logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2011] Puss in Boots
Lữ Khách Offline
#1 Posted : Saturday, August 20, 2011 11:20:02 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Puss in Boots



Tên phim gốc: Puss in Boots
Tên tạm dịch: Chú mèo đi hia
Đạo diễn: Chris Miller
Kịch bản: Charles Perrault, Brian Lynch, David H. Steinberg, Tom Wheeler, Jon Zack
Ngày phát hành: 4/11/2011 (Mỹ)
Thể loại: Hoạt Hình - Phiêu Lưu - Hài Hước - Giả tưởng
Xếp loại:
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
- DreamWorks Animation

Các diễn viên lồng tiếng:
Antonio Banderas ... Puss in Boots
Salma Hayek ... Kitty Softpaws
Zach Galifianakis ... Humpty Dumpty

Nội dung chính:

Câu chuyện về các sự kiện dẫn đến cuộc đấu kiếm gặp gỡ của chú mèo với Shrek và những người bạn.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
1 user thanked Lữ Khách for this useful post.
sherry on 8/21/2011(UTC)
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Tuesday, November 22, 2011 8:05:32 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Mèo đi hia



Chú mèo xấu tính của phim Shrek đã có một phim phiêu lưu của riêng mình. Nhưng phim sẽ làm bạn kêu “rừ rừ” thoải mái hay mắc nghẹn khó chịu?

Này, không ai nói bạn phải nhanh chân đi xem bộ phim mới Puss In Boots của hãng Dreamworks, nhưng nếu bạn phải đi với con cái hay tình cờ xem vì lý do gì đó thì chẳng có gì phải sợ cả. Mặc dù vài tập phim Shrek trước chỉ là chuyện vặt và bản thân nhân vật Puss ít được chú ý và có lẽ thích hợp làm nhân vật phụ hơn, nhưng bộ phim ăn theo mới tinh này sẽ làm bạn ngạc nhiên với kịch bản tài tình và tâm hồn của một người phiêu lưu sôi nổi.


Chú mèo và cậu Đầu Trứng đi tìm con ngỗng đẻ trứng vàng [Ảnh: Dreamworks]


Đúng thế, tất cả chúng ta đầu chán ngán những phim “cổ tích” chỉnh sửa và được một số người yêu thích và có xu hướng tin rằng câu chuyện của Puss, diễn ra ở đất nước Mediterrania giống giống kiểu Tây Ban Nha, cũng có thể có Humpty Đầu Trứng, chuyện Jack và cây đậu thần, và hai nhân vật trong truyện trẻ em Jack và Jill. Có cảm giác như bộ phim này được để dành giải quyết tiền vé còn lại của bọn trẻ. Bạn biết đấy, bất kỳ câu chuyện nào chưa có sự điều chỉnh hiện đại hóa từ bốn tập phim Shrek. Nhưng kỳ lạ là mọi việc đều chạy tốt và cốt lõi cùng trọng tâm câu chuyện thực sự đươc xây dựng trên mối quan hệ tuyệt vời và phức tạp giữa Puss và Humpty.

Và giọng lồng tiếng của Zach Galifianakis thật tuyệt vời cho nhân vật Humpty; người anh em giống Loki/kẻ xấu xa/thần đồng. Banderas hoàn toàn thích hợp với vai Puss và thực sự không có gì bất ngờ trong diễn xuất của anh ngoài việc các nhà biên kịch có thể kể một câu chuyện hài hước và hấp dẫn như thế với hàng đống trò đùa về mèo là trung tâm của phim. Salma Hayek cũng làm tốt vai Mèo Con Vuốt Mềm, một nữ hiệp đồng thời là người yêu của Puss. Thực ra Humpty và lai lịch giống Puss của anh, là những kẻ bị ruồng bỏ đầy mưu mẹo với đôi mắt mở to ngơ ngác, lớn lên ở trại mồ côi tại San Ricardo xinh đẹp, làm phim bừng sáng. Phim vừa có phần giống sản phẩm hợp tác Ý – Tây Ban Nha vừa giống phim hình sự.


Salma Hayek lồng tiếng cho Mèo Con Vuốt Mềm (phải)


Cảnh hành động chắc chắn bất thần xuất hiện trong phim, mặc dù hiệu ứng 3D, như bạn mong chờ, là không cần thiết. Thực ra phim đã có món xa xỉ là một câu chuyện hay nên đôi khi hiệu ứng 3D có vẻ là lớp vỏ thừa và khó chịu. Nhưng giả sử phim đầy rẫy các nhân vật văn học kinh điển của trẻ em được cập nhật bảnh, thì điều thú vị nhất về bộ phim này là phim hoàn toàn không có những chuyện cười khiến chúng ta xấu hổ. Không có những thứ như “Ye Old Starbucks” hay “Thần tượng âm nhạc Mỹ cổ đại”, nên chuyện có vẻ dễ thở. Ngoài một câu “nhảy thi đi nào”, chúng ta thực sự có những câu đùa hay và nút thắt thông minh trong kịch bản thay vì sự lười nhác.

