logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ, Thụy Điển,... | 2011] The Girl with the Dragon Tattoo
Lữ Khách Offline
#1 Posted : Thursday, December 15, 2011 9:51:36 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
The Girl with the Dragon Tattoo



Tên phim gốc: The Girl with the Dragon Tattoo
Tên phát hành ở rạp: Cô gái có hình xăm rồng
Đạo diễn: David Fincher
Kịch bản: Steven Zaillian
Nguyên tác: Stieg Larsson
Ngày phát hành: 21/12/2011 (Mỹ)
Thể loại: Ly kỳ - Tâm lý
Xếp loại: R
Thời lượng: 158 phút
Nước sản xuất: Mỹ – Thụy Điển – Anh – Đức
Hãng sản xuất:
- Columbia Pictures
- Metro-Goldwyn-Mayer (MGM)
- Scott Rudin Productions

Các diễn viên chính:
Daniel Craig ... Mikael Blomkvist
Rooney Mara ... Lisbeth Salander
Christopher Plummer ... Henrik Vanger
Stellan Skarsgård ... Martin Vanger

Nội dung chính:

Nhà báo Mikael Blomkvist được Lisbeth Salander, một nữ tin tặc trẻ tuổi trợ giúp trong việc truy tìm một phụ nữ đã mất tích 40 năm.

Trang IMDb: Click vào đây
Trang web chính thức: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
1 user thanked Lữ Khách for this useful post.
Yên Khuê on 12/15/2011(UTC)
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Thursday, December 15, 2011 10:51:44 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Đoạn quảng cáo bí ẩn cho The Girl With the Dragon Tattoo được tung lên mạng



Đoạn quảng cáo phim mới gắn băng đỏ (chỉ dành cho khán giả trên 18 tuổi) được cho là quay phim bất hợp pháp trong một rạp chiếu bóng châu Âu, nhưng liệu đó có phải là dụng ý của Sony?

Có phải Sony Pictures vừa mới đưa ra nhân vật Lisbeth Salander?

Tất nhiên Salander là một tin tặc đầy mê hoặc, nữ nhân vật chính trong bộ ba tác phẩm The Girl With the Dragon Tattoo của Steig Larsson. Và đoạn quảng cáo cho bộ phim chuyển thể của David Fincher, ra mắt vào tháng 12 này, đã ra mắt trên mạng Internet. Đoạn quảng cáo này cho ta cái nhìn đầu tiên về việc Fincher đã đưa tiểu thuyết lên màn ảnh như thế nào, và kết quả khá thu hút. Ông dường như đeo đuổi bản thảo tiểu thuyết của Larsson trong khi quay bộ phim theo trường phái trừu tượng gần với Se7en hơn là The Social Network

Tuy vậy, cái lạ lùng là nguồn gốc của đoạn quảng cáo. Một số trang web háo hức đăng tải đoạn quảng cáo này mô tả đó là một đoạn quảng cáo phim đang trình chiếu ở châu Âu, nơi được ghi lại bằng máy quay xách tay một cách phi pháp. Trông như thể được quay lén trong rạp chiếu bóng, và nhiều trang web đang nối kết đến bản sao đã được đưa lên Youtube hôm thứ bảy 28/5.

Nhưng hãy đợi một phút. Có phải tất cả điều này thực sự là một phần của sự thăm dò khôn ngoan của Sony? Trước hết là đoạn quảng cáo phim được MPAA gắn băng đỏ, cho biết MPAA phân loại dành cho khán giả trưởng thành. Nhưng tại sao các rạp ở châu Âu lại đưa ra sự khuyến cáo của MPAA chỉ dành cho khán giả Mỹ?

Hơn nữa, trong khi đoạn quảng cáo phim hình như được quay trong rạp bằng loại thiết bị cầm tay – bị lệch sang một bên và đoạn đầu bị rung hình – thực sự là một bản sao chép khá tốt. Không có tiếng ồn khán giả, và khi đoạn quảng cáo bắt đầu hình không bị rung nữa, và âm thanh tốt.

Tất cả dẫn đến câu hỏi: Thực ra có phải đoạn quảng cáo là dụng ý của nhân viên Sony không? Phiên bản trên YouTube mà có nhiều người xem thuộc về một người sử dụng được xác định là ở Hà Lan và tham gia YouTube ngày 28/5, cùng ngày đoạn quảng cáo được đưa lên. Và cho đến bây giờ, có vẻ như Sony nhanh chóng đề nghị xóa bỏ đoạn quảng cáo đó.


