Broken City và câu chuyện về nhà đạo diễn
Trong bộ phim hình sự trinh thám
Broken City (phát hành ở Việt Nam với tựa
Thành phố tội ác) của đạo diễn Allen Hughes, Mark Wahlberg vào vai cựu nhân viên cảnh sát New York Bily Taggart nghi ngờ cô bạn gái của mình (Natalie Martinez đóng) đang ngoại tình. Giận điên người, Billy uống say đến nỗi nghe thấy điệp khúc bài
Party Up của nhóm DMX dộng vào tai, sau đó hoàn toàn phát khùng ở khu phố East Village.
Thay vì dàn dựng trước bất kỳ một cảnh hỗn loạn trên phim nào – có vẻ là không có thời gian cho việc đó – Wahlberg đã ứng biến. Anh bảo hai người bạn đứng xem trên đường và sau đó bắt đầu đấm họ, khi máy quay chạy. Anh giật tung tấm lưới trước cửa tiệm, quăng thùng rác, quát tháo khách bộ hành bằng lời lẽ thô lỗ. Wahlberg kêt thúc màn diễn xuất sắc bằng việc ném chai bia nặng hơn một ký vào chiếc xe Cadillac Escalade của người bạn.
Mark Wahlberg (trái) và đạo diễn Allen Hughes trên phim trường Broken City
“Mark Wahlberg đi qua khu East Village như King Kong vậy,” đạo diễn Allen Hughes nói. “Cuối cùng cảnh sát đã đến và bắt chúng tôi dừng lại.”
Wahlberg nhớ lại: “Đó là thời điểm then chốt trong phim, và chúng tôi không có nhiều thời gian để thực hiện, nên tôi nghĩ thế này, chúng ta hãy ra đó và làm thật luôn. Tôi đã phải gọi điện đến văn phòng thị trưởng để xin lỗi, vì họ muốn rút giấy phép của chúng tôi.”
Cảnh này xuất hiện ở khoảng giữa phim, vào lúc nhân vật rắc rối của Mark Wahlberg đã làm những việc còn hơn cả ghê tởm. Phần điên khùng là gì? Billy Taggart là người tốt. Phim
Broken City ra mắt ở Mỹ ngày 18/1, đưa Wahlberg đọ sức với Russell Crowe trong vai ngài thị trưởng lạnh lùng, giả tạo cùa thành phố New York, thuê Billy đi theo dõi người vợ bị cho là ngoại tình của hắn, do Catherine Zeta-Jones đảm nhận. Dĩ nhiên, đây là phim hình sự nên điều mà bạn nghĩ mình thấy thực sự lại không xảy ra, và người mà bạn nghĩ đang làm một việc này thực sự lại đang làm một việc hoàn toàn khác.
Broken City là phim điện ảnh đầu tiên Hughes (40 tuổi) đạo diễn mà không có ông anh sinh đôi Albert, người đã định cư ở Công hòa Czech từ năm 2004. Trong suốt hai thập niên anh em nhà Hughes, có bố là người Mỹ gốc Phi và mẹ là người Mỹ gốc Armani, không thể chia lìa, phát biểu chuyên nghiệp, cùng đạo diễn chung năm bộ phim, gồm có
Menace II Society,
Dead Presidents,
From Hell và
American Pimp. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành bộ phim
The Book of Eli năm 2000 với sự tham gia của Denzel Washington thì hai anh em lại theo đuổi những dự án cá nhân. “Tôi nghĩ hiện giờ mối quan hệ chỉ có phức tạp hơn trước kia nhiều,” Albert nói qua điện thoại tại nhà anh ở Prague. “Chúng tôi yêu thương nhau, và cuối cùng vẫn là bạn tốt của nhau.” Khi có chuyện căng thẳng, anh nói thêm, “chúng tôi cũng chỉ gọi điện cho nhau, nhưng hiện giờ chúng tôi đại loại là đang nhảy một điệu kỳ quặc.”
