logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Anh | 2012] Les Misérables - Những người khốn khổ
Yên Khuê Offline
#1 Posted : Wednesday, November 28, 2012 10:31:36 PM(UTC)

Rank: Chief Officer

Medals: Hoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự bay bổng và kiến thức của em đã thổi hồn cho con tàu Quái vật Điện ảnh! Casper

Groups: Super Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 15,831
Location: Học viện phù thủy

Thanks: 5678 times
Was thanked: 6970 time(s) in 5275 post(s)

Les Misérables




Tên phim: Les Misérables
Tên phát hành ở Việt Nam:
Đạo diễn: Tom Hooper
Kịch bản: William Nicholson chuyển thể
Ngày phát hành: 25/12/2012 (Mỹ)
Thể loại: Tâm lý - Nhạc kịch - Lãng mạn
Xếp loại: PG13
Thời lượng:
Nước sản xuất: Anh
Hãng sản xuất: Working Title Films, Cameron Mackintosh Ltd.
Các diễn viên chính:

Anne Hathaway... Fantine
Amanda Seyfried... Cosette
Hugh Jackman... Jean Valjean
Helena Bonham Carter... Bà Thénardier
Russell Crowe... Javert
Sacha Baron Cohen... Thénardier
Eddie Redmayne... Marius
Samantha Barks... Éponine

Nội dung chính:

Nước Pháp thế kỷ 19, Jean Valjean, người bị viên thanh tra cảnh sát nhẫn tâm Javert săn đuổi hàng thập kỷ sau khi trốn tù, nhận chăm sóc con gái của cô thợ Fantine, Cosette. Quyết định định mệnh này làm thay đổi cuộc sống của họ mãi mãi.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây


Dreams see us through to forever
Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Thursday, November 29, 2012 7:36:31 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Les Miserables đưa giọng hát của diễn viên bay bổng



Sau nhiều tuần lao động vất vả trong xưởng âm thanh của hãng Pinewood Studios, dàn diễn viên và nhân viên của Les Misérables đã tiến về miền quê nước Anh.

Mặc dù thời tiết mùa xuân khá dễ chịu, những cảnh quay không có gì ngoài cảnh cắm trại. Hugh Jackman, đóng vai một người từng bị kết án tù đày đau khổ trở thành một doanh nhân đầy lòng nhân ái có tên Jean Valjean, đóng một trong những cảnh cảm động nhất của anh: thú tội đã phạm phát trong quá khứ với Marius (Eddie Redmayne của My Week With Marilyn), một sinh viên phản kháng sẽ sớm đám cưới với Cosette (Amanda Seyfried của Mamma Mia!).

Mọi lời đồn đoán tăng cao cho sự kiện ra mắt ngày 14/12 của phiên bản màn ảnh rộng của một vở nhạc kịch được ưa chuộng nhất mọi thời. Mặc dù phiên bản điện ảnh của các vở nhạc kịch Broadway đã trở nên bình thường từ khi Chicago đoạt giải Oscar Phim xuất sắc 2002, Les Mis giới thiệu một giai đoạn mới trong cuộc cách mạng phim ca nhạc.

Câu chuyện của tình yêu, chuộc lỗi và bất ổn xã hội xảy ra vào thế kỷ 19 ở Pháp - với những lời thoại, cùng những màn ấn tượng cỡ như On My Own, được hát hoàn toàn - sẽ có những màn trình diễn sống thay vì dùng công nghệ lip-sync theo đoạn nhạc thu sẵn.


Hugh Jackman (trái) trong vai Jean Valjean

Tom Hooper, đạo diễn đoạt giải Oscar của The King’s Speech, sẽ không làm theo cách khác.

“Nếu bạn hát nhép, cho dù có ăn khớp tới đâu đi nữa, trong con người bạn vẫn biết có gì đó không hoàn thiện, có cái gì đó không đúng,” ông nói. “Khi hát sống, bạn tin tưởng hơn. Diễn viên hoàn toàn tự do hơn là hát nhép theo một đoạn được thu âm ba tháng trước.”

Hooper nói kết quả trên mang đến “khoảnh khắc lạnh xương sống” mà ông đầy cảm kích khi xem vở diễn trên sân khấu.

Anne Hathaway trong vai bà mẹ giàu đức hy sinh của Cosette, Fantine, hát bản ballad I Dreamed a Dream. “Anne là một ca sĩ tuyệt vời khi hát sống,” Hooper nói. “I Dreamed a Dream của cô khiến khán giả phải há hốc kinh ngạc. Rất mộc mạc và lay động con tim. Bản nhạc được hoàn thành theo cách mà bạn không bao giờ có thể làm được khi hát nhép.”

Mặc dù những thử thách có thể quá sức đối với dàn diễn viên khi phải hát liên tục, lợi ích mang lại là vô kể. “Khi bạn hát nhép, bạn phải dùng 60% năng lượng chỉ để hát theo cho đúng,” Jackman, người đã hát nhép trong phim truyền hình Oklahoma! năm 1999, nói. “Ngay cả khi đó là phần biểu diễn của bạn, bạn không cảm thấy kiểm soát được nó.”


Eddie Redmayne trong vai Marius, Amanda Seyfried trong vai Cossete

Seyfried, người đã hát nhép trong Mamma Mia!, khen ngợi cách tiếp cận khác lạ trong Les Mis. “Điều tuyệt vời là, trước giờ chưa có ai đã được thử cách này. Tất cả chúng ta đang làm một cuộc cách mạng.”

Nhưng cô phải giữ giọng nghiêm ngặt hơn lúc cô vừa hát vừa nhảy theo điệu nhạc của ABBA trên một hòn đảo ở Hy Lạp.