Một cảnh trong phim


Cho những người hâm mộ ở Mỹ cái nhìn đầu tiên về bộ phim thông qua một đoạn quảng cáo “trái phép” chỉ có thể gây thêm ấn tượng. Và khi đoạn quảng cáo gắn băng đỏ - có lẽ bởi cảnh khỏa thân – rò rỉ qua YouTube nghĩa là hãng phim không phải thông qua việc kiểm định làm một đoạn phim “giới hạn độ tuổi” đưa lên trang web chính thức. (Đoạn quảng cáo phim hướng người xem đến trang web chính thức, www.dragontattoo.com, mà trang đó vẫn chưa đi vào hoạt động.)

Cuối cùng, một chiến dịch lan rộng không bị phát hiện phù hợp với tinh thần nổi loạn của riêng Salander, bởi cô là bậc thầy về sử dụng web.

Theo người phát ngôn của Sony, đoạn quảng cáo phim có thể bị sao chép ở Mỹ từ khi được chiếu vào cuối tuần Lễ tưởng nhớ (Memorial Day) tại một số rạp trình chiếu bộ phim xếp loại R The Hangover. Lại càng bí ẩn hơn.

Bùng nổ phản ứng trên mạng đối với đoạn quảng cáo phim

Ngay lập tức đoạn quảng cáo này khơi mào cuộc tranh cãi về nguồn gốc của nó và việc một phim Mỹ chuyển thể từ bộ ba tác phẩm của Thụy Điển có cần thiết hay không, mặc dù nhóm người dùng blog cuồng tác phẩm này dường như hài lòng với những gì họ đã được xem.


Poster phiên bản Thụy Điển


Đây là một ví dụ tiêu biểu về những người yêu điện ảnh cuồng nhiệt đã phải nói.

“Bản thân bộ phim dường như chứng tỏ Fincher trở lại những ngày xưa cũ, và có thể có nhiều vui thú hơn bao giờ. Bản thu hình trong rạp kém chất lượng một chút về những gì sẽ thấy rõ ràng trong đoạn quảng cáo phim dán băng xanh chính thức tung ra vào ngày thứ năm làm tăng thêm hứng thú.” – Kristopher Tapely của trang In Contention cho biết.

Đoạn phim được biên tập thì hoàn hảo và đáng kinh ngạc. Và khi mà The Girl With the Dragon Tattoo quá tệ và ngu xuẩn khiến tôi đã không thể hoàn thành quyển sách, bộ phim của David Fincher hay đến nỗi tôi rất phấn khởi. Tôi chỉ hy vọng đây sẽ không phải là một bộ phim trông có vẻ thú vị nhưng vẫn giữ những yếu tố dở tệ hại chủ đạo.” – Devin Faraci của Badass News cho biết.

Hay như Quint của Aint It Cool News nói, “Cảnh phim dĩ nhiên trông sắc nét, thế giới chi tiết như bạn hy vọng từ Fincher. Dường như cũng là một phiên bản làm lại khá rõ ràng. Tôi sẽ đón xem. Còn bạn thì sao?”

Độc giả của The Hollywood Reporter kém độ lượng, nhiều người đặt câu hỏi liệu một phiên bản Mỹ của bộ ba tác phẩm có cần thiết hay không.

“Mặc dù bảng phân vai trông rất tuyệt, thật đáng tiếc khi họ quyết định làm lại phim này (thậm chí không phải là cũ), khi phiên bản gốc không sai sót gì… thực tế thì phim cũ rất xuất sắc,” một độc giả viết.

“Phải chăng tôi đã xem phim này? Ồ vâng… đúng vậy,” một độc giả khác đã viết.

The Girl with the Dragon Tattoo dự kiến phát hành vào tháng 12.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Thursday, December 15, 2011 10:54:44 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Tất cả những gì cần biết về The Girl with the Dragon Tattoo của David Fincher


Là phần đầu của bộ sách ba cuốn của Stieg Larsson, The Girl with the Dragon Tattoo phải giới thiệu nhiều nhân vật và dựng nền tảng câu chuyện. Bộ truyện này đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, với số sách bán ra là 55 triệu bản.