Billy Bob Thornton và Amy Sedaris khuấy động mọi thứ trong vai những tên trộm Jack và Jill ở vùng đất xấu, khô cằn có ý định – nghĩa là phim này mượn hai nhân vật nổi tiếng này. Nhưng việc sửa đổi lại không có ý nghĩa gì nhiều và có vẻ hoàn toàn ngẫu hứng khi chọn câu chuyện đó và biến thành những nhân vật này, nhưng sau một hồi, bạn không cách nào kết hợp được nhân vật với câu chuyện ban đầu. Đúng, Puss In Boots không hoàn hảo, nhưng đó vẫn là câu chuyện đi tìm kho báu rất hay sẽ khá hài lòng với khán giả mọi lứa tuổi.

Dịch: Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Tuesday, November 22, 2011 9:49:44 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Những phim hay nhất của Antonio Banderas




Một Banderas bụi bặm, lãng tử trong phim Desperado


Cái tên Joe Anthony Bands nghe chẳng giống ngôi sao điện ảnh gì cả, nhưng tên Jose Antonio Dominguez Banderas thì thế nào? Bạn có thể thấy anh lấy đâu ra vẻ vênh váo trong phim Puss in Boots.

Sinh ở Málaga 51 năm trước, Banderas lớn lên trong một gia đình bảo thủ. Cha ở trong lực lượng bảo an của chế độ Franco (chế độ độc tài ở Tây Ban Nha) còn mẹ là giáo viên. Cả hai sùng đạo Thiên chúa. Antonio nổi loạn và tham gia một gánh hát khi còn là thiếu niên (hình như anh được truyền cảm hứng khi xem tác phẩm nhạc kịch kiểu híppi Hair).

Banderas dính với Pedro Almodovar gần như ngay lập tức, và đây là sự hợp tác đầu tiên và quan trọng nhất trong sự nghiệp của anh. (Dù Almodovar không còn là đạo diễn mà anh hợp tác thường xuyên nhất nữa.) Banderas chỉ mới đôi mươi khi hai người bắt tay thực hiện Labyrinth of Passion, một phim hài đả đảo các lề thói và phóng đại theo tinh thần của John Waters; Banderas đóng vai tên khủng bố đạo Hồi đồng tính trong khi đạo diễn thì có vai khách mời là một ca sĩ nhạc rock thích mặc đồ phụ nữ. Buổi diễn lúc nửa đêm này được chiếu đi chiếu lại tại một rạp ở Mardrid trong 10 năm.

Banderas sớm được đề bạt đến những thứ lớn lao hơn. Trong phim Matador (1986), anh vào vai một thanh niên bị đè nén cảm xúc tên Angel quá ám ảnh về chất đàn ông đến nỗi nhận tội cho một loạt những vụ giết người tình dục không phải do anh làm, và một năm sau Almodovar chọn Banderas cho vai Antonio Benitez trong phim Law of Desire, lần này là kẻ giết người thực sự, dù không còn bị dồn nén cảm xúc và còn thẳng thắn trên danh nghĩa, hắn ngủ với nhà làm phim đồng tính và chẳng mấy chốc bị ám ảnh về người đó (lối tưởng tượng hai mặt đối lập đặc trưng của Almodovar).

Dù chỉ có vai khá nhỏ trong phim Women on the Verge of a Nervous Breakdown (1988), phim đã xác nhận Banderas là một trong những diễn viên yêu thích của vị đạo diễn này, và tạo sự chú ý cho đông đảo khán giả hơn so với những phim hài đồng tính sắc sảo có yếu tố kinh dị mà họ từng thực hiện trước đó. Trong phim Tie Me Up, Tie Me Down (1990), ông lại lợi dụng sự pha trộn giữa bản năng tình dục đầy cảm xúc và đe dọa mà Almmodovar thấy rất hấp dẫn. Lần này anh đóng vai một kẻ hâm mộ ám ảnh khác, bắt cóc ngôi sao phim khiêu dâm Victoria Abril nhưng vì tình yêu, không phải vì giận dữ. Nếu Almodovar dường như mãi quanh quẩn thì đây lại là thời điểm để vai nam chính đột phá.

