logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Hàn Quốc | 2012] Masquerade | Hoàng đế giả mạo
SevKa Offline
#1 Posted : Saturday, October 6, 2012 8:08:20 PM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì nhiều bất ngờ em đem đến cho tàu Quái vậtMỏ neo bạch kim: Vì đã đóng góp những bản dịch tuyệt vời cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,045
Location: Bad Wolf Bay

Thanks: 1038 times
Was thanked: 1097 time(s) in 758 post(s)
Masquerade






Tên phim: Masquerade
Nước sản xuất: Hàn Quốc
Đạo diễn: Choo Chang Min
Kịch bản: Hwang Jo Yoon
Nhà phát hành: CJ Entertainment
Ngày khởi chiếu: Hàn Quốc: 13/9/2012; Việt Nam: 26/10/2012
Thời lượng: 131 phút
Thể loại: lịch sử
Các diễn viên chính:
Lee Byung Hun ......... vua Gwanghae
Ryu Seung Ryong ....... Heo Gyun
Han Hyo Joo ........... hoàng hậu nhiếp chính

Nội dung:
Giữa lúc giang sơn hỗn loạn cùng nỗi lo sợ cho tính mạng mình, vị hoàng đế hà khắc Gwanghae ra lệnh cho quân sư tín cẩn Heo Kyun tìm người thế thân. Anh tìm được Ha Seon, một nông dân giống đức vua như đúc. Khi hoàng đế Gwanghae bị hạ độc, Ha Seon đành phải trở thành vua. Anh phải nghe theo lương tri của mình để giữ giang sơn không sụp đổ, tránh bị ám sát, và tổ chức thành công buổi yến tiệc lớn nhất trong lịch sử.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang Hancinema: Click vào đây

Trailer: Click vào đây

If I believe in one thing, I believe in her


1 user thanked SevKa for this useful post.
Yên Khuê on 10/6/2012(UTC)
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Tuesday, October 9, 2012 10:39:57 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,027
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Đức vua giả mạo: điều đánh đổi để làm vua



Masquerade (phát hành ở Việt Nam với tựa Đức vua giả mạo), phim điện ảnh cổ trang đầu tiên của Lee Byung Hun, xoay quanh vua Gwanghae, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất triều đại Joseon.

Điểm mấu chốt


Lee Byung Hun hóa thân vào vai vua Gwanghae của triều đại Joseon


Sự miêu tả tinh tế về một thường dân trở thành người cai trị một quốc gia của đạo diễn Choo Chang Min mang đến cơ hội để nghĩ về kiểu nhà lãnh đạo nào mà người dân nên trông chờ để dẫn dắt họ.

Masquerade, phim điện ảnh cổ trang đầu tiên của Lee Byung Hun, xoay quanh vua Gwanghae, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất triều đại Joseon. Bộ phim tâm lý chính trị thu hút sự chú ý của công chúng Hàn Quốc trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 12.

Nội dung


Lee Byung Hun đóng hai vai, vua Gwanghae và tên hề Ha Sun


Đầu thế kỷ 17, vua Gwanghae của triều đại Joseon bị những thần dân bất trung phản đối mạnh mẽ chính sách cai trị của ông đe dọa.

Trước mối đe dọa đó, nhà vua, hoài nghi về sự sống còn của bản thân, cần một người hoàn toàn giống mình để vạch nên kế hoạch đối phó với những điều bất ngờ. Viên cận thần trung thành Heo Gyun tìm thấy Ha Sun, một tên hề hạ cấp trông giống hệt nhà vua.

Một ngày nọ, vua bị trúng độc hoa anh túc và bí mật chuyển đến một ngôi đền để được chữa trị. Lo lắng về sự hỗn loạn trong xã hội có thể xảy ra bởi sự vắng mặt của vua trong hoàng cung, Heo Gyun quyết định tạm thời đưa Ha Sun giả làm vua cho đến khi vua thật bình phục.