Tập đầu đã được dựng thành phim tiếng Thụy Điển bởi đạo diễn Niels Arden Oplev, giờ đây Hollywood lại muốn thử sức với câu chuyện, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn David Fincher. Câu chuyện đen tối và thâm độc về tham nhũng, giết người hàng loạt và ngành báo chí điều tra là một kịch bản tuyệt vời cho đạo diễn này, từng đã thử nghiệm với những thể loại tương tự, như trong phim Seven and Zodiac.



Câu chuyện


Mikael Blomkvist là nhà báo thất thế của một tạp chí chính trị cao cấp của Thụy Điển, Millennium. Sau khi bị thua trong phiên tòa xử anh về tội phỉ báng qua báo chí sau khi viết một bài báo về những vụ tham nhũng của giám đốc điều hành Tập đoàn Wennerstrom Group, Hans-Erik Wennerstrom, anh phải ngồi tù ba tháng. Với hạn tù sắp kết thúc, anh được cựu giám đốc điều hành của Vanger Enterprises, Henrik Vanger giao nhiệm vụ mới. Henrik muốn Blomkvist tìm hiểu về việc gì đã xảy ra với cô cháu gái Harriet của ông sau khi cô biến mất sau một cuộc họp mặt gia đình cách đây 40 năm. Vanger cũng tin rằng Harriet bị một người trong gia đình ông giết hại và kẻ này từ đó vẫn còn ám ảnh ông. Vì Blomkvist cũng không biết làm gì sau khi ra tù, anh chấp nhận nhiệm vụ và số tiền thù lao khổng lồ. Nhưng điều Blomkvist không biết là Vanger đã nhờ luật sư của ông, Dirch Frode thuê Lisbeth Salander, một người chuyên hack máy tính và quản lý an ninh mạng, điều tra ngọn ngành về anh để xem có thể tin tưởng anh với nhiệm vụ tế nhị này không.

Lisbeth là một hacker rất giỏi với trí nhớ siêu phàm nhưng không có kỹ năng xã giao. Có một tuổi thơ đen tối, Lisbeth đẩy mọi người ra khỏi tầm với của mình bằng cách cố tình hành động và ăn mặc khiến cô trở thành người khó hoà nhập với xã hội. Sau khi biết rằng Dirch Frode đã thuê Lisbeth tìm hiểu về lịch sử của anh, Blomkvist lùng ra cô và yêu cầu cô giúp đỡ anh trong nhiệm vụ này. Từ đó, Lisbeth và Blomkvist hợp tác. Những gì họ tìm thấy lại còn đáng kinh ngạc và kinh khủng hơn là họ có thể tưởng tượng.

Diễn viên


Dàn diễn viên của bộ phim Thụy Điển đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và ngay sau đó hai diễn viên chính lập tức có được những vai diễn trong các phim Hollywood lớn như Prometheus, Sherlock Holmes: A Game of Shadows Mission Impossible: Ghost Protocol. Sẽ khó có thể vượt qua cái bóng của họ nhưng Fincher cũng đã gom một dàn diễn viên hùng hậu không kém.

Daniel Craig sẽ vào vai Mikael Blomkvist. Thật khó tìm ra một diễn viên nào hợp với vai này hơn anh. Anh toát ra một vẻ thông minh và bền bỉ mà nhân vật này cần. Bộ truyện cũng tả nhân vật này là một tay chơi, và với kinh nghiệm có được từ James Bond, Craig hoàn toàn có thể đóng khía cạnh này của nhân vật.

Rooney Mara đóng vai cô gái với hình xăm rồng, Lisbeth Salander, và về ngoại hình thì cô rất giống với lời tả của Stieg Larsson. Cô trẻ hơn, trông quái dị hơn và mong manh hơn Noomi Rapace trong bộ phim phiên bản Thụy Điển. Diễn xuất của Rapace thì thật xuất sắc và cô đã trở thành ngôi sao trong cả ba bộ phim. Mara sẽ phải vất vả để theo kịp đẳng cấp đó, nhất là khi cô chưa có nhiều cơ hội chứng minh khả năng diễn xuất của mình. Liệu đây có thể trở thành tác phẩm đột phá của cô?


