logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ - Anh | 2011] Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2
Lữ Khách Offline
#1 Posted : Tuesday, July 12, 2011 9:59:08 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,042
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2



Tên phim gốc: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2
Tên tạm dịch: Harry Potter và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2
Đạo diễn: David Yates
Kịch bản: Steve Klopes (chuyển thể kịch bản)
Nguyên tác: J. K. Rowling
Ngày phát hành: 15/7/2010 (Mỹ)
Thể loại: Phiêu lưu mạo hiểm - Hành động - Huyền bí - Giả tưởng
Xếp loại: PG-13
Thời lượng: 130 phút
Nước sản xuất: Mỹ - Anh
Hãng sản xuất:
- Heyday Films
- Moving Picture Company (MPC)
- Warner Bros

Diễn viên chính
Ralph Fiennes ... Chúa tể Voldemort
Michael Gambon ... Giáo sư Albus Dumbledore
Alan Rickman ... Giáo sư Severus Snape
Daniel Radcliffe ... Harry Potter
Rupert Grint ... Ron Weasley
Emma Watson ... Hermione Granger
Evanna Lynch ... Luna Lovegood
Domhnall Gleeson ... Bill Weasley
Clémence Poésy ... Fleur Delacour
Warwick Davis ... Griphook / Giáo sư Filius Flitwick

Nội dung chính

Harry, Ron, và Hermione phải tiếp tục cuộc săn lùng và phá hủy ba Trường sinh Linh giá còn lại của Chúa tể Hắc ám. Tuy nhiên sự việc trở nên rắc rối hơn với sự tồn tại của các Bảo bối Tử thần bí hiểm và quyến rũ. Khi Voldemort biết được họ đang huỷ hoại nguồn sống bất tử của hắn thì cuộc chiến trở nên gay cấn hơn bao giờ hết.

Trang Web chính thức: Click vào đây!
Trang IMDB: Click vào đây!

Trailer:
Click vào đây!
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Friday, July 15, 2011 9:42:40 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,042
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Đằng sau đũa phép phù thủy: giới thiệu triển lãm Harry Potter


Chắc chắn rất nhiều “Muggle” trưởng thành sẽ suy nghĩ như tôi trước khi tham quan Triển lãm Harry Potter mở cửa ngày 5/3 ở Trung tâm triển lãm Discovery Times Square. Tôi đã sai lầm khi cho rằng sự hấp dẫn sẽ chỉ xuất hiện ở một góc khu triển lãm rộng khoảng 1.300 mét vuông với những phối cảnh, phục trang và đạo cụ, khi những người yêu thích phim Harry Potter có thể xếp hàng mua bản sao cây đũa phép giá 44,99 đôla của Albus Dumbledore hay chiếc cà vạt của nhà Gryffindor giá 49,99 đôla, để chuẩn bị đi xem phần cuối của loạt phim này vào hè năm nay.

Nhưng tại sao thế giới phép thuật lại không nên kinh doanh? Chẳng phải là anh em sinh đôi nhà Weasley đã lập nghiệp từ việc buôn bán những mánh ma thuật hay ho sao? Những mặt hàng tại quầy lưu niệm, được trưng bày theo phong cách xiêu vẹo của Hẻm Xéo nơi các cô cậu phù thủy trẻ tuổi trong những cuốn tiểu thuyết hấp dẫn của J. K. Rowling đi mua sắm, có thể có ích khi đối mặt với những bậc thầy về Nghệ thuật Hắc ám, thậm chí trong đời thực nữa. Và chắc chắn cây đũa phép chỉ là bản sao, một món đồ chơi thôi – bạn không nghĩ một trong những cây đũa phép với lõi lông đuôi Vong mã chỉ có giá 44,99 đôla thôi, đúng không?


Một góc Triển lãm Harry Potter ở Trung tâm triển lãm Discovery Times Square [Ảnh: Robert Caplin - The New York Times]


Vậy còn những cây đũa phép trong triển lãm thì sao? Có phải đồ thật không nhỉ? À vâng, hóa ra đó là đồ thật. Thật như mô hình Phượng hoàng Fawkes, một loài chim tưởng tượng, được đặt trong lồng kiếng đấy nhé. Có cả kính của Harry này, có quả trứng rồng của bác Hagrid làm rung rinh cái bàn trong căn chòi nữa. Và còn có những trái banh Quaffle mà khách tham quan có thể quăng ném trong khu trưng bày Quidditch. Và tờ Nhật báo tiên tri với bài báo Những bùa chú phòng vệ cho bạn và gia đình. Một bản sao cuốn Bào chế thuốc cao cấp được Severus Snape ghi chú kỹ càng. Những chiếc mặt nạ kim loại của Tử thần Thực tử và bọn Giám ngục kinh hoàng với chiếc áo choàng kinh khủng rung trong gió.

Nếu tất cả điều này mà có vẻ khó hiểu như những tiếng hô “Alohomora!” hay “Expecto Patronum!” thì có lẽ bạn bị nhốt trong nhà ngục nào đó giống như Azkaban trong mười năm qua rồi, khi những bộ phim về cuộc chiến phù thủy của Rowling thâm nhập vào ngôn ngữ chung của dân “Muggle”, và khi những tập truyện bắt đầu tung thần chú “Đông cứng!” lên độc giả mọi lứa tuổi.

Phải thừa nhận là có yếu tố thương mại khá nặng ở đây; vé người lớn 25 đôla là quá cao. Buổi triển lãm do công ty Global Experience Specialists cùng hợp tác với Warner Brothers Consumer Products tổ chức. Khoảng một triệu lượt khách đã tham quan tính từ năm 2009, khi buổi triển lãm bắt đầu “chuyến lưu diễn” ở các bảo tàng khoa học ở Chicago và Boston, sau đó đến Toronto và Seattle năm 2010. (Thật ngẫu nhiên, những lần trưng bày ở các bảo tàng khoa học đều nói nhiều về sự thiếu mục đích ở những tổ chức đó hơn là về bản thân buổi diễn.) Sau tháng 9, buổi triển lãm sẽ tiến xa ra ngoài Bắc Mỹ.


Một toa của tàu Tốc hành Hogwarts ở triển lãm


Nhưng cả buổi triển lãm sẽ không bao giờ khả thi nếu đây chỉ là một dịp quảng cáo và bán hàng lưu niệm. Dân Muggle chúng ta có thể không có phép thuật nhưng ta không bị trói buộc bởi sự hoài nghi. Buổi diễn khá lôi cuốn và thương mại chỉ là một phần nhỏ. Buổi triển lãm có chủ đề nghiêm túc, đó là cho ta hiểu một thế giới tưởng tượng đã trở thành hiện thực qua những công việc động tỉ mỉ chi tiết như thế nào. Điều này làm cho cả thế giới của Rowling trở nên thực sự sống động. Cuối cùng thì việc cây đũa phép là bản sao hay đồ thật được dùng trong phim thực sự không thành vấn đề; đồ trang trí và đạo cụ cũng thế: đó là những công cụ giúp trí tưởng tượng bắt đầu trình diễn thôi.

Khi bước vào khu triển lãm, khách tham quan được mời đội thử chiếc Nón phân loại rồi được đưa vào các nhà khác nhau trường Hogwarts. Cùng với những cảnh ghép từ các bộ phim, chúng tôi được dẫn qua các lớp học và phòng ngủ ký túc xá, các giáo viên và những món đồ ma thuật. (Nhưng sao tấm Bản đồ Đạo tặc bị lại không được mở banh ra nhỉ?)

Cuối cùng chúng tôi đi xuyên qua Rừng cấm với bầu không khí ẩm ướt và những làn khí cuộn xoáy, và tiến vào khu trưng bày kế tiếp nơi thế lực Hắc ám khủng khiếp tập hợp. Sẽ khá hay nếu có thêm nhiều nến lơ lửng trong không khí trên đầu du khách trong Đại sảnh đường ở Hogwarts, nhưng có những bộ áo quần của bạn bè Harry dùng trong vũ hội – bộ đồ lỗi mốt đã ngả vàng của Ron, chiếc đầm duyên dáng và vừa đủ đĩnh đạc của Hermione – cùng những viên kẹo bay ở làng Hogsmeade, tài liệu học “Nhồi sọ!” cho những lần thi cuối kỳ ở trường, và thoáng xuất hiện chú gia tinh Dobby mắt to. Tất cả điều này mang nhiều ý nghĩa nếu bạn đã xem phim hay đọc truyện, và nếu chưa thì buổi triển lãm có thể thúc đẩy bạn đi tìm đọc hết các cuốn sách.