“Bạn phải hát mỗi ngày,” giọng ca soprano được đào tạo theo cách cổ điển tuyên bố. “Bạn không thể từ bỏ. Một cách nghiêm túc, phải dùng rất nhiều dược thảo. Phải hát rất nhiều trong lúc tắm. Không hút thuốc. Hạn chế rượu bia nếu được. Bạn phải cẩn thận với phô mai. Sống như một ca sĩ rất căng thẳng.”

Seyfried chắc chắn rằng thật đáng giá khi xuất hiện trong một chương trình mà cô yêu thích khi mới 11 tuổi. “Tôi thật sự đã ngồi nhấp nhổm trên ghế suốt,” cô nhớ lại. “Mẹ tôi nói đó là lần đầu tiên bà thấy tôi tập trung vào một điều gì đó nhiều hơn vài phút. Thật khó mà không bị âm nhạc mê hoặc.”

Nhà sản xuất Debra Hayward rất cảm kích việc được xem hòa nhạc mỗi ngày. “Không giống như làm một phim bình thường, khi bạn nghe thấy những giai điệu cũ rích chán chường. Ca hát thật làm phấn chấn, khiến bạn hạnh phúc.”

Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: USA Today
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Thursday, November 29, 2012 5:05:35 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Điểm qua các diễn viên Les Misérables


Với người yêu thích Les Misérables, trailer thứ hai của bộ phim nhạc kịch của Tom Hooper có thể được tóm tắt như sau: One Day More. Bản trailer này giới thiệu bài hát đó, một trong những bản nhạc quan trọng nhất của bộ phim, với khán giả, cùng với một số các bài hát khác, qua sự thể hiện xuất sắc dàn diễn viên… nhất là giọng hát của Russell Crowe.

Hugh Jackman, Amanda Seyfried, Samantha Barks – cô gái đã đoạt được vai Éponine từ tay Taylor Swift – và cả cô bé đóng vai Cosettte hồi nhỏ, đã khiến khán giả say đắm với các ca khúc trong phim. Sau đây là một vài nhận xét về các diễn viên trong phim, chỉ qua trailer dài 2 phút 30 giây.

http://www.youtube.com/watch?v=YmvHzCLP6ug


Hugh Jackman (Jean Valjean)

Hãy nghe Jackman thì thầm từ “số phận” – đây là một diễn viên tôn trọng sức mạnh trong bài hát One Day More, và hiểu được những hy vọng chứa đựng trong khúc dạo đầu. Hugh là diễn viên dày dạn kinh nghiệm Broadway trong dàn diễn viên này, và không ai có thể nghi ngờ khả năng thể hiện những bài hát đầy cảm xúc như Bring Him Home của anh. Trong trailer này, ta còn thấy anh kéo những dây xích sắt trong sự tức giận, một cảnh cũng quan trọng không kém để thể hiện cơn thịnh nộ của người đàn ông phải đi tù vì ăn cắp bánh mì. Phải ngả mũ vì sự biểu cảm của Hugh.

Russell Crowe (Javert)

Russell Crowe! Anh là dấu chấm hỏi lớn nhất trong dàn diễn viên này. Dù không có giọng hát ấm trầm mạnh mẽ, nhưng chất giọng khàn khàn của anh cũng biểu cảm không kém. Chắc kết quả sẽ ổn thôi, Russell. Cả bộ phim này như nhằm nhắc mọi người rằng Crowe từng là thành viên ban nhạc 30 Odd Foot of Grunts nhưng ít người từng nghe họ hát, nên cũng không thành vấn đề gì!


Hugh Jackman, Anne Hathaway và Russell Crowe


Anne Hathaway (Fantine)

Anne đã làm mê hoặc khán giả với mái tóc cắt ngắn và giọng hát trong trailer thứ nhất nên cô chịu ít áp lực hơn trong trailer thứ hai này. Ban đầu, có vẻ cô đặt cược nhiều vào nét mặt đau khổ tồn tại trong suốt trailer (phiên bản thế kỷ 18 của bộ mặt đẫm lệ của Claire Danes). Nhưng thế thì có sao chứ? Với câu hát, “Tôi đã từng mơ tới một cuộc sống khác” đầy ám ảnh, cô hoàn toàn không có gì phải lo.

Eddie Redmayne (Marius)

Khuôn mặt nhiều góc cạnh và đầy tàn nhang của Redmayne gần như là một phiếu điều tra tiêu chuẩn đẹp trai của mỗi người. Nhưng thật dễ hiểu tại sao Tom Hooper lại chọn anh vào vai Marius trong bộ phim này: cách quay phim với ống kính mắt cá của Tom Hooper khiến mọi người đều trông mờ ảo hơn, và biến Redmayne trông không khác gì mẫu nhân vật nam chính đẹp trai cổ điển. Các nhà làm phim nên cho chúng ta nghe giọng hát của anh nhiều hơn!


Amanda Seyfried, Eddie Redmayne và Isabelle Allen (trong vai Cosette hồi nhỏ)


Amanda Seyfried (Cosette)

Thành thật mà nói thì Cosette lúc lớn có thể là một vai diễn hơi nhạt. Nói tóm lại thì đây là một cô gái xinh đẹp, ai cũng thích, cô cuối cùng được lấy người mình yêu, tốt bụng và hơi nhàm chán. Nhưng Seyfried sẽ biến nhân vật này hơn chỉ thế - cô dường như đã tìm thấy nút công tắc để biến Cosette từ chỉ đơn thuần là “tốt bụng” thành một nhân vật gần như “thánh thiện” và dễ thương. Vai diễn này của cô và vai diễn trong phim tiểu sử Linda Lovelace đều đang rất được mong đợi.

Samantha Barks (Éponine)

Hãy nhìn nữ diễn viên này và tự hỏi, “Nếu đây là Taylor Swift đội tóc giả bù xù và tô son đỏ thì phim sẽ như thế nào?” Dù Barks có làm gì đi nữa thì cũng không thể tệ hơn Taylor Swift trong vai này được (và chúng tôi nói thế với tất cả trái tim ngưỡng mộ Taylor).