Roony Mara trong vai Lisbeth


Stellan Skarsgard vào vai Martin Vanger, anh trai của cô gái mất tích Harriet. Robin Wright đóng vai Erika Berger, đối tác làm ăn của Blomkvist tại tạp chí Millennium và thỉnh thoảng là người tình. Christopher Plummer đóng vai Henrik Vanger, người đàn ông bắt đầu cuộc điều tra bằng cách thuê Blomkvist tìm hiểu về cháu gái ông. Steven Berkoff đóng vai luật sư của Vanger Enterprises. Dirch Frode và Yorick van Wageningen vào vai người giám hộ của Lisbeth, Nils Bjurman. Fincher rõ ràng đã muốn cho bộ phim một dàn diễn viên gạo cội và sẽ khá thú vị khi xem Rooney Mara sẽ thể tìm được chỗ đứng của mình giữa những tên tuổi này không.

Nhưng người tạo nhiều sự hăng hái nhất lại chính là David Fincher. Sau sự thành công của The Social Network, Fincher đang làm việc hết công suất và tất cả mọi thứ về The Girl with the Dragon Tattoo, từ poster tới trailer, đã làm mọi người phải trầm trồ. Với nhà biên kịch đầy tài năng Steven Zaillian đằng sau kịch bản, ta cũng không phỉa lo lắng gì nhiều. Tuyệt vời hơn nữa là sự trở lại của của hai nhà soạn nhạc Trent Reznor và Atticus Ross. Thành phẩm của họ trong The Social Network thật tuyệt vời và đã mang về cho họ giải Oscar một cách thật xứng đáng.

Khán giả muốn gì?


So sánh giữa truyện và bản chuyển thể của Thụy Điển thì có khá nhiều điểm khác nhau nhưng không phải là những sự khác nhau quá lớn. Trong quá trình chuyển thể, tất nhiên sẽ có sự khác biệt vì những yếu tố trong truyện không nhất thiết có thể đưa lên phim. Sau đây là những cách phim của Fincher sẽ khác với phim Thụy Điển của Oplev.


Daniel Craig (trái) và đạo diễn David Fincher


Một yếu tố khá thú vị không được đưa vào phiên bản phim Thụy Điển là việc Henrik Vanger đưa ra lời chào mời rằng sẽ cho Blomkvist thông tin để có được “đầu của Wennerstrom trên khay bạc.” Ban đầu, Blomkvist còn khá do dự khi chấp nhận nhiệm vụ nhưng đã đổi ý sau khi nghĩ rằng có thể chứng minh sự vô tội của mình và lật đổ hành vi tham nhũng của Wennerstrom. Cuốn sách cũng giải thích ngọn ngành là vì những luật thuế và chi phí luật sư, Blomkvist sẽ hoàn toàn phá sản sau khi ngồi tù. Đây là một lý do khác khiến anh chấp nhận nhiệm vụ mà không được nhắc tới trong phim Thụy Điển. Bản giới thiệu phim của Fincher có nói tới việc Blomkvist kể rằng vụ kiện đã ngốn hết số tiền tiết kiệm của anh, có nghĩa rằng phiên bản này ít nhất cũng nói tới vấn đề này.

Một vấn đề khác trong truyện không được đề cập trong phim Thụy Điển là quan hệ tình dục của Blomkvist với đồng nghiệp đã có gia đình của mình, Erika Berger. Bản giới thiệu phim của Fincher cũng cho thấy bộ phim này có thể sẽ cho ta thấy một mối quan hệ giống trong truyện hơn, khi có cảnh Blomkvist và Berger ôm nhau và sau đó Lisbeth kể cho Dirch Frode biết chuyện. Với một diễn viên thực lực như Wright đóng vai này, có nghĩa rằng nhân vật sẽ được phát triển nhiều hơn.

Nhân vật Anita Vanger (em họ trông giống Harriet) cũng xuất hiện trong phim, diễn viên là Joely Richardson. Trong bản phim Thụy Điển, cô được nhắc đến là đã qua đời vì ung thư. Một nhân vật khác cũng sẽ xuất hiện là Pernilla Blomkvist, con gái của Mikael (Josefin Asplund đóng). Trong truyện cô chính là người đã nhận ra và phá được mật mã lời Kinh thánh đang làm Mikael bí trong khi tìm kiếm thông tin.