Khi được Heo Gyun chỉ dạy hành động thế nào như một vị vua, Ha Sun không chỉ đối xử tử tế với mọi người trong hoàng cung mà còn mạnh dạn bày tỏ chính sách riêng của mình, không như vị vua nhẫn tâm Gwanghae.

Song, sau khi đám triều thần phản bội nhận ra sự thật rằng Ha Sun đang cải trang thành vua Gwanghae, bọn bạo loạn đã tấn công hoàng cung.


Ryu Seung Ryong đảm nhận vai cận thần trung thành Heo Gyun của vua Gwanghae


Tại sao bạn nên quan tâm

Masquerade có bối cảnh tương tự như The Prince and the Pauper, quyển tiểu thuyết năm 1881 của nhà văn Mỹ Mark Twain. Cả hai câu chuyện có điểm tương đồng duy nhất là xoay quanh sự hoán đổi địa vị xã hội tạm thời giữa hai người thuộc hai tầng lớp khác nhau.

Tuy nhiên, không giống như The Prince and the Pauper, Masquerade tập trung vào quá trình một người trở thành vua một nước hơn là phơi bày điều phi lý của hệ thống giai cấp.

Sự tinh tế của phim nằm ở ngụ ý của đạo diễn là “thiện tâm” và “thiện chí” không phải là mọi điều làm nên một minh quân. Mặc dù câu chuyện của Ha Sun có vẻ như là đạo diễn đang bày tỏ thông điệp về kết thúc có hậu của một người sau khi trải qua những sự kiện khó khăn, phim cũng cho thấy Ha Sun chấp nhận thực tế sau khi đối mặt với nhược điểm của mình.

Tuy nhiên, đạo diễn Choo Chang Min không xác định rõ các yếu tố bắt buộc để trở thành nhà lãnh đạo chân chính. Giữa những đề xuất chương trình phúc lợi xã hội không thể kiểm soát ở Hàn Quốc như chương trình bữa ăn miễn phí và hệ thống phân nửa học phí, thông điệp này khiến mọi người suy nghĩ lại về điều gì là chính sách hợp lý của một người có thiện ý.

Ngoài kịch bản có sức thuyết phục của Hwang Jo Yoon và sự nhạy cảm của Choo Chang Min, sự nghiệp 13 năm của Lee Byung Hun hoàn thiện nhân vật của anh. Giọng nói có sức lôi cuốn và biểu cảm trên khuôn mặt rất thích hợp với vai diễn nhà vua đến nỗi có thể tin rằng Masquerade là phim Hàn Quốc hay nhất trong nửa cuối năm 2012.

Trong khi đó, diễn viên phụ Ryu Seung Ryong, vụt sáng thành sao nhờ đóng chính trong bộ phim đình đám All about My Wife (phát hành ở Việt Nam với tựa Yêu vợ tôi đi) năm 2012, giúp diễn viên chính Lee Byung Hun tỏa sáng hơn trong phim qua vai diễn viên cận thần trung thành Heo Gyun.


Một cảnh trong phim


Thế nhưng

Đạo diễn Choo Chang Min đã làm rất tốt việc thể hiện những nhân vật chính diện, tiêu biểu là Ha Sun, Heo Gyun và các triều thần trung thành trong hoàng cung. Tuy nhiên, sức hút đó đã phá hỏng phe đối lập, kẻ ác, khi Choo Chang Min bỏ qua toàn bộ thông tin về lai lịch của bọn xấu.

So sánh với sự phối hợp hoàn hảo giữa Ha Sun và Heo Gyun, ta chỉ thấy bọn triều thần phản bội trong phim là những kẻ yếu đuối và đố kỵ mà không có lý do rõ ràng. Ngoài ra, lòng căm thù của họ đối với nhà vua cũng không được lột tả trong phim.