Nhưng điều làm cho tất cả những thứ này thật hiệu quả là việc những đạo cụ không chỉ là vật gợi nhớ đến thứ được xem là có sức ảnh hưởng hơn ở bối cảnh rộng trong phim. (Daniel Radcliffe, ngôi sao của loạt phim, đóng vai Harry, đang tham gia diễn xuất trong vở kịch How to Succeed in Business Without Really Trying ở nhà hát Broadway chỉ cách đó vài dãy nhà.)Thay vào đó, rõ ràng là các tập phim thực hiện quá tốt vì không có món đồ nào thực sự chỉ là đạo cụ. Mọi thứ hoàn toàn đươc tưởng tượng ra.

Sự tự ngưỡng mộ lố bịch của giáo sư Gilderoy Lockhart (do Kenneth Branagh đóng) được thể hiện qua các bìa sách, những bài kiểm tra trong lớp và chiếc cà vạt vàng xếp nếp. Tính truyền thống mạnh mẽ của giáo sư Lupin được phản ánh qua những chiếc đĩa hát lỗi thời nằm trong những bìa bao đơn giản; quần áo của Ron rõ ràng được thừa hưởng từ những người anh. Mọi thứ đều vừa đủ to để được chú ý; thế giới tưởng tượng, theo trí tưởng tượng của Rowling, đầy ắp những chi tiết.

Có một thứ khác trở nên rõ ràng hơn khi chúng tôi nhìn những món đồ này. Những tập phim và truyện Harry Potter tràn ngập sự kính trọng đối với quá khứ. Các tác phẩm gần như nói về quá khứ. Và trong buổi triển lãm, chúng tôi cảm nhận sức ảnh hưởng đó. Những quyển sách trưng bày ở đây, nói về độc dược, chổi thần và quái vật, được thiết kế để trông giống những tập sách từ đầu thế kỷ 20 (dĩ nhiên, một số cuốn khác thậm chí còn cổ hơn nữa). Kiểu quần áo người lớn chỉ đến thời Vua Edward. Trường Hogwarts bị ám ảnh bởi truyền thống và những chi tiết theo phong cách gothic. Đồng phục của học sinh Hogwarts hoàn toàn có thể xuất hiện ở thời chiến tranh u ám cho nhà văn Anh C. S. Lewis mô phỏng trong loạt truyện Narnia.

Đây không phải thế giới hiện đại; đó là thế giới đầy ắp những thứ trong quá khứ. Những nhà sáng tạo phim điểu chỉnh theo khía cạnh đó của tiểu thuyết rất tốt, xoay sở để kết hợp cảm nhận về những truyển thống quý giá đang gặp nguy hiểm cùng với việc tôn vinh sự hiện đại đa văn hóa. Rowling vừa hướng về tương lai vừa nhìn lại với quá khứ. Những nhân vật anh hùng là người lai, trẻ mồ côi, những người bị ruồng bỏ, những người lập dị, những người thừa kế thực sự của một truyền thống lâu dài và vĩ đại. Người xấu là những kẻ tôn sung sự thuần huyết đe dọa đảo lộn tất cả.

Harry Potter được đặt chính giữa những truyền thống về các thế giới giả tưởng bắt nguồn từ các tác phẩm của hai nhà văn Anh hồi Thế chiến thứ hai là C. S. Lewis và J. R. R. Tolkien. Việc này cũng tạo cho loạt truyện niềm hoài cổ cảm động với một thế giới sắp bị diệt vong. Ngay cả sau khi chiến thắng Chúa tể Voldemort, liệu trường Hogwarts hay thế giới pháp thuật có thể còn nguyên như trước?

Không thể nào. Gần như vô tình và vô thức, buổi diễn nắm bắt được tinh thần đó và tôn vinh một thế giới đã mất, ngay khi loạt phim sắp đến hồi kết. Với khao khát trì hoãn sự khải huyền, tôi suýt bị thuyết phục mua một cây đũa phép.

Triển lãm Harry Potter mở cửa từ 5/3 và diễn ra đến ngày 5/9 tại Trung tâm triển lãm Discovery Times Square, Manhattan.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Times

Lữ Khách Offline
#3 Posted : Monday, July 18, 2011 10:02:26 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,042
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Phim Harry Potter: 25 điều bất ngờ về đũa phép và đạo cụ




Cùng The Hollywood Reporter xem cận cảnh hậu trường về loạt phim của hãng Warner Brothers nào.

Phần tám và cũng là phần cuối trong loạt phim Harry Potter của Warner Bros. công chiếu ngày 15/7. Loạt phim này đã kiếm được hơn 6 tỉ đôla ở phòng vé trên toàn thế giới trong khi doanh thu bán sách toàn cầu của trường thiên tiểu thuyết Harry Potter tổng cộng hơn 450 triệu đôla.

Hãng Warner Bros. Pictures đã chi 100 triệu đôla cho Leavesden Studios, nơi quay bộ phim, và đây là một số thông tin chính xác lý thú về hiện tượng Potter trực tiếp từ hãng phim, các nhà làm phim và đoàn làm phim.

Harry Potter thật sự dùng đũa của mình

1. Daniel Radcliffe đã dùng nát nước khoảng 60 đến 70 cây đũa phép suốt thời gian làm phim Harry Potter
2. Mỗi cây đũa phép mà bạn thấy trong bất kỳ tập phim Harry Potter nào được làm tại chỗ. Không cây nào giống cây nào... ngay cả đũa phép của cặp sinh đôi nhà Weasley cũng thế!
3. Đũa phép dài từ 13 đến 15 inch (32,5 – 37,5cm) và không thay đổi, nên các diễn viên chắc chắn cầm vừa tay qua nhiều năm.
4. Đũa phép của cụ Dumbledore là một thiết kế công phu, dù lúc thiết kế nó họ chưa từng biết được tầm quan trọng của nó.

Mắt kính, chổi titan, và hàng ngàn đồng xu

5. Radcliffe đã dùng qua 160 cặp kính trong thời gian quay các tập phim Harry Potter
6. 40 phiên bản chiếc mề đay của Salazar Slytherin được làm ra để hỗ trợ những nỗ lực phá hủy bất thành của Ron và Harry.
7. Năm chiếc xe tải 32 tấn chứa xốp được dùng để tạo ra toàn bộ gạch vụn trong phần 7 Deathly Hallows.
8. Để giữ những chiếc chổi bay nhẹ và thẩm mỹ theo chỉ định, chất liệu titan cho máy bay được dùng làm cấu trúc.
9. 900 lọ ký ức được chế tạo cho chiếc tủ trong văn phòng cụ Dumbledore.
10. 250 bức tranh được làm ra ở cầu thang bằng đá cẩm thạch.
11. Nhà sản xuất David Heyman và David Barron được bất tử hóa trong những bức tranh ở cầu thang cẩm thạch.
12. 210.000 đồng xu được tạo ra cho cảnh ngân hàng Gringotts riêng trong hai tập phim cuối.

Đoàn tàu mang tên Olton

13. Tên thật của chiếc đầu máy xe lửa là Olton Hall được chế tạo vào tháng 4/1937.
14. Đầu máy xe lửa này được xếp vào lớp Hall, số hiệu 5972.
15. Tốc độ tối đa - loại ống khói đặt trước: 65 dặm/giờ (104 km/h), loại để toa than phía trước: 45 dặm/giờ (72 km/h)
16. Đầu máy có thể kéo khối lượng tối đa 27.275 pound (khoảng 12.273 kg)
17. Động cơ cao 13 feet 0,625 inch (gần 4 mét) và ngang 8 feet 11 inch (khoảng 2,7 mét).
18. Các toa chở hành khách có từ những năm 1950.
19. Có bốn toa chở hành khách (dù có thể được tăng thêm nếu cần).
20. Đoàn tàu bốn toa nặng 78 tấn này được đưa từ Camforth, Cumbria đến.
21. Theo ngôn ngữ đường sắt, tên thật của đầu máy xe lửa trong truyện Harry Potter là ‘Hogwarts Castle’. ‘Hogwarts Express’ (Tàu tốc hành Hogwarts) chỉ là tên gọi tuyến xe đưa học sinh từ sân ga 9¾ đến trường.

