logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2013] Olympus Has Fallen | Nhà Trắng thất thủ
Lữ Khách Offline
#1 Posted : Wednesday, February 27, 2013 10:32:01 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Olympus Has Fallen | Nhà Trắng thất thủ



Tên phim gốc: Olympus Has Fallen
Tên phát hành ở Việt Nam: Nhà Trắng thất thủ
Đạo diễn: Antoine Fuqua
Kịch bản: Creighton Rothenberger, Katrin Benedikt
Ngày phát hành: 22/3/2013 (Mỹ), 5/4/2013 (Việt Nam)
Thể loại: Hành động – Ly kỳ
Xếp loại: R
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
- Millennium Films
- Nu Image Films
- West Coast Film Partners

Các diễn viên chính:
Gerard Butler ... Mike Banning
Aaron Eckhart ... Tổng thống Benjamin Asher
Finley Jacobsen ... Connor
Dylan McDermott ... Forbes

Nội dung chính:

Khi Nhà Trắng (Mật danh: Olympus) bị một tên khủng bố xảo quyệt chiếm lấy và tổng thống bị bắt giữ, người cựu vệ sĩ tổng thống đã bị cách chức Mike Banning nhận thấy mình đang bị kẹt trong toà nhà. Khi lực lượng an ninh quốc gia vội vàng đối phó, họ buộc phải dựa vào những gì Banning biết khi ở trong tòa nhà để giúp chiếm lại Nhà Trắng, giải cứu tổng thống và đẩy lùi một thảm họa thậm chí còn lớn hơn.

Trang IMDb: Click vào đây
Trang Web chính thức: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Tuesday, April 9, 2013 2:19:12 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Hollywood đột chiếm Nhà Trắng



Bằng cách đầu tư vào hai phim Olympus Has Fallen (phát hành ở Việt Nam với tựa Nhà Trắng thất thủ) của Antoine Fuqua và White House Down / Giải cứu Nhà Trắng của Roland Emmerich, các hãng phim chứng tỏ họ đơn giản không thể cưỡng lại kịch bản về một cuộc tấn công vào nơi ở của tổng thống Hoa Kỳ.

Khi nhà làm phim kỳ cựu Roland Emmerich lần đầu có cơ hội đạo diễn một bộ phim về bọn khủng bố chiếm đóng Nhà Trắng, ông không thể tin được sự may mắn của mình.

"Đó là một ý tưởng hay," Emmerich, đạo diễn mát tay "đúc-tiền" với những bộ phim như 2012, nói tại thành phố Culver tuần trước, nơi ông đến quảng bá cho bộ phim mới nhất, White House Down. "Tôi đã rất ngạc nhiên khi chưa ai từng làm ý tưởng này."

Thực ra thì đã có người làm rồi. Nhưng chỉ mới gần đây thôi.


Hollywood giờ đây đang “ngứa tay” muốn trở lại làm điều họ giỏi nhất: làm nổ tung những địa danh
nổi tiếng - cảnh nổ tung một góc Nhà Trắng trong
Olympus Has Fallen


Bộ phim của Emmerich, ra mắt vào 28/6, kể về một người vốn mang hội chứng cứu thế và có ước mơ bước vào đội ngũ Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ (chuyên bảo vệ tổng thống – ND) tình cờ xuất hiện tại địa chỉ Nhà Trắng, 1600 Đại lộ Pennsylvania trong một cuộc khủng bố nảy lửa ở đây. Ngày ra mắt đó là chưa đầy ba tháng sau ngày công chiếu phim Olympus Has Fallen của đạo diễn Antoine Fuqua.

OlympusWhitehouse cung cấp những ví dụ gần nhất và có lẽ lạ lùng nhất về hậu quả của việc hai hãng phim hạng nặng khăng khăng không ai chịu chuyển hướng. Hai phim này cũng cho thấy, hơn một thập kỷ sau sự kiện 11/9, Hollywood giờ đây đang “ngứa tay” muốn trở lại làm điều họ giỏi nhất: làm nổ tung những địa danh nổi tiếng.

Câu hỏi đặt ra là: Người Mỹ sẽ muốn xem sự hủy diệt khủng khiếp đến mức nào?

Ngành điện ảnh thường muốn tránh né những bộ phim có kịch bản tương tự nhau. Lịch sử cho thấy chúng có thể cạnh tranh nhau tàn khốc.

Năm 2004, Alexander cả đạo diễn Oliver Stone đã thất bại thảm hại khi ra mắt sáu tháng sau Troy, một bộ phim sử thi khác. Vào năm 2006, bộ phim tiểu sử Infamous về Truman Capote không thể lôi kéo khán giả sau thành công vào năm trước của Capote. Mùa xuân vừa rồi, Mirror Mirror, bộ phim đầu trong cuộc đấu giữa hai phim về Bạch Tuyết, ngoắc ngoải bởi khán giả đang chờ đợi để xem bộ phim thứ hai, Snow White and the Huntsman với sắc thái đen tối hơn, chỉ hai tháng sau đó.

