logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2012] Django Unchained | Hành Trình Django
SevKa Offline
#1 Posted : Friday, January 25, 2013 12:15:17 AM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì nhiều bất ngờ em đem đến cho tàu Quái vậtMỏ neo bạch kim: Vì đã đóng góp những bản dịch tuyệt vời cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,045
Location: Bad Wolf Bay

Thanks: 1038 times
Was thanked: 1097 time(s) in 758 post(s)

Django Unchained | Hành Trình Django






Tên phim: Django Unchained
Tên phát hành ở Việt Nam:
Đạo diễn: Quentin Tarantino
Kịch bản: Quentin Tarantino
Ngày phát hành: 25/12/2012 (Mỹ)
Thể loại: Chính kịch - Cao bồi
Xếp loại: R
Thời lượng: 165 phút
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất: Columbia Pictures, Weinstein Company
Các diễn viên chính:
Jamie Fox ... Django
Christoph Waltz ... bác sĩ King Schultz
Leonardo Di Caprio ... Calvin Candie

Nội dung chính:
Cựu nha sĩ King Schultz chuộc một người nô lệ tên Django và rèn luyện anh trở thành một phụ tá chuyên săn tiền thưởng cho mình. Tuy nhiên, ông lại được dẫn tới nơi vợ của Django đang nằm trong tay Calvin Candie, một chủ đồn điền tàn nhẫn.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây

If I believe in one thing, I believe in her


1 user thanked SevKa for this useful post.
Yên Khuê on 1/25/2013(UTC)
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Wednesday, March 6, 2013 3:52:40 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Những cuộc tàn sát bất kể trên phim chỉ là sự lười biếng sáng tạo



Hỏng rồi.

Sau chừng 50 vụ giết người đẫm máu, bao gồm cả một nô lệ bị xé xác bởi một bầy chó dữ, một gã võ sĩ bị đánh bằng búa cho đến chết, ba người đàn ông bị bắn vào bộ phận sinh dục và để mặc trong đau đớn trước khi bị hành hình và hai cuộc thảm sát bằng súng máu văng tung tóe, sơn-tường-màu-đỏ trong một tòa nhà, vậy mà dòng đầu tiên của phần ghi nhận ở cuối phim của bộ phim Django Unchained ghi rằng: “Không một con ngựa nào bị ngược đãi trong quá trình làm bộ phim này.”

Động vật luôn được đặt lên hàng đầu trong các nguyên tắc của Hollywood, ngay trước các vấn đề về môi trường và trẻ mồ côi từ các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba.


Jamie Foxx trong vai một nô lệ tự do bôn ba súng đạn khắp miền Nam và miền Tây nước Mỹ
trong bộ phim siêu bạo lực của Quentin Tarantino
[Ảnh: Weinstein Company]


Vậy còn bạo lực súng ống Mỹ thì sao?

Không phải vấn đề của họ.

Thiếu niên chết trên những con đường thành phố?

Hãy quy tránh nhiệm cho NRA. (Hiệp hội quản lý súng Hoa Kỳ).

Còn vụ Newtown?

Sau đây là cách mà đạo diễn Quentin Tarantino của Django đánh lạc hướng vấn đề trong một của phỏng vấn với NPR.

“Tôi nghĩ rằng đó là sự thiếu tôn trọng đối với ký ức của họ, thật sự, ký ức về những người đã chết, khi nói về những bộ phim… Vì rõ ràng, vấn đề nằm ở việc quản lý súng và sức khỏe tâm thần.”

Không phải do phim, không bao giờ là vì những bộ phim. Đó là lời lẽ của Hollywood. Tất cả sự giết chóc đó, hầu hết đều không có hậu quả nào - không có bắt giữ, không có những góa phụ đau buồn – chỉ là giải trí mà thôi.

Tất nhiên, có chỗ dành cho bạo lực – Saving Private RyanLincoln cho thấy sự kinh hoàng của chiến tranh. Nhưng vấn đề ở đây không phải là bạo lực có chủ đích. Vấn đề ở đây là bạo lực như một trò giải trí, kiểu mà Tarantino gọi là “cho vui”.

Mặc dù mối liên hệ xem bạo lực với hành động bạo lực vẫn đang được nghiên cứu và tranh luận một cách khoa học, “toàn bộ lập luận “chúng ta chính là những gì chúng ta xem” trở nên phức tạp hơn rất nhiều,” theo lời Robert J. Thompson, vị đạo diễn đã sáng lập Trung tâm Bleier về Truyền hình và Văn hóa đại chúng tại Đại học Syracuse.

“Chắc chắn rằng có những khía cạnh nguyên nhân-và-ảnh hưởng trong văn hóa đại chúng,” ông nói, dẫn ra những thứ như kiểu tóc và thời trang chính là sản phẩm ăn theo các chương trình truyền hình và phim ảnh. “Nhưng ở những thứ mang tính nền tảng như hành vi tình dục cá nhân hay bạo lực, rất khó gán mối liên hệ trực tiếp đó. Và khi chúng ta có thấy liên hệ đi nữa, đó là một tỷ lệ rất rất rất nhỏ những người thật sự bị ảnh hưởng theo cách như vậy.”


Một cảnh xác người la liệt, súng ống bủa vây trong phim Django Unchained


Nhưng Timothy M. Gray, tổng biên tập của Variety, đưa ra luận điểm quan trọng sau.

“Chắc chắn làm vậy không thể giúp gì được. Lỗi không hoàn toàn ở Hollywood, nhưng cũng không phải không đáng trách,” ông nói. “Đó là sự lan tràn mà chúng ta nên quan ngại. Bạn có thể thấy 28 vụ nổ giết hàng tá người chỉ trong 7 phút trailer phim. Nếu bạn cố đếm thử số lượng các hành động sát nhân và hành hạ dã man, 24 giờ 7 ngày trên 500 kênh truyền hình, bạn không thể nào làm xuể.”

Tháng trước Variety đã xuất bản một số đặc biệt về vấn đề bạo lực và giải trí, và bài xã luận chính của Gray kêu gọi Hollywood phải hành động.

“Hãy nghĩ về mọi từ ngữ và hành động và liệu chúng có làm hạ thấp giá trị cuộc sống con người hay không,” ông viết.

“Khi được hỏi về bạo lực hay những nội dung làm mất phẩm giá, một vài người ở Hollywood nhún vai, “Đó là những gì khán giả muốn”. Nhưng có một giới hạn rõ ràng giữa việc mua vui cho khán giả và cố thỏa mãn bản năng của họ.

Không cần phải thắc mắc gì nhiều về những lớp vỏ bạo lực. “Bộ phim A Good Day to Die Hard vừa trở thành cỗ máy kiếm tiền lớn cách đây mấy tuần, và một vài tuần trước nữa, hai bộ phim có doanh thu cao nhất ở Mỹ là Texas Chainsaw 3DDjango.