Samatha Barks, Helena Bonham Carter và Sacha Baron Cohen


Helena Bonham Carter (Bà Thénardier)

“Trông Helema Bonham Carter không khác gì vừa bước ra từ một bộ phim Tim Burton,” mọi người đều nói. Nói đúng hơn là cô trông không khác gì Helena Bonham Carter. Trong vai diễn này, cô mang tới chất thật rất riêng của mình, và khán giả chỉ có thể hy vọng khả năng ca hát của cô sẽ bằng tầm các diễn viên khác. Ngoài ra, Helena Bonham Carter trong phim này là giấc mơ thành hiện thực.

Sacha Baron Cohen (Thénardier)

Bất cứ cảnh phim về Cách mạng Pháp theo phong cách video clip bài hát HYFR của Drake đều là tuyệt đỉnh cả. Trông Sacha Baron Cohen trong phim này thật tuyệt. Cứ tiếp tục vậy đi!

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Magazine
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Wednesday, December 19, 2012 8:26:35 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Les Misérables: Mơ một giấc mơ nhiều giải thưởng hơn



Vào đầu bản chuyển thể điện ảnh sắp ra mắt của Les Misérables (phát hành ở Việt Nam với tựa Những người khốn khổ), Anne Hathaway và một nhóm công nhân nhà máy lấm lem hát về “một ngày mới đang rạng dần”. Liệu đó có là một ngày tốt hơn không? Hay công sức của họ chỉ đổ sông đổ biển?


Poster phim


Working Title Films, đồng sản xuất Les Misérables với Cameron Mackintosh, đang đương đầu với câu hỏi tương tự khi hãng đã hồ hởi một chiến dịch giải thưởng rầm rộ cho phim. Bộ phim nhạc kịch toàn sao này có thể tạo tiếng vang tại các cụm rạp, tràn vào giải Oscar và lập tức vực dậy công ty đã có vài năm không yên ả này. Hoặc Les Misérables có kết cục như bản chuyển thể The Phantom of the Opera năm 2004 – doanh thu phòng vé ảm đạm, một vài đề cử Oscar, chẳng có giải thưởng nào.

Working Title, có cơ sở ở London, từng là một trong những nhà cung cấp phim thương mại kinh điển đáng tin cậy nhất của Hollywood: Fargo, Billy Elliot, Elizabeth, Bridget Jones’s Diary, Four Weddings and a Funeral, Pride & Prejudice. Nhưng công ty này, từng có 53 đề cử và sáu giải Oscar, đã mất phương hướng trong những năm gần đây. Thi thoảng hãng vẫn mang đến tác phẩm đáng giá – Tinker Tailor Soldier Spy là một trong số đó – nhưng con số đánh hụt đã vượt quá con số trúng.

Như nhiều nhà cung cấp phim có chất, Working Title đã bị đánh văng khỏi thế cân bằng bởi nhiều thế lực khác nhau. Doanh số DVD rơi không phanh. Khán giả bắt đầu khước từ phim hài tình cảm, từng là một trong những thể loại hãng cậy dựa vào. (Đã điều chỉnh theo lạm phát, Love Actually của hãng do Richard Curtis đạo diễn thu về 300 triệu USD trên toàn cầu năm 2003.) Trong lúc đó, Universal Pictures, công ty trả phí phát triển kịch bản cho Working Title và cấp kinh phí cho hầu hết các phim của hãng, trải qua thời kỳ khủng hoảng về quản lý.


Tim Bevan (trái) và Eric Fellner


Hệ quả: Tim Bevan và Eric Fellner, chủ tịch của Working Title, bắt đầu lệch khỏi lối đi họ giỏi nhất. “Chúng tôi làm phim nhỏ với kinh phí lớn, điều đó chẳng khi nào tốt cả,” ông Fellner nói, kể về những nỗi thất vọng gồm phim chính kịch chiến tranh Green Zone, bí ẩn báo chí State of Play và phim hài lịch sử Pirate Radio.

“Thật lòng mà nói, chúng tôi đã có nhiều quyết định chẳng đúng,” ông thêm vào gọn lỏn.

Les Misérables, cùng với tác phẩm có tầm nhỏ hơn nhiều Anna Karenina của Working Title, có thể là đợt hồi phục phong độ của ông Fellner và ông Bevan. Vẫn còn sớm, nhưng Les Misérables, chỉ tốn một mức khá rẻ là 61 triệu USD để sản xuất (sau khi đã cân nhắc vấn đề thuế má), đang trở thành vừa là bom tấn vừa là một ứng viên giải thưởng lớn. Trong lúc vài nhà bỏ phiếu cho Oscar có thể bị ‘dội’ bởi độ dài phim – 2 tiếng 38 phút – tiếng râm ran từ các đợt chiếu trong ngành đã mang tính hứng khởi tràn ngập, đặc biệt hướng về Hathaway, người vào vai Fantine hấp hối.


Anne Hathaway trong Les Misérables


Dù một nhà phê bình của The Hollywood Reporter đã cho Les Misérables một bài bình luận chỉ trích dữ dội, giới phát hành vẫn liệt kê phim này là “ngựa ô” trong chín hạng mục Oscar. Deadline.com cho rằng phim là “một ứng viên lớn tức thời” sau đợt chiếu cuối tháng 11 ở New York và Los Angeles. Có thể đảm bảo là một xấp đề cử dày là mức tối thiểu dành cho tác phẩm sẽ ra rạp vào Giáng sinh này. Bộ phim gần nhất do Universal phân phối đoạt giải phim hay nhất là A Beautiful Mind năm 2001.

