ sung Gravity vào danh sách chọn lọc, ít ỏi này.

Tất nhiên, theo một phương diện nào đó thì Gravity không hẳn giả tưởng mà là phim khoa học, xảy ra trong một tập hợp những tình huống đáng tin như trong phim Cast Away. Cách trái đất hàng ngàn dặm, cuộc đi bộ ngoài không gian gặp sự cố. Phi hành gia kỳ cựu George Clooney — và chuyên gia khoa học Sandra Bullock — bị trôi giạt theo đúng nghĩa đen, và nhào lộn trong chân không.


Phi hành gia Matt Kowalski (George Clooney)


Họ có quay lại con tàu vũ trụ bị hỏng trước khi nguồn dưỡng khí quí giá của họ cạn kiệt không? Sửa chữa con tàu và tìm đường trở về trái đất?

Như Clooney — sức hấp dẫn của anh ở phim này được tăng mạnh, một cao bồi không gian kiêu ngạo — Cuaron ban đầu rất khôi hài. Cảnh mở màn nín thở đó, khi máy quay không ngừng di chuyển, vật thể không ngừng xoay mòng mòng, và chúng ta cảm thấy phi trọng lực, dù đang ngồi trên ghế dựa trong rạp chiếu.

Nhưng rồi thảm họa xảy ra dồn dập. Và dồn dập.

Cũng diễn hay như Clooney, nhưng Bullock mới thực sự là ngôi sao của bộ phim; phần lớn thời lượng đơn độc trên màn ảnh, và phần lớn trong số đó chỉ có đôi mắt cô diễn qua chiếc mũ phi hành gia. Ấy thế mà, là một thường dân-bất đắc dĩ-trở thành-phi hành gia, cô lập tức có khả năng kể chuyện, nhất là trong những khoảnh khắc tuyệt vọng nhất của mình. Chúng ta bên cạnh cô ngay từ đầu.

Và trong tay của Cuaron nữa. Là một chuyên gia thị giác sắc sảo, ông là một trong những đạo diễn hiếm hoi có cảm nhận xác thực về bối cảnh, và các con tàu vũ trụ trong phim này được miêu tả chi tiết cụ thể một cách tức thời và hài hước.

Ví dụ, trong chuyến du hành của mình, Bullock lướt qua phi thuyền không gian của Mỹ, một phi thuyền không gian Nga bị hư hại, và một phi thuyền Trung Quốc bị bỏ hoang. Ở phi thuyền thứ nhất, một bức tượng người sao Hỏa Marvin bay qua; ở phi thuyền thứ hai là một miếng phô mai. Ở chiếc thứ ba, một chiếc vợt bóng bàn, phi trọng lực.


Sandra Bullock trong vai Tiến sĩ Ryan Stone


Có đôi chút hài hước, trong nháy mắt; khi chúng ta chuyển từ Trạm điều khiển sứ mạng không gian, có giọng của Ed Harris, từng định đoạt trọng tâm của Apollo 13 và, tất nhiên, John Glenn, phi hành gia được yêu mến của Mỹ, trong The Right Stuff.

Xuyên suốt bộ phim, Cuaron chủ ý giữ câu chuyện không quan trọng, đơn giản và nhân bản; Clooney và Bullock không nỗ lực bắn hạ thiên thạch sắp đụng vào trái đất mà chỉ cố gắng cứu lấy mạng mình. Đôi khi, câu chuyện hơi quá đơn giản, hoặc hơi quá Hollywood (trên thang điểm 1-đến-10, đôi lúc Clooney đẩy sức mê hoặc của anh lên đến 11 một cách không chủ tâm).

Nhưng đấy là những sơ sót quá nhỏ trong một tác phẩm giải trí lớn. Ngay từ đầu, Cuaron đã mộng với tay cao hơn trời — và với được.

Lưu ý phân loại: Phim chứa ngôn từ nặng nề và những hình ảnh nhiễu loạn.

Gravity (PG-13) Warner Bros. (90 phút)
Đạo diễn Alfonso Cuaron. Với Sandra Bullock, George Clooney.

Đánh giá: ★ ★ ★ ½

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Lữ Khách Offline
#9 Posted : Tuesday, October 15, 2013 6:13:30 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Alfonso Cuarón làm phim không trọng lực như thế nào




Mất bốn năm rưỡi mới đưa được bộ phim 3D vĩ đại này lên màn bạc. Nhà đạo diễn nhớ lại một trong những hành trình xi-nê đột phá nhất từng được lên thành phim.