Đó là những món tiền dễ kiếm. Là một sự lười biếng sáng tạo.


Áp phích đáng sợ của phim Texas Chainsaw 3D


Biên kịch Callie Khouri, người đã đoạt giải Oscar với phim Thelma và Louise, viết trên tờ Variety rằng “Tôi nghĩ rằng đó là sự giải trí dễ dãi. Viết một câu chuyện không có súng hoặc không giết người hoặc không có những trò bạo lực, khó hơn rất nhiều so với viết một câu chuyện có những thứ đó.”

Chỉ là lời đầu môi?

Đây mới là đạo đức giả chính hiệu. Hollywood thường tự hào về chủ nghĩa tích cực của họ, và có một truyền thống sản xuất những cỗ máy kiếm tiền kể về sự bất công và lòng khoan dung, từ To Kill a Mockingbird cho đến Brokeback Mountain.

Đêm trao giải Oscar, một dịp kỷ niệm vị thế được kính trọng của Hollwood trong văn hóa của chúng ta. Với hàng triệu người theo dõi, liệu có một người dẫn chương trình hay khách mời nào dám thử kêu gọi những đồng nghiệp – và khán giả - giảm thiểu những cảnh bạo lực chẳng kể số gì ai trên phim ảnh không?

Chắc chắn là không. Nền công nghiệp này vẫn tự xem mình là kẻ tạo ra trào lưu, kẻ dẫn đầu trong việc đưa những căn bệnh xã hội ra ánh sáng. Sau vụ Newtown, một tập hợp những ngôi sao phòng vé, bao gồm Jamie Foxx (trong vai Django), Jeremy Renner (The Bourne Legacy), và Jessica Alba (Machete), đã ra một công bố phục vụ cộng đồng được gọi là “Yêu cầu một kế hoạch” (Demand a Plan).

Nó không kéo dài lâu khi những người dùng Youtube đã sử dụng các ứng dụng chèn những cảnh từ những bộ phim bạo lực của các ngôi sao đó. Hãy tra Google từ khóa “Demand a Plan hypocrites” [tạm dịch "Những trò đạo đức giả Yêu cầu một kế hoạch"] rồi chọn mà xem.

http://www.youtube.com/watch?v=64G5FfG2Xpg&feature=player_embedded


Đạo diễn Tarantino, cũng thế, khoác lác về trách nhiệm xã hội của ông là phải bóc trần sự kinh hoàng của chủ nghĩa nô lệ trong Django, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Krishnan Guru-Murthy.

“Tôi chịu trách nhiệm trước con người để nói về chủ nghĩa nô lệ ở Mỹ theo cách người ta chưa từng nói 30 năm nay,” ông nói. Người Mỹ chưa bao giờ đối mặt “với những khía cạnh của Cuộc tàn sát Do Thái, trại tập trung Auschawitz của việc buôn bán nô lệ. Phim của tôi giải quyết những điều đó.”

Nhưng khi Guru-Murthy hỏi ông về tác động của bạc lực, Tarantino nói, “Tôi từ chối trả lời câu hỏi đó.”

Được hỏi về trách nhiệm xã hội, ông nói, “Tôi không có bất kỳ trách nhiệm nào phải giải thích bất kỳ điều gì tôi không muốn.”

Nhưng khi đề cập đến bạo lực bằng đồ họa, ông nói với cùng người phỏng vấn, “Đó chỉ là tưởng tượng, đó không phải đời thật,” và có lúc ông gọi bạo lực đó là “cho vui”.

Cho vui.

Quên mau

Gray nói sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, ông chờ đợi sự nhạy cảm lớn hơn đối với những cảnh giết chóc hàng loạt trong phim hành động.

Nhưng “chỉ trong một năm, chúng ta trở về nguyên trạng.”


Đạn vẫn bắn xối xả trong Gangster Squad


Trong bộ phim về Batman mới nhất, The Dark Knight Rises, cầu Williamsburg, Manhattan và Brooklyn bị thổi bay, giết chết hàng ngàn người, trên một phông nền từng là Trung tâm Thương mại Thế giới.

Nếu đó là những thứ chỉ để giải trí, nếu ký ức của chúng ta ngắn hạn đến thế và sự nhạy cảm của chúng ta đui cùn đến thế, vậy thì, hỏng rồi.

Nói công bằng, đôi lúc Hollywood cũng thể hiện họ có lương tâm.

Trailer của phim Gangster Squad cho thấy cuộc thảm sát bằng súng tiểu liên tại rạp hát đã bị rút lại sau khi James Holmes, hóa trang như nhân vật Joker, giết 12 người và làm bị thương 58 người khác trong buổi chiếu ra mắt The Dark Knight Rises ở Aurona, Colorado, mùa hè năm ngoái. Cảnh này sau đó đã bị cắt bỏ khỏi phim khi phát hành.

Tài tử Tom Cruise đã hủy chuyến đi quảng bá Jack Reacher sau vụ Newtown, và vài cảnh bắn giết hàng loạt đã được cắt khỏi phim.

Nhưng hai ngày sau vụ Newtown, Tarantino và Foxx tiếp tục đến chặng dừng quảng bá tiếp theo cho phim Django ở thành phố New York, chỉ cách nơi đặt những ngôi mộ của 20 đứa trẻ 80 dặm. Và ngày phát hành không bị hoãn lại.

Bộ phim công chiếu vào ngày Giáng sinh – mà, vào năm ngoái, là ngày khóc thương và cầu nguyện cho hòa bình ở nước Mỹ — như đã được lên lịch.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Monday, March 18, 2013 6:22:36 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Hành trình Django




Bí mật về các đạo diễn phim tuyệt vời đây: Người mà họ làm phim cho xem chỉ có thể là bản thân họ mà thôi. Nhóm tầm thường chỉ làm phim cho khán giả (và cho Oscar). Nhưng những nghệ sĩ thật sự - dù giỏi hay chưa giỏi – chỉ kể những chuyện họ muốn nghe thôi.

Đó là thứ làm cho Quentin Tarantino vừa là một nghệ sĩ vừa là một trường hợp phức tạp.

Vì trong khi rõ ràng ông làm phim mà ông muốn xem, những gì ông thực sự muốn xem là những phim lớn, màu mè, cường điệu. Ông có khả năng làm những tác phẩm “nghệ thuật” hơn. Nhiều nhà phê bình muốn ông làm thế. Nhưng mỉa mai thay, nếu ông làm vậy thì đâu còn là nghệ sĩ nữa. Trở thành bọn tầm thường mất rồi.

Django Unchained (phát hành ở Việt Nam với tên Hành trình Django) – tựa phim không chỉ đến một tay guitar giỏi, mà về một phim cao bồi của Ý nổi tiếng bạo lực với Franco Nero – cũng như phần lớn phim của Tarantino, căn bản là phim hạng B với kinh phí hạng A.