Nơi phép thuật bắt đầu: phim trường Leavesden

22. Phim trường Leavesden ban đầu được xây dựng làm sân bay nhỏ năm 1940. Nhiều máy bay được chế tạo ở đó vào cuối chiến tranh thế giới thứ 2.
23. Vì từng là sân bay nhỏ cũ nên không có sân khấu nào được cách âm cả.
24. Phim trường rộng 200 mẫu (800.000 mét vuông) chứa hơn 50.000 mét vuông khu sản xuất có mái che và chín sân khấu khổng lồ rộng hơn 14.500 mét vuông. Đường dẫn từ sân khấu dài 900 mét.
25. Ngoài loạt phim Harry Potter, các phim được quay ở đây còn có Sleepy Hollow, Golden Eye, Star Wars Episode 1 The Phantom MenaceMortal Kombat Annihilation.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Monday, July 18, 2011 10:03:53 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,042
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
J.K. Rowling, Emma Watson khóc tại buổi công chiếu Harry Potter phần cuối




Daniel Radcliffe nói với hàng ngàn người hâm mộ đã tụ tập chờ buổi công chiếu rằng có thể đây là kết thúc của những tập phim, song các câu chuyện và nhân vật sẽ sống mãi “vì người ta sẽ nhớ mãi câu chuyện suốt phần đời còn lại.”

Những lời chúc mừng, nước mắt và thêm nhiều lời chúc tụng khác cùng vài lời pha trò báo hiệu sự khởi đầu cuộc tiễn đưa đầy cảm xúc dành cho phần cuối của loạt phim Harry Potter, Harry Potter and The Deathly Hallows – phần 2.

Khi mưa tạnh và nắng chiều lên thì Daniel Radcliffe, Emma Watson và Rupert Grint trực tiếp niệm những câu thần chú cuối cùng lên hàng ngàn người hâm mộ tại Quảng trường Trafalgar ở London.

Chính tác giả Harry Potter, J.K. Rowling đã thốt lên điều mà hàng ngàn người hâm mộ tụ họp lại trong vài ngày qua để được nhìn thấy các diễn viên và tác giả đã hy vọng được nghe.


Tác giả J.K. Rowling


“Lạy Chúa,” bà kêu lên sau khi bật khóc vì những lời cảm ơn chân thành của Radcliffe, Watson và Grint. “Mọi người biết không, có lẽ tôi nên viết một tập nữa.”

Khi tiếng hoan hô cuồng nhiệt dấy lên từ đám đông, Rowling khẳng định bà chỉ nói đùa.

Nhưng bà nói thêm rằng cuộc đón tiếp của người hâm mộ chiều tối ngày 7/7, cái kết xúc động dành cho những câu chuyện của bà trong phim và tình cảm đối với đội ngũ làm phim Potter trong 10 năm qua đã đem bà đến gần hơn bất kỳ điều gì khác để muốn đặt bút viết một câu chuyện nữa để giữ cho mọi thứ sống mãi.

Bà lại khóc nhiều hơn nữa. “Không có câu chuyện nào tồn tại trừ khi có người muốn nghe, vậy nên cảm ơn các bạn, tất cả các bạn,” Rowling nói. Đột nhiên 3.000 người hâm mộ vây quanh khán đài đồng thanh câu tung hô giản dị “cảm ơn”.

Watson cảm ơn nhà biên kịch Steve Kloves vì “đã cho Hermione (nhân vật của cô) giọng điệu mà tôi vô cùng hy vọng ở cô ấy.” Phản ứng sau lời của Radcliffe trên sân khấu rằng “mọi cơ hội đến là nhờ tôi đã rất rất may mắn năm 11 tuổi” Watson phản đối, “Anh đã, đang là Harry hoàn hảo và sẽ mãi mãi là như vậy,” cô nói.

Grint bắt đầu phát biểu bằng hai từ: “Ôi trời.” Anh nói: “Tôi không giỏi tạm biệt. Tôi muốn cảm ơn tất cả. Mọi người đã giúp 10 năm qua trở thành nửa phần đẹp nhất đời tôi,” anh cười tươi. “Và nhìn xem cô đã làm những gì cho những người tóc đỏ,” hướng về Rowling.


Bộ ba phù thủy Daniel Radcliffe, Emma Watson và Rupert Grint


Radcliffe nói có thể đây là kết thúc của những tập phim, song các câu chuyện và nhân vật sẽ sống mãi “vì người ta sẽ nhớ mãi câu chuyện trong suốt phần đời còn lại.”

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Warner Bros. Barry Meyer giới thiệu “bộ ba David” ra chính giữa chiếc bục được xây một cách chủ ý ở quảng trường biểu tượng này, gồm hai nhà sản xuất David Heyman, David Barron cùng đạo diễn ba phần cuối David Yates lần lượt cảm ơn đội ngũ làm phim và những nhà quản lý chủ chốt của Warner Bros. là chủ tịch tập đoàn kiêm giám đốc tác nghiệp Warner Bros. Alan F. Horn và chủ tịch tập đoàn Warner Bros. Pictures Jeff Robinov.

Heyman, nhà sản xuất của tất cả những phần Harry Potter, mô tả buổi chiếu ra mắt là “điên cuồng”, trước khi cảm ơn những nhà quản lý của Warner Bros., và diễn tả Horn là “ông trùm” của loạt phim.

Quảng trường Trafalgar ở London và những con đường quanh đó ngập tràn người hâm mộ Potter với hy vọng thấy chút phép màu khi các sao của phim diễu hành qua ba rạp phim để chủ trì các buổi chiếu của tập cuối.

Alan Rickman, Robbie Coltrane, Helena Bonham Carter, Ralph Fiennes, Tom Felton, David Thewlis và Miriam Margolyes chỉ là số ít trong hàng ngàn ngôi sao của phim bước trên thảm đỏ.

Darren Criss, nam diễn viên – ca sĩ của Glee, nhại lại bộ phim trước ống kính trên thảm đỏ khi các sao đã yên vị.

Buổi công chiếu đánh dấu tập cuối cùng của một trong những loạt phim thành công nhất lịch sử với bảy tập trước đạt hơn 3,6 tỉ bảng Anh (6,4 tỉ USD) phòng vé toàn cầu theo như Rentak EDI, rõ ràng đang phấn đấu để xứng với danh tiếng là phim đầu tay thành công nhất từng có ở Anh.

Khi chiếc trực thăng Skycam lượn vòng trên không, chụp cảnh hỗn loạn tại buổi công chiếu từ trên cao, những khoảnh khắc trên thảm đỏ và các cuộc phỏng vấn phát đến các rạp khắp thế giới cùng lúc với ba rạp lớn nhất của Quảng trường Leicester - Quảng trường Odeon Leicester, Odeon West End và The Empire.

Lối đi giữa hai bên – thường ngắn hơn 10 phút đi bộ đối với hầu hết mọi người mà không bị cản trở bởi các “muggle” (người không có phép thuật), pháp sư và người hâm mộ cuồng nhiệt – nay bị biến thành Hẻm Xéo – đại lộ với những cửa hàng bán các vật dụng phép thuật cho Harry và đồng môn.

Warner Bros đã yêu cầu những người soát vé báo trước cho họ biết nếu chiều dài của chiếc thảm đỏ trải trước buổi lễ “có gây rắc rối gì”.

Người tham dự tràn ngập con đường phía trước buổi chiếu 3D phần cuối cùng của những chuyến phiêu lưu kỳ diệu. Dọc con đường, những văn phòng có cửa sổ bên trên chật cứng nhân viên, mà rõ là đang ăn mừng Potter và vài người hâm mộ còn thò tay xuống dưới rào chắn để cố chộp được mắt cá chân của một diễn viên.

“Tôi đã ở đây hai đêm rồi,” một người hâm mộ tại thảm đỏ nói với The Hollywood Reporter. “Tôi có bị ướt như chuột lột không à? Có chứ. Đáng để đợi không ư? Đương nhiên rồi.”


Người hâm mộ tập trung ở quảng trường Trafalgar


Nhiều người hâm mộ đã òa khóc khi Radcliffe và bạn diễn ký tặng sách, chương trình và nhiều đồ vật khác.