Đặt nặng câu chuyện vào nhân vật chính dẫn đến thất bại của phim trong việc đem lại sự thay đổi tốt đẹp vào cuối phim. Mặc dù Masquerade được công nhận là một phim hay trong nhiều bài giới thiệu của báo chí Hàn Quốc, thật khó mà gọi phim này là một kiệt tác khi có thể đoán trước cốt truyện trong suốt 130 phút.


Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: 10Asia
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Tuesday, October 23, 2012 1:07:20 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,027
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Hoàng đế giả mạo


Mặc dù có ngôi sao Hàn điển trai Lee Byung Hun, việc Masquerade (phát hành ở Việt Nam với tựa Hoàng đế giả mạo) trở nên được ưa chuộng mạnh mẽ có lẽ nhờ phát hành đúng thời điểm.



Với việc Hàn Quốc sẽ tiến hành bầu cử tổng thống mới vào ngày 19/12, bộ phim này xem xét một vị vua học hỏi để cai trị tốt hơn khi ông thay đổi thân thế với một anh hề nghèo. Lee Byung Hun đóng hai vai Vua Gwanghae và anh hề Ha Seon, phim lấy bối cảnh triều đại Joseon (1392-1910) và cảm hứng từ tiểu thuyết The Prince and the Pauper của Mark Twain.

Khi vua Gwanghae không được lòng dân nghi ngờ có âm mưu đầu độc mình, ông ra lệnh cho cận thần Heo Gyun (Ryu Seung Ryong đóng) tìm người thế thân ông ngồi ở ngai vàng. Heo Gyun tìm được Ha Seon, diện mạo y hệt nhà vua nhưng thực sự là một con người tốt hơn.

Theo sử sách, Gwanghae, vị vua thứ 15 của triều đại Joseon từ năm 1574-1641, nỗ lực bang giao với nhà Minh ở Trung Quốc (1368-1644) và Thanh triều (1636-1912) đang dòm ngó đất nước ông. Ông cũng nỗ lực cải cách và tái thiết để chấn hưng quốc gia, trong đó đề cao công việc lưu trữ văn khố, nhưng gặp phải sự chống đối và sau đó bị truất phế và lưu đày ra đảo Jeju.



Trong tác phẩm điện ảnh thứ tư này, đạo diễn Chu Chang Min (Mapado, Lost in Love, và Late Blossom) xem xét những thành tựu của Gwanghae trong khi nghiên cứu tỉ mỉ trò đổi vai với anh hề đã dạy nhà vua này bài học về thuật lãnh đạo.

Lee Byung Hun, 41 tuổi, gây ấn tượng khi anh chuyển đổi thoăn thoắt giữa vai anh hề và nhà vua. Anh đã thành công ở Hollywood sau khi xuất hiện trong G.I. Joe: The Rise of Cobra (2009) và hiện đang quay Red II.

Dàn diễn viên phụ tài năng, trong đó có Ryu Seung Ryong, giúp phát triển câu chuyện chạm đến nhiều thể loại này, từ hài đến ly kỳ. Nhưng Lee Byung Hun chính là người gánh vác bộ phim, duy trì sự căng thẳng khi anh chuyển đổi tinh tế giữa anh hề tốt bụng Ha Seon với nhà vua Gwanghae độc ác, tàn bạo. Anh và Ryu Seung Ryong cũng tung hứng hoàn hảo yếu tố hài.



Mặc dù diễn tiến trong phim chỉ có 15 ngày, Gwanghae đã cố gắng thực hiện sự cai trị lý tưởng mà Ha Seon đề xuất đó là xem xét mọi việc bằng thiện tâm và từ quan điểm của thường dân. Điều này đã cộng hưởng mạnh mẽ với khán giả đang vào thời điểm bầu chọn tổng thống mới.