Django Unchained kết hợp của các tình tiết cao bồi quen thuộc và bạo lực da màu


Một sự kết hợp của các tình tiết cao bồi quen thuộc và bạo lực da màu, phim có Christoph Waltz vào vai chính là một tay săn tiền thưởng, và Jamie Foxx là một người nô lệ bỏ trốn và nhập bọn với anh. Là một người thiếu kiên nhẫn, Waltz có vẻ đã từ bỏ kiểu “bắt sống hoặc” trên các tờ lệnh truy nã mang theo; đơn giản là anh tìm bọn xấu, giết chúng rồi lãnh tiền.

Nhưng Foxx có thứ mình muốn riêng – tìm lại người vợ đã bị tước đoạt khỏi tay anh và bị bán cho một chủ đồn điền tàn bạo ở Mississippi.

Nếu bạn tìm một bản phân tích nhiều tầng về một nền văn hóa suy đồi, hay thậm chí là các nhân vật phức tạp – hãy tìm ở nơi khác. Tarantino đã “đẩy đưa” với thể loại làm phim đó đến tột đỉnh trong Jackie Brown – và với ông, ít nhất cho đến nay, đó đã là ngõ cụt.

Từ đó – với Kill Bill, với Grindhouse, với Inglorious Basterds – ông đã đi một con đường khác.

Điều đó không có nghĩa các phim gần đây của ông không vui. Tarantino, tay bán đĩa phim tuyệt nhất từng tồn tại, không chỉ ham chi tiết, mà còn là một biên kịch lời thoại ồn ào, và một nhà tạo phong cách bắt mắt. Các phim của ông ngùn ngụt năng lượng, với các dòng thoại đáng trích dẫn, cùng hành động nổ đùng đùng, theo đúng nghĩa đen.


Christoph Waltz (trái) và Jamie Fox trong phim


Django có tất cả những điều đó, cũng như là sự kết hợp thú vị của hai thể loại lạ lẫm với nhau.

Một mặt, phim có diện mạo của một phim cao bồi châu Âu thời hậu-Eastwood – không phải những tác phẩm kinh điển bao quát của Sergio Leone lôi cuốn khán giả tức thời, mà là những câu chuyện viễn tưởng về báo thù tàn bạo thường đi chung với mồ hôi nhễ nhại, sở thích hành hạ người khác, và răng xấu.

Mặt khác, phim có các chủ đề của một số phim hành động thập niên 1970 – cả những phim về chuyện đô thị như Shaft cũng như các phim quái hơn như Mandingo, có bối cảnh trong một đồn điền sình lầy nước đọng.

Nên Waltz khôn khéo thật sự đang diễn vai của các ngôi sao “quốc tế” rày đây mai đó đã có mặt trong các phim cao bồi cũ thời đó. Còn Foxx, mang kính đen và vận bộ comple bó sát, đung đưa mang lại ấn tượng về một người không khoan nhượng kiểu Fred Williamson hay Jim Brown (các vận động viên bóng bầu dục nổi tiếng ở Mỹ).

Nhiều người hẳn sẽ đọc ra sắc thái phân biệt chủng tộc trong phim này, nhưng Tarantino có ý thức của một cậu bé 12 tuổi, trong thông điệp của ông chẳng có gì hơn là ‘Chế độ nô lệ xấu xa’. (Vâng, Samuel L. Jackson vào vai một người hầu lê bước, và nhìn y đúc hình người trên sản phẩm Uncle Ben – nhưng trong một cảnh đã cho thấy, đây chỉ là diễn trò, một phần trong việc giả trang của chính ông.)

Thay vì vậy, Tarantino nghiện việc mang vào các nút thắt mới cho các phim yêu thích cũ hơn. Nên phim này đã hồi sinh các diễn viên ít được trọng dụng, từ Bruce Dern đến Robert Carradine. Hoặc vực dậy các bài hát nổi trên sóng AM, mà không phải thứ nào cũng phù hợp với phim (như I Got A Name của Jim Croce? Thật sao, Quentin?)


Leonardo DiCaprio trong phim


Dĩ nhiên, phim Tarantino không chỉ là bổn cũ soạn lại, những thứ khuôn sáo có cải thiện và hành động vớ vẩn. Cảnh nhóm Ku Klux Klan ỏm tỏi về mũ trùm đầu không có khe nhìn (“Tao chẳng thấy được cái quái gì cả!”) thật dí dỏm, nếu được kéo dài. Và tất cả diễn viên đều ổn, với Leonardo DiCaprio vẫn như thời huy hoàng vào vai một kẻ phản diện đáng căm ghét có sở thích kỳ quái về nghiên cứu hình thể sọ người.

Tuy nhiên, liệu tất cả mọi thứ đó có tạo nên một phim nghiêm túc không – như cái cách The Departed trở thành phim tội phạm nghiêm túc, hoặc Unforgiven là một phim cao bồi nghiêm túc? Không. Nhưng rõ ràng là Tarantino chẳng hứng thú gì với việc trở nên “nghiêm túc”, ít nhất là hiện nay thì không. Như các nhà làm phim tuyệt đỉnh, ông chỉ thích làm phim mình muốn xem thôi.

Và, từ khi còn là một cậu bé 11 tuổi được chở đi xem phim ngoài trời, ông vẫn muốn tròn mắt nhìn lên màn ảnh từ xe mẹ mình.

Chú ý: Phim có hình ảnh máu me, bạo lực dữ dội, ngôn ngữ thô tục và các cảnh tình dục.

Django Unchained (R) của hãng Weinstein (165 phút)

Do Quentin Tarantino đạo diễn. Với sự tham gia của Jamie Foxx, Christoph Waltz, Leonardo DiCaprio.

Đánh giá: ★ ★ ★

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Casper Offline
#4 Posted : Friday, March 22, 2013 12:02:11 AM(UTC)

Rank: Captain

Medals: Huân chương Sao biển: Dành cho Thuyền trưởng Dê Xồm - vì anh đã lèo lái con tàu này trong mọi hoàn cảnh! Yên Khuê

Groups: Administrator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,601
Location: Hải Phòng

Thanks: 3136 times
Was thanked: 2010 time(s) in 805 post(s)
[KHOẢNH KHẮC PHIM CHIA SẺ] Django Unchained

*Đạo diễn là Quentin Tarantino nên yên tâm là phim bao bựa*



Thời kỳ dân da trắng ăn hiếp dân da đen, có một anh da đen, và vợ anh ta cũng đen. Một ngày nọ, vợ anh da đen (giờ chúng ta đã biết anh này tên là Django, chữ D đọc câm) bị ba thằng da trắng bắt đi bán nô lệ. Anh da đen thương vợ nên quyết tâm truy lùng ba thằng da trắng.