Những bộ phim về Nhà Trắng thậm chí có nhiều điểm chung hơn những bộ phim đó. Có lẽ kể từ những bộ phim thảm họa tự nhiên như ArmageddonDeep Impact ra mắt 15 năm trước, thì đến giờ ta mới có được hiện tượng hợp sinh đôi tình cờ chất lượng thế này ở Hollywood – hai bộ phim rất gần nhau về sắc thái, nội dung và tính tượng trưng, cùng đạt thành công nhanh chóng khi tấn công các rạp.


Nam diễn viên Chaning Tatum trong phim White House Down

Dù cả ArmageddonDeep Impact đều thành công, nhưng chúng đều được phát hành trong thời đại trước sự thống trị của truyền hình cáp và video trên internet. Hai phim này cũng không phải sử dụng chung một tòa nhà để thu hút khán giả.

"Nếu tất cả điểm chung chúng có chỉ là một ý tưởng khái quát, cả hai bộ phim ra mắt trong cùng một mùa vẫn có thể thành công. Nhưng nếu chúng giống nhau về những nét đặc trưng, nó có thể là vấn đề, đặc biệt đối với bộ phim thứ hai," Bruce Nash, một chuyên gia điện ảnh đang điều hành trang web về doanh thu phim Numbers, cho biết. "Những bộ phim về Nhà Trắng dường như gần hơn với nhóm thứ hai."

Điều này xảy ra như thế nào? Nói đơn giản thì đây là kết quả của một trò rủi ro "được ăn cả, ngã về không" kiểu Hollywood.

Bắt đầu từ tháng 4 năm ngoái, khi hãng Sony mua kịch bản White House Down và thuê Emmerich làm đạo diễn, khởi đầu một cuộc chiến với dự án Olympus, được đầu tư tài chính bởi hãng Millenium Entertainment và đã sở hữu nam tài tử Gerard Butler trong vai chàng điệp viên.

Millenium đáp lại bằng cách thuê đạo diễn Fuqua, nổi tiếng với bộ phim thắng giải Oscar Training Day, và đẩy nhanh quá trình sản xuất, họ cũng có ngôi sao Aaron Eckhart trong vai tổng thống. Theo một nguồn tin nặc danh từ trong đoàn làm phim, họ đã cảm thấy an tâm, vì White House vẫn chưa có bảng phân vai, và một dự án lớn mà không có diễn viên có thể phải chờ đợi mòn mỏi hàng năm trời.

Nhưng Sony đã khiến Millenium phải ngạc nhiên khi nhanh chóng thông báo đã mời Channing Tatum vào vai điệp viên và Jamie Foxx vào vai tổng thống, và sau đó đến tháng 8, hãng phim nói rằng đã ấn định ngày công chiếu trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2013.


Gerald Butler trong phim Olympus Has Fallen

Chưa đủ vượt trội, hãng FilmDistrict, mới gia nhập vài tháng sau đó để phân phối Olympus, thông báo rằng họ sẽ công chiếu bộ phim trong tháng 4, sau đó sắp xếp lại một tháng sớm hơn nữa.

"Tôi chưa từng làm việc với nhịp độ này trước đây," đạo diễn Fuqua với vẻ ngoài tiều tụy, nói tại phòng dựng phim của ông gần khu vực Miracle Mile ở Los Angeles vài tuần trước. "Sáu tuần để chuẩn bị - nghe thật điên rồ."

Nguồn thúc đẩy cho các nhà làm phim là niềm tin rằng thời gian đã chín muồi cho một câu chuyện như thế này.

"Những cuộc tấn công này là điều gì đó luôn có trong tiềm thức của mọi người, và Hollywood đang phản hồi lại," nam diễn viên Eckhart nói. Và đạo diễn Fuqua thêm, "Tôi nghĩ rằng sau vụ 11 tháng 9 chúng ta đã nhận thức được điều gì đó tương tự có thể xảy ra; chúng ta hiểu rằng chúng ta mong manh đến thế nào."

Nhưng tư tưởng thời đại không phải lúc nào cũng đủ để bán một bộ phim – chưa kể là hai.

Olympus nhận được sự chú ý lớn trước khi ra mắt, dự tính sẽ nhận được thành công, và có thể thúc đẩy khán giả đến xem “bộ phim về Nhà Trắng kia” của Sony, ra mắt vào tháng 6.

Nhưng dù cho Olympus có doanh thu thấp đi nữa, nó có thể báo hiệu những tin tức đáng lo cho Sony, cho biết rằng không có nhiều khán giả quan tâm đến những cuộc đấu súng trong Nhà Trắng như họ chờ đợi.


Nhà Trắng trong lửa đạn của White House Down


Mặt khác, White House Down vẫn còn vài mũi tên trong vỏ. Bởi lẽ một bộ phim mùa hè từ đạo diễn đã chứng minh được thành tích và một trong những hãng phim lớn nhất trong ngành, bộ phim sẽ có thêm sự chú ý và sức mạnh quảng cáo trên thị trường. Và ngân sách của White House, ít nhất vào khoảng 150 triệu đôla, nhiều hơn gấp đôi so với Olympus, đủ để đảm bảo chất lượng hiệu ứng đặc biệt trong phim.