Wahlberg đọ sức với Russell Crowe trong vai ngài thị trưởng lạnh lùng Tách ra làm riêng cũng có điều bất lợi, Allen nói. “Vấn đề là việc biết rằng đôi khi bạn sẽ ở trong một căn phòng, và sẽ có tám người tấn công mình, một cách sáng tạo,“ anh giải thích. “Hồi đó, khi có tôi và anh ấy, có thể có 15 người trong phòng, và tất cả đều bị hạ.”
Allen ngồi tại chiếc bàn yêu thích trong nhà hàng Palm ở phía Tây Hollywood, kể tất tần tật mọi thứ từ tình bạn trước đây của anh với ca sĩ nhạc rap Eazy-E, người đã qua đời năm 1995, cho đến lần đánh nhau anh nhận hồi năm 1993 từ khoảng một tá thành viên băng đảng Crip, được cho là nhận chỉ thị từ Tupac Shakur. Trong buổi nói chuyện dài ba giờ đồng hồ, Allen dành nhiều thời gian để nói về lý do anh ghét Hollywod (người nổi tiếng thì ít mà kẻ lừa đảo thì nhiều) hơn là thảo luận về sự nghiệp cá nhân. Anh hài hước và khiêm tốn, nhanh chóng chỉ ra những điều anh cho là thiếu sót trong các phim của mình (“Tôi chẳng thích phim nào trong số đó cả”) lẫn đời tư (“Tôi sống độc thân hơn một năm rồi”).
Cũng tại chiếc bàn này, anh đã gặp nhà biên kịch của
Broken City hồi năm 2010, kịch bản của ông ấy trải qua giai đoạn phát triển dài khủng khiếp và có một chỗ trong cái gọi là danh sách đen của Hollywood, một danh sách danh dự cho những kịch bản hay nhất, dù chưa được thực hiện. Allen thích câu chuyện, cách diễn đạt, mưu đồ chính trị, người Scotland. “Tôi đã bảo người đại diện, “Tôi nóng lòng muốn gặp người đàn ông da trắng 58 tuổi này,’“ anh nói.
Nhà biên kịch Brian Tucker bước vào: một người Mỹ gốc Phi 27 tuổi, học ở trường Juilliard. “Tôi nhìn anh ấy như là, ‘Anh ngồi nhầm bàn rồi,’ “ Allen nhớ lại.
Cathleen Hostetler (Catherine Zeta-Jones), phu nhân ngài thị trưởng, tiết lộ những
thông tin chấn động về sự tham nhũng của chồng mình, với thám tử tư
Billy Taggart (Mark Wahlberg) [Ảnh: Twentieth Century Fox Film Corporation]
Tucker nói về cuộc gặp đầu tiên của họ: “Tôi nghĩ chắc cậu ta cho tôi là một trong những người đến hỏi xin lời khuyên cho sự nghiệp điện ảnh bắt đầu nảy nở. Tôi nghĩ anh ta đang chuẩn bi từ chối khéo tôi.”
Nhưng hai người nhanh chóng ăn ý với nhau. “Cậu ấy nói, “Này, nếu anh theo dự án này, tôi hứa sẽ thực hiện bộ phim và đó sẽ là bộ phim kế tiếp của tôi’,“ Tucker thuật lại chi tiết. “‘Tôi hứa sẽ đặt bên cạnh ghế của tôi một cái ghế khác có tên anh trên đó, và chiếc ghế sẽ nằm ở đó mỗi ngày.’ Tôi còn chưa bao giờ đến phim trường, nói gì đến việc có ghế riêng.”
Hoàn thành vào đầu năm 2012,
Broken City công chiếu vào thời điểm 20 năm sau bộ phim đầu tiên được đánh giá cao của anh em nhà Hughes là
Menace II Society. Hai anh em, từng cùng nhau đạo diễn phim
Menace khi họ 20 tuổi, đã đều đặn làm ra những bộ phim từ lúc 12 tuổi, với sự giúp đỡ của hai chiếc máy đọc băng từ VHS và một máy quay do mẹ họ mua, bà Aida.
“Hồi đó tôi thỉnh thoảng cũng lo lắng lúc cả hai đứa là thiếu niên,” Aida Hughes nói. “Tôi từng nghĩ: ‘Lạy Chúa, hai đứa này sẽ trở nên hư hỏng mất. Tất cả những gì chúng muốn làm là xem phim, và làm phim.’”