Alfonso Cuarón (góc phải) chỉ đạo diễn xuất


Đã bảy năm rồi chúng ta mới lại được xem phim của Alfonso Cuarón, vị đạo diễn có tầm nhìn đứng sau phần chuyển thể hay nhất của bộ truyện Harry PotterHarry Potter and the Prisoner of Azkaban — phim hậu khải huyền Children of Men, và nhiều tác phẩm xuất sắc khác.

Cuarón nghỉ làm phim một thời gian ngắn sau khi ly dị và chuyển đến London. Sau đó ông quay một phim độc lập A Boy and His Shoe, với Charlotte Gainsbourg và Daniel Auteuil, khi tài chính cạn kiệt. Thế rồi Cuarón, cùng con trai, Jonás, bắt đầu đặt nền móng cho sử thi giả tưởng đột phá Gravity, về một nhà khoa học nữ và một nam phi hành gia kỳ cựu, sau khi mảnh vỡ tàu vũ trụ va vào con tàu của họ, cột dây vào nhau và tuyệt vọng đấu tranh sinh tồn. Họ đã hoàn tất kịch bản hồi đầu năm 2009, và đặt tựa là Gravity: A Space Adventure in 3D.

“Không gian hấp dẫn tôi vì tôi thuộc thế hệ nhìn thấy Neil Armstrong đi bộ trên mặt trăng truyền hình trực tiếp trên tivi,” Cuarón nói. “Lúc đó tôi lên 7. Đồng thời, Lost in Space là một trong những phim truyền hình ưa thích của tôi hồi đó.”



Cuarón và con trai mất hai năm rưỡi để, theo lời ông, “kết hợp công nghệ lại với nhau” mà làm trường thiên không gian này. Trong suốt thời gian đó, việc sản xuất phim bị những lời ong tiếng ve từ mấy tay ngồi lê đôi mách trong nghề quấy nhiễu.

“Việc chọn diễn viên quay như đèn kéo quân chỉ là một chuyện tào lao trên mạng đáng ngạc nhiên,” ông cười nói. “Uống cà phê với ai đó bỗng đột nhiên trở thành một cuộc đàm phán. Với Natalie [Portman], tôi đã có cuộc trao đổi với cô ấy vào ngày hôm đó, nhưng không có chuyện đưa ra lời mời hay gì cả.”

Ngoài Portman, những người được đồn đoán liên quan đến vai Tiến sĩ Ryan Stone, những diễn viên hạng A khác dường như đến rồi đi theo năm tháng, và dự án xem ra tiêu tùng. Cuarón thú nhận đã có “cuộc nói chuyện dài với Angelina [Jolie]” trước khi cô rời bỏ dự án này để đạo diễn In the Land of Blood and Honey, cũng như “những cuộc đối thoại nghiêm túc” với Robert Downey Jr. cho vai diễn phi hành gia kỳ cựu Matt Kowalski.


Sandra Bullock trong vai Tiến sĩ Ryan Stone


“Với Robert, chúng tôi đã nói về bộ phim, về nhân vật, thậm chí tôi đã viết lại kịch bản dành cho anh ấy,” Cuarón nói. “Nhưng khi chúng tôi vạch ra công nghệ, thì rõ ràng là không phù hợp với khả năng giỏi nhất của anh ấy. Những chuyển động trong phim này phải được lập trình trước, chẳng hạn, bạn có 12 giây để di chuyển từ đây sang đây, thế nên với anh ấy thật quá khổ sở.” Ông ngừng lại. “Rõ ràng làm vậy không được.”

Ngoài việc thử “hàng tá diễn viên vô danh” cho cả hai vai này, cũng như những tin đồn Marion Cotillard và Scarlett Johansson thử vai Tiến sĩ Stone, Cuarón cuối cùng chọn Sandra Bullock vào cuối năm 2010. Rồi thì, tháng 12/2011, George Clooney nhận vai Kowalski.

Phim đã được lên lịch phát hành tháng 11/2012, nhưng Cuarón không thấy thuyết phục là phim đã sẵn sàng. Khi Warner Bros. hỏi liệu ông có cần thêm vài tháng nữa không, Cuarón đáp, “Tôi cần một năm!”

“Họ rất hỗ trợ nhưng không lấy gì làm vui,” ông nói. “Và rồi người ta thất tin tức nói là phim này gặp vấn đề, và thế là bạn bảo, ‘Chúng tôi có gặp vấn đề đâu! Ít ra hãy để chúng tôi hoàn thành bộ phim và cho các người thấy nó quả là hay cái đã chứ!’”

Ông cười nói thêm, “Điều đáng ngạc nhiên là phim càng cần nhiều tiền để làm thì bạn càng cảm thấy mọi người muốn bạn thất bại.”