Mỗi bên đều tích cực nhấn mạnh rằng bộ phim của họ có nhiều sự khác biệt. Nam diễn viên Butler lưu ý rằng Fuqua và Emmerich là những đạo diễn có phong cách làm phim hoàn toàn khác nhau. Emmerich nói rằng những bộ phim hoàn toàn không giống nhau như vẻ bề ngoài.

"Chúng là những bộ phim rất khác nhau – phim của họ xếp loại R với mối đe dọa từ nước ngoài, của chúng tôi xếp loại PG-13 và mối đe dọa từ bên trong," đạo diễn White House Down nói. (Phe phản diện trong Olympus là một nhóm bán quân sự từ Triều Tiên trong khi White House tập trung vào những phần tử cấp tiến trong nước). "Luôn có hai hay ba bộ phim tương tự nhau cùng một thời điểm. Sẽ có chỗ cho cả hai thôi," ông nói thêm. Sony đang hoãn lại kế hoạch quảng bá White House đến sau khi Olympus kết thúc thời gian chiếu rạp.

Giám đốc điều hành của hãng FilmDistrict Peter Schlessel nói rằng ông thấy rõ một sự thèm thuồng từ công chúng. "Tôi nghĩ sự mong đợi từ phía khán giả sẽ không thể cảm thấy hài lòng chỉ với một bộ phim," ông nói.

Nhân tiện nói tới, phá hủy Nhà Trắng không hề dễ dàng cho cả hai vị đạo diễn. Trong một cảnh quay ở Montreal mùa thu trước của phim White House Down, Emmerich đã xây dựng một bản sao lớn của Nhà Trắng. Sự chính xác và phạm vi là chiếc chìa khóa, căn cứ vào số lượng lớn các phòng khánh tiết, những phòng ngủ của tổng thống được thiết kế tỉ mỉ và cả toàn bộ khu South Lawn, tất cả đều được mở rộng sang khu vực lân cận qua bên kia thành phố.


Trên: Gerald Butler (trái) giải cứu tổng thống Aaron Eckhart trong Olympus Has Fallen
Dưới: Channing Tatum (trái) giải cứu tổng thống Jamie Foxx trong White House Down


"Tôi muốn [Tổng thống] Obama nhìn thấy thứ này và nói, "Làm sao họ biết?" nhà thiết kế sản xuất Kirk Petruccelli nói, trong khi gần ông là một tá đội hình đang lắp ráp tòa nhà North Portico.

Còn đi xuống khu phố Shreveport, ở Los Angeles, đạo diễn Fuqua cũng đang cố gắng làm điều tương tự. "Giờ nhiệt độ là 110 độ F (43 độ C) và chúng tôi đang cố gắng xây dựng một nửa Nhà Trắng. Tôi nghĩ rằng tiểu bang Louisiana chưa từng thấy thứ gì như thế này," ông nói, và nhấn mạnh rằng gần đây ông đã thiết lập một luật lệ trong đoàn làm phim không được nói về bộ phim còn lại kia.

Giám đốc quảng cáo của Sony đã từ chối bình luận cho câu chuyện này. Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy hãng phim đang có rất nhiều kế hoạch trong một trò chơi hủy diệt Nhà Trắng – và, để đảm bảo cho vụ cá cược này – họ đang giữ quyền xuất bản DVD cho cả hai bộ phim.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivaidienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times
Lữ Khách Offline
#3 Posted : Tuesday, April 23, 2013 7:51:53 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Đạo diễn Antoine Fuqua tìm kiếm 'sự thật' trong hành động với Olympus Has Fallen



Đạo diễn của ('Training Day') nỗ lực có được những khoảnh khắc nhân bản trong bộ phim ly kỳ có Gerard Butler đóng chính này. Nhưng trong lòng khán giả thì có rất nhiều ý kiến bất đồng về hình tượng của anh.


Đạo diễn Antoine Fuqua [Ảnh: Mel Melcon, Los Angeles Times / 18/3/2013]


Có một khoảnh khắc đáng chú ý trong Olympus Has Fallen (phát hành ở Việt Nam với tựa Nhà Trắng thất thủ), bộ phim hành động căng thẳng của đạo diễn Antoine Fuqua: một lá cờ Mỹ bị nhóm khủng bố Bắc Triều Tiên báng bổ, từ trên đỉnh Nhà Trắng đổ sụm, trong một pha quay chậm, xuống đất khi nhạc nền kiểu truy điệu trỗi lên.

Cảnh kiểu này — là táo bạo với người hâm mộ, nhưng gây khó xử cho các nhà phê bình — Fuqua sử dụng gần như trong tất cả các phim của anh.

"Tôi muốn sáng tạo một bộ phim gây kích động, nhưng cho nó những khoảnh khắc nhỏ của sự thật thế này," vị đạo diễn nói, lưu ý rằng anh đã tìm cách thể hiện một nước Mỹ dễ tổn thương hậu 11/9.