Mặc dù là phim lịch sử, Masquerade vẫn có ý nghĩa nghiên cứu lịch sử đáng chú ý. Phim miêu tả chính xác những công việc hàng ngày của một vị vua triều đại Joseon và có nhiều tình tiết bổ sung vào sức hấp dẫn mang tính triết lý chẳng hạn như chiếc "hanbok", tức trang phục truyền thống của Hàn Quốc, màu đỏ của Gwanghae làm cho nhà vua trông điên loạn.

Thời lượng 131 phút, dành cho khán giả độ tuổi 15+. CJ Entertainment phát hành.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Thursday, October 25, 2012 10:25:00 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,027
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc Lee Byung Hun tỏa sáng ở Los Angeles


Lee Byung Hun để lại dấu ấn trên nền xi măng trước Nhà hát Trung Hoa của Grauman đầu năm 2012 này và gần đây đã đến Los Angeles tham dự buổi ra mắt phim mới nhất của mình, Masquerade (phát hành tại Việt Nam với tựa Hoàng đế giả mạo), ở Hàn Quốc phim là một thành công lớn.

Đó là một ngày trong tuần tiêu biểu ở khách sạn Four Seasons tại Beverly Hills. Clint Eastwood đang ký tặng một lượt người hâm mộ gần như phát cuồng bên ngoài cửa sổ mặt tiền khách sạn. Một đoàn người giàu có liên hệ với nhau băng ngang qua tiền sảnh trên đường đi ăn trưa ở khách sạn, lãnh địa của các vụ ký kết hợp đồng công nghiệp. Dù vậy, bên trong quầy rượu, thâm chí không ai liếc ngang qua nam diễn viên bảnh trai tóc rối Lee Hyung Hun, lúc đầu anh có vẻ hơi không tự tin khi nói tiếng Anh ngập ngừng nhỏ tiếng.

Sau đó Lee Byung Hun xoay sang thông dịch viên của anh rồi nói với cô bằng tiếng Hàn Quốc thì thay đổi phong thái hoàn toàn. Giọng anh trở nên trầm và mạnh, anh ngồi thẳng và mắt sáng lên oai vệ.


Ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc Lee Byung Hun ở Beverly Hills [Ảnh: Genaro Molina, Los Angeles Times]


Đột nhiên việc Lee Byung Hun được gọi là Brad Pitt của Hàn Quốc trở nên có lý. Sự so sánh này có nhờ vào nét đẹp ngầm, sự cởi mở quyến rũ và vị thế siêu sao của anh ở quê nhà. Tại Seoul, anh hẳn đã được người hâm mộ cuồng nhiệt vây quanh.

Bộ phim mới nhất của anh, Masquerade, thắng lợi giòn giã ở Hàn Quốc. Đây là tác phẩm tham vọng và vươn xa nhất của anh tính đến nay và có thể là phim sẽ đẩy anh lên một tầm nổi danh mới ở Mỹ.

Hè năm nay, Lee Byung Hun, 42 tuổi, đã diễn xuất 22 năm nhưng chưa thâm nhập được vào điện ảnh Mỹ cho đến khi vào vai siêu ninja Lam Ảnh (Storm Shadow) trong GI Joe: The Rise of Cobra năm 2009 (phát hành ở Việt Nam với tựa Biệt đội G.I.Joe: Cuộc chiến mãng xà), đã để lại dấu tay và dấu chân vĩnh viễn trên nền xi măng ở một buổi lễ tại sân Nhà hát Trung Hoa của Grauman. (Anh và ngôi sao lâu năm Ahn Sung Ki là hai người Hàn Quốc duy nhất đã được làm điều này).

“Tôi chưa từng cho phép mình dù chỉ là mơ về Hollywood cho đến vài năm trước,” Lee Byung Hun nói. “Tôi không ngờ. Việc cứ diễn ra đột ngột. Như một giấc mơ.”