Một ngày đẹp trời anh da đen gặp một ông già da trắng người Đức biết nói tiếng Anh, từng là nha sĩ và hiện tại là sát thủ giết thuê lĩnh tiền thưởng. Do cũng rảnh rỗi nên ông nha sĩ quyết định đi theo Django để phụ trả thù. Xử được ba thằng da trắng, hai người họ tạm sống bằng nghề gom xác tội phạm giao cho cảnh sát. Rồi một ngày Dr. King Schultz (tên ông nha sĩ) cho Django biết là vợ anh đang làm hầu gái cho một tên chủ đồn điền khét tiếng là Calvin Candie. Cái chính là tên này rất chảnh cún nên đừng có mơ cái chuyện mua được vợ anh về với da bèo. Thế là hai người họ quyết định lập ra một kế hoạch tinh vi để lừa Calvin Candie bán hớ người vợ cho họ.

Phim của Quentin chuộng triết lý kiểu chợ trời, nên dĩ nhiên film này cũng vậy. Kiểu như nếu muốn mua một con ngựa nhất định trong một chuồng ngựa mà người nông dân không đồng ý bán, tốt nhất hãy vờ mua cả chuồng ngựa. Hay là lão da trắng Calvin Candie sẽ giải thích một cách cực kỳ khoa học và sinh học là tại sao người da đen phải phục tùng người da trắng. Film giới thiệu một cách trào phúng về tình trạng phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ những năm 90, khi mà người da đen, dù được tự do, vẫn chỉ được đối đãi bằng một thằng ăn cắp, hoặc một chút hài hước hóa về giáo phái chủng tộc thượng đẳng KKK, những gì mà một người da trắng có thể thản nhiên làm với một người da đen, bao gồm cả việc lột trần truồng họ ra và nhốt vào hầm kín. Điều kỳ lạ là film này không có lấy một cảnh hiếp dâm.

Bạn sẽ xem phim này, vì đây là một trong số rất ít phim mà Dominic Cobb, à nhầm, Leonardo Dicaprio đóng vai phản diện. Vai tên chủ đồn điền Calvin Candie được Leo thể hiện quá chuẩn, quá đểu cáng đến mức chúng ta phải yêu hắn. Đặc biệt là mỗi lần hắn đối thoại, đạo diễn lại "giở trò" nghịch phim như thường lệ bằng cách zoom cận cảnh Leo cùng bộ râu siêu đẹp của anh (cá nhân mình thấy film này Quentin nghịch khá ít).

Vai Django của Jamie Foxx thì đúng kiểu typical tough guy, nên cũng không có gì nổi bật mà bàn nhiều. Vai diễn sáng giá nhất có lẽ là Dr King Schultz do Christoph Waltz thủ vai. Christoph Waltz từng nổi đình nổi đám bởi vai Hans Landa trong Inglorious Basterds, một siêu bựa phẩm khác của Quentin Tarantino, và sau đó chìm lỉm trong hai phim củ chuối Green Hornet và Ba Chàng Ngự Lâm Quân Chế. Rốt cuộc mình nhận ra là, cuộc đời Christoph Waltz phải dính với Quentin Tarantino thì mới ngon được. Waltz là phải để cho Quentin lo :v

Vai đặc biệt của Samuel Jackson thì có mơ bạn cũng không ngờ nó vãi đến thế.

© Nguyễn Minh Phúc


Dreams see us through to forever
Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Tuesday, March 26, 2013 11:00:41 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Diễn viên da đen vẫn còn quá tốt, quá tệ hoặc vô hình



Một nô lệ da đen bị lũ chó cắn xé, trong khi đám quản đốc da trắng hả hê tận hưởng cảnh tượng ấy, và một gã thợ săn tiền thưởng da đen khác chỉ đứng nhìn một cách thụ động sau lớp màn.

Một ông bố da đen chỉ cho cô con gái nhỏ cách để bẻ một con cua bằng tay không, sau đó gồng “khoe” cơ bắp nhỏ xíu hệt những một gã hậu vệ ở giải Bóng bầu dục Quốc gia.

Một phi công da đen hít một hơi cô-ca-in sau một đêm trụy lạc, chỉ vài phút trước khi cất cánh, không quên “nốc” thêm một vài chai rượu.

Một phụ nữ da đen nói với Tổng thống Lincoln rằng Chúa sẽ dẫn đường cho ông xóa đi chế độ sở hữu nô lệ nhưng lại không hề suy suyển quan niệm về người da trắng thượng đẳng.


Theo chiều kim đồng hồ từ góc trái: Jamie Foxx trong Django Unchained, Denzel Washington trong Flight,
Dwight Henry trong Beasts of the Southern Wild, và David Oyelowo trong
Lincoln


Bốn bộ phim được đề cập ở đây là Django Unchained, Beasts of Southern Wild, Flight Lincoln, từng là đối thủ của nhau tại giải Oscar. Trong năm mà một tổng thống da màu lần đầu tiên tái đắc cử ở Mỹ, một số bộ phim lừng danh của Hollywood, tất cả đều có đạo diễn da trắng, xử lý mối quan hệ chủng tộc đen – trắng hay xoay quanh những nhân vật da đen, là khá hiếm hoi. Lần đầu tiên trong một thời gian dài, vấn đề chủng tộc trở thành trung tâm trong các cuộc tranh luận về Oscar. Nhưng vấn đề nhân quyền của các nhân vật da đen vẫn còn khá mơ hồ. Những bộ phim này lại nêu lên một câu hỏi cũ mèm: liệu những nhà làm phim da trắng đã sẵn sàng chấp nhận diễn viên da đen trong khung hình của họ.

Hãy xem xét những bộ phim được đề cử Oscar, chúng ta nên hỏi rằng: Liệu những nhân vật da đen đã được trao cho một câu chuyện thật sự và động lực ở thế giới thật? Họ có là đại diện cho số phận riêng của họ, hay chỉ là nền cho các nhân vật da trắng? Họ có quá cao quý không có thật? Hay họ quá thấp kém không phải con người? Có nhân vật nào trong số đó chỉ ra một con đường tiến tới?

Trước hết là bối cảnh: Suốt những thập kỷ đầu của thời kỳ hậu-dân-quyền, người da đen thường có xu hướng xem hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là phim ảnh, thông qua lăng kính “tích cực” hoặc “tiêu cực”. Những thuật ngữ đơn giản này là một dạng kiểm tra tâm lý bằng hình ảnh có thể khiến cộng đồng da đen thoải mái hoặc không thoải mái. Denzel Washington vào vai một người lính Đồng minh anh hùng, kiên cường bất khuất trong Glory (1989) được nhìn nhận là tích cực. Vẫn Denzel Washington vào vai một cảnh sát Los Angeles biến chất trong Traning Day (2001) là tiêu cực. Anh đoạt giải Oscar cho cả hai vai diễn, nhưng vai diễn cảnh sát tham nhũng bị phân cực, vì nó ám chỉ sự phản bội của người da đen, với sự dửng dưng của người da trắng, trong tội phạm đô thị.