Trong một phỏng vấn gần đây, Fincher cho biết đoạn kết của phim hơi khác với truyện. “Chúng tôi muốn làm cái kết dễ hiểu hơn. Chúng tôi đã thay đổi cái kết, không nhiều lắm nhưng nó hợp với phim hơn. Nhiều thứ có thể xuất hiện trong một tiểu thuyết nhưng khó đưa lên màn ảnh. Phim ảnh phái có một nhịp riêng và chúng tôi cho rằng sự thay đổi này là cần thiết,” Fincher cho biết.

Dù không biết sự thay đổi này là thế nào, có thể đó sẽ là sự sắp xếp lại những diễn biến để chúng trở nên dễ hiểu hơn.

Bộ truyện đầu tiên và tựa đề tiếng Thụy Điển của nó, Những người đàn ông ghét đàn bà, là một sự phản ánh những chủ đề bạo lực tình dục đối với phụ nữ trong câu chuyện. Bộ phim Thụy Điển có cũng nói về những hành động chống lại phụ nữ, nhưng phần lớn là để thúc đẩy mạch truyện, chứ không khám phá chủ đề này. Truyện của Larsson, ngược lại, lại đối mặt với vấn đề và chỉ trích loại văn hóa cho phép đối xử như vậy đối với phụ nữ. Truyện của ông cũng khám phá sự bạo lực ở nam giới và sự đàn áp phụ nữ trong lịch sử.

Nhiều người biết rằng Larsson viết cuốn sách này vì ông không thể tha thứ cho bản thân đã chứng kiến mà không ngăn được việc một cô gái trẻ bị cưỡng hiếp khi còn thiếu niên. Rõ ràng mục đích của ông khi viết truyện không phải là viết truyện trinh thám mà là viết một cuốn sách trình bày văn hóa ghét phụ nữ. Bạn đời của ông, Eva Gabrielsson từng nói ông đã dành cả đời vân động loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các giới. Hy vọng rằng phim của Fincher sẽ nói về vấn đề này nhiều hơn.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Saturday, December 24, 2011 10:30:29 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Rooney Mara: cô gái đuổi theo rồng



Nữ diễn viên Rooney Mara của Cô gái có hình xăm rồng cho biết cô chưa sẵn sàng đối mặt với việc trở thành ngôi sao.

“Tôi làm nhiều người sợ khi nhìn thấy tôi,” Rooney Mara cho biết. Nữ diễn viên với hình ảnh tóc đen cạo hai bên, lông mày nhuộm trắng và khuyên tai, môi, mũi, lông mày và ngực đã có một buổi phóng vấn nói về cách cô trở thành “bộ mặt” của bộ phim được trông đợi nhất mùa lễ này.

Ở tuổi 26, ngôi sao phim Cô gái có hình xăm rồng / The Girl With the Dragon Tattoo là một loại nữ anh hùng điện ảnh mới mẻ.

Lisbeth Salander là một nạn nhân xâm phạm tình dục có cơ hội trả thù những kẻ thù của mình. Cô bắt tay vào tìm hiểu một vụ án diễn ra trước đó hàng thập kỷ, và công việc tìm hiểu diễn ra trong khi cô phi khắp nơi trên một chiếc xe máy, "hack" vào những máy tính siêu an ninh và thái độ khiến khán giả phải cảm động.


Rooney Mara trong vai Lisbeth


Khi được nghe nói có nhiều tin đồn về đề cử Oscar, Mara cười. “Tôi không rõ đây có phải phim Oscar không. Tôi không nghĩ về điều này lắm.”

Nhưng nếu như…thì cô sẽ xuất hiện trên thảm đỏ thế nào?

“Tóc tôi vẫn còn rất ngắn và nó mọc rất chậm. Tôi chưa nhuộm lại tóc về màu tự nhiên của nó, vì thế nó vẫn màu đen. Tôi thích hình ảnh Lisbeth. Thật thú vị khi trông khác một tí nhưng giờ tôi không thấy khác nữa. Tôi nhìn vào gương và đó là tôi.”

Nhiều người sẽ nhìn khuôn mặt đó vào tuần này. Dựa trên tiểu thuyết bán chạy của tác giả Thụy Điển, Stieg Larsson, Dragon Tattoo, Cô gái có hình xăm rồng / The Girl With the Dragon Tattoo là một trong những phim được trông đợi nhất mùa lễ này.

Bộ phim kể về việc Mikael Blomkvist (Daniel Craig đóng), thuê một tin tặc trẻ tuổi giải một vụ án về một cô gái trẻ đã biến mất trước đó vài thập kỷ trên một hòn đảo nơi gia đình giàu có của cô sống.