Lee Byung Hun in dấu tay tại Hollywood


Tháng 9/2012, anh bắt đầu làm việc với dự án tiếp theo, Red 2 (phần tiếp của Red đã phát hành ở Việt Nam năm 2010 với tên CIA tái xuất), phim khởi quay ở Montreal cũng vào tháng 9 và có sự tham gia của Bruce Willis, Anthony Hopkins, John Malkovich và Catherine Zeta-Jones. Lee Byung Hun thấy choáng ngợp với ý nghĩ làm việc cùng các “tai to mặt lớn” này. Anh cũng lưu tâm đến tuổi tác của anh.

“Đây đều là những diễn viên tôi ngưỡng mộ và muốn giống họ, họ là chuyên gia,” Lee Byung Hun nói. “Tôi thật sự thấy lo khi là người trẻ nhất.”

Khi được chỉ ra rằng ở Mỹ là người trẻ nhất thường được xem là lợi thế, Lee Byung Hun cười. Khác với Hàn Quốc nơi đề cao tuổi tác và kinh nghiệm, anh cho biết.

Vài giờ sau khi rời khỏi khách sạn Four Seasons, Lee Byung Hun bước trên thảm đỏ nhân buổi công chiếu Masquerade ở Bắc Mỹ tại Rạp Bing thuộc Bảo tàng Nghệ thuật hạt Los Angeles. Một nhóm người hâm mộ Hàn Quốc và Mỹ hứng khởi hú hét tựa như sự cuồng nhiệt anh thường trải qua trên những con đường nơi quê nhà.

Lee Byung Hun tốn hơn nửa giờ mới đi hết hơn sáu mét đến cửa rạp chiếu. Mặc bộ complê đen bảnh bao, một chiếc áo sơ mi trắng thẳng thớm, không đeo cravat, anh trông đĩnh đạc và thoải mái khi đi qua đám đông. Với nụ cười sẵn sàng, chân thật, đôi mắt đen mạnh mẽ, gò má cao và đầu tóc hoàn hảo, Lee Byung Hun không phô ra chút mệt mỏi nào anh từng thừa nhận sau khi tiến hành những buổi phỏng vấn nối tiếp nhau bằng tiếng Anh trong hơn năm tiếng đồng hồ cùng ngày hôm đó (anh nói việc này làm anh thấy mình “ngốc nghếch”).


Phóng viên phỏng vấn Lee Byung Hun tại buổi công chiếu Masquerade ở Mỹ


Masquerade là phim cổ trang đầu tiên của Lee Byung Hun và đánh dấu lần đầu nỗ lực diễn hai nhân vật trong cùng một phim của anh. Tác phẩm chính kịch lịch sử có ảnh hưởng rộng rãi này (trong đó cũng có vài cảnh thật vui) lấy bối cảnh năm 1600 tại cung điện của vương triều Joseon ở Hàn Quốc. Lee Byung Hun thủ vai vua Gwanghae và Ha Seon, một thường dân diễn trò ít học được nhận giả làm hoàng đế trong lúc vị vua này sợ có ai đó đang muốn ám sát mình.

Gwanghae là một hình tượng gây tranh cãi sâu sắc trong lịch sử Hàn Quốc. Người ta tin rằng ông là một nhà trị vì cay nghiệt, thậm chí là hung tàn, nhưng cũng nghĩ ông đã có trách nhiệm trong việc ban hành những đạo luật có tính nhân đạo và có tầm nhìn. Bộ phim tưởng tượng ra một viễn cảnh mà các đạo luật tốt là sản phẩm của một người thế thân biết đồng cảm. Lee Byung Hun diễn cả hai vai đều tạo ấn tượng mạnh. Robert Abele của Times khen ngợi “diễn xuất chính yếu oai vệ” của anh.

“Điều quan trọng nhất là [người đóng thế] phải được khán giả yêu mến,” Lee Byung Hun nói, anh rót đầy sự ấm áp dễ nhận ra vào Ha Seon và mang anh ta ra đời thực bằng phong cách hài hình thể điêu luyện xoay quanh những cử chỉ đơn giản.