Anna Karenina siêu kỳ ảo, tốn khoảng 30 triệu USD sản xuất, đang có chặng đường vất vả hơn. Hai ông Bevan và Fellner hy vọng rằng ghép Keira Knightley với đạo diễn Joe Wright lần ba – họ từng cộng tác trong Pride & Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) năm 2005 và ‘con cưng’ của các nhà phê bình Atonement năm 2007, đều cho Working Title – sẽ mang đến kết quả mạnh mẽ tương tự. Tuy vậy, đang có phê bình nhiều chiều và doanh thu bán vé cho đợt ra mắt chưa rộng khắp của phim vững vàng nhưng không ngoạn mục.

Anna Karenina đã thu về khoảng 16,2 triệu USD trên toàn cầu từ khi mở màn vào ngày 16/11. Gần như chắc chắn phim sẽ nhận được sự chú ý của Oscar trong các hạng mục như thiết kế trang phục (các đề cử trong các hạng mục tốn năng lượng hơn cũng là khả thi), điều này có thể thúc đẩy tình hình phòng vé. Lễ trao giải Oscar sẽ diễn ra vào ngày 24/2/2013.


Anna Karenina


Nếu Universal mà có chút gì không hào hứng với hướng Working Title hiện đang nhắn đến, bạn cũng sẽ không nhận ra khi nói chuyện với Donna Langley, đồng chủ tịch của hãng, đâu. “Các phim này cực kỳ quan trọng với chúng tôi,” bà nói.

Các phim của Working Title đã luôn thể hiện tốt ở nơi khác hơn ở Bắc Mỹ. Cuối thập niên 1990, với thành công quốc tế của các phim như Dead Man Walking, công ty sản xuất này được biết đến ở Hollywood như là Miramax của châu Âu. Giờ đây, với ngành kinh doanh phim đang dần phát triển trên toàn cầu, ngón nghề “nói chuyện được với khán giả thế giới” của Working Title, như cách bà Langley miêu tả, làm cho hai ông Bevan và Fellner trở thành các đối tác trọng yếu.

Hợp đồng của họ với Universal sẽ hết hạn năm 2015.

Hai ông Fellner và Bevan phục hồi phong độ một phần bằng cách dựa nhiều vào các mối quan hệ sáng tác trụ cột của họ. Họ nhờ ông Wright làm Anna Karenina chẳng hạn. Ông Curtis có một phim chính kịch hài vào tháng 5/2013 tên About Time, có Rachel McAdams và Bill Nighy đóng chính. “Tim và Eric tạo nên một môi trường đầy tính động viên và an toàn,” ông Wright nói. “Họ đang liều lĩnh một cách sáng tạo, và điều đó cực quan trọng cho tương lai điện ảnh.”


Keira Knightley (trái) và Joe Wright trên phim trường


Les Misérables, do Tom Hooper – người đã đoạt Oscar năm ngoái cho việc đạo diễn The King’s Speech – chỉ đạo, không có vẻ là nước cờ liều cho lắm. Phim dựa trên một vở nhạc kịch nổi như cồn đã được khoảng 60 triệu khán giả xem ở 43 nước. Cùng với Hathaway, Les Misérables còn có sự tham gia của Hugh Jackman và Russel Crowe, trong dàn diễn viên còn lại.

Nhưng bộ phim dựa trên quyển tiểu thuyết mang tính tượng đài về Cách mạng Pháp của Victor Hugo này “không là một trận thắng chắc,” bà Langley nói. Phim nhạc kịch, lại còn nói về lịch sử, có thể đầu độc phòng vé. Câu chuyện cũng khá u ám; dù khi lên sân khấu trông như một câu chuyện thần tiên, thì tội phạm, các cuộc cách mạng (và cống rãnh) rõ mồn một trên phim.

Mặt khác, khán giả có thể cảm nhận rõ hơn lúc nào hết câu chuyện về người tư sản và vô sản. Và Bevan hy vọng quyết định sáng tạo để cho diễn viên hát trực tiếp trên phim trường (thay vì nhép miệng theo nhạc đã được thu âm đẹp đẽ) sẽ thu hút khán giả.

“Đó gần như là một trải nghiệm trực tiếp và mang cả một chiều khác đến cho phim, thứ bạn chưa từng thấy,” ông Bevan nói. “Điều đó thêm vào một chút nguy cơ – bản năng hơn, hào hứng hơn, cảm xúc hơn.”

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Friday, January 11, 2013 5:03:59 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Les Misérables: Thành công và thất bại


Trong thế giới nhạc kịch Broadway, Les Misérables như có tất cả: tác phẩm gốc nổi tiếng, diễn biến mâu thuẫn hấp dẫn, mối tình tay ba và kịch tính. Đây là vở nhạc kịch đã hút hồn khán giả lần đầu cách đây vài thập kỷ và vẫn còn được công diễn và yêu thích ngày nay.

Nhưng đối với một số người nhìn bản chuyển thể thành phim điện ảnh của nó với ánh mắt nghi ngờ, thì bộ phim này là bản nhạc thiếu đi giai điệu. Rõ ràng là bộ phim thiếu sức mạnh của những giọng hát chuyên nghiệp để chuyển tải hết thông điệp của các ca khúc, và phong cách làm phim cũng không thổi được làn gió mới vào cho kịch bản.



Giống vở nhạc kịch, Les Misérables phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo, kể về một người đàn ông nghèo người Pháp, Jean Valjean, phải đi tù vì ăn cắp một ổ bánh mì. Sau khi ra tù, anh lại gặp rắc rối với pháp luật và bị tên thanh tra tàn nhẫn, Javert, truy đuổi. Câu chuyện được đặt trong bối cảnh một nước Pháp chống lại chính quyền khắc nghiệt, với bài học cho mỗi người là sự bình yên chỉ đến khi ta biết tha thứ cho kẻ thù.

Hai ý cuối cùng này có vẻ mâu thuẫn: tại sao Valjean giết Javert thì sai mà những cậu sinh viên cách mạng trẻ giết binh lính đàn áp lại là đúng? Bộ phim không đi vào phân tích sự khác biệt giữa hai điều này.