Có lẽ, tuyên ngôn sứ mệnh của Fuqua cũng là một miêu tả phù hợp cho sự nghiệp của anh. Tuy được biết đến nhiều nhất qua bộ phim về cảnh sát năm 2001 Training Day, đạo diễn 47 tuổi này đã tạo dựng một bảng thành tích dứt khoát là phim thương mại. Nhưng anh cũng tìm cách chuyển tải tình trạng căng thẳng chung của nhân loại, thường tập trung vào một người nỗ lực để làm điều đúng trong khi đối mặt với hoàn cảnh bạo lực và hiểm nguy. Đó là điều mà Fuqua đã đề cập trong nhiều phim từ Training Day đến Tears of the Sun - câu chuyện về nỗ lực giải cứu của lực lượng Navy SEAL - năm 2003 đến phim âm mưu ly kỳ Shooter năm 2007.



Một lần nữa chủ đề này là trọng tâm của Olympus.

Bộ phim không hẳn là một lựa chọn cho một đạo diễn nổi tiếng với chủ nghĩa hiện thực sắc sảo. Phim nói về -- cứ đợi đấy -- khủng bố Bắc Triều Tiên tiến hành phá hoại khắp tuyến xe điện ngầm thủ đô khi đánh chiếm Nhà Trắng, tất cả nhằm kích lên một cuộc chiến tranh. Chuyện này thôi thúc Mike Banning (Gerard Butler), cựu mật vụ đã bị điều chuyển công tác sau một thảm kịch liên quan đến tổng thống (Aaron Eckhart), bất chấp mưa bom bão đạn khi băng mình tới địa chỉ 1600 Đại lộ Pennsylvania (địa chỉ Nhà Trắng - ND), tại đó đương nhiên anh phải đơn thân độc mã chống lại hàng chục kẻ khủng bố để cứu tổng thống, con trai tổng thống và chính thế giới tự do, như về sau đã thấy. Nếu bạn đã hình dung hai phim RamboDie Hard nhập lại với giả thuyết âm mưu của Tom Clancy, thì bạn có thể hiểu được Olympus Has Fallen rồi đó.

Nhưng giữa những tràng lửa đạn, Fuqua nói, là một chủ thể tinh tế hơn: về một người mang đầy tội lỗi cố gắng chuộc lại sai lầm của mình.

"Có rất nhiều cảnh ngoạn mục trong phim này vì đó là thứ mà đa số khán giả muốn xem," Fuqua nói trong lúc lướt nhanh những cảnh phim tại phòng biên tập phim ở Los Angeles cách đây nhiều tuần. "Nhưng đây còn là một bộ phim về việc muốn có cơ hội thứ hai và thiên hạ bảo: 'Anh phải tự đi mà tìm.'"

Cách đây vài năm, Fuqua không có ý định làm một bộ phim như thế này.


Diễn xuất của Gerard Butler trong phim


Sau khi hoàn tất câu chuyện cảnh sát còn ngổn ngang trong Brooklyn's Finest năm 2008, Fuqua muốn trở lại làm việc. Nhưng sau những bài bình luận trái chiều tại Liên hoan phim Sundance và nhiều trì hoãn phát hành, Brooklyn's khiến anh trở thành một đạo diễn bị lãng quên kha khá. (Khoảnh khắc cuối trong phim đó của Fuqua, nhân vật cảnh sát của Richard Gere, gan góc sống sót sau một trận đấu súng đẫm máu, đi câu cá bên bờ hồ một vùng quê chỉ để tự bắn vào đầu mình.)

Không phải là vị đạo diễn này không có lấy một cuộc gặp. Một phim báo thù có Christian Bale. Một phim đấm bốc có Eminem đóng. Một phim về đời thật của Tupac Shakur. Và phim anh theo đuổi đã lâu về Pablo Escobar. Nhưng không phim nào trong số đó, ít ra là cho đến giờ, có kết quả.

"Vợ tôi cứ bảo tôi, 'Anh phải làm gì để ra khỏi nhà đi chứ,'" anh kể về vợ anh, nữ diễn viên Lela Rochon. "Cô ấy còn nói, 'Anh nên làm phim chuỗi đi.' Và tôi cứ phải bào cô ấy, 'Anh không biết làm phim chuỗi đâu.'"

Rồi mùa xuân năm ngoái Fuqua nhận điện thoại từ nhà sản xuất Avi Lerner. Lerner háo hức muốn làm phim về Nhà Trắng với Butler và cần ai đó biết làm phim và có lịch làm việc linh hoạt — phim sẽ cần được quay, được biên tập và sẵn sàng để phát hành trong vòng dưới một năm để có thể đấu lại với một phim đối thủ từ Sony Pictures.



Butler, đã biết Fuqua từ một dự án trước đó, hối thúc vị đạo diễn nhận lời. "Xoàng xoàng là thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được với Antoine," nam diễn viên nói, "Anh ấy biết sức mạnh của một hình tượng độc đáo và làm thế nào để hình tượng đó làm tan nát trái tim bạn." (Trong phim này, Butler nói, hình tượng đó là một mối liên hệ giữa cảnh lá cờ và bức tượng bán thân của Abraham Lincoln bị một tên khủng bố đập vỡ đầu.)