Hai nhân vật của Lee Byung Hun trong Masquerade


“Tôi đã lo về các cảnh hài,” Lee Byung Hun nói. “Thật liều lĩnh. Quá nhiều hài hình thể có thể bị xem là ngớ ngẩn và không phức tạp. Giữ ở mức độ vừa đủ thật khó.”

Đó là vì bản chất Masquerade là một phim chân thật về cái thiện căn cơ trong con người, trong đó Ha Seon nổi lên thành người hùng của dân chúng. Đây là một phim “rút nước mắt” không ngại đôi chỗ đi cùng sự hài hước thô thiển.

Sau buổi chiếu, Lee Byung Hun có vẻ xuống sức tí chút khi anh ngồi trên sân khấu và bị vây quanh bởi những câu hỏi nhanh và sâu về vai diễn và sự nghiệp của mình.

Khi rời sân khấu, Lee Byung Hun lộ vẻ rã rời. Trước đó anh có hé lộ rằng dù hứng thú đi Mỹ, anh vẫn ước đang ở Seoul để đón nhận thành công của Masquerade.

“Tại đó phim đang phá kỷ lục,” anh nói. “Tôi thấy tệ khi mình ở đây. Khi một phim của mình được chiếu tôi bí mật đến rạp đứng ở phía sau và thưởng thức khoảnh khắc đó. Tôi cười khi người ta cười và khi người ta khóc, tôi cũng cười.”

Dù vậy, anh thừa nhận là các giấc mơ lớn hơn đang thành sự thật với mình.

Cha của Lee Byung Hun, một thương nhân cực hâm mộ phim cao bồi Mỹ, đặc biệt các phim có Clint Eastwood đóng chính, qua đời khi nam diễn viên này 29 tuổi. Giờ Lee Byung Hun sống ở ngoại ô Seoul với mẹ trong một căn nhà có hầm rượu và rạp chiếu mini tại gia. Khi anh đặt dấu tay ở nhà hát của Grauman anh dẫn mẹ theo.

“Bà nói, ‘mẹ rất tự hào vì con',” Lee Byung Hun cho biết, mắt anh ấm áp và xa xăm. “Và nếu cha con có ở đây, ông hẳn cũng sẽ tự hào.”

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Monday, November 5, 2012 10:57:30 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,027
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Masquerade “quét sạch” Giải thưởng Điện ảnh Daejong lần thứ 49



Các diễn viên chính của Masquerade: Ryoo Seung Ryong (trái) và Lee Byung Hun (phải)
gặp gỡ người hâm mộ điện ảnh trong sự kiện APAN Star Road tại Liên hoan phim
quốc tế Busan lần thứ 17 ở Busan, Hàn Quốc ngày 5/10/2012
[Ảnh: Lee Jin-hyuk/ 10Asia]

Masquerade, bộ phim thứ hai trong năm 2012 của Hàn Quốc vượt mốc mười triệu lượt xem, đã chiếm lĩnh các hạng mục quan trọng trong lễ trao giải thưởng điện ảnh lâu đời nhất Hàn Quốc tối 30/10.

Bộ phim chính kịch cổ trang giả tưởng này đã thu về tổng cộng 15 trên 23 giải, bao gồm các hạng mục quan trọng như Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao Giải thưởng Điện ảnh Daejong lần thứ 49 được tổ chức tại Hội trường KBS ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 30/10.

Phim đoạt giải thưởng tại Liên hoan phim Venice Pieta của Kim Ki Duk ra về chỉ với hai giải, gồm Giải của ban giám khảo dành cho đạo diễn và Giải nữ diễn viên xuất sắc nhất dành cho diễn viên nữ chính Cho Min Soo trong phim này.