Denzel Washington (phải) trong vai một cớm Los Angeles biến chất trong Training Day (2001)


Kiểu ngôn ngữ nhị nguyên này có nguồn gốc, một phần, từ những lý do di truyền qua các thế hệ. Những người còn nhớ đến tình trạng phân biệt chủng tộc và gia trưởng trong các bộ phim Hollywood cổ điển vẫn còn cảnh giác. Tầng lớp xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng. Những khán giả trình độ đại học, thường nhạy cảm hơn với các chi tiết nhỏ, có nhiều khả năng sẽ buộc tội nhà làm phim, cả da đen và da trắng, về những khuôn mẫu tiêu cực hơn là khán giả ở tầng lớp lao động. Cách nhìn “tích cực-tiêu cực” này chừa rất ít chỗ cho sự mơ hồ, nhưng vì điện ảnh Mỹ chính thống hiếm khi chấp nhận tính phức tạp của các nhân vật da đen, cách nhìn này bị mắc kẹt đâu đó, đặc biệt là trong số những người da đen có tuổi.

Trong thời đại của Obama, khi một người da đen là vai chính diện trong câu chuyện tầm cỡ quốc gia, liệu có phải những nhân vật hư cấu của Hollywood đã được cho cùng điều kiện trong câu chuyện về họ?

Như Spike Lee, anh em nhà Hughes, Julie Dash và John Singleton đã minh chứng trong suốt thời kỳ vang dội nhưng ngắn ngủi của dòng phim – da đen cuối thập kỷ 80 đầu thập niên 90, miêu tả những nhân vật da đen không phải là biểu tượng phân biệt chủng tộc mà là những con người đòi hỏiviệc sáng tạo những vai diễn cả nam và nữ có chiều sâu tâm lý và quan điểm phóng khoáng về đạo đức. Di sản của các bộ phim Do the Right Thing, Menace II Society, Daughters of the Dust và nhiều bộ phim khác chính là việc khán giả không thể tôn trọng bất kỳ bộ phim nào có ý đồ đào xới vấn đề chủng tộc bằng cách dựa vào những tính cách đặc trưng của chủng tộc đó.

Trong tất cả những bộ phim này mà ít nhất đã 20 năm tuổi, chúng lưu lại trong nền văn hóa điện ảnh của chúng ta thành những chuẩn mực cho các nhà làm phim. Đặc biệt đúng với các đạo diễn, biên kịch, và nhà sản xuất da trắng, những người mạo hiểm đi tiến vào khu vực đầy tranh cãi này. (Trong những vai không có dấu hiệu phân biệt chủng tộc – hãy nhớ đến Will Smith trong những bộ phim về tương lai của anh ta – điều kiện hành động không phải là vấn đề. Người ta thường dễ tha thứ cho động cơ của một diễn viên chiến đấu chống lại kẻ xâm lược không gian và lũ robot nổi loạn).


Cảnh đầu tiên trong phim Lincoln xác định rõ vai trò của những nhân vật da màu


Hãy xem Lincoln, tác phẩm được tán dương nhiệt liệt của Steven Spielberg. Không kể đến hai giờ rưỡi thời lượng phim, ngay từ cảnh đầu tiên đã xác định rõ vai trò của những nhân vật da màu. Ban đầu chúng ta thấy những người lính da màu chiến đấu chống lại phe Ly khai trong những điều kiện khắc nghiệt, trong bùn lầy. Cảnh phim chuyển đến một bờ thềm ga xe lửa với Tổng thống Lincoln ngồi trên một băng ghế, với dáng vẻ cao thượng như bức tượng của ông ở National Mall. Đứng phía dưới trước mặt ông, ngước nhìn lên, là hai người lính da màu, một sự sắp đặt cảnh quay xác định vị thế của những vai phụ người da màu trong một bộ phim cốt yếu nói về con đường của họ đến với tự do.

Người lính đầu tiên, binh nhì Harold Green (Colman Domingo), nói về lòng dũng cảm trên chiến trường của những người da màu, với một giọng tự hào thầm lặng, vẫn còn chưa đáng kể. Anh ta bị ngắt lời bởi Hạ sĩ Ira Clark (David Oyelowo), người đã ngợi ca những sĩ quan da màu một cách quả quyết. Khoảnh khắc căng thẳng ngắn ngủi này bị phá vỡ bởi hai người lính da trắng tôn sùng lãnh tụ và sự hài hước của Lincoln. Cảnh phim kết thúc với Clark bước đi thật chậm trong khi đọc địa chỉ ở Gettysburg, nhắc nhở ngài tổng thống về lời hứa ẩn chứa trong bài hùng biện của ông.

Đạo diễn Spielberg và biên kịch Tony Kushner, rõ ràng mong rằng đoạn giới thiệu này, cho thấy hành động của những người da màu và những đoạn đối thoại có nghĩa của họ, sẽ tạo khung cho cuộc tranh luận tại Quốc hội. Nhân vật Clark đầy tự tôn, một cách chủ đích, có vai trò thay thế cho những lời phát biểu nổi tiếng của giới bãi nô như Frederick Douglass, người dù vắng mặt trong Lincoln nhưng vẫn hiện lên trong tâm trí của rất nhiều khán giả da màu.

Không may rằng chủ đề đó đã bị che khuất bởi những cảnh phim dài dòng, thiếu sức sống của những tranh cãi chính trị. Ngoại trừ các diễn viên như Stephen McKinley Henderson, trong vai quản gia của Tổng thống Lincoln, William Slade, và Gloria Reuben, cũng như Mary Todd trong vai người bạn của ông, và cả người thợ may, Elizabeth Keckley, hầu hết mọi người là những chứng nhân câm lặng của những hành động lịch sử mà họ kề cận, thế nhưng có rất ít khả năng để gây ảnh hưởng đến.


Cảnh xác định vị thế của những vai phụ người da màu trong phim Lincoln


Một chủ đề nóng bỏng trong các cuộc tranh cãi về vấn đề da màu trên blog, là cảnh phim gần đoạn kết, mà Thaddeus Stevens (Tommy Lee Jones), người trung thành lâu dài với chủ nghĩa bãi nô của phe Cộng hòa, trở về nhà sau khi thông qua Tu chính án thứ 13 bãi bỏ chế độ nô lệ. Ông nằm một cách thoải mái trên giường với Lydia Hamilton Smith (S. Epatha Merkerson), người giữ nhà da màu của ông ta, thổ lộ rằng tình yêu đã dẫn đường cho trách nhiệm của ông trong việc kết thúc chế độ nô lệ. Nếu mối quan hệ 23 năm của Stevens và Smith là ngọn lửa đốt lên mong muốn bãi nô ấy, nó xứng đáng có nhiều thời gian trên màn ảnh hơn chỉ là một tiết lộ ở màn ba.