Điều hành sản xuất Peter Schlessel, hãng FilmDistrict của ông phát hành Olympus, phát biểu một lưu ý tương tự. Fuqua, ông nói, là "một sự tăng cường với tư cách người làm phim từ những điều mà hầu hết phim thể loại này luôn có. Anh mang đến một mức độ mãnh liệt, một kiểu nhạy cảm nghiêm túc."

Đúng vậy, nhà làm phim này nổi tiếng có ý chí mạnh mẽ. (Anh nói anh thích có đối tác sản xuất nhưng chưa tìm được ai mà anh cảm thấy thoải mái làm việc cùng. Một nhà sản xuất biết và khâm phục anh nói rằng đạo diễn Fuqua hưởng lợi từ tính cách mạnh mẽ trên phim trường giúp anh phân biệt giữa tầm nhìn và hành động điên rồ.)

Nhưng cái nết ương bướng của anh còn đem lại sự phóng khoáng để đi đến những chỗ mà rất ít đạo diễn đến được — đôi khi theo nghĩa đen, như hồi anh quay dự án phim Brooklyn's Finest. Đạo diễn này kể rằng anh chịu ảnh hưởng của Conrad Buff, biên tập phim của anh, dẫn câu nói "trong tự nhiên không có đường thẳng" và Buff truyền cảm hứng cho Fuqua để chèn vào những khoảnh khắc mà có thể có người cho rằng là lởm chởm, bờm xờm.


Máy bay khủng bố tấn công Đài tưởng niệm Washington trong phim


Có một cảnh khác như thế trong Olympus -- Đài tưởng niệm Washington đổ sụp dữ dội sau khi bị máy bay kẻ thù tấn công. Với yếu tố sự kiện trùng hợp và hình học — một công trình cao lớn hóa thành gạch vụn — trong lúc xem cảnh này không thể nào không nghĩ đến, một cách ngỡ ngàng và khó chịu, Trung tâm Thương mại Thế giới.

"Đây chính là nhận thức về việc chúng ta đang ở đâu sau ngày 11/9," Fuqua nói, rồi thêm rằng "Tôi muốn người ta cảm nhận điều đó."

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times
Lữ Khách Offline
#4 Posted : Tuesday, April 23, 2013 7:57:42 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Phim hành động năm nay cho thấy phong cách vui vẻ là tương lai của điện ảnh


Phim Olympus Has Fallen (phát hành ở Việt Nam với tựa Nhà Trắng thất thủ) của đạo diễn Antoine Fuqua đã công chiếu ở Mỹ vào ngày 22/3, bắt đầu mở ra một chương mới trong sự nghiệp 20 năm của anh.

Faqua đã tạo cho mình một phong cách làm phim đặc trưng với các tác phẩm hành động bạo dạn, từ nghệ thuật sân khấu màu-bùn của phim King Arthur, đến vở kịch đạo đức của cảnh sát biến chất trong Training Day – bộ phim thành công nhất của ông đến nay - nhưng Olympus cho thấy một sự thay đổi đáng ngạc nhiên sang việc coi nhẹ tính trung thực-thành-hào hiệp. Một bộ phim về tinh thần yêu nước theo khuôn mẫu Die Hard đã nhạt nhòa, Olympus dường như ngay từ đầu chỉ là một sự kết hợp của tính kiên cường đô thị và chủ nghĩa bảo thủ khó chịu từ một đạo diễn chuyên về cả hai, nhưng phim nhanh chóng cho thấy ý định của nó nhẹ nhàng hơn thế.


Đạo diễn Antoine Fuqua trên trường quay Olympus Has Fallen


Nhận thức được sự lố bịch của chính bản thân, kịch bản của Creighton Rothenberger và Katrin Benedikt đã chế nhạo nhẹ về chính thể loại của mình, phóng đại sự ngớ ngẩn cực kỳ của quá trình kiện cáo mà không đổi chiều quá sâu thành trò châm biếm. Đây là cách tiếp cận tốt cho một bộ phim mà ngoài ra chỉ được xác định bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan độc hại và một khuôn khổ đạo đức đơn giản, cuối cùng dường như nhạo báng chính mục đích của mình thay vì đặt vấn đề cho bản thân. Đây là một bước đi nghề nghiệp thông minh cho Fuqua, người đã chứng minh rằng những gì anh làm đều có một khiếu hài hước rất riêng.

Điều mà Olympus Has Fallen không làm được là đi không đủ xa. Dù có nhiều lời thoại hài hước và những màn châm biếm nhẹ nhàng theo quy ước thể loại, bộ phim vẫn là một pháo đài của sự xoàng xĩnh bình thường, được thể hiện một cách đơn giản, không có gì nổi bật như thể nó có thể được quay và biên tập bằng bộ máy tính. Fuqua, bất chấp nhận thức thẩm mỹ của anh có "bạo dạn" đến thế nào, vẫn tiếp cận việc làm phim như thể nó là một công việc đơn giản là hoàn thành đúng thời gian và đúng ngân sách, và lời khen tặng hào phóng nhất dành cho ông là về hình ảnh một người thợ khéo léo hoàn hảo. Cách tiếp cận này làm ra những bộ phim phù hợp và – trong trường hợp này – thành công bất ngờ, nhưng nó cũng làm ra những bộ phim rất khó gây hào hứng đặc biệt về một phương diện nào đó.