The Thieves, thành công phòng vé Hàn Quốc lớn nhất năm 2012 tính đến nay, mang về giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho nữ diễn viên trung niên gạo cội Kim Hae Sook, trong khi đó vinh dự dành cho Nam diễn viên mới và Nữ diễn viên mới lần lượt thuộc về ngôi sao Kim Sun Kyun của My Neighbor và nữ diễn viên trẻ tuổi Kim Go Eun của Eungyo.

Được cặp đôi trong Ohlala Couple của KBS là Shin Hyun Joon và Kim Jung Eun dẫn chương trình, lễ trao giải dài 180 phút này có các màn trình diễn của những ngôi sao K-pop như Park Jin Young, SISTAR và TVXQ.

Lữ Khách Offline
#6 Posted : Monday, November 12, 2012 10:14:19 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,027
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2346 time(s) in 1715 post(s)
Phân tích thành công của Đội quân siêu trộmHoàng đế giả mạo


Bộ phim Hàn Quốc Gwanghae: The Man who Became King hay còn có tựa Masquerade (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Hoàng đế giả mạo) có Lee Byung Hun đóng chính gần đây đã phá vỡ rào cản 10 triệu, biến đây thành một trong những phim sinh lời nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê của Hội đồng phim ảnh Hàn Quốc (KOFIC), số lượt xem tích lũy của Hoàng đế giả mạo hiện giữ vững ở con số 10.041.566. Hoàng đế giả mạo cũng trở thành bộ phim Hàn thứ hai sau The Thieves (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Đội quân siêu trộm) vượt qua con số 10 triệu năm 2012.


Áp phích phim Đội quân siêu trộm Hoàng đế giả mạo


Hoàng đế giả mạo cũng đã trở thành phim Hàn thứ bảy trong lịch sử vượt mức 10 triệu, đứng sau Đội quân siêu trộm (13.032.227), The Host (phát hành ở Việt Nam với tựa Quái vật sông Hàn) (13.019.740), The King and the Clown (phát hành ở Việt Nam với tựa Nhà vua và chàng hề) (12.302.831), Taegukgi (phát hành ở Việt Nam với tựa Cờ thái cực) (11.756.735), Tidal Wave (phát hành ở Việt Nam với tựa Sóng thần ở Haeundae) (11.390.000), và Silmido (phát hành ở Việt Nam với tựa Biệt đội ám sát) (11.081.000).

Nhiều phim Hàn Quốc xuất sắc đã phát hành trong năm 2012, với hai trong số đó vượt qua con số 10 triệu, đang viết lại lịch sử điện ảnh Hàn Quốc. Chính xác điều gì là nhân tố giúp những phim này gặt hái thành công? Hãy cùng tác giả bài viết phân tích các yếu tố phía sau thành công của Đội quân siêu trộmHoàng đế giả mạo.

Trái ngược với tựa phim, Đội quân siêu trộm Hoàng đế giả mạo thật sự là phim hài với tiếng cười xuyên suốt và là linh hồn của phim. Trong Đội quân siêu trộm, xung đột giữa những nhân vật làm khán giả ngạc nhiên, và họ như thể những quân cờ dẫn đến chiến thắng trên bàn cờ nhờ tài đạo diễn sắc sảo của Choi Dong Hoon. Ngoài ra, những cảnh hài bất ngờ cũng làm tăng thêm yếu tố hài hước, làm khán giả thích thú hơn khi họ nắm bắt câu chuyện cùng lúc.


Cảnh trong phim Hoàng đế giả mạo


Hoàng đế giả mạo tỉ mỉ phác họa trạng thái tăm tối và yên bình của hoàng cung, và câu chuyện về một thường dân bước vào một thế giới không hoàn toàn thích hợp với thân phận của anh. Ha Sun thế chỗ của đức vua Gwanghae thật trên ngai vàng, làm hoàng cung rơi vào tình trạng hỗn loạn, và theo đúng nghĩa những trò hề của anh làm bộ phim thật khôi hài, đồng thời lật mặt nạ những kẻ đang sống trong hoàng cung, để khán giả thấy thực tế cuộc sống đang diễn ra trên màn ảnh.