Noomi Rapace, diễn viên Thụy Điển giờ sẽ xuất hiện trong phần hai Sherlock Holmes đã đóng Lisbeth trong loạt phim sản xuất ở châu Âu. Mara là một trong số nhiều diễn viên được cân nhắc cho phiên bản của Mỹ - và những ứng viên khác có tên tuổi lớn hơn nhiều. Scarlett Johanson đã bị loại. Còn có tin đồn diễn viên Harry Potter Emma Watson đã cắt tóc để chuẩn bị cho vai này.

“Khi tôi thử vai lần đầu với đạo diễn tuyển diễn viên, tôi cứ nghĩ mình cũng có cơ hội, dù không cao lắm, để trở thành Lisbeth,” Mara nói. “Sau buổi đầu tiên, tôi nhận được tin nhắn từ David Fincher cho biết cơ hội của tôi cũng kha khá.”


Rooney Mara với Jesse Eisenberg trong The Social Network


Tất nhiên, cô đã từng làm việc với Fincher rồi, trong phim The Social Network, trong vai cô bạn gái bỏ Mark Zuckerberg (Jesse Eisenberg đóng) ở đầu phim và xúc tác sự sáng lập Facebook.

“Tôi nghĩ tôi có cơ hội vì tôi đã có linh cảm tốt sau buổi thử vai. Tôi cũng nghĩ David rát ủng hộ tôi. Tôi biết ông ấy đang đấu tranh cho tôi.”

Cô cho biết cô phải rất cố gắng để không hy vọng quá nhiều. “Tôi rất muốn đóng vai này. Rất, rất muốn.”

“Tất nhiên, tôi đã đọc cả ba cuốn sách. Có lúc tôi không thể tưởng tượng việc không đóng vai này. Tôi biết mình phải đóng vai này. Trước khi thử vai tôi cũng xem bộ phim phiên bản Thụy Điển nhưng sau đó thì không. Tôi muốn đây là vai diễn của tôi.”

Khi đã nhận được vai diễn, vấn đề thứ hai là tạo hình nhân vật. “Bước đầu tiên là cắt một lượng tóc khá lớn. Tôi cũng bấm lỗ khuyên vài chỗ. Cắt tóc và bấm khuyên lông mày diễn ra trong một ngày. Rồi sau đó tôi làm việc với người hóa trang để thử cách hóa trang và thử trang phục.”

Khi tạo hình hoàn tất, cô nghĩ thế nào? “Thật đầy cảm hứng. Không có gì là đáng sợ. Khi nhìn vào gương, tôi thấy đây là nhân vật tôi muốn thể hiện.”

Cô còn phải thay đổi theo cách khác nữa. Cách di chuyển đặc trưng của Lisbeth là đi một chiếc xe máy phân khối lớn trên đường đầy băng và tuyết. “Tôi chưa bao giờ ngồi lên xe máy. Cũng thật đáng sợ và tôi không háo hức lắm. Tôi đã phải dành hai tiếng mỗi ngày, năm ngày một tuần học đi xe máy. Nhưng cuối cùng cũng có diễn viên đóng thế đóng giúp tôi.”



Những vấn đề cảm xúc trong việc đóng vai Lisbeth còn khó khăn hơn nhiều. Đây là một nhân vật, có thể là bị hội chứng Asperger, từng bị ức hiếp một cách tàn bạo bởi người giám hộ theo luật pháp của mình.

Về cảnh này, Mara nói, “Rất khó đóng nhưng như những cảnh khác, cũng phải đóng thôi. Đó là một ngày rất mệt về thể xác và về tinh thần.”

“Tôi biết tôi phải đóng và đã có chuẩn bị trước.”

Nhân vật cũng đã có sự trả thù khi sau này tấn công lại người đã ức hiếp cô.

“Tôi không thấy ai nói là có khán giả nào thích khả năng trả thù này. Tôi nghĩ đó cũng không phải là mục đích của cảnh đó. Từ những buổi chiếu sớm, tôi biết nhiều người cảm thấy cảnh cô ấy trả thù kẻ đã ức hiếp mình là một cảnh khó xem. Có một sự hả hê nhất định nhưng không phải sự hả hê mà ta muốn. Bạn không muốn nó xảy ra nhưng nó vẫn xảy ra.”