Những bộ phim của họ phóng Banderas bay khỏi Tây Ban Nha và tiến vào thử thách văn hóa đại chúng, nơi anh là đối tượng tình dục của những cô gái vật chất (Madonna từng phải lòng và sau đó chọn Banderas cho vai Che trong phim Evita) và nhanh chóng tái hôn với ngôi sao Melanie Griffith của phim Something Wild.


Cảnh trong phim The Mask of Zorro


Nói chuyện nhẹ nhàng và có sức thu hút bí ẩn, Banderas là ví dụ hoàn hảo của một người đàn ông Latinh cuốn hút, nhưng khác ở một điểm. Hồi năm 1920, đàn ông Mỹ ghen tị đã gán cho Rudolph, nam diễn viên hớp hồn phụ nữ rất có ảnh hưởng thời đó, cái tên “Vaselino” (tên gọi những người đàn ông với tóc đen bóng lộn) vì đố kỵ, nhưng trong khi chúng ta biết có ít nhất ba siêu sao Hollywood quá sợ và không thừa nhận sự đồng tính hay trải nghiệm lưỡng tính, thì Banderas không hề lo lắng khi đóng qua nhiều kiểu giới tính trong các phim tình cảm sướt mướt thường gợi dục lộ liễu của Almodovar. Thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi Jonathan Demme chọn anh cho vai người tình đồng tính của Tom Hanks trong bộ phim đột phá nói về AIDS Philadelphia (1993). Vào những năm 90, chuyện đó chẳng gây hại gì đến hình ảnh của Banderas. Anh vẫn là một trong số ít diễn viên chính diễn ăn ý với mọi nữ diễn viên trên đời, từ Salma Hayek trở đi.

Giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp của Banderas – giai đoạn Mỹ - bắt đầu sớm một năm, khi anh vào vai nhạc sĩ nhạc jazz người Cuba trong bộ phim bị đánh giá thấp The Mambo Kings. Lúc đó, anh biết ít tiếng Anh đến nỗi phải học đoạn thoại của mình từng âm tiết một.

Neil Jordan – một nhà làm phim khác không lạ lùng gì việc khám phá mọi ngõ ngách – chọn anh cho vai Armand, cùng với Tom Cruise và một Brad Pitt triển vọng, trong phim Interview with the Vampire (1994). Tuy vậy, thật mỉa mai khi bộ phim bom tấn ấn tượng này không giúp Banderas có mặt ở Mỹ, mà lại nhờ phim bắn giết kinh phí khá thấp Desperado do Robert Rodriguez viết kịch bản và đạo diễn.

Là một nhà làm phim rất khác biệt và làm phim nhấn mạnh nét nam tính hơn Almodovar nhiều, Rodriguez vẫn chia sẻ với đạo diễn người Tây Ban Nha nọ, sở thích thách thức giới hạn của điện ảnh; họ là những người không theo phong cách đạo đức cũ, nhiều kiểu cách và sự thừa thãi. Thế nên thật thú vị khi họ đã làm việc cùng Banderas 12 lần (mỗi người sáu lần). Trong quá trình đó, họ đã biến anh, diễn viên Tây Ban Nha đầu tiên, thành ngôi sao toàn cầu.

Rodriguez đã kể chuyện này một lần trong phim El Mariachi với kinh phí 7.500 đôla. Bản làm lại lớn hơn và tốt hơn về mọi mặt, nhưng đặc biệt khi phim có Banderas, người đem lại sự dữ dội và ham muốn nhục dục âm ỉ của ngôi sao điện ảnh ủ dột cho “kẻ săn tiền thưởng” này. Phong nhã và mạnh mẽ, với mái tóc rũ xuống vai, Banderas như là phiên bản thổ dân của Clint Eastwood, hình mẫu đàn ông với đầy súng ống trong hộp đàn ghita. Dù bộ phim có tự châm biếm mình thì nó cũng tạo cho nam diễn viên này đường hướng mới là làm ngôi sao hành động – và điều đó cho ông một lựa chọn rõ ràng với phim The Mask of Zorro của hãng DreamWorks (ban đầu Rodriguez định đạo diễn), và lần lượt đưa đến phim Puss in Boots.


Phim The Skin I Live In


Quá ít phim hành động khác của Banderas cũng thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng như vậy – với thứ tiếng Anh không tự nhiên, anh có thể là một nam chính u sầu, và đạo diễn nào không có cảm hứng sắc sảo như Almodovar, Rodriguez hay thậm chí là Martin Campbell đều thất bại nặng nề (không có nhiều thứ hay ho để bàn về phim Never Talk To Strangers của Sir Peter Hall, Imagining Argentina của Christopher Hampton hay Ballistic: Ecks vs Server của Wych Kaosayananda). Nhưng hãy đưa kịch bản cho Banderas và anh sẽ có thể hài hước; anh dễ dàng trở thành tiêu điểm ở các phần tiếp theo của phim Shrek.