Đáp ứng thị hiếu nghe nhìn của khán giả

Nội dung ly kỳ trong Đội quân siêu trộmHoàng đế giả mạo rõ ràng đáp ứng thị hiếu nghe nhìn của khán giả. Khả năng diễn xuất vượt trội của dàn diễn viên cũng làm tăng thêm giá trị của phim. Hơn nửa các cảnh phim trong Đội quân siêu trộm được quay ở Hồng Kông, và vì hành động của bọn trộm ở bối cảnh nước ngoài, làm tăng thêm sự hồi hộp và bổ sung triệt để cho phim. Các màn hành động của dàn diễn viên cũng được phản ánh qua những góc quay khác nhau, cho phép khán giả chứng kiến một câu chuyện ly kỳ về tội phạm đầy thú vị diễn ra trước mắt họ.


Cảnh trong phim Đội quân siêu trộm


Hoàng đế giả mạo thể hiện những nét độc đáo dành cho phim cổ trang như cung điện lộng lẫy, trang phục tỉ mỉ, để lại sự kinh ngạc vì sự tráng lệ và đầy màu sắc trong khán giả một cách hiệu quả. Âm nhạc được sử dụng cũng đưa khán giả đến với bộ phim. Sự kết hợp hoàn hảo giữa hình ảnh và âm thanh ắt hẳn đã làm tăng thêm sự thích thú khi xem phim.

Thích hợp với khán giả mọi thế hệ

Cả hai phim có thể thu hút khán giả mọi lứa tuổi, dù là lứa tuổi 20, trẻ em hay khán giả trung niên độ tuổi 40, tất cả họ sẵn lòng bỏ tiền để đến rạp xem phim. Các cặp đôi trung niên Macau Park (Kim Yun Suk) và Pepsi (Kim Hye Soo), Chen (Nhậm Đạt Hoa) và Chewing Gum (Kim Hae Sook) tăng thêm giá trị cho phim. Việc ghép đôi Ye Nicole (Jun Ji Hyun) và Jampano (Kim Soo Hyun) cũng được khán giả trẻ hoan nghênh nồng nhiệt. Với pha hành động, một câu chuyện hợp lý, và sự lãng mạn tất cả gói gọn trong Đội quân siêu trộm, thật khó mà không thu hút khán giả mọi lứa tuổi đến rạp xem phim.


Nam diễn viên Nhậm Đạt Hoa trong Đội quân siêu trộm


Về phần Hoàng đế giả mạo, chủ đề một nhà lãnh đạo duy tâm chống lại thực tế phi hiện thực có thể kích thích cảm giác của khán giả, và cho họ thấy quyền lực tuyệt đối nào có thể tác động đến người dân. Việc sử dụng cốt truyện cực kỳ đơn giản cũng cho phép khán giả nắm bắt bộ phim nhanh chóng.

Không phải tất cả các phim với con số khán giả 10 triệu đều có thể xếp vào hàng kinh điển. Một vài phim có nội dung rất hay nhưng không thể thu hút khán giả đến xem. Cũng có những phim "trúng bom" ở phòng vé do tính toán lịch ra rạp kém cỏi. Nhưng những phim có thể thu hút hơn 10 triệu khán giả hẳn phải có điểm gì đó đặc biệt hơn những phim khác. Mặc dù không thể xếp vào hàng tuyệt hay căn cứ vào kết quả ở phòng vé tốt thế nào, chúng ta không thể lờ đi thực tế là Đội quân siêu trộmHoàng đế giả mạo đã phá vỡ mốc 10 triệu và đạt được thành công đối với khán giả.

Những phim lay động con tim khán giả và làm họ đồng cảm là dấu hiệu phân biệt một phim tuyệt vời.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Yahoo News Singapore
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.268 seconds.