"The Cage"


Với kinh phí 80 triệu đôla, Gravity không rẻ, nhưng vẫn khá hợp lý với một phim tầm cỡ như vầy. Cuarón cũng đã có nền tảng chắc chắn với Warner Bros. sau khi đạo diễn Azkaban cho hãng này, bộ phim đó đã thu được 800 triệu đôla toàn cầu. Cũng như Azkaban, Gravity do David Heyman kỳ cựu sản xuất.

Bỏ qua những cơn đau đầu về việc chọn diễn viên, thách thức thật sự là công nghệ, Cuarón nói. Đầu tiên, đó là yếu tố 3D. Theo Cuarón, Gravity được thiết kế để làm 3D “kể từ Ngày đầu tiên,” và trong bốn năm rưỡi làm phim thì, “khoảng ba năm rưỡi là dành cho công việc tạo hiệu ứng 3D,” ông nói.

“Tôi đã nghi ngại 3D theo cái nghĩa trắng, đen, và màu,” ông nói. “Tôi thừa biết 3D trở nên tệ hại khi đối thoại dở và phim không được thiết kế cho 3D. Đây là một phương tiện hoàn toàn khác. Độ dài cảnh quay phải dài hơn, và rồi có thị sai. Nếu bạn liên tục cắt và chuyển thị sai, khán giả xem 3D sẽ rất mệt.”

3D thể hiện trên Gravity do Chris Parks thiết kế và giám sát và được sáng tạo tại Framestore và Prime Focus. Và công trình này được tưởng thưởng trên màn bạc. Các mảnh vỡ văng về phía khán giả, những giọt nước mắt bồng bềnh trong không gian, và thân hình của Bullock và Clooney quay 360 độ từ trước ra sau. Chưa từng có phim nào đến gần với việc tái tạo lại ngoài không gian là như thế nào được như vậy. Ngay cả James Cameron (Avatar) đại tài cũng ca ngợi với Variety rằng, “Tôi nghĩ đây là phim điện ảnh về không gian tuyệt nhất từng được làm, tôi nghĩ đây là phim điện ành về không gian tuyệt nhất từng được làm, và là một phim tôi khao khát muốn được xem lâu ghê lắm rồi.”

“Xem phim này bản 2D chỉ cảm nhận được 20% trải nghiệm về Gravity,” Cuarón nói.



Một thách thức nữa, ngoài việc làm 3D, là việc nắm bắt trải nghiệm ở ngoài không gian. Cuarón, cùng với nhà quay phim chí cốt, Emmanuel “Chivo” Lubezki, đã nói chuyện với các phi hành gia và nhà vật lý học về việc tái tạo hành động phi trọng lực, bao gồm các vật thể sẽ tương tác thế nào trước chuyển động cụ thể của phi hành gia.

“Điều khó nhất là hiện tượng gọi là trọng lực,” ông nói, “vì suốt bộ phim này, bạn phải chiến đấu với trọng lực.”

Cuarón và Lubezki nghiên cứu nhiều lựa chọn để nắm bắt “hiệu ứng mất phương hướng”. Phông xanh lá, cáp treo, bể nước, và cả “Vomit Comet” — một máy bay phản lực ở độ cao — đều được thử, nhưng không thứ nào hợp.

Cuối cùng, bộ đôi này ra ý tưởng xoay ánh sáng xung quanh diễn viên đứng yên để trông như thể họ đang quay mòng mòng rất nhanh. Họ phát triển một “hộp ánh sáng” kích thước 9x14 bộ, gọi là “The Cage” và đặt sáu giàn đèn LED khổng lồ gồm, ông nói, “hàng triệu bóng đèn,” bao phủ xung quanh diễn viên, đang được treo bằng những cái đai sẽ trở nên vô hình trên phim. Rồi họ thiết kế “một đường ray” bên ngoài "The Cage" trên đó rôbô mang máy quay có thể chạy và vươn cánh tay máy vào các lỗ hổng, tạo hiệu ứng bồng bềnh và quay mòng mòng trong không gian. Trong khi đó, phông nền được thêm vào lúc làm hậu kỳ.

Ông cho biết mọi cảnh quay đều được biên đạo trước, nên diễn viên đã được cung cấp các đánh dấu cụ thể.

“Chivo bảo, như thể họ trình diễn bên trong một chiếc iPod, và họ phải giả vờ như đang trôi bồng bềnh trong không gian, đang quay, và thể hiện đủ mọi cảm xúc,” Cuarón nói.