Trong khi Lincoln mô tả những nhân vật da màu như những người quan sát bất lực, Django Unchained dùng những hư cấu giật gân để kể về một gã nô lệ trở thành kẻ săn tiền thưởng (Jamie Foxx). Là bộ phim cao bồi Viễn tây kiểu mì Ý, kiểu đánh đấm kung fu hay thậm chí có là Star Wars đi nữa, hành trình của người anh hùng vẫn là yếu tố chính. Đạo diễn Quentin Tarantino dùng hình mẫu này để khai thác quá trình Django trở thành một vũ khí báo thù chết chóc.

Bỏ qua biệt danh đặc trưng chủng tộc nổi bật và có phần cuồng loạn đó, một vấn đề cơ bản hơn đối với rất nhiều người da màu là mối quan hệ học trò – sư phụ của Django với Dr. King Schultz (Christoph Waltz), một nha sĩ đã đổi nghề thành thợ săn tiền thưởng, người đã huấn luyện hắn trở thành một thứ nghệ thuật kinh khủng, như Django thừa nhận, “giết người da trắng và được trả tiền cho việc đó”.

Một nhóm các nhà phê bình lớn tiếng xem mối quan hệ Django – Schultz là một dấu hiệu khác về sự phục tùng của người da màu đối với uy quyền của người da trắng, mặc dù những “cựu” nô lệ đã có một màn trả thù đẫm máu dành cho những kẻ áp bức và buôn bán họ.


Nhiều nhà phê bình xem mối quan hệ học trò – sư phụ của Django (Jamie Foxx, phải) với Dr. King Schultz
(Christoph Waltz) là sự phục tùng của người da màu đối với uy quyền của người da trắng


Nhân vật Django của Foxx không hề nao núng hay nguôi ngoai trong cuộc tìm kiếm người vợ mất tích của hắn. Nhưng hắn không phải là một con người thật sự. Như hầu hết người hùng phim hành động, hắn là nhân vật lý tưởng thì đúng hơn. Rõ ràng Tarantino, đạo diễn của những bộ phim hay nhất tập trung vào con người với ranh giới đạo đức mơ hồ, đầu tư nhiều hơn vào những cuộc tàn sát, những nhân vật phụ hài hước do Samuel L. Jackson, Leonardo DiCaprio và Waltz thể hiện.

Trong phim Flight của đạo diễn Robert Zemecki, nhân vật của Washington, với cả tầm vóc và kỹ năng đã khiến anh trở thành một Sidney Poitier mới và nóng lòng phá vỡ những khuôn mẫu cũ kỹ, một lần nữa khám phá mặt tối trong con người. Trong vai Whip Whitaker, một kẻ nghiện rượu, hít ma túy, một cơ trưởng dối trá nhưng tài năng, Washington đã thêm vào bộ sưu tập một nhân vật đáng khiển trách nhưng vẫn có thể cứu vãn, giống như vai một thiên tài bóng rổ bị tống giam trong phim He Got Game (1998).

Washington bắt đầu sự nghiệp bằng các vai diễn mang hình ảnh tích cực, sau đó đổi hướng một cách tài tình sang nhiều vai diễn đa dạng, trong đó vấn để chủng tộc không được giải quyết trong cốt truyện. Khán giả bị cuốn theo chiến thuật này, và Washington vẫn là một trong số hiếm hoi những ngôi sao phim dành cho khán giả trưởng thành mà người ta vẫn tin cậy trả tiền để xem. Năm 2012, những ông chủ nhà hát Quigley Poll bầu chọn anh là ngôi sao hút khách phòng vé Số 1 trong năm, dựa trên bộ phim ly kỳ về gián điệp Safe HouseFlight, nhờ phim này anh đã nhận được một đề cử Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.


Denzel Washington (giưa) thể hiện vai Whip Whitaker, một kẻ nghiện rượu, hít ma túy,
một cơ trưởng dối trá nhưng tài năng trong
Flight


Cuộc đấu tranh nội tâm của Whip với con quỉ trong anh là động cơ chính của Flight, anh là tác nhân chính trong số phận đau đớn của chính mình. Nhưng phải nói rằng những sự lựa chọn diễn viên thông minh thêm vào một tầng nữa cho câu chuyện. Với Don Cheadle trong vai Hugh Lang, kẻ hay dọa nạt, một kẻ ủy quyền kiêu ngạo đóng vai trò như con quỉ ác tâm linh đấu tranh với phần lương thiện của Whip, mang đến niềm vui thích được xem một cuộc đấu tay đôi giữa hai kẻ da màu. Sự khinh thường của họ dành cho nhau chắc chắn sẽ được thể hiện rất khác biệt, với một góc nhìn sắc tộc, nếu như Lang được thay thế bởi, thử nói xem, Aaron Eckhart hoặc David Duchovny.

Whip, dù được thể hiện tuyệt vời bởi Washington, vẫn không phải là nhân vật da màu với vấn đề đạo đức phức tạp nhất mà những người bầu chọn Oscar phải để ý. Trong khi Quvenzhané Wallis, chỉ mới 9 tuổi, được đề cử giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai Hushpuppy trong phim Beast of the Southern Wild, bạn nhảy của em trong bộ phim đó, Dwight Henry, vào vai người cha bị tổn thương sâu sắc, buồn bã và dễ phẫn nộ, tên là Wink.

Chết dần chết mòn vì một căn bệnh không rõ (có lẽ vì thiếu bảo hiểm y tế?) Wink thay đổi giữa thái độ cứng rắn, che chắn và thơ ơ con gái ông ta, trong khi đang chuẩn bị để con bé đối mặt với cái chết không thể tránh được của mình. Xem một người đàn ông rõ ràng phù hợp để nuôi một đứa con trai hơn là bé gái, bị giằng xé bởi trách nhiệm này là một trong những điều thu hút nhất của phim. Cũng thật đáng lo khi chứng kiến một góc nhìn gai góc về tình phụ tử.

Trung tâm của bộ phim siêu thực và mơ mộng này, sự pha trộn những yếu tố tưởng tượng với nhân vật Wink đầy hiện thực, chính là điều kết nối chúng ta với thế giới tàn bạo bên ngoài ngôi nhà đổ nát của họ trong một cộng đồng đầm lầy được gọi là Bathtub. Ông ta được thừa nhận là người lãnh đạo trong một cộng đồng không thể thích nghi được với bên ngoài này. Còn trên mặt đất, Wink chỉ là một người đàn ông da màu nghèo khổ với vấn đề về cơn nóng giận. Đạo diễn Benh Zeitlin, và và Lucy Alibar, đồng biên kịch với Zeitlin, đã tạo ra một sân khấu cho màn trình diễn không hề dễ chịu về con người, không hề ủy mị và không dễ cảm thông.