Russell Crowe (trái) trong vai Javert và Hugh Jackman trong vai Valjean


Nhưng nhìn chung, cách chỉ đạo phim của Tom Hooper có vẻ thiếu suy ngẫm. Phim đưa ra các tình huống phim một cách lộ liễu và có quá nhiều cảnh quay cận mặt diễn viên. Tất cả mọi thứ đều được cường điệu. Một cảnh tình tứ được điểm thêm đàn bướm lấp lánh, một nhân vật chết gục vào một tấm băng rôn ghi chữ Mort (Chết). Có tận hai nhân vật chết bất thình lình theo kiểu “chết cho đỡ đông phim”.

Yếu tố hài hước của bộ phim cũng được cường điệu trong vai diễn của Helena Bonham Carter và Sacha Baron Cohen trong vai đôi vợ chồng nhà trọ tham lam. Không ai có thể nói họ tỏ ra quá trầm trong phim, nhất là khi trong phim này, họ như đè khán giả xuống và gào thét vào mặt họ. Hai nhân vật này là những điểm yếu nhất của bộ phim, trông không khác gì những kẻ tị nạn từ Sweeney Todd (và Helena cần bỏ những vai diễn với tóc giả bù xù sang một bên.)

Tuy thế, Anne Hathaway, là lựa chọn hoàn hảo trong vai Fantine, một bóng hồng vô tội bị đày đọa suốt bộ phim. Hathaway hoàn toàn hòa nhập vào vai diễn, và chỉ những ai chưa từng xem cô trên sân khấu vở Carnival! ở New York hồi năm 2002 mới tỏ ra ngạc nhiên. Chắc hẳn đề cử giải Oscar cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc sẽ nằm trong tay cô năm nay.


Anne Hathaway trong vai Fantine
[/center]

Nhưng Russell Crowe, với giọng hát và giọng nói không thể vươn cao hơn tiếng khàn khàn, tạo nhiều vấn đề trong vai Javert và cả Hugh Jackman thỉnh thoảng cũng gặp khó khăn với bản nhạc, nhất là trong những bài hát có những nốt nhạc cao.

Không biết có nên nói về âm nhạc không. Nhà soạn nhạc Claude-Michel Schonberg có vẻ thích những lời nhạc ngắn lặp đi lặp lại và thay vì điệu nhạc vang lên rồi kết thúc, mỗi khúc nhạc của ông chỉ dần phai đi. Nhưng điều đó chưa bao giờ ngăn Les Misérables thành công trên sân khấu. Nhạc của Miss Saigon cũng tương tự, và bao nhiêu người nhớ những bài hát từ vở nhạc kịch đó, hay họ chỉ nhớ cảnh có chiếc trực thăng? Vấn đề là âm nhạc không hẳn là thứ tạo ấn tượng cho những vở nhạc kịch đó, mà chính là khung cảnh trên sân khấu.

Một bối cảnh trông hoành tráng ấn tượng trên sân khấu, khi lên phim lại có thể trông nhỏ bé và rẻ tiền, và khó giữ được sự chú ý của khán giả. Sức hút ban đầu của Les Misérables chính là dàn diễn viên nổi tiếng nhưng sau khi ngồi xem hai tiếng đồng hồ của bộ phim này, không biết người khốn khổ là nhân vật hay là khán giả nữa.

Les Misérables; xếp hạng PG-13; Universal sản xuất; thời lượng: 160 phút
Đạo diễn: Tom Hooper
Diễn viên: Hugh Jackman, Anne Hathaway, Russsell Crowe

Đánh giá: ★ ★

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Friday, January 11, 2013 5:07:14 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Hugh Jackman đối đầu Russell Crowe





Viên thanh tra Javert (Russell Crowe đóng) và Jean Valjean (Hugh Jackman đóng)



Trong phim Les Misérables / Những người khốn khổ, Hugh Jackman và Russell Crowe vào vai hai nhân vật cực kỳ đối địch – một tên trộm vặt ăn năn hối cải Jean Valjean và viên thanh tra Javert tự cao tự đại không thấy gì khác ngoài luật pháp. Điểm nổi bật trong mùa này là được xem hai nam diễn viên mạnh mẽ đến từ Úc đối đầu với nhau trong bộ phim nhạc kịch sử thi đầy cảm xúc.

Hai nam chính xuất sắc này có sự nghiệp rất khác nhau, nhưng có rất nhiều điểm chung. Chỉ cách nhau bốn tuổi nhưng cả hai khởi nghiệp gần như cùng lúc, có sự nhạy cảm trong âm nhạc (Jackman nhờ sân khấu, còn Crowe thì nhờ nhóm nhạc rock của anh), và đóng vai những anh chàng mà bạn không muốn giây vào.

Vậy ai có lợi thế hơn? Hãy xem Crowe và Jackman được so sánh với nhau như thế nào trong lần đối đầu mới nhất của chúng ta.

Sự trung thành với đất nước



Russell Crowe: Chàng dũng sĩ giác đấu sinh ngày 7/4/1964 ở Wellington, New Zealand nhưng từ nhỏ đã lớn lên ở Úc, mãi đến năm 14 tuổi anh mới trở về Auckland. Crowe quay lại Úc vào năm 21 tuổi và có bước đột phá đầu tiên khi thực hiện bộ phim The Rocky Horror Picture Show. Vài năm sau, anh chịu tai tiếng vì vào vai một tên đầu trọc trẻ tuổi trong bộ phim Romper Stomper.

Hugh Jackman: Wolverine đến từ Sydney và sinh ngày 12/10/1968. Sau khi bắt trúng đam mê diễn xuất trong một vở kịch của lớp hồi đại học, Jackman đã đi học diễn xuất một năm tại Trung tâm Diễn viên ở Sydney, sau đó thêm hai năm nữa ở trường kịch nghệ. Vào đêm diễn tốt nghiệp, anh được đề nghị vai chuyên nghiệp đầu tiên trong phim truyền hình nhỏ. Thật trùng hợp, anh đã gặp người vợ Deborra-Lee Furness của mình tại trường quay đó.