Đây là tập Harry Potter đầu tiên ra mắt toàn cầu dưới định dạng 3D và 2D và khiến khán giả mê mẩn suốt 130 phút phim.

Hơn 8.000 chiếc băng tay được phát cho người hâm mộ vào một ngày trước sự kiện lớn này, để họ được vào cửa buổi ra mắt.

Tập cuối là về cuộc chiến giữa thiện và ác trong thế giới phù thủy đã leo thang thành cuộc chiến toàn lực.

Các nhà sản xuất gồm Heyman, nhà sản xuất tất cả các tập phim Harry Potter, Barron – nhà sản xuất của sáu tập phim và tác giả J.K. Rowling.

Kloves chuyển thể kịch bản. Lionel Wigram là giám đốc sản xuất, John Trehy và Tim Lewis đồng sản xuất.

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter

Lữ Khách Offline
#5 Posted : Tuesday, July 26, 2011 6:31:27 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,042
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Bảo bối tử thần không là kết thúc với những người hâm mộ Potter thật sự


Từ thành phố lớn Mumbai của Ấn Độ đến vùng bình nguyên bụi bặm ở Texas, người hâm mộ cuồng nhiệt khắp toàn cầu chỉ còn cách đợt phát hành bộ phim thứ tám và cũng là cuối cùng trong loạt phim Harry Potter.

Với những ai đã dành gần 15 năm cho loạt sách và phim này, Harry Potter và Bảo bối tử thần – phần 2, ra mắt tại London vào ngày 7/7 và công chiếu rộng rãi toàn cầu từ 13/7, sẽ là đoạn kết, màn cuối cùng trước khi rèm sân khấu hạ xuống bộ truyện từng làm họ say mê suốt một phần cuộc đời.

Từ năm 1997, cậu bé phù thủy trong truyện đã chiêu mộ được một lượng người khổng lồ trên toàn cầu theo chân cậu – chỉ tính trên Facebook đã là 28 triệu – thường được gọi với tên “thế hệ Harry Potter”.

“Nhiều người hâm mộ đam mê nhất cảm thấy họ trưởng thành cùng Harry; Harry lớn lên và họ cũng vậy,” Edmend Kern, giáo sư Đại học Lawrence ở Wisconsin và tác giả của cuốn The Wisdom of Harry Potter, nói.

Bảy cuốn trong loạt sách Potter đã bán được gần nửa tỉ bản trên toàn cầu và bảy bộ phim đầu đã thu về 6,4 tỉ USD cho Warner Bros. từ khi phim Harry Potter và Hòn đá phù thủy được phát hành năm 2001.

J.K. Rowling, tác giả bộ truyện này, có thu nhập cao hơn cả Nữ hoàng Anh và được khen ngợi là một người nhìn xa trông rộng vì đã tạo nên một thế giới tương đương như trong tác phẩm đối thủ The Lord of the Rings của J.R.R. Tolkien.

Với nhiều người hâm mộ, việc xuất bản cuốn cuối cùng năm 2007 đã là đoạn kết cho Harry Potter, nhưng nhiều người khác vẫn gắn với các bộ phim như là một cách để giữ cơn cuồng Potter tồn tại, và buổi ra mắt phim vào ngày 7/7 đã cho những người hâm mộ trung thành cơ hội giã biệt lần hai.


Người hâm mộ xếp hàng chờ phim cuối ra mắt ở Quảng trường Trafalgar [Ảnh: Reuters]


“Tôi thật sự hào hứng muốn xem phần cuối diễn ra trên màn ảnh rộng và muốn nó có một cái kết hoành tráng đáng có,” Paul Torres, 19 tuổi, ở Dallas, Texas cho biết cậu đã rùng mình sung sướng khi xem đoạn giới thiệu Bảo bối tử thần.

“Khá tuyệt khi có thể nhìn lại và nói rằng tôi nhớ mỗi lần mỗi quyển sách được phát hành, mỗi bộ phim ra mắt. Không nghi ngờ gì đó là một phần lớn trong tuổi thơ của tôi.”

Sức hấp dẫn toàn cầu

Martin Richardson, giáo sự ở Đại học Durham và là một trong những người đầu tiên tại vương quốc Anh dạy môn về Harry Potter trong trường đại học, cho biết sự nổi tiếng chấn động của bộ truyện khó mà suy giảm ngay sau bộ phim cuối.

Những lời hứa hẹn về một bách khoa toàn thư và một trang web tương tác về Harry Potter, đó là chưa kể đến những sự kiện lấy Potter làm chủ đề và một công viên giải trí tại Florida, sẽ giữ người hâm mộ chìm đắm trong thế giới phù thủy này.

“Cơn cuồng Harry Potter sẽ chưa kết thúc trong tương lai gần: nó đã cắm rễ trong tâm trí chung của những ai mang danh ‘Thế hệ Harry Potter’,” Richarson nói.

Lấy ví dụ về sức ảnh hưởng của bộ sách, Richarson dẫn trường hợp về một phần tư sinh viên tham gia khóa học của ông thừa nhận họ thấy thất vọng khi vào sinh nhật 11 tuổi của mình họ không nhận được thư gọi nhập học từ Hogwarts, trường dành cho phù thủy và pháp sư, như các nhân vật trong truyện.

“Thứ người lớn bỏ lỡ, hoàn toàn có thể hiểu được, là những khái niệm tuyệt với nhất nằm trong sâu thẳm bộ truyện Harry Potter, ý tưởng rằng có thể có một thế giới pháp thuật ở đâu đó mà người thường (Muggles) như chúng ta không thể thấy,” ông cho biết.

Với giới học thuật, sự phổ biến trên toàn cầu của bộ truyện – bộ sách đã được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ, từ tiếng Tây Tạng đến Khmer – bắt nguồn từ những chủ đề phổ quát được dệt vào cốt truyện.

“Khi đọc hay xem các nhân vật trong thế giới của Potter, chúng ta cũng đang đọc và xem chính mình – và đặc biệt là mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và đặc tính của chúng ta,” Richarson cho biết.

“Những chủ đề vượt thời gian này vượt qua mọi chia cách về văn hóa và quốc gia.”

Cũng có mặt đạo đức, đã mang đến cho bộ sách ý nghĩa định hướng cho độc giả trẻ, những thông điệp đơn giản mà ai cũng thông hiểu, Kern, giáo sư tại Đại học Lawrence cho biết. Những bài học này người hâm mộ không bỏ qua, họ có thể chỉ ra cách câu chuyện này ảnh hưởng đến cuộc đời họ thế nào.


Người hâm mộ trong trang phục các nhân vật trong truyện [Ảnh: Reuters]


Andrea Lolita Cardenas, 19 tuổi từ Los Angeles, chọn chuyên ngành học vì những gì cô học được từ Potter.

“Tôi học chuyên về điều hành pháp luật hình sự một phần vì Harry Potter; cuộc chiến giữa thiện và ác diễn ra hằng ngày,” cô nói.

Thế giới phù thủy trên mạng

Những quyển tiểu thuyết của Rowling và những bộ phim đã tạo ra một số các trang web người hâm mộ, bắt đầu từ cuối thập kỷ 90, và lượng người hâm mộ trên mạng từ đó đã bùng nổ, khuyến khích truyện tự viết dựa trên các nhân vật, diễn đàn thảo luận và tin tức.

Những trang web này đã đóng vai trò chủ đạo trong việc giữ cơn cuồng Potter sinh tồn, Kern cho biết, nhận định rằng “chưa bao giờ người hâm mộ sách lại có cơ hội giao tiếp với nhau nhanh và bao quát về những vấn đề họ ưa thích như thế này.”

“Hiện tượng chúng ta gọi là Harry Potter phát triển từ khả năng giao tiếp gần như tức thì thông qua Internet – giữa người hâm mộ với nhau và giữa người hâm mộ và tác giả.”

Rowling đã vén màn cho một trang web mới tên Pottermore, phát triển nhân vật và mạch truyện từ bộ truyện và cho phép độc giả tương tác cũng như định hướng thế giới pháp thuật của bà.

Ví dụ, đã có nhiều tài liệu tổng cộng khoảng 18.000 từ làm nền tảng về cuộc sống của các nhân vật và lịch sử các “nhà” tại trường Hogwarts. Trang web miễn phí này sẽ bắt đầu mở cho đăng ký vào ngày 31/7, sinh nhật của nhân vật Harry Potter.