Dwight Henry (phải) khắc họa một một người đàn ông giai cấp lao động
rất ít khi xuất hiện trên màn ảnh trong
Beast of the Southern Wild


Nếu phán xét một cách qua loa tích cực hay tiêu cực, hành xử của Wink sẽ bị dán nhãn “tiêu cực”, dựa trên những tình huống cụ thể. Điều này sẽ thật ngớ ngẩn. Nam diễn viên Henry đã khắc họa chân dung một người lính bị thương, một người nuôi dưỡng yêu thương-khắc nghiệt, và một người đàn ông giai cấp lao động rất ít khi xuất hiện trên màn ảnh, cùng với sự tỏa sáng của Hushpuppy, chúng ta vừa vặn nhìn thấy được nhân tính của ông.

Đừng chờ đợi được nhìn thấy kiểu nhân vật vật cứng cỏi, đen tối nhưng lại đầy yêu thương như Wink sớm xuất hiện trở lại. Viết nên và thể hiện sự dũng cảm này là rất hiếm hoi, một điều kỳ diệu. Chúng ta chỉ có thể hy vọng sẽ có thêm nữa trong tương lai.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Saturday, April 20, 2013 7:14:09 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Làm sao mà năm 2013 lại trở thành năm của phim về nô lệ



[spoiler]Không phải một vài mà là bảy phim mới về chế độ nô lệ ra rạp trong năm nay. Giờ các nhà phê bình đang đặt câu hỏi, Vầy có phải là chuyện hay không?

Với chiến thắng lẫy lừng của Django Unchained (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Hành trình Django) - câu chuyện nô lệ báo thù của Quentin Tarantino tại phòng vé và giải Oscar năm nay, lẽ ra không có gì đáng ngạc nhiên khi không phải một, không phải hai, mà là cả một dọc bảy phim chủ đề nô lệ được lên lịch ra mắt trên màn ảnh rộng năm nay.

Các phim này sẽ đề cập đến một thời kỳ đau thương trong lịch sử nước Mỹ mà người ta cho rằng chưa bao giờ nhận được sự chú ý đầy đủ xứng đáng. Nhưng trong khi có một sự chú ý dồn dập như vậy, nhiều người khác lại bảo rằng việc cho ra mắt những phim này trong thời vị tổng thống da màu đầu tiên tái đắc cử là hoàn toàn khó hiểu nếu không nói là gây rối loạn.


Cảnh trong phim 12 Years a Slave


Trong số bảy phim tập trung vào đề tài nô lệ ra rạp năm nay, có khả năng thành công ở phòng vé nhất là là bộ phim do Brad Pitt sản xuất, 12 Years a Slave. Với Steve McQueen đạo diễn, các diễn viên chính trong phim gồm Pitt, nữ diễn viên nhí vừa được đề cử Oscar Quvenzhané Wallis, Alfe Woodward, Paul Giamatti, và Chiwetel Ejiofor. Câu chuyện xoay quanh một người đàn ông da đen tự do (Ejiofor) sống ở New York vào những năm 1800 cho đến khi anh bị bắt cóc và bán làm nô lệ ở Deep South.

Các phim khác là:

Savannah, diễn viên chính: James Caviezel và, lại là Ejiofor; phim phỏng theo quyển sách Ducks, Dogs and Friends của John Eugene Cay Jr., kể câu chuyện về một tay đi săn người da trắng có học thức đã phát triển tình bạn với một người da đen tự do

Something Whispered, diễn viên chính: Cuba Gooding Jr. trong vai một người đàn ông nỗ lực giải phóng gia đình mình thoát khỏi kiếp nô lệ ở một đồn điền trồng thuốc lá năm 1850

The North Star, diễn viên chính: Keith David, câu chuyện có thật về Big Ben Jones, một nô lê đào thoát khỏi một đồn điền ở miền Nam năm 1848 và được những người theo phong trào tôn giáo Quakers địa phương giúp đỡ

• The Keeping Room, một phim chính kịch về cuộc Nội chiến kể chuyện ba người phụ nữ miền Nam buộc phải bảo vệ nhà mình chống lại quân Liên bang miền Bắc

Belle, lấy bối cảnh những năm 1700, câu chuyện về một cô gái lai phải lòng một người ủng hộ giải phóng nô lệ

And Tula, diễn viên chính: Danny Glover, tập trung vào vụ nổi dậy của nô lệ ở thuộc địa Curaçao của Hà Lan năm 1795.


Một cảnh quay phim Something Whispered


Đáng nói là đạo diễn của 12 Years a Slave, Steve McQueen, là người Anh gốc Phi và rằng trong số sáu bộ phim còn lại thì nhiều phim được kể từ góc nhìn của nhân vật người da đen. Có hai phim trong số đó là tác phẩm độc lập và không do các hãng phim lớn của Hollywood sản xuất.

Tuy nhiên, sự hội tụ những phim này với việc Obama tái đắc cử tổng thống khiến một số người trong nghề nghĩ ngợi, tại sao lại là lúc này? “Những phim như Django Lincoln là những ý tưởng đã được triển khai từ lâu trước khi Tổng thống Obama đắc cử, vì thế không đáng lưu ý ở đây,” đạo diễn Reginald Hudlin, cũng là nhà sản xuất Django Unchained, nói. “Nhưng… Tôi có cảm giác [rằng] có phim sắp ra mắt là kết quả của việc nhớ lại những ngày đã bị cho qua và chối bỏ ở nơi chúng ta đang sống bây giờ. Ý tôi là Tổng thống Obama từng là đối tượng của một sự bất kính rất lớn thế nên không ngạc nhiên khi những câu chuyện về những ngày người Mỹ gốc Phi không có những quyền mà giờ đây chúng ta ai cũng có. Một kiểu hồi tưởng thời đã qua.”

Sử gia điện ảnh và tác giả người Mỹ gốc Phi nổi tiếng Donald Bogle thú nhận rằng ông ngạc nhiên trước sự đúng lúc của cái danh sách dài những phim đề tài nô lệ này. “Khó mà không đặt nghi vấn về sự đúng lúc của những phim này và điều đó thực sự có nghĩa là gì,” Bogle nói, ông giảng dạy về nghiên cứu điện ảnh tại Tisch School of the Arts của New York University. “Nhưng tôi cũng không chắc liệu có phim nào trong số đó sẽ có sức thu hút đã khiến người ta đi xem Django không. Phim đó kể câu chuyện về chế độ nô lệ theo một cách hết sức độc đáo chưa từng có trước giờ và có lẽ sẽ không bao giờ có nữa. Chế độ nô lệ không phải là một đề tài trên phim khiến người ta đổ xô đi xem.” Bộ phim gần đây nhất của Hollywood xoay quanh vấn đề nô lệ là Amistad của Steven Spielberg năm 1997. Bất chấp truyền thông đại chúng đề đưa tin, phim này chỉ đạt thành công phòng vé khiêm tốn.