Bộ phim ngay lập tức đưa hai người trở thành đạo diễn trẻ nổi tiếng. “Có một sự cấp bách, lo lắng về bộ phim, vì bạn chẳng bao giờ biết ai sẽ bị bắt tiếp theo,” Albert nói. “Về mặt đó thì phim gần giống
The Godfather. Chúng tôi thực sự gần bằng tuổi với những nhân vật mà mình thể hiện, và hồi đó chúng tôi cũng dữ dội, nên tôi nghĩ tất cả những năng lượng dữ dội của tuổi trẻ và sự lo lắng len vào.”
Thoạt nhìn hai bộ phim làm cách nhau 20 năm này – phim đầu tiên là câu chuyện thẳng thắn, đầy hoài nghi của những thiếu niên da đen đánh nhau và chết trên đường phố Los Angeles, còn phim mới đây là phim hình sự lắt léo, đầy nút thắt về hoạt động chính trị của thành phố New York – dường như chẳng có điểm gì chung. Nhưng nhìn kỹ mới thấy đủ kiểu tương đồng. Cả hai phim đều cho thấy nhân vật chính kiệt sức bởi những tình huống xấu và kỹ năng kiềm chế cơn giận còn tệ hơn; cả hai phim đều tận dụng những giai điệu quá hay ở những thời khắc nguy hiểm nhất (trong phim
Menace, Samuel L. Jackson đang thưởng thức giai điệu bài hát
Only the Strong Survive của Jerry Butler ngay trước khi bắn tám lỗ trên ngực một người bạn); cả hai phim đều liên quan đến những cuộn băng ghi hình những sự việc bạo lực tốt hơn hết là đừng có xem.
Đạo diễn Allen Hughes và Russell Crowe chuẩn bị một cảnh quay
trên phim trường Broken City [Ảnh: Twentieth Century Fox Film Corporation]
Và cả hai phim đều phản ánh sự yêu thích cả đời của Allen với những kẻ tinh quái hấp dẫn. Trong
Menace là O-Dog; trong phim tài liệu
American Pimp là nguyên dàn diễn viên; còn trong
Broken City là nhân vật ngài thị trưởng xảo trá của Crowe. “Tôi đã đến Detroit và Pomona, đó là những nơi mà tôi sẽ lẻn ra và đi chơi với những tay buôn bán ma túy, những tên nghiện rượu, những kẻ suy đồi, gái điếm,” Allen nói. “Hồi mới 5 tuổi, tôi đã say mê những thứ mà tôi gọi là ‘ngôi sao’, ‘sức thu hút’. Hãy nhìn phim
Menace mà xem. Nếu không có O-Dog, bạn sẽ không có một phim thực sự.”
Menace đã trải qua hai thập niên, nhưng Allen không thể nhớ lại lần cuối cùng anh xem bộ phim này. “Tôi nghĩ lúc chúng tôi còn trẻ, lúc chúng tôi từng hút cần sa, tôi có thể xem phim ngay sau khi phim ra rạp,” anh nói. “Bạn hút một nhúm và bạn lên đường, “Được rồi, giờ mình đang ở nơi mà mình có thể xử lý ngay chuyện này.’ “
Với phim
Broken City, Allen nói anh không cần sự giúp đỡ để ngồi xem hết buổi chiếu. “Tôi không có giây phút ‘đau đớn’ nào khi xem phim này,” anh nói. “Có một vài điều khác làm tôi lo ngại, nhưng tôi biết rằng từng diễn viên đều đã xuất hiện.”
“Đây là phiên bản chín chắn hơn của phim
Menace,” anh nói tiếp.
“Đây là phiên bản trưởng thành hơn của phim
Menace,” anh nói tiếp. “Bộ phim này giống như một võ sĩ quyền Anh già đi và học cách chọc mạnh và hòa vào nhịp điệu. Bạn có thể diễn thêm, kéo dài thêm những cảm xúc đó. Phim
Menace vốn dĩ là như thế. Con nít làm phim về con nít.”
Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times