Dù có Pottermore, những trang dành cho người hâm mộ và các hoạt động truyền thống sẽ giảm, nhưng không có nghĩa là Potter sẽ biến mất khỏi thế giới web, theo trang Potterish, trang dành cho người hâm mộ Brazil mà Rowling đã đặt là một trong những trang yêu thích của bà.

“Sự thật là Potterish như đứa con trai của nhóm chúng tôi và sẽ là một sự mất mát nội dung khổng lồ nếu chúng tôi đóng trang đó,” Daniel Mahlmann, 24 tuổi từ Rio de Janerio, Brazil cho biết.

Kern dự đoán rằng khi thể loại âm nhạc gọi là Wizard Wrock, những buổi tiệc theo chủ đề và những đợt phát hành lớn sẽ phai nhạt, Internet vẫn mang đến một diễn đàn cho các nền tiểu văn hóa dựa trên web, và tình yêu dành cho Harry Potter sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Reuters
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Tuesday, July 26, 2011 11:35:37 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,042
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Bình luận phim Harry Potter and the Deathly Hallows Part 2


Daniel Radliffe, Rupert Grint và Emma Watson kết thúc hành trình 10 năm với phim The Daethly Hallows Part 2 do David Yates đạo diễn.


Lần đối đầu quyết định giữa Harry và Voldemort


Hành trình kết thúc tốt đẹp. Sau tám tập phim trong 10 năm và doanh thu phòng vé cộng dồn toàn cầu hơn 6,3 tỉ đôla, loạt phim thành công nhất trong lịch sử điện ảnh đi đến một kết thúc bắt buộc và khá thỏa mãn ở Harry Potter and the Deathly Hallows Part 2. Như để biện minh cho quyết định chia quyển sách cuối cùng của J.K. Rowling thành hai phần và chứng tỏ đây không chỉ là hành động hám lợi, tập phim cuối đầy hào hứng, đầy sự hồi hộp đủ khả năng thu hút và làm hài lòng bất cứ ai hâm mộ loạt phim từ trước đến giờ. Nếu có một thứ chắc chắn có lợi nhuận thì đó chính là lời chào tạm biệt chắc nịch này.

Đó là hành trình phi thường, thực sự, nổi bật nhờ việc lên kế hoạch cẩn thận và sự may mắn vô cùng. Khi một số cảnh quay nhanh cuối phim nhắc nhớ Daniel Radcliffe, Rupert Grint và Emma Watson còn nhỏ thế nào khi mọi thứ bắt đầu, ngạc nhiên trước việc cả ba trưởng thành với ngoại hình phù hợp với vai diễn và đủ tài năng đảm nhận chúng. Cùng một đoàn diễn viên tuyệt vời của Anh quốc nhận hết những vai diễn sống động, việc tuyển diễn viên luôn là sở trường nhất quán nhất của loạt phim; thật ngạc nhiên, chỉ có một diễn viên chính, Richard Harris, qua đời trong khoảng thời gian 10 năm, và được thay thế ngay bởi Michael Gambon (dù vẫn tiếc nuối việc Peter O’Toole không được chọn vào vai Dumbledore từ đầu; hay người ta nghĩ rằng ông ấy sẽ không sống lâu thế này nhỉ?)

Sau khi Chris Columbus tung ra bộ phim một cách khéo léo nhưng ít năng khiếu ấn tượng, nhà sản xuất David Heyman nhanh trí chọn Alfonso Cuaron và Mike Newell đạo diễn hai phần tiếp theo (phần ba và bốn – ND), được cho là hay nhất của loạt phim về mặt nghệ thuật, sau đó chọn đạo diễn truyền hình David Yates đưa chuyến hành trình dài này đi đến kết thúc. Lúc đầu Yates làm việc theo cách có vẻ rất dễ hiểu và chắc chắn hiệu quả, cuối cùng ông cũng nhận được sự công nhận xứng đáng trong phần cuối này, sắp đặt một bàn cờ sự kiện đồ sộ với sự khéo léo ấn tượng và cảm nhận kết cấu kịch tính mạnh hơn so với trước.

Nhưng có lẽ nhân vật chủ chốt suốt phim là nhà biên kịch Steve Kloves, người đã đưa ra quyết định chắc chắn rất khó chịu là hoãn sự nghiệp đạo diễn đầy hứa hẹn hơn một thập kỷ để biên kịch hết, ngoại trừ một tập của loạt phim Harry Potter (mặc dù thú nhận là kiệt sức và cần nghỉ xả hơi nhưng sau đó anh đã bày tỏ sự hối tiếc về việc không chuyển thể tập phim The Order of the Phoenix). Khó khăn ở chỗ quá nhiều nhân vật, gồm nhiều người đã qua đời, cần được đưa lên sàn diễn một cách khéo léo mà không hy sinh tốc độ của mạch truyện. Phần cuối này cho thấy anh còn để tâm hơn bao giờ hết tới lối kể chuyện cho sao phải cân bằng và có chọn lọc. Nói ngắn gọn, rõ ràng những nhà làm phim thấy có trách nhiệm cần làm đúng việc này, và họ đã làm được.


Hermione cải trang thành Bellatrix trong ngân hàng Gringotts


Dĩ nhiên, toàn bộ phim Deathly Hallows Part 2 nói về cuộc đối đầu cuối cùng giữa Harry và Voldemort, về trận chiến cuối cùng giữa thiện và ác, về cao trào mà cả loạt phim đã dựng lên từ lúc bắt đầu. Cùng với việc Voldemort nắm giữ cây đũa phép được nhiều người thèm muốn với sức mạnh khó tưởng tượng được, Harry, Ron và Hermione lúc khởi đầu vẫn còn oay hoay với sứ mệnh tìm diệt bốn Trường sinh Linh giá còn lại (tất cả chứa đựng một mảnh linh hồn của Chúa tể Hắc ám) và buộc thỏa thuận với tên yêu tinh cau có Griphook (Warrick Davis đóng) nhằm đột nhập căn hầm ở ngân hàng của Bellatrix Lestrange, nơi có thể cất giấu một Trường sinh Linh giá.

Cảnh đột nhập tiếp theo có màn đóng kịch tuyệt vời trong đó Hermione giả dạng Bellatrix (đoạn này có vài cảnh hài hước của Helena Bonham Carter) và còn cả chuyến tàu lượn siêu tốc cảm giác giống nguyên bản của trò chơi hấp dẫn ở công viên giải trí. Phân đoạn này cũng gợi chú ý đến thông tin là, sau nỗ lực bị bỏ dở trong phần trước, đây là phim Harry Potter đầu tiên được phát hành dưới dạng 3D. Những người theo chủ nghĩa thuần túy (thích làm việc theo cách truyền thống – ND) có lẽ sẽ mong hãng Warner để yên định dạng cũ và không theo trào lưu nhất thời này chỉ để kiếm thêm tiền, như thể hãng phim cần thêm thu nhập. Ngoài một ít hiệu ứng riêng biệt trông không thật nhờ chiều không gian bổ sung này, hiệu ứng 3D vẫn hoạt động khá tốt cho nhiều hiệu ứng hình ảnh hoành tráng cùng cảm nhận chiều sâu tốt hơn mà theo đó Yates dựng nhiều cảnh phim.

Khi Harry và bạn bè kéo về Hogwarts – giờ do Snape điều hành, ngôi trường giống một trại phát xít u ám và được canh gác bởi bọn Tử thần Thực tử làng – một tâm trạng u buồn, nghiêm túc đáng ngưỡng mộ che giấu những việc đang diễn ra; Aberforth Dumbledore (Ciaran Hinds đóng) kể chi tiết những mặt không mấy dễ chịu về lịch sử gia đình ông và điềm báo về điều sẽ xảy ra dội lại vì Harry và Voldemort chia sẻ tâm trí ngày càng nhiều, trong khi đó ủy ban chào đón Harry tại trường lại giống một nhóm chiến sĩ trung thành kiên quyết được tập hợp cho trận chiến cuối cùng không mấy hứa hẹn. Trong số nhiều người thấy thoáng qua gần đây, nổi lên bất ngờ nhất ở sự kiện này chính là anh chàng Neville Longbottom (Matthew Lewis đóng) trước kia gần như bị quên lãng, trong khi cô bạn gái Ginny (Bonnie Wright đóng) của Harry thể hiện tinh thần ủng hộ Harry hết mình như mong đợi.