Để hiểu được nội tâm Lisbeth, Mara dành thời gian thăm một ngôi trường cho những đứa trẻ bị hội chứng Asperger và bệnh tự kỷ.

Cô cho biết làm việc với Fincher cũng giúp ích rất nhiều.

“Tôi không thể tưởng tượng việc làm phim này với ai khác. Nếu thế sẽ là một cơn ác mộng. Tôi luôn tin tưởng David, là ông sẽ giữ tôi an toàn. Đó một sự hợp tác.”

Nói về Lisbeth, cô cho biết, “Tôi không nghĩ có một lúc nào mà tôi cho rằng ‘Tôi chính là cô gái này.’ Bạn không bao giờ nghĩ là mình đang làm đúng. Khi vừa đóng máy, tôi lại ước có thể bắt đầu lại từ đầu. Tôi nghĩ tôi chưa bao giờ làm tốt.”

Patricia Rooney Mara, 26 tuổi, lớn lên ở Bedford, New York, con gái của người quản lý đội bóng bầu dục New York Giants Timothy Christopher Mara và Kathleen McNulty. Cô là cháu gái của Art Rooney Sr., người sáng lập đội bóng bầu dục Pittsburgh Steelers. Ông nội cô là người sáng lập đội Giants Tim Mara. Cô có chị gái là diễn viên Kate Mara.

“Tôi không biết tôi bắt đầu diễn xuất từ khi nào. Tôi luôn yêu thích xem những bộ phim cũ với mẹ và lớn lên, tôi thường đi xem kịch.”

Năm 2010 cô tốt nghiệp Đại học New York, chuyên ngành tâm lý học và ngoại giao, nhưng lại đi theo nghiệp khác. Cô bắt đầu diễn xuất trong phim sinh viên tại trường đại học và có xuất hiện cùng chị gái trong phim Urban Legends: Bloody Mary (2005).



Sự nghiệp diễn xuất của cô bắt đầu với những video âm nhạc và vai diễn khách mời trong Law & Order: Special Victims Unit. Những bộ phim điện ảnh đầu tiên gồm Youth in Revolt (2009) và A Nightmare on Elm Street (2010).

Sắp tới cô sẽ xuất hiện trong Lawless của đạo diễn Terrence Malick với Ryan Gosling và Christian Bale.

Trong thời gian rảnh, cô đã thành lập một quỹ từ thiện mang tên Faces of Kibera, quyên góp lương thực và dụng cụ y tế cho khu ổ chuột Kibera ở Nairobi, Kenya, nơi có hơn 1 triệu người đang sống.

Mara cho biết cô chưa sẵn sàng đối mặt với việc trở thành ngôi sao.

“Tôi nghĩ sẽ không bao giờ sẵn sàng được. Nó còn chưa xảy ra. Nhưng thỉnh thoảng cũng có người hỏi tôi, ‘Cô là cô diễn viên kia à?’ Nhưng chưa có gì điên rồ cả.”

Cô chưa xem toàn bộ bộ phim hoàn tất. “Thật khó để xem bản thân mình đóng phim. Tôi nghĩ sau trải nghiệm đóng phim thì bộ phim hoàn tất không thể bằng trải nghiệm đó được.”

“Nhưng khi bộ phim ra rạp và tất cả mọi người đã xem, tôi sẽ đi xem.”

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Chicago Sun-Times
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Thursday, December 29, 2011 10:20:26 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Cô gái có hình xăm rồng


Cứ tưởng tượng cảnh mở đầu cho một bộ phim Bond nhưng với màn làm tình bạo lực hơn nhiều là bạn sẽ có cảnh mở đầu của The Girl With the Dragon Tattoo.

Một đàn chim giật mình bay lên trời từ một lùm cây đen tối. Hình ảnh mờ mịt cho thấy những con người ta không thấy rõ mặt bị dây iPhone thắt cổ. Sự bạo lực gần như thôi miên và siêu nhiên này được đặt trên nền nhạc Immigrant Song của Trent Reznor và Karen-O.

Cảnh mở đầu đầy ám ảnh khiến bạn cảm thấy đầu óc lâng lâng và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng những gì tiếp theo lại diễn ra ở tốc độ binh thản và điềm đạm hơn nhiều, nhưng vẫn là một câu chuyện đen tối về giết người và sự xâm phạm tình dục.