Đây là một phần lý do bởi lẽ làm phim theo thực tế là rất cứng nhắc, hầu như là nghi thức chặt chẽ, công thức để thiết lập một dự án Hollywood và nhìn thấy nó thành hiện thực là một vấn đề theo nghĩa đen là vượt qua những yêu cầu kiến nghị. Và khi có rất nhiều tiền trên bàn trong mỗi trường hợp – ngân sách cho Olympus là 130 triệu đôla – không khó để hiểu rằng vì sao các hãng phim sẽ giảm thiểu các nguy cơ cho dù là nhỏ nhất. Và những gì chúng ta nhận được là một bộ phim hao hao giống như những bộ phim khác.


Cảnh hành động trong phim Olympus Has Fallen


Những gì chúng ta cần, nhiều hơn một tay nghề giỏi, là nghệ thuật chân chính, và nếu nghệ thuật là một đòi hỏi quá nhiều cho phim ảnh hành động, ít nhất là một tay nghề sáng tạo hơn. Với phim điện ảnh, một thất bại không thể đoán trước vẫn luôn tốt hơn một thành công đã được đoán trước, đó là lý do vì sao chúng ta cần những bộ phim mà mục đích chính là giải trí không có giới hạn, để thử mình trong hình thức và nội dung, và để cơ bản tiếp cận một thể loại mới mẻ. Những bộ phim hành động hay nhất trong vài năm trở lại đây không phải là những thứ liên quan đến sự kiên cường đô thị một màu hay một bầu không khí thiếu nghiêm túc của câu chuyện; chúng là những bộ phim có sức sống và sức lan tỏa, được giải phóng khỏi sự giả dối để trở nên thuần chất và đơn giản là vui vẻ.

Những nhà làm phim hành động hàng đầu có cách nhìn thể loại này theo cách khác nhau: với Paul W.S. Anderson, Three Musketeers / Ba người lính ngự lâm đã đóng dấu một mốc cao mới cho những cảnh phim phiêu lưu 3D, hướng tới một nhận thức về không gian hình ảnh, giữ lại cảm ứng về ánh sáng và vẻ duyên dáng cân đối dù đi qua rất nhiều trường đoạn hành động hỗn loạn; với James Mather và Stephen St. Leger, phim bị đánh giá thấp Lockout (hay Space Jail) đã biến đổi nam diễn viên Guy Pearce thành một kiểu thám tử Philip Marlowe viễn tưởng (với rất nhiều những tình huống hài hước), à bộ phim đã áp dụng tính vật lý hoạt hình toàn diện, sử dụng công nghệ đồ họa vi tính không để tăng thêm tính thực tế tự nhiên mà để kéo dài và mở rộng nó. Và với Neveldine/Taylor, bộ đôi đạo diễn của Crank Gamer và là hai trong số những nhà làm phim hành động sáng tạo nhất, làm phim có nghĩa là từ chối những tục lệ thường gặp và chỉ tập trung vào làm phim theo cách mình muốn.


Cảnh đấu kiếm đẹp mắt trong Three Musketeers 2011


Phong cách của Neveldine/Taylor có một nét thông tục và thô bỉ có thể khiến phim của họ trở nên khó chịu, nhưng về mặt sản xuất phim, cả hai có nhiều điểm chung với phong cách ngẫu hứng trường quay của đạo diễn người Pháp Jean-Luc Godard hơn bất kỳ đồng nghiệp đương thời nào. Quay bằng máy quay nhẹ và rẻ tiền cho phép họ phủ đầy các cảnh hành động với sự chân thực (và nguy hiểm), và họ cũng nổi tiếng với việc tự bắt tay vào quay phim. Họ từng chạy theo diễn viên trên giày pa-tanh thay vì dùng bàn trượt cho máy quay, tự treo mình trên không để quay những cảnh mạo hiểm, buộc máy quay vào xe máy và xe ô tô và nói chung là ném nó lung tung khắp nơi, một điều khó có thể làm được với những bộ thiết bị truyền thống đắt tiền hơn.

Kết quả, trong Crank và phần tiếp theo, Crank: High Voltage, diễn biến phim có một nhịp độ sôi động đáng kinh ngạc, hình ảnh chuyển động điên cuồng và nghẹt thở; trong một cảnh nhất định, rất nhiều lần nhân vật phản anh hùng Chev Chelios (Jason Statam đóng) phải chạy khỏi cái chết, máy quay phải theo dấu từng bước chân của anh ngay trên mặt đất, có cảnh chỉ cách gương mặt đẫm mồ hôi kia vài phân, liên tục xoay quanh diễn viên tới khi bị chặn lại bởi một dòng chữ hay phong cảnh kỳ lạ nào đó. Phong cách rồi sẽ bị mài mòn, nhưng nó có nét độc đáo của riêng mình.