Trên trường quay


Phim tận dụng tối đa những cảnh quay dài, trong đó có một cảnh dài quá cỡ thợ mộc 17 phút — và há hốc — ở đầu phim. Đoàn làm phim phải đảm bảo tất cả rôbô và đèn vào đúng vị trí và mọi yếu tố đều đồng bộ. Cuarón vốn nổi tiếng với những cảnh quay dài, trong có có cảnh tai nạn xe nín thở trong Children of Men, cũng như nổi tiếng chuyển cảnh qua lại từ khán giả đến chủ đề của ông trên màn ảnh.

Dù những cảnh nhân vật, đa số dài hàng mấy phút, được biên đạo trước, và diễn viên diễn trên cáp treo trong hộp ánh sáng bao phủ ánh sáng chói chang với rôbô máy rầm rĩ xung quanh, diễn xuất tuyệt vời đến độ kinh ngạc, nhất là Bullock.

“Suốt quá trình quay, Sandra hoàn toàn mù mịt với tất cả mọi thứ công nghệ,” Cuarón nói. “Chivo thậm chí phải cắn tay, anh ấy quá ấn tượng. Thế nên với tôi, diễn xuất vượt trội hơn công nghệ.”

Một yếu tố lớn nữa là thiết kế âm thanh. Ngoài không gian không có không khí truyền đi tiếng động, không có tiếng động nào trong phim ngoại trừ các vật thể va chạm nhau — như máy khoan của Bullock hoặc những mảnh vỡ va đập vào tàu không gian. Cuarón và đội ngũ thiết kế âm thanh của ông muốn theo nghĩa nôm na nhất có thể, sử dụng âm nhạc làm công cụ nổi với âm thanh thực ba chiều, nhận được sự khen ngợi nhiệt liệt từ phi hành gia ngoài đời thật.

“Kiến thức thông thường là âm nhạc đến từ bên trái, bên phải, và trung tâm, và có thể bạn sẽ nghe nhạc từ phía sau,” ông nói. “Nhưng ở đây, chúng tôi có nhạc nền âm ái hay ồn ào đến từ mọi phía trong khán phòng, liên tục sôi nổi, và chuyển động va chạm với những tiếng động khác, giúp bạn trải nghiệm như thể bạn đang quay mòng mòng không trọng tâm. Trong Gravity, không có chuyện lên hay xuống vì không có trung tâm — không có điểm quy chiếu. Chúng tôi cứ nói, ‘Chúng ta phải tiêu diệt đế chế của trung tâm.’”



Từ góc độ chủ đề, Gravity không tránh khỏi bị nhóm vào với những phim về sinh tồn khác được phát hành trong mùa săn giải thưởng này, gồm 12 Years a Slave, Captain Phillips, với Tom Hanks trong vai thuyền trưởng bị cướp biển Somali bắt làm con tin; và All Is Lost, một bộ phim vĩ đại với Robert Redford trong vai một thủy thủ lạc giữa biển khơi.

“Điều rõ ràng là,” Cuarón nói, “phim đem lại một thách thức điện ảnh hết sức thú vị cho các nhà làm phim, nhưng tôi cũng nghĩ dứt khoát còn có những điều đáng nói về con người trong nghịch cảnh. Có một cảm giác lớn lao rằng nghịch cảnh xảy ra tức khắc trong thế giới này, và những bộ phim đó nói về cách chúng ta đương đầu với nghịch cảnh.”

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast
Lữ Khách Offline
#10 Posted : Tuesday, April 1, 2014 5:34:30 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)

Vũ trụ trên Trái đất: Bí mật trong Gravity của Alfonso Cuaron




Tuy không đoạt Oscar Phim xuất sắc nhất, nhưng Gravity vẫn là một trải nghiệm phim mê hồn. Clive Irving của The Daily Beast có dịp trò chuyện với thiết kế của bộ phim, Andy Nicholson.

Phim luôn là loại hình truyền thông dựa trên ảo thuật. Nhưng với Gravity, đạo diễn Alfonso Cuaron cần định nghĩa lại ảo thuật có thể là cái gì, cần đi tới những giới hạn của những gì khả thi hiện tại. Bộ phim, với 10 đề cử tại Oscars vừa rồi, là một chuyến đi ly kỳ tới rùng mình trong vũ trụ với Sandra Bullock trong vai phi hành gia cố gắng sống sót trong một thảm họa để trở về trái đất an toàn. Thiết kế và hiệu ứng kỹ xảo, được chuyển tải một cách đứng tim trong định dạng 3D, khiến chúng ta trải nghiệm một cách xác thực kinh hoàng từng hiểm họa kinh hoàng đang diễn ra. >> Xem tiếp
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.000 seconds.