Nếu đến giờ bạn vẫn chưa biết Cô gái có hình xăm rồng (The Girl With the Dragon Tattoo), kể về cái gì, thì nên biết câu chuyện cũng khá đơn giản. Nhà báo Mikael Blomkvist (Daniel Craig đóng) mất hết tất cả trong một vụ kiện mà anh bị oan. Trong quá trình xử án, anh được một ông trùm giàu có (Christopher Plummer) thuê để tìm hiểu một vụ giết người đã ám ảnh ông trong vòng bốn mươi năm. Mikael chấp nhận và thuê tài năng đặc biệt của Lisbeth Salander (Rooney Mara đóng), cô gái với hình xăm rồng, để giúp anh tìm hiểu vụ án.

Salader được Rooney Mara đóng một cách bình tĩnh nhưng cũng đầy quyền năng. Cô đã thoát khỏi cái bóng khổng lồ của Noomi Rapace, người đóng vai này một cách xuất sắc trong phiên bản Thụy Điển của bộ phim. Đây là một vai diễn nặng về nội tâm, nhưng bạn luôn cảm thấy có một sức mạnh và khả năng bạo lực rất lớn luôn bập bùng dưới bề mặt sự bình thản lạnh lùng của nhân vật.

Bộ phim hay nhất khi tập trung vào vụ án giết người nhưng hơi mất phương hướng khi bắt đầu kể về những vụ tình phức tạp của Mikael hay cuộc sống riêng tư đầy bóng tối của Lisbeth. Phần lớn thời gian đây không hẳn là vấn đề vì vụ giết người kia cũng chiếm một thời lượng lớn, nhưng nó cũng hơi làm hỏng cái kết phim.


Cảnh trong phim


Kết thúc thường có trong một bộ phim trinh thám về một vụ giết người là ta phải biết kẻ giết người là ai. Đạo diễn David Fincher đã dựng cảnh này một cách xuất sắc, vì ông cũng khá có kinh nghiệm trong thể loại này với Se7enZodiac. Sự căng thẳng trong phim nhiều khi là không thể chịu đựng được nhưng nó mang lại một cái kết rất ly kỳ. Nhưng vấn đề là cái kết đó không phải là cái kết của phim. Vì một lý do lạ lùng nào đó, chúng ta phải quay lại với vụ kiện của Mikael trong khi đạo diễn cố gắng giải quyết mọi vấn đề của phim. Điều này không cần thiết và khiến bộ phim có một thời lượng khá thách thức người xem – 158 phút và làm thân phận của tên giết người kia trở nên kém quan trọng.

Như bạn sẽ mong đợi ở Fincher, The Girl With the Dragon Tattoo là một bộ phim có ngoại cảnh tuyệt đẹp, lạnh lùng đến rùng mình. Toàn bộ bộ phim có một không khí bạo lực có thể khiến bạn khó giữ bình tĩnh.

Một số cảnh bạo lực – nhất là hai cảnh cưỡng hiếp – có vẻ không hẳn cần thiết, được tạo ra để gây sốc với khán giả hơn là khiến ta cảm thông cho nhân vật.

Bộ phim tập trung nhiều vào quá trình tìm hiểu vụ án, và hình ảnh những giấy tờ, tập tài liệu, ghi chú, ảnh tư liệu được rải rác khắp bộ phim. Nhiều phút trôi qua không có lời thoại nào, chỉ có tiếng nhạc phim đầy ám ảnh của Trent Reznor. Nhưng chính sự im lặng này khiến bạn càng mong đợi sự thực mà Mikael và Lisbeth đang tìm hiểu hơn.

Đây không hẳn là phim hành động nhưng Daniel Craig là một lựa chọn tốt cho vai Mikael hiếu kỳ và làm việc theo từng kế hoạch. Đây là một vai điềm tĩnh hơn bình thường của anh nhưng cũng là một vai xuất sắc nhất.

Vẫn phải xếp bộ phim này sau hai bộ phim theo thể loại giết người hàng loạt kia của Fincher: Se7en Zodiac. Tuy vậy, The Girl With the Dragon Tattoo vẫn là một bộ phim rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả trong sự lạnh lùng của nó. Phim này cũng có việc sử dụng một bài hát của Enya trong phim một cách hay nhất.

Đánh giá: 4/5 sao

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.391 seconds.