Crank có những yếu tố như khi có nhân vật nói tiếng nước ngoài, phụ đề chỉ phiên âm một cách vô ích, một chuỗi giấc mơ hồi tưởng biến thành một buổi phỏng vấn trên truyền hình đang được nhân vật tưởng tượng ra, và hai nhân vật biến thành một phiên bản quái vật Kaiju khổng lồ để có một cuộc chiến theo kiểu Godzilla một cách khó hiểu – tất cả cứ xảy ra mà không cần đến lời giải thích nào và không không chút gì trong số đó có thể dự đoán được hay gây nhàm chán. (Crank 2, đặc biệt, thật sự là một tác phẩm tiên phong).


Một cảnh quay hành động trong phim Crank


Điều đáng ngạc nhiên là cách Neveldine/Taylor có thể đạt được một thứ quyền lực cực đoan đến thế dưới sự bảo trợ của một hãng phim Hollywood, nhưng lý do để họ có được một sự tự do sáng tạo như thế là vì, với tên tuổi của mình, những bộ phim của họ được làm rất nhanh chóng và với ngân sách ít hơn, có nghĩa đó là một sự đầu tư nhỏ cho một sự đáp trả ấn tượng. Điều đó chứng minh rằng sự đổi mới dường như không thể thực hiện được với dòng phim chính thống, nhưng thật ra rất phát đạt ở đó. Bộ phim bom tấn của tuần này – G.I. Joe: Retaliation ? G.I. Joe: Báo thù của Jon Chu – có một chuỗi 9 phút không lời thoại trong đó những dòng tộc đối địch với các ninja đu người quanh một đỉnh núi Himalaya, trong khi chơi một trò trốn chạy nguy hiểm với cái túi đựng xác người, và đó là đủ lý do để ta đặt hy vọng vào tương lai.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Thursday, May 2, 2013 6:13:16 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Olympus Has Fallen: Nhà Trắng, trong vòng vây!



Bộ phim bắt đầu với hình ảnh một lá cờ Mỹ, phấp phới trên Trại David lạnh lẽo. Sau đó phim đi qua gần hai tiếng đồng hồ kể về những kẻ xâm lược nước ngoài tra tấn, làm nổ tung hay hành hình. Phim kết thúc với lá cờ sao và sọc được kéo lên trở lại, trong chiến thắng, bay trên đỉnh Nhà Trắng.

Và khán giả không bao giờ ngừng thích thú.

Tình cờ, tác giả bài viết này là một người trong số họ.

Olympus Has Fallen là kiểu phim đó, được làm tốt, cảnh hành động lôi cuốn đủ thông minh để đưa niềm tự hào dân tộc trở lại. Đầu tiên, cho thấy những kẻ giấu tên, những gã nước ngoài xấu xa làm hại dân thường mà khán giả dễ dàng đồng cảm. Sau đó có một nhân vật kiên trì đánh trả, rất mạnh mẽ.



Đây là một phim đem đến những cú đấm.

Nhưng vẫn có chút khó chịu về bộ phim, đặc biệt về những cảnh quay rõ ràng gợi lại sự kiện ngày 11/9. (Một chiếc máy bay tầm thấp đâm thẳng vào tòa nhà chính phủ ở thủ đô; Đài tưởng niệm Washington sụp đổ, vỡ vụn giống như một trong hai tòa Tháp Đôi). Gần như khai thác những ký ức thiêng liêng – và những nỗi sợ cũ – để câu khách.

Và khi nước Mỹ kỷ niệm 10 năm kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh tại Iraq, và long trọng tưởng nhớ những người đã bị giết, việc xem những hình ảnh tương tự từ thời kỳ đó trở thành một kiểu giải trí rẻ tiền (hoặc một kiểu quảng cáo đánh vào tiềm thức) không biết xấu hổ, bất kể ảnh hưởng không thế phủ nhận của nó như thế nào.

Bộ phim về cơ bản – mà tác giả chắc rằng phim được diễn đạt như vậy – là "Die Hard trong Nhà Trắng". Một băng ác ôn Bắc Triều Tiên tấn công vào địa chỉ 1600 Pennsylvania Ave. (địa chỉ Nhà Trắng), và bắt những nhân vật quan trọng làm con tin; chúng không biết một Cựu nhân viên Mật vụ Hoa Kỳ quả cảm, tự ý hành động, có mặt ở hiện trường.

Và trước khi bạn có thể nói "Yippe ki-yay, Ngài Tổng thống",* con sói đơn độc đã vào cuộc săn, và hạ gục con mồi.


Gerald Butler bảo vệ Nhà Trắng trong phim Olympus Has Fallen


Nam diễn viên Gerard Butler vào vai người hùng và mặc dù vẻ cáu kỉnh của anh chưa bao giờ phù hợp với phim lãng mạn hài mà Hollywood thường đặt anh vào, Butler đã diễn tốt ở đây (dù cho "câu chuyện nền đau thương" bắt buộc của anh thường được ngôi sao điện ảnh này tiết giảm, tránh đen tối hơn nữa, và thêm những lựa chọn thú vị.)