Lợi thế: Jackman. Anh có điểm cộng nhờ việc đi học trường kịch nghệ ở quê hương và tham gia hai xuất phẩm nổi bật rõ ràng nói đến quê nhà: Australia và bộ phim đoạt giải Tony The Boy from Oz cùng của Baz Luhrmann.

Vai diễn đột phá ở Hollywood



Russell Crowe: Đạo diễn Curtis Hanson của phim L.A. Confidential (1997) đã tuyển hai diễn viên không mấy tiếng tăm cho bộ phim noir kiểu mới này: Guy Pearce vào vai tay thanh tra hợm mình và Crowe trong vai anh bạn đồng nghiệp nóng nảy theo kiểu làm trước, nghĩ sau.

Hugh Jackman: Phim X-Men (2000) là lý do khiến Hollywood (và khán giả) lần đầu tiên chú ý đến anh chàng người Úc đẹp hút hồn này. Trong vai Wolverine, Jackman gây ấn tượng với sự chuyển biến từ một người đột biến đơn độc trở thành một thành viên của nhóm X-Men tìm kiếm công lý.

Lợi thế: Crowe. Dù chúng ta yêu mái tóc đầu đinh và bộ móng vuốt còn nhọn hơn của Jackman, nhưng diễn xuất của Crowe với vai anh cảnh sát cảm tính, thích dùng vũ lực trong phim L.A. Confidential cho thấy rõ sự vượt trội.

Giải thưởng

Russell Crowe: Vào đầu những năm 2000, Crowe nhận ba đề cử giải thưởng Viện Hàn lâm liên tiếp. Anh đạt các đề cử trong năm 2000 (phim The Insider), năm 2001 (phim Gladiator), và năm 2002 (phim A Beautiful Mind). Anh cũng nhận một giải BAFTA, ba giải Critics’ Choice, một giải Quả cầu vàng, một giải của Hiệp hội diễn viên điện ảnh và hàng tá giải thưởng cá nhân của hiệp hội các nhà phê bình (chủ yếu là cho ba phim đó, nhưng cũng cho các phim khác như Cinderella Man, Master and Commander, và vai diễn lớn đầu tiên của anh trong phim Romper Stomper).

Hugh Jackman: Mặc dù anh nhận một giải Emmy (cho việc dẫn chương trình trao giải thưởng Tony) và một giải Tony (cho vai diễn trong vở diễn The Boy From Oz ở Broadway), nhưng Jackman chưa từng đoạt giải thưởng quan trọng cho diễn xuất trong phim. Nếu không tính những giải thưởng cho phim Les Misérables, đề cử quan trọng duy nhất của anh là đề cử Quả cầu vàng cho bộ phim tình cảm hài năm 2001 Kate & Leopold. Nhưng vận may với giải thưởng của chàng diễn viên nổi tiếng này chắc chắn thay đổi nhờ diễn xuất của anh trong vai Jean Valjean.

Lợi thế: Crowe. Không có cạnh tranh gì: Crowe có một thành tích phim danh tiếng hơn nhiều và những đề cử giải thưởng (và những giải thưởng) để chứng minh.

Thể hình



Russell Crowe: Không thể phủ nhận Crowe là một nam chính đẹp trai, và vào cái thời của các phim GladiatorCinderella Man, chàng diễn viên đoạt giải Oscar này có thể cạnh tranh cơ bụng sáu múi với bất kỳ ai trong dàn diễn viên phim 300. Nhưng trong vài năm trước, Crowe, người chưa hề sợ phải tăng cân cho vai diễn, lại trông hơi béo phị và nhếch nhác – chắc chắn chúng ta không dành cái nhìn thiện cảm cho anh.

Hugh Jackman: Cũng như Channing Tatum và Bradley Cooper, Jackman là thành viên câu lạc bộ ưu tú gồm những người được mệnh danh là Người đàn ông còn sống quyến rũ nhất của tạp chí People (năm 2008, cùng trong năm anh đóng phim Australia). Không giống Crowe, Jackman giữ cơ thể gọn gàng hết sức (đặc biệt là trong loạt phim X-Men) trong suốt sự nghiệp, và trông rất được, hay thậm chí còn được hơn những diễn viên trẻ hơn anh 20 tuổi.

Lợi thế: Jackman. Cả hai đều bảnh bao, nhưng chúng ta phải trao lợi thế cho Jackman, anh trông vẫn đáng để ngất ngây dù mặc áo đuôi tôm (tuxedo – ND) hay ở trần trên bãi biển.

Sự nóng nảy

Russell Crowe: Anh nổi tai tiếng vì không thể kiểm soát tính khí của mình và thậm chí bị bắt vì cho rằng anh đã ném điện thoại vào một nhân viên khách sạn hồi năm 2005.

Hugh Jackman: Anh có thể vào vai một người từng là kẻ lừa đảo trong phim Les Miz, nhưng ở ngoài đời, Jackman là người đàn ông trung thực của gia đình.

Lợi thế: Crowe. Nếu bạn bị vướng vào một vụ cãi vã ở quán rượu, bạn chắc chắn muốn có cựu võ sĩ giác đấu bên cạnh. Mặt khác, khi xét đến quá khứ, anh có thể là người mà bạn muốn tránh.

Người đàn ông của quý cô

Russell Crowe: Dù kết hôn từ năm 2003, nhưng Crowe và vợ, nữ ca sĩ người Úc Danielle Spencer, đã tuyên bố chia tay vào tháng 10/2011. Vào năm 2000, Crowe dính vào chuyện yêu đương với Meg Ryan khi đóng phim Proof of Life.