Cũng được cho là nhân vật không quan trọng trong những năm gần đây, Minerva McGonagall tuyệt vời của diễn viên Maggie Smith trở lại thật mạnh mẽ trong cuộc chiến cuối cùng này. Bà giúp tạo một tấm chắn bảo vệ quanh Hogwarts, ít ra sẽ tạm thời ngăn cản đội quân của Voldemort đã kéo đến vách đá nhìn ra ngôi trường. Khi việc chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng được tiến hành một cách điên cuồng, tuy nhiên lại có thời gian cho những buổi kể chuyện ngược về quá khứ mang tính quyết định, gồm có lần đi vào cái Tưởng ký hé lộ đặc biêt, cuối cùng để khám phá mối quan hệ trước đây giữa Snape, mẹ của Harry và cụ Dumbledore, cũng như những cuộc tàn sát đã bắt đầu mọi chuyện nhiều năm trước.


Giáo sư McGonagall lãnh đạo mọi người ở Hogwarts chiến đấu trong trận chiến cuối cùng - trận chiến giữa thiện và ác


Ngay cả cuộc đấu đũa phép tay đôi cuối cùng giữa Harry ngang cơ và Voldemort có những cảnh riêng tiết lộ những lớp thông tin sau cùng. Phim cũng được làm tươi vui một cách dễ chịu với những lát cắt hài hước, dẫn đến đoạn cuối ngắn ngủi có bối cảnh 19 năm sau, bằng cách đó phim đi đến kết thúc viên mãn và lại kết nối với sự ngây thơ mà cả loạt phim đã bắt đầu từ đó, rất phù hợp.

Thật may việc cãi vã ở phim Deathly Hallows Part 1 là chuyện quá khứ, Ron và Hermione giờ đứng vững sau lưng Harry, nhưng gánh nặng kết thúc chắc chắn nằm trên đôi vai cậu và khiến mọi người cảm kích tất cả nỗ lực với vai diễn của Radcliffe trong phần này và xuyên suốt loạt phim; dù có bất kỳ lời chỉ trích hay lỗi lầm nào từng tồn tại trong quá khứ đi nữa, cậu chính là Harry, duy nhất và mãi mãi, và kết thúc tốt đẹp. Nhiều nhân vật đã chết hay vắng mặt xuất hiện chóng vánh trong phần này như một cách gắn kết mọi thứ lại với nhau, giúp các diễn viên như Gary Oldman, Emma Thompson, Jim Broadbent, Timothy Spall, Miriam Margolyes, Julie Walters và những người khác có cơ hội cúi chào khán giả cùng những bạn diễn tuyệt vời của họ.

Về mặt kỹ thuật, không có gì được giữ lại. Sau trận chiến, đống đổ nát Hogwarts thật đáng kinh ngạc. Kỹ thuật quay phim của Eduardo Serra vượt trội những gì anh thực hiện ở những phần phim trước và kỹ thuật hóa trang của Nick Dudman – đặc biệt với yêu tinh và cái nhìn lướt qua kinh khủng của bào thai Voldemort – thật tuyệt vời. Phần âm nhạc của Alexandre Desplat chắc chắn là hay nhất từ trước đến giờ trong loạt phim, kết hợp hoàn hảo với những nốt nhạc gốc của John Williams, nhưng cũng đẩy mạnh sự kịch tính vốn đã tăng lên của buổi tiễn đưa loạt phim cực kỳ thành công như thế.

Điều duy nhất còn thiếu là hai chữ “The End” chính thức sau hình ảnh cuối cùng đó.

Ngày công chiếu: 15/7 (hãng Warner Bros.)
Hãng sản xuất: Heydey Films
Đạo diễn: David Yates
Nhà biên kịch: Steve Kloves, based on the novel by J.K. Rowling
Diễn viên: Daniel Radcliffe, Rupert Grint, Emma Watson, Helena Bonham Carter, Robbie Coltrane, Ralph Fiennes, Michael Gambon, John Hurt, Jason Isaacs, Matthew Lewis, Kelly Macdonald, Gary Oldman, Alan Rickman, Maggie Smith, David Thewlis, David Bradley, Jim Broadbent, Warwick Davis, Tom Felton, Ciaran Hinds, Gemma Jones, Dave Legeno, Miriam Margolyes, Helen McCrory, Nick Moran, James Phelps, Oliver Phelps, Clemence Poesy, Timothy Spall, Natalia Tena, Emma Thompson, Julie Walters, Mark Williams, Bonnie Wright
Nhà sản xuất: David Heyman, David Barron, J.K. Rowling
Giám đốc sản xuất: Lionel Wigram
Đạo diễn hình ảnh: Eduardo Serra
Thiết kế sản xuất: Stuart Craig
Thiết kế trang phục: Jany Temime
Biên tập: Mark Day
Âm nhạc: Alexandre Desplat
Giám sát hiệu ứng hình ảnh: Tim Burke
Hiệu ứng hóa trang đặc biệt: Nick Dudman
Phân loại PG-13, thời lượng 130 phút

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn:The Hollywood Reporter
Lữ Khách Offline
#7 Posted : Thursday, July 28, 2011 10:05:39 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,042
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Harry Potter và bảo bối tử thần – phần 2


Harry Potter là một trong những loạt phim dài nhất lịch sử, và ngày thứ sáu 15/7 này nó sẽ đi đến kết cuộc với phần phim cuối cùng, The Deathly Hallows: Part 2.

Nhưng mặc dù bộ phim có đủ tất cả nhân vật bạn yêu thích – ngoại trừ một vài nhân vật đã chết, vậy đó – và xâu chuỗi lại tất cả những đường dây lỏng lẻo từ bảy phần phim trước, có một yếu tố khiến lần ra mắt này khác biệt với tất cả những phần trước: lần đầu tiên khán giả sẽ có sự lựa chọn để xem Harry Potter ở định dạng 3D.

Bộ phim xử lý với định dạng này như thế nào? Liệu có đáng để bạn tốn thêm 4 đôla (ở Việt Nam là tốn thêm hơn 100.000 ngàn đồng nếu bạn xem phim sau 17 giờ) hay tốt hơn cả là cứ xem như hồi nào giờ đã xem tất cả những phần trước. Hãy đọc bài phân tích toàn diện của chúng tôi về định dạng 3D của Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 và quyết định với đầy đủ thông tin.



Tính phù hợp

Không phải phim nào cũng hợp với định dạng 3D. Nếu phim của bạn toàn là những nhân vật ngồi trong phòng tán gẫu với nhau chuyện trời mưa trời nắng thì bạn sẽ phí phạm cả thời gian lẫn tiền bạc cố áp dụng công nghệ mới này. Lịch sử đã chỉ ra rằng những ứng dụng tốt nhất thường là ở những phim hoạt hình/thâm dụng đồ họa vi tính (ví dụ Avatar, Legends of the Guardians) hoặc có vô số cảnh hành động gây ảo giác (Transformers: Dark of the Moon). Trong trường hợp Harry Potter, đây là một phim hỗn hợp. Mặc dù có một lượng lớn pha hành động, phim luôn có nhiều cảnh các nhân vật sử đũa phép lên nhau và lượng hình ảnh đồ họa vi tính luôn hạn chế ở mức tối thiểu. Thêm vào đó là cái việc mọi phần phim Harry Potter khác đều được làm tốt mà không cần công nghệ 3D thì điểm cho hạng mục này thấp là phải rồi.

Điểm: 2/5

Kế hoạch và công sức

Kể từ hậu-Avatar đã diễn ra một cuộc chiến giữa những phim được làm bằng công nghệ 3D với những phim chuyển đổi sau đó vì muốn lấy thêm tiền. Vì những lý do hiển nhiên, những phim nào được lên kế hoạch và bố cục 3D ngay từ trong ý tưởng thường vận dụng công nghệ này tốt hơn. Với Harry Potter, có lẽ bạn còn nhớ một tin tức từ năm ngoái nói rằng những kế hoạch chuyển đổi hậu kỳ The Deathly Hallows: Part 1 sang 3D đã bị hủy bỏ đơn giản bởi vì không đủ thời gian. Mặc dù những tháng kể từ sau tin tức đó đã được dành để áp dụng công nghệ 3D cho The Deathly Hallows: Part 2, vấn đề của cái chiều không gian thứ ba này vẫn là chuyện hậu kỳ, có nghĩa đạo diễn David Yates không quay phim theo như kế hoạch đã định để lợi dụng giới truyền thông. Điều này thể hiện trong thành phẩm.