Và giờ Banderas bước sang tuổi 50, không còn trẻ nữa nhưng vẫn đủ sức làm tiếp đọan cuối mối tình lãng mạn và một kết thúc viên mãn cùng nhà làm phim đã bắt đầu sự nghiệp của anh ba mươi năm trước. Tác giả bài viết này chưa xem The Skin I Live In nhưng xem đoạn phim quảng cáo thì có vẻ tuyệt vời: rùng rợn và hấp dẫn, một biến thể khó hiểu của bộ phim kinh dị kỳ quái Eyes Without A Face, và Banderas lại vào vai kẻ thủ ác (nhưng thông cảm được không?)

Nhiều khả năng anh không được công nhận là một trong những diễn viên xuất sắc của điện ảnh, nhưng một Banderas tháo vát và đa tài sẽ được nhớ đến như một ngôi sao đột phá ở Tây Ban Nha và Mỹ, dễ dàng phá vỡ khuôn mẫu thông thường của sự nam tính, và trong các phim vô cùng đa dạng về thể loại như Law of DesireShrek 2, The Mask of Zorro, Philadelphia, Desperado, EvitaFemme Fatale của Brian De Palma.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: LoveFilm.com
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Sunday, November 27, 2011 6:44:28 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Mèo đi hia



Mùa hè năm nay, bài viết "3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Kung Fu Panda 2", bộ phim hoạt hình mới nhất của Dreamworks Animation, đã mở đầu cho chuyên đề này trên Quái vật Điện ảnh.

Kết luận chung cuộc bộ phim gấu trúc đánh võ ấy đạt 32/35 điểm vì sự tận dụng công nghệ 3D xuất sắc, một điểm số gần như hoàn hảo.

Bây giờ vấn đề là liệu Mèo đi hia 3D có qua mặt được gấu trúc đánh võ không nhỉ?

Nếu thường xuyên theo dõi chuyên đề này có lẽ bạn đọc nhớ chúng tôi thường nói rằng “công nghệ 3D nắm bắt hoàn hảo những toàn cảnh khác nhau,” vậy còn về tổng thể bộ phim thì sao? Bộ phim này có chịu đựng nổi sự phân tích chuyên sâu, kịch liệt của chúng tôi không? Hãy xem bên dưới nào.



Tính phù hợp

Mặc dù phim 3D người thật đóng quả có những bước nhảy vọt thần kỳ trong mấy năm qua, câu châm ngôn này vẫn đúng: 3D hiệu quả tốt nhất với hoạt hình và đồ họa vi tính. Lý do là thế giới thật có những giới hạn, còn bất kỳ thứ gì bạn sáng tạo trên máy tính đều có thể chuyển hóa và nhào nặn để phù hợp hoàn hảo với chiều không gian thứ ba. Ý niệm này vững chắc trong Puss in Boots (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Mèo đi hia) của Chris Miller. Hơn nữa, bộ phim còn đầy ắp cảnh hành động, luôn đắc địa khi thêm vào sự ngoạn mục của 3D.

Điểm: 5/5

Kế hoạch & công sức

Có một số ít người mở đường cho tương lai của 3D và một nhân vật không phủ nhận được trong số đó là Jeffrey Katzenberg, CEO của Dreamworks Animation. Trở lại hồi tháng 4/2010, nhà quản lý điều hành này công bố rằng mọi tác phẩm mà hãng phim ông làm ra kể từ giờ đều là phim 3D, và ông đã giữ được lời hứa đó, với những tựa phim như Megamind, Kung Fu Panda 2 và bây giờ là Puss in Boots. Quan trọng là những dự án phim này đều được hình dung ba chiều ngay từ đầu, và kế hoạch và công sức trong trường hợp này sẽ được tưởng thưởng.

Điểm: 5/5



Sâu trong màn ảnh

Phim hoạt hình đặc biệt nổi trội nhờ 3D chỉ vì đây là một thế giới được sáng tạo hoàn toàn trên máy tính. Kết quả là, người ta có thể tận dụng hiệu ứng “tạo chiều sâu”. Puss in Boots chứ đựng khía cạnh này của công nghệ mới cũng như mèo thích chơi trò vồ bóng vậy. Cảnh trí trong bộ phim cực kỳ tuyệt vời và Miller đã làm tốt cái việc hớp hồn khán giả. nhưng điều này không chỉ giới hạn ở những bối cảnh rộng, ngoài trời. Ngay cả những cảnh trong nhà cũng sử dụng 3D hiệu quả. Khỏi phải nói cũng biết, phim đạt điểm tuyệt đối ở hạng mục này.