Hugh Jackman: Anh có thể là người đàn ông trong mộng của nhiều phụ nữ, nhưng ngoài đời thực, Jackman chung thủy với mỗi vợ mình, nữ diễn viên đồng hương Deborra-Lee Furness, kết hôn với anh từ rất lâu trước khi anh trở thành biểu tượng gợi cảm.

Lợi thế: Jackman. Crowe luôn bị dính với những tin đồn về sự không chung thủy và được đưa tin là đang cố giảng hòa với cô vợ xa cách. Ngược lại, Jackman là người đàn ông chung thủy trong 16 năm qua và kết hôn với người hơn mình 13 tuổi. Đó có thể cũng là một lễ kỷ niệm vàng trong những cuộc hôn nhân ở Hollywood.

Và người chiến thắng là: Nếu việc này cách đây vài năm, chắc chắn cán cân sẽ nghiêng về phía Crowe, nhưng hiện giờ thì Jackman đánh bại Crowe nhờ khả năng đóng cả phim hành động và chính kịch (giống Crowe) mà còn những tác phẩm sân khấu ngoạn mục. Có thể anh không được nhiều giải thưởng diễn xuất như Crowe, nhưng anh có sự dữ dội (như phim Les Misérables chứng minh), ngoại hình và tài năng.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Casper Offline
#7 Posted : Saturday, January 12, 2013 6:26:55 PM(UTC)

Rank: Captain

Medals: Huân chương Sao biển: Dành cho Thuyền trưởng Dê Xồm - vì anh đã lèo lái con tàu này trong mọi hoàn cảnh! Yên Khuê

Groups: Administrator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,601
Location: Hải Phòng

Thanks: 3136 times
Was thanked: 2010 time(s) in 805 post(s)
Những người khốn khổ – nước mắt khán giả chính là thành công



Khi dịch bài bình luận phim Những người khốn khổ của nguồn Star-Ledger, tôi đã phải tự hỏi có phải đôi khi những người làm nghề bình luận phim xem phim một cách quá lý trí không? Họ xem phim để đánh giá từng góc độ kỹ thuật, từ một ánh mắt của người chuyên môn.

Nhưng nhiều khi, có lẽ một bộ phim không cần phải được “soi” một cách khắt khe thế, mà cần chạm được trái tim người xem, khiến cảm xúc dâng trào. Và nếu đánh giá theo những tiếng sụt sịt của khán giả suốt nửa thứ hai của bộ phim trong buổi chiếu tôi xem hôm nay, thì Những người khốn khổ chắc chắn đã thành công trong nhiệm vụ đó.


Tôi nghĩ, một phần vấn đề của bộ phim này là tác phẩm nhạc kịch gốc đã quá nổi tiếng và được yêu thích. Thế nên, ngay từ những ngày chưa có diễn viên, bộ phim đã bắt đầu được tung hô và kỳ vọng là một trong những phim hay nhất sẽ ra mắt trong năm 2012. Song le, trừ khi phim thực sự xuất sắc, thì thật khó đạt được những kỳ vọng đó. Với điểm 70% trên Rotten Tomatoes, Những người khốn khổ thực ra cũng có thể được là phim khá, dù có thể không là tuyệt tác như mọi người muốn. Không phải bộ phim hoàn hảo, nhưng cũng không có nghĩa đây không phải là phim không đáng xem.

Một điều tôi cảm thấy có thể khiến mọi người cho rằng phim này khó xem là, giống bản sân khấu gốc, đây là nhạc kịch với lời nhạc hoàn toàn, và cả bộ phim có được trên dưới 10 lời thoại nói ngắn. Thường thì phim ca nhạc mà chúng ta quen xem vẫn có một lượng thời thoại nói lớn, và những bài hát được dùng để thể hiện những khoảnh khắc quan trọng hay cao trào của bộ phim. Nhưng Những người khốn khổ được hát từ đầu tới cuối. Có thể trên sân khấu, khi giọng hát của các diễn viên có được sức vang hơn, thì cách này thực sự hiệu quả hơn.

Trên màn ảnh rộng, nhiều khi những câu hát đối thoại lẻ, được thu trực tiếp trên phim trường khi diễn viên diễn, nghe có lúc cũng đều đều như nói, nhất là khi chúng chỉ nhằm kể chuyện chứ không có những nốt nhạc cao trào cùng cảm xúc. Khi hát mà đã như nói, thì thà nói còn hơn. Có lẽ chính những đoạn đó đã khiến ấn tượng của người xem về chất lượng âm nhạc của cả bộ phim đi xuống. Vì trên thực tế, những bài hát trong những khoảnh khắc quan trọng và cao trào như I Dreamed a Dream, On My Own, Bring Him Home, Empty Chairs at Empty Tables, Do You Hear The People Sing?, Valjean's Death, chính là những khúc nhạc khiến khán giả phải rơi nước mắt.


Hugh Jackman trong vai Jean Valjean

Hugh Jackman trong vai Jean Valjean đảm nhiệm một vai trò lớn trong bộ phim, và không phải lúc nào anh cũng khiến tôi hài lòng. Có vài cảnh, không hiểu có phải vì cách thu âm giọng hát ngay trên trường quay của đạo diễn hay không mà tôi phải nhăn mặt vì: 1) chẳng nghe thấy anh hát gì và 2) có nghe nghe được lời hát thì cũng có cảm giác thiếu sức sống. Nhưng trong những bài hát quyết định như Who Am I, Bring Him Home The Confrontation với Javert, giọng hát anh thực sự bay cao và anh trở nên tuyệt vời.

Điều ngạc nhiên là sau những lời bình luận không mấy tốt lắm của nhiều nhà phê bình về vai Javert của Russell Crowe, tôi thích cách thể hiện nhân vật này hơn tôi nghĩ. Giọng hát của anh thực sự là không đều lắm, nhưng mà ai ngoài đời hát được như ca sĩ trong phòng thu? Và có lẽ trong một bộ phim thế này, chất giọng thật ít chỉnh sửa khiến nhân vật thật hơn. Và vì đây là Russell Crowe, cảm xúc hiện trên nét mặt Javert trong những bài hát như Stars Javert's Soliloquy cũng hoàn thành nhiệm vụ thể hiện nội tâm nhân vật.