Điểm: 2/5

Ngoài màn ảnh

Lần nào bài viết của chuyên mục 3D hay không 3D cũng giải thích điều này, nên chúng tôi sẽ nói ít thôi. Khi xử lý những bộ phim ba chiều, đạo diễn phải có khả năng tạo ra cảm giác chiều sâu lẫn làm cho vật thể vượt ra khỏi màn ảnh về phía khán giả. "Ngoài màn ảnh" nói đến yếu tố trước, và, thật không may, Harry Potter không hề làm tốt chuyện này. Ngoại trừ một cảnh, mà chúng tôi xin phép không nói rõ để tránh tiết lộ nội dung bộ phim, chiều sâu mà phim đạt được nhiều nhất là để một nhân vật phẳng đứng trước một hậu cảnh phẳng. Cảnh như vậy thường được xem là hiệu ứng "cắt hình giấy bìa" và, nói thẳng nhé, tệ quá. Hogwarts là một chốn khác thường đến thế có tiềm năng khai thác để làm khán giả sững sờ, vậy mà 3D chẳng làm được gì hết.

Điểm: 1/5

Trước màn ảnh

Trong khi "Ngoài màn ảnh" là việc tạo ra cảm nhận chiều sâu, thì "Trước màn ảnh" là về khả năng đưa các vật thể và nhân vật vươn tới khán giả trông gần sát như đang hiển hiện. Một lần nữa, Harry Potter không lợi dụng được điều này. Cho dù loạt phim đã luôn thể hiện được những vật thể bay lượn hào nhoáng, nếu phần cuối được lên kế hoạch làm 3D thì cũng là chuyện tất nhiên, nhưng khía cạnh đó đã không hề được khai thác. Có một vài khoảnh khắc – không phải cảnh đâu đấy, xin bạn lưu ý – cũng có cái này cái nọ bay lượn vào rạp, nhưng hầu như không đủ để làm cho phim xứng đáng với một trải nghiệm 3D.

Điểm: 1/5

Độ sáng

Cuộc chiến giữa độ sáng và 3D cũng căng thẳng như cuộc chiến giữa Voldemort và Harry, nhưng nếu 3D là người tốt trong cách ví von này, thì e rằng chuyện kết thúc không có hậu. Gần như suốt cả bộ phim, thời lượng trên 2 tiếng đồng hồ, diễn ra vào ban đêm, trong đó có toàn bộ Cuộc chiến ở trường Hogwarts. Vì mức độ sử dụng 3D thấp, điều này có nghĩa là về cơ bản bạn quyết định đeo kính mát vào rạp để xem một phim 2D. Deathly Hallows: Part 2 được làm tối tăm u ám, nhưng đấy không phải là điều J.K. Rowling nghĩ.

Điểm: 1/5


Thử bỏ kính

Cặp kính làm tối và không thoải mái, nhưng có lý do để bạn phải đeo nó trong lúc xem phim 3D. Nếu không mang kính, màn hình có vẻ bị bóp méo và mờ ảo như thể có hai hình ảnh riêng biệt được gửi tới từng bên mắt. Thú vị là khi thử gỡ kính ra mà thấy càng mờ ảo thì hiệu ứng 3D càng nhiều. Từ tất cả những điều bạn đọc được bên trên thì bạn có thể trông đợi rằng, Harry Potter không thể hiện điều gì khác thường. Ngoại trừ một cảnh đã được đề cập trong phần Trước màn ảnh – lần nữa xin được giấu chi tiết – phim này hầu như có thể xem không cần kính. Gỡ kính ra giúp thấy sáng sủa hơn, nhưng không may là vẫn làm hại ví tiền của bạn.

Điểm: 2/5

Sức khỏe của khán giả


Có người không thể xem phim 3D mà không cảm thấy căng thẳng vì chuyển động và nhức đầu kinh khủng. Đó thường là do bộ phim không tạo ra được những tiêu điểm và khiến khán giả phải liên tục căng mắt tầm soát màn ảnh. Nếu có điều gì tích cực để nói về tính ba chiều trong phần phim Harry Potter này thì đó là nó không khiến khán giả phát ốm. Khán giả có thể rời rạp hoàn toàn khỏe khắn và vui vẻ về bộ phim vừa xem, nhưng sẽ thất vọng nếu buộc phải xem bản định dạng 3D.

Điểm: 5/5




Phán quyết chung cuộc
: Xin đừng xem Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 3D. Điểm chung cuộc 14/35 quá tồi tệ và đây là điển hình tệ hại nhất về sử dụng công nghệ 3D. Những phim như Green HornetGreen Lantern xem ra làm cho người ta nghĩ việc chuyển đổi 3D hậu kỳ đang khá lên, nhưng với bộ phim này thì, theo một cách nào đó, phá hủy mọi tiến bộ. Hãy tiết kiệm tiền và xem phần chung cuộc Harry Potter này ở định dạng 2D thôi.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Lữ Khách Offline
#8 Posted : Saturday, December 24, 2011 10:35:48 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,042
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Harry Potter và cơ hội cuối cùng tại giải Oscar: phải chăng là bất khả thi?



Tám bộ phim, với tổng doanh thu lên tới gần tám tỉ USD, Harry Potter đã khẳng định mình là loạt phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh. Nhưng sau chín đề cử Oscar ở các hạng mục kỹ thuật như Âm nhạc, Kỹ xảo hình ảnh, Chỉ đạo nghệ thuật, và Trang phục, Harry Potter vẫn không nắm trong tay tượng vàng Oscar nào.

Giờ đây, loạt phim đã đi tới hồi kết, và phần cuối, Harry Potter and the Deathly Hallows Part 2 không chỉ là một trong những phim có doanh thu cao nhất năm 2011, mà còn là một trong những phim được giới phê bình đánh giá cao nhất trong năm, và chắc chắn là bộ phim Harry Potter được đánh giá cao nhất trong tám phần phim. Phần phim thứ tám này sẽ là cơ hội cuối cùng của Harry Potter trong hành trình tìm giải Oscar và hãng sản xuất, Warner Bros. đang dốc hết sức lực vận động những thành viên Viện hàn lâm tại Los Angeles với những biển quảng cáo như bên dưới:


Một mẫu biển quảng cáo vận động Oscar cho
Harry Potter and the Deathly Hallows Part 2


Vậy Harry Potter thật sự có đáng nhận giải Oscar không? Và dù đáng hay không, thì nó có cơ hội không?

Vào lúc này, các đề cử Oscar cũng chỉ ít lâu nữa là được thông báo, nhưng cuộc đua cho giải Phim xuất sắc nhất lại có vẻ chưa vào guồng thực sự. Điều này làm nhiều người cho rằng Deathly Hallows Part 2 rất có nhiều khả năng chen được vào danh sách đề cử Phim xuất sắc nhất kia (năm nay hạng mục này sẽ có ít nhất 5 bộ phim và có thể lên tới 10 đề cử). Warner Bros. ít ra cũng đang vận động cho hạng mục này, cùng với đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất cho David Yates.

Ở hai hạng mục danh giá nhất của giải Oscar này, tôi cho rằng Harry Potter có thể gặp nhiều rào cản. Kết quả của những năm gần đây (thật ra là của cả lịch sử giải Oscar) cho thấy Viện hàn lâm không mấy ưa chuộng phim thuộc thể loại giả tưởng. Lấy ví dụ gần đây nhất, ta sẽ thấy The Hurt Locker và Kathryn Bigalow cuối cùng vẫn đánh bại Avatar và James Cameroon. Các phim đoạt giải Oscar cho phim xuất sắc nhất những năm trở lại đây phần lớn thuộc về các thể loại tâm lý, chính trị. Giải Oscar không quan tâm tới thành công thương mại của bộ phim, mà được bình chọn theo đánh giá của những thành viên Viện hàn lâm, và qua những kết quả của những năm trước, họ cũng đã thể hiện rõ quan điểm của mình về một bộ phim xuất sắc.