Điểm 5/5



Phía trước màn ảnh

Một rong những cảnh đầu tiên của Puss in Boots là một cận cảnh sát sạt gương mặt của chú mèo, nhân vật có tên trên tựa phim. Thực sự là một cảnh gây giật mình, vì thể hiện vẻ đẹp và mức độ chi tiết đỉnh cao của phim hoạt hình. Tuy nhiên, người viết có một ý tưởng chạy trong đầu: “Sao cái mũi của mèo Puss không chĩa vào mắt mình nhỉ?” Đáng tiếc, khía cạnh này của công nghệ 3D cũng không được tận dụng tốt trong cả phần còn lại của bộ phim. Mặc dù có một vài ví dụ về việc vật thể "xồ" về phía khán giả, hiệu ứng này không được vận dụng bằng một nửa hiệu ứng tạo “chiều sâu”. Nghĩ mà xem có bao nhiêu là cảnh đánh gươm và hành động trong phim này, thật là thất vọng quá.

Điểm: 3/5



Độ sáng

Khi nào thì độ sáng thôi trở thành vấn đề cho phim 3D? Câu trả lời là “khi nào rốt cuộc chúng ta có thể thôi phải đeo kính râm trong rạp. Cho tới lúc đó, tùy theo các nhà làm phim nỗ lực bù đắp bằng cách làm phim sáng sủa hơn. Trong trường hợp Puss in Boots, phần lớn là thành công. Phần lớn cảnh hành động diễn ra ban ngày, và có rất nhiều nguồn ánh sáng giúp cân bằng được cặp kính râm, nhưng phim có vấn đề với những cảnh đêm. Mặc dù không tệ, những cảnh buổi tối trong phim vẫn khá âm u và không sinh động như khi chúng được làm 2D. Cũng cần lưu ý rằng yếu tố này thay đổi tùy theo rạp nữa, có rạp không sử dụng máy chiếu 3D của họ hết công suất. Thế nên điểm số hạng mục này là theo trải nghiệm của tác giả bài viết.

Điểm: 3/5

Thử bỏ kính

Nếu bạn gỡ kính ra khi đang xem một phim 3D tốt thì khó mà chịu được. Ngoài cảnh nền phẳng mà bạn phải tập trung vào, mọi thứ khác đều mờ ảo và không thể tập trung nhìn được. Vậy ở hạng mục này Mèo đi hia làm ăn thế nào? Quá tốt, thực vậy. Trong lúc xem phim thỉnh thoảng người viết kéo kính trễ xuống sống mũi và hiếng mắt nhìn qua đó, những gì thấy được thật kỳ ảo. Từ đầu chí cuối không thể xem phim này mà không có kính, 3D phải vậy mới được.

Điểm: 5/5



Sức khỏe của khán giả

Mặc dù vấn đề còn lớn hơn muôn thuở trong những phim hành động hoành tráng có vô số thứ xảy ra trên màn ảnh cùng lúc đó là 3D gây khó chịu với một số người, khiến họ đau đầu, buồn nôn và nhiều triệu chứng khác của việc bị say hình ảnh chuyển động khi xem phim 3D. Vấn đề này xảy ra khi đạo diễn không tạo được tiêu điểm khiến mắt khán giả cứ phải liên tục tìm kiếm cái gì để nhìn. Cá nhân tác giả thấy mình không làm sao khi xem Puss in Boots. Mặc dù ngồi khá gần màn hình, tác giả vẫn biết phải tập trung nhìn cái gì. Rời khỏi rạp người viết bài này cảm thấy sảng khoái và vui vẻ, chắc bạn cũng sẽ như thế.

Điểm: 5/5



Kết luận: Puss in Boots là một phim được làm để xem ở định dạng 3D, và bạn rất nên làm thế. Mặc dù chưa phải là một trải nghiệm hoàn hào, còn thiếu sót vài khía cạnh, hiệu ứng 3D cho phần lớn bộ phim thực sự ngoạn mục và được làm rất tốt. Bộ phim hoạt hình này có nội dung thực sự hay và công nghệ mới đã tôn thêm điều đó. Nếu đi xem Mèo đi hia cuối tuần này (và bạn nên đi, vì phim vui lắm), hãy xem bản 3D nhé.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.170 seconds.