Valjean và Fantine (Anne Hathaway đóng)

Từ khi ra trailer, người ta đã bắt đầu khẳng định là Anne Hathaway hoàn toàn có thể an tâm về giải Oscar cho hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất chỉ với khúc hát I Dreamed a Dream. Tôi không biết có được Oscar hay không, nhưng khoảnh khắc nghẹn ngào, tức ngực, mắt cay cay đầu tiên của tôi khi xem Những người khốn khổ chính là lúc nghe bài hát này. Chỉ nghe tiếng hát trong trailer thôi thì chưa đủ, bạn còn phải xem cả những nét đau khổ, tuyệt vọng mà Anne Hathaway thể hiện lúc đó. Gần suốt bài hát, trên màn ảnh chỉ là cận cảnh mặt Fantine, và bạn có thể thấy từng giọt lệ, từng nét đau thương. Khoảng không đen tối trống vắng bên cạnh và đằng sau cô chỉ nhấn mạnh sự cô đơn nhục nhã của nhân vật lúc đó. Có chút hy vọng thoáng nở trong Fantine khi cô hát về người yêu đã ở bên cô suốt mùa hè, nhưng với câu “khi mùa thu đến, chàng đã ra đi”, cả nét mặt và giọng hát của cô bỗng vỡ òa, nét đau khổ hiện thật rõ trong ánh mắt. Nhưng có đau khổ, tức là cô vẫn còn có cảm xúc. Điều đau đớn thực sự cho người xem là ánh mắt vô hồn của Fantine trong những nốt nhạc cuối cùng, khi giấc mơ, hạnh phúc, hy vọng đều đã tắt.

Ngoài Anne Hathaway, nếu có một diễn viên khác hoàn hảo trong phim này, thì phải là Isabelle Allen trong vai Cosette khi nhỏ. Đôi mắt xanh sâu thăm thẳm của cô bé cùng giọng hát trong trẻo khiến cô bé với ước mơ lâu đài trên đám mây trở nên càng đáng thương hơn.

Tôi phải nói là tôi thấy Cosette khi lớn cứ… nhạt nhạt thế nào ấy. Có lẽ vì tôi không thấy mối tình giữa Cosette và Marius hấp dẫn cho lắm. Chỉ đến cuối phim, trong khúc hát khi Valjean chết, tôi mới thực sự có cảm xúc cho nhân vật này.


Éponine và Marius trong cảnh bài hát A Little Fall of Rain

Còn trong mối tình kia, thật ra tôi ấn tượng hơn nhiều với Samantha Barks trong vai Éponine, cô gái ôm tình yêu đơn phương với Marius. Khi hát On My Own khi cô nhận ra Marius sẽ không bao giờ yêu mình và trong bài A Little Fall of Rain, hát khi cô sắp chết vì đỡ đạn cho Marius, Samantha Barks đã biến Éponine thành một cô gái không chỉ tồn tại trên màn ảnh. Cô là hiện thân của bao mối tình đơn phương cả trong phim và ngoài đời. Tôi thương cảm cho tình yêu cô dành cho Marius, sự ích kỷ cũng như sự hy sinh của cô trong mối tình đó, hơn là cho tình yêu màu hồng của Cosette. (Và cảm ơn trời là không ai cho Taylor Swift vào vai này như người ta từng đồn!)

Eddie Redmayne có thể nói là đóng tròn vai Marius cho đến cuối cùng, anh thực sự trở nên xuất sắc với Empty Chairs at Empty Tables, khi Marius tưởng nhớ những người bạn tử mạng trong cuộc cách mạng. Đến lúc đó, ít ai ngồi quanh tôi trong phòng chiếu còn cầm được nước mắt. Những giọt lệ chảy dài trên má Marius cũng là nước mắt của khán giả. Tôi không thể tả được cái gì trong cách thể hiện bài hát đó của anh khiến cảnh đó trở nên đau nhói tới thế, chỉ biết là đó là một trong những bài hát hút hồn nhưng cũng đau nhất trong cả bộ phim.


Do You Hear the People Sing?

Đây là một bộ phim từ đầu đến cuối luôn bắt khán giả phải khóc, nhưng bộ phim vẫn kết thúc trong hy vọng hướng tới một tương lai tươi đẹp hơn, với Do You Hear the People Sing? rộn ràng lặp lại ở cuối phim. Nếu phải chọn bài hát tôi thích nhất trong tất cả, thì tôi sẽ chọn bài này.

Tôi nghĩ điều cần nhớ khi xem phim này là đây là phim chuyển thể từ vở nhạc kịch chứ không phải chuyển thể từ tiểu thuyết. Mục đích của nó không phải là thể hiện chi tiết những thông điệp về xã hội, tôn giáo, chính trị, ân điển và tha thứ của tiểu thuyết. Tất nhiên, vì nhạc kịch được dựa theo tiểu thuyết, nên một phần những thông điệp đó cũng xuất hiện, nhưng sức hút chính của bộ phim vẫn là tiếng hát. Vì người hát là diễn viên, không phải ca sĩ và vì họ hát với những cảm xúc của nhân vật trong những khoảnh khắc đó, tất nhiên giọng hát không thể trơn tru như trong phòng thu. Cách thu giọng hát trực tiếp thay khi diễn của đạo diễn Tom Hooper có điểm yếu của nó, nhưng vẫn giữ được cảm xúc lúc diễn của diễn viên. Chính những cảm xúc đó đã khiến khán giả phải khóc, và có lẽ đó chính là cái hay của bộ phim này.

© Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com


Dreams see us through to forever
Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.366 seconds.