Hình ảnh thực tế biển vận động Oscar của Harry Potter ở Hollywood


Chẳng phải tôi đã quên kỷ lục của The Lord of the Rings: The Return of the King, bộ phim đã càn quét giải Oscar với 11 đề cử và 11 tượng vàng (trong đó có Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim xuất sắc nhất)? Nhưng phải nhớ rằng, Return of the King vẫn là bộ phim giả tưởng duy nhất đoạt giải Oscar từ trước tới nay. Và thành thật mà nói, tôi có cảm giác rằng nếu so Harry Potter với Lord of the Rings thì những thành viên bình chọn của Viện hàn lâm vẫn có nhiều khả năng đánh giá Harry Potter là “trẻ con” hơn, bất chấp việc loạt phim này cũng đồ sộ về quy mô và về chủ đề không kém gì Lord of the Rings.

Cách đề cử của Viện hàn lâm cũng chẳng giúp gì cho Harry Potter. Năm nay Viện hàn lâm ra cách thức đề cử mới: để được đề cử cho hạng mục Phim xuất sắc nhất, bộ phim phải được ít nhất 5% thành viên bình chọn của Viện hàn lâm đề cử ở vị trí thứ nhất. Tức là 5% thành viên của Viện hàn lâm phải đánh giá đây là bộ phim hay nhất của năm. Họ có thể đánh giá cao bộ phim vào lúc nó công chiếu vào tháng 7, nhưng liệu khi đều cử vào tháng 1, họ có thấy nó đủ xuất sắc để xếp nó ở vị trí thứ nhất?

Nhìn chung, nếu xem xét vấn đề trước mắt một cách khách quan, tôi cho rằng Deathly Hallows Part 2 có khá ít cơ hội ở hai hạng mục Phim xuất sắc và Đạo diễn xuất sắc.

Vậy các hạng mục khác thì sao? Tôi cho rằng nỗ lực vận động ở hai hạng mục Diễn viên chính xuất sắc nhất cho Daniel Radcliffe, Rupert Grint và Emma Watson chỉ là "vận động cho có" vì thành thật mà nói thì diễn xuất của cả ba, nhất là Daniel Radcliffe và Emma Watson, dù đã tiến bộ vượt bậc trong hai phần phim cuối, vẫn còn cách xa chuẩn Oscar rất nhiều.


Daniel Radcliffe, Rupert Grint, Emma Watson,
Ralph Fiennes, Alan Rickman, Maggie Smith, Helena Bonham Carter:
ai có cơ hội tại giải Oscar?


Rõ ràng là Warner Bros. cũng đang đặt nhiều hy vọng hơn vào những diễn viên gạo cội ở các vai phụ như Maggie Smith, Helena Bonham Carter, Ralph Fiennes và Alan Rickman. Và tôi có thể khẳng định một điều ngay bây giờ: Alan Rickman cần được đề cử ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. (Ralph Fiennes cũng xứng đáng với đề cử này, nhưng nếu phải chọn một, tôi không thể không chọn Alan Rickman.)

Trong dàn diễn viên phụ đầy ắp những tên tuổi sáng giá nhất của điện ảnh Anh Quốc, không ai hóa thân thành nhân vật của mình một cách toàn diện và hoàn hảo hơn Alan Rickman trong vai Severus Snape. Trong Deathly Hallows Part 2, anh vốn đã xuất sắc lại càng xuất sắc hơn. Mỗi lần Rickman xuất hiện là có một bóng đen dần bao trùm lấy cả cảnh phim, lạnh lẽo, nguy hiểm nhưng cũng đầy bí ẩn, không khác gì chính nhân vật anh đóng. Rickman thể hiện vai Snape với một phong cách điềm tĩnh đến rùng mình, kể cả trong những tình huống nguy kịch nhất của bộ phim, và chính sự điềm tĩnh lạnh lùng đó đã đưa Severus Snape trên trang sách của J. K. Rowling lên màn ảnh một cách thật nhất.

Trong sự nghiệp đã rất dài của diễn viên này, gồm những tác phẩm ở nhiều thể loại đa dạng như Die Hard, Robin Hood: Prince of Thieves, Sense and Sensibility, Perfume…, anh vẫn chưa một lần có được một đề cử Oscar. Không thể phủ nhận rằng Severus Snape sẽ là một vai để đời của anh; Alan Rickman và Severus Snape sẽ luôn luôn chỉ là một, nói về một người sẽ là nghĩ tới người kia. Tôi đã đọc và nghe nhiều đánh giá trái chiều về loạt phim Harry Potter nhưng chưa bao giờ có ai có lý do để không đánh giá cao vai diễn Snape của Rickman.

Tôi sẽ khá ngạc nhiên nếu Deathly Hallows Part 2 không nhận được đề cử ít nhất một hạng mục kỹ thuật như Kỹ xảo hình ảnh hay Chỉ đạo nghệ thuật. Kỹ xảo hình ảnh trong mỗi phần phim Harry Potter đều là những hình ảnh tinh vi sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất. Nhưng bộ phim cuối cùng này đã đưa tất cả những tiêu chuẩn đó lên một nấc cao hơn. Từ con rồng canh giữ Gringotts, tới cảnh chiến đấu hoành tráng với hàng nhìn con người, hàng tá những sinh vật cùng hình ảnh trường Hogwarts ngun ngút khói lửa như xuất hiện trong Deathly Hallows Part 2 chính là một sân khấu khổng lồ cho những chuyên gia kỹ xảo trổ tài.


Con rồng mù canh giữ ngân hàng Gringotts,
một trong những kỹ xảo nổi bật của
Deathly Hallows Part 2


Nói tới Oscar thì cũng không thể không nói tới Quả cầu vàng, từ lâu được cho là một cách để dự đoán những gì sẽ diễn ra tại giải Oscar. Hiệp hội Báo chí nước ngoài tại Hollywood đã thông báo các đề cử giải Quả cầu vàng, và đáng buồn thì Harry Potter không xuất hiện trong bất cứ một đề cử nào. Nhưng điều này không có nghĩa là cơ hội cho Oscar đã tắt, dù cũng khá đáng thất vọng.

Nhưng bất chấp lịch sử hay thiên vị của những thành viên bình chọn của Viện hàn lâm, nếu mục đích của giải Oscar phần nào là tôn vinh những đóng góp của những cá nhân, tập thể đối với ngành điện ảnh, thì tôi phải nói một cách rất khách quan rằng đội ngũ làm nên loạt phim Harry Potter đã có một đóng góp khổng lồ đối với ngành điện ảnh. David Heyman, nhà sản xuất tất cả tám bộ phim, đã thể hiện bao nhiêu tâm huyết và tài năng nghệ thuật trong vòng hơn mười năm qua? Dù cá nhân tôi có nhiều lần không đồng ý với những quyết định chuyển thể của nhà biên kịch Steve Kloves, cũng không thể phủ nhận lượng công việc đồ sộ ông đã phải gánh vác khi viết bảy trong tám kịch bản phim.

Phim là nghệ thuật, và Viện hàn lâm là cơ quan đánh giá nghệ thuật đó. Nhưng phim làm ra cũng có mục tiêu, đó là khán giả. Ngoài những tính chất nghệ thuật cao, ta cũng không thể phủ nhận những bộ phim đã đi sâu vào lòng khán giả. Với ngành điện ảnh ngày càng lớn mạnh, lượng phim ra rạp mỗi năm có khả năng tăng và những thể loại phim có nguy cơ bão hòa, thì những bộ phim có thể gắn bó với cả một thế hệ khán giả lại càng trở nên đáng quý hơn.

Viện hàn lâm Điện ảnh và Truyền hình Anh Quốc (BAFTA) đã nhìn nhận những đóng góp này của Harry Potter và trao giải Phim Anh Quốc có đóng góp xuất sắc cho ngành điện ảnh vào tháng 2 vừa qua. Vậy ta có thể trông chờ ít nhất là một giải danh dự tương tự từ phía Viện hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Điện ảnh ở Hollywood không? Tôi hy vọng là có, vì tôi cho rằng sau mười năm, hàng nghìn công việc được tạo ra, một số tiền khổng lồ cả trong ngân sách làm phim và doanh thu thu về, Harry Potter đáng được Viện hàn lâm ở Mỹ nhìn nhận một cách chính thức là một hiện tượng điện ảnh, dù chúng thật ra là những bộ phim của Anh.


© Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.662 seconds.