Cảnh trong phim Amistad


Nhà làm phim Ava DuVernay, người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên đoạt giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim Sundance năm 2012 cho bộ phim Middle of Nowhere, cho rằng tất cả những phim này chỉ ngay ra cái sự thật về nỗi bực dọc kéo dài với người Mỹ gốc Phi trong sự căng thẳng hiện tại. “Nói thẳng là tôi nghĩ có mức độ dễ chịu hơn với việc nhìn người da màu trong sự thức tỉnh muộn màng ở mức mà phim ảnh phản ánh,” cô nói. “Tôi thường dễ kiếm được tiền để làm phim về cuộc sống của chúng tôi trong quá khứ hơn là về người da màu sống, yêu, và là chính mình trong hiện tại. Điểm hết các phim trong vòng 10 năm qua, trừ [Tyler] Perry ra và bạn sẽ thấy một sự bất cân xứng giữa hình tượng điện ảnh đương thời và lịch sử về người da màu. Và đừng nói chi đến hình tượng tương lai. Lần gần đây nhất mà bạn thấy một phim về người da màu lấy bối cảnh không gian là khi nào vậy?” Theo quan điểm của Du Vernay, bộ phim truyền hình thập niên 70 Good Times — dựa trên một gia đình người da màu thương yêu nhau nhưng rất nghèo trong khu nhà dành cho người thu nhập thấp ở Chicago — giờ đang được lên kế hoạch làm phim màn ảnh rộng.

Hững người khác trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi nói lẽ ra họ không phiền cho lắm về sự bùng nổ của những phim này nếu điều đó có nghĩa là giờ đây sẽ bắt đầu diễn ra một cuộc thảo luận mở và thành thật về chế độ nô lệ, ý nghĩa và tác động còn tiếp tục của nó lên cuộc sống của người Mỹ gốc Phi cho đến tận ngày nay. Nhưng William Jelani Cobb, giáo sư về lịch sử và đạo diễn của Viện nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi tại University of Connecticut, không tin rằng đó là chuyện sắp xảy ra. “Tôi không có xem phim nên tôi chỉ có một ý niệm mơ hồ về điều mà những phim này nói đến. Nhưng tôi thực sự không xem đây là một phong trào tiến bộ vì người Mỹ gốc Phi và chẳng thấy có dấu hiệu nào cho thấy đây là cuộc thảo luận về chế độ nô lệ nếu như đó là cách để chế độ nô lệ được giải quyết trên phim trong quá khứ.” Cobb công khai chỉ trích bộ phim Lincoln và sự khắc họa hình tượng Tổng thống Lincoln như thánh và đấng cứu thế của nô lệ người Phi trên đất Mỹ. “Có sự nhấn mạnh trong việc chỉ kể phần câu chuyện về chế độ nô lệ, nhất là khi nói đến Tổng thống Lincoln và điều đó không nhằm mục đích tốt,” Cobb nói. “Lincoln không giải phóng nô lệ vì tình yêu của ông dành cho người da màu hay vì ông cảm thấy người da màu là bình đẳng. Ông ấy đã lên kế hoạch đưa người da đen xuống tàu đến Haiti sau khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ.”


Cảnh từ loạt phim truyền hình thập niên 70, Good Times


Ca sĩ nhạc jazz Wynton Marsalis làm nên lịch sử vào năm 1997 khi đoạt giải Pulitzer Prize cho tác phẩm oratorio có sức tác động vô cùng rộng lớn của ông, Blood on the Fields. Tác phẩm này tiết lộ thảm kịch đau thương về chế độ nô lệ qua những bản nhạc mạnh mẽ như 40 Lashes và được nhìn qua đôi mắt của hai người yêu nhau. Hơn hai thập kỷ sau Marsalis đã trình diễn tác phẩm này tại Trung tâm Lincoln hôm 22/3/2013 cho một thế hệ người hâm mộ mới và nói rằng ông tin con người nên nỗ lực răn mình về lịch sử người da đen ở Mỹ và trong đó bao gồm cả lịch sử đen tối của chế độ nô lệ.

“Trước hết tôi không nghĩ đây là một xu thế liên quan đến Tổng thống Obama vì Tổng thống Obama là tổng thống của nước Mỹ chứ không chỉ là tổng thống của người Mỹ đen,” Marsalis nói. “Tôi không rõ tại làm sao lại có quá nhiều phim về nô lệ ra mắt đúng ngay lúc này nhưng tôi biết rất rõ rằng chúng ta không thể lệ thuộc vào phim ảnh để kể câu chuyện về lịch sử người da đen. Nếu bạn muốn biết về chế độ nô lệ hay là về Lincoln hay bất cứ gì, bạn cần phải học ở trường, đọc sách hoặc hỏi dân tộc của bạn xem chuyện gì đã xảy ra. Đó là cách để bạn biết sự thật. Đơn giản vậy thôi.”

Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Daily Beast
Lữ Khách Offline
#7 Posted : Tuesday, May 21, 2013 8:50:41 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,319
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2355 time(s) in 1724 post(s)
Django Unchained cuối cùng cũng được chiếu ở Trung Quốc



Cảnh trong phim Django Unchained


Django Unchained đã trở lại màn ảnh lớn Trung Quốc vào ngày 12/5 vừa qua, hơn một tháng sau khi phim bị hoãn chiếu vì “lý do kỹ thuật”.

Bộ phim đoạt giải Oscar, tác phẩm phát hành thương mại đầu tiên của Quentin Tarantino ở Trung Quốc, không được mong đợi thắng lớn về doanh thu vì phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt của các phim bom tấn khác, theo phân tích tại trang web giải trí phổ biến mtime.com.

Phim phiêu lưu khoa học viễn tưởng của Tom Cruise Oblivion, khởi chiếu hôm 10/5, còn Iron Man 3 của đạo diễn Mỹ Shane Black hiện đang là quán quân phòng vé. Cũng đang chiếu là The Croods, phim hoạt hình diễn ra vào thời kỳ đồ đá.

Cũng sẽ có sự cạnh tranh của các tác phẩm nội địa như American Dreams in China, phim tâm lý của đạo diễn Hồng Kông Trần Khả Tân, khởi chiếu vào ngày 11/5.

Một phát biểu trên mtime.com nói rằng Django Unchained được kỳ vọng thu về 60 triệu tệ (9,68 triệu đôla Mỹ) tại các rạp chiếu phim ở Trung Quốc.

Thông báo chính thức của rạp Saga Cinema ở trung tâm Bắc Kinh vào cuối ngày 11/5 cho biết vẫn còn vé của buổi khởi chiếu Django Unchained.

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.452 seconds.