Anh mạnh mẽ và có năng lực, và phần còn lại của dàn diễn viên thì hơn xa một đám "trên-trung bình", với Aaron Eckhart vào vai Tổng thống – và Ashley Judd, Angela Bassett và Morgan Freeman vào những vai phụ.

Sự thật là, kịch bản không phải lúc nào cũng phục vụ tốt các diễn viên. Cuộc tấn công yêu cầu, hơi không thực, một chiếc máy bay quân sự khổng lồ xâm phạm không phận Mỹ, cũng như một kẻ phản bội được cho là không ngờ đến (người mà tác giả bài này ngay lập tức đã nghi ngờ khi vừa xuất hiện trên màn ảnh).

Và đối với sự tinh tế - à, những bộ phim Thế chiến II về Phát xít tinh tế hơn. Có rất nhiều những đoạn hội thoại vụng về nói về cách sống trong đời và một câu chuyện phụ về phân biệt chủng tộc mắc ói. Trong một cảnh, một người Mỹ bị hành hạ thậm chí đã bướng bỉnh đọc lại bản Tuyên thệ Trung thành khi cô ta bị một nhóm kẻ xấu nước ngoài kéo lê ra ngoài hành hình. Quá cực đoan, kể cả ở đây.



Nhưng sau đó đạo diễn Antoine Fuqua vẫn khoái cực đoan, ít nhất khi nói đến những người lính chiến (giấc mơ thơ ấu của anh là trở thành một phi công chiến đấu, có lần anh thú nhận). Shooter, Tears of the Sun, kể cả phim King Arthur, tất cả đều nói về những người hùng giản dị, quả cảm. (Quan điểm của anh về cảnh sát – trong các phim Training Day, Brooklyn Finest – phức tạp hơn nhiều).

Fuqua phủ quanh nhân vật người hùng của anh đầy ắp hành động, trong đó có một pha không chiến hạ gục kẻ thù và một số cảnh đánh đấm được dàn dựng tốt. Đây là một bộ phim giải trí thuần, đơn giản, nhiều cháy nổ để lấy tiền khán giả không đòi hỏi suy nghĩ.

Nhưng dẫu sao, có lẽ chúng ta vẫn nên suy nghĩ.

Lưu ý phân loại: Bộ phim chứa đựng bạo lực đẫm máu và ngôn ngữ thô tục.

Olympus Has Fallen (R) Film District (119 phút)
Đạo diễn Antoine Fuqua. Các diễn viên chính: Gerald Butler, Aaron Eckhart, Morgan Freeman.

Đánh giá: ★★★

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger


* Theo cách nói cửa miệng của nhân vật John McClane trong các phim Die Hard, "Yippee-ki-yay, motherfucker".
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Wednesday, July 3, 2013 8:31:11 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Nhà Trắng thất thủGiải cứu Nhà Trắng: giống, khác và hay hơn



Chuyện như vầy cứ xảy ra hết lần này đến lần khác: hai phim kể một câu chuyện gần giống nhau được phát hành gần như cùng lúc. Đã từng có cặp đôi phim thảm họa Volcano Dante's Peak, cặp phim về trái đất va chạm với thiên thạch trong Deep Impact Armageddon, và (tất nhiên) hai phim hoạt hình về loài kiến Antz Bug's Life đối đầu nhau trên màn ảnh rộng.

Năm nay, một lần nữa chúng ta được đãi hai phim phát hành song song, với Olympus Has Fallen (ra rạp hồi tháng 3 ở Mỹ [ở Việt Nam phim này phát hành vào cuối tháng 4 với tựa Nhà Trắng thất thủ) và cuối tuần này là White House Down (phát hành ở Việt Nam với tựa Giải cứu Nhà Trắng). Cả hai phim đều nói về Phòng Bầu Dục bị những tên tội phạm quốc tế tàn bạo chiếm đóng, và một người hùng đơn thương độc mã cứu thế giới.

Vậy sự khác nhau (hay tương đồng) giữa hai phim này là gì? Dưới đây, chúng ta sẽ so sánh và đối chiếu từng phim và quyết định phim nào có cốt chuyện hay hơn.

Cảnh báo: Tiết lộ đôi chút về phim.

Người hùng


Gerard Butler (trái) - Channing Tatum


Olympus Has Fallen: Người hùng của chúng ta là một nhân viên Sở Mật vụ gan lì dày dạn kinh nghiệm, do Gerard Butler thể hiện, đang neo chặt mình vào sự thiếu tự tin sau khi giải cứu bất thành phu nhân tổng thống trong một tai nạn giao thông đầy chất điện ảnh ở đầu phim. Tuy nhiên, khi khủng bố đánh chiếm Nhà Trắng, anh bật hết công suất cỗ máy tiêu diệt, hạ gục những kẻ khủng bố bảo vệ Tổ quốc.

White House Down: Người hùng của chúng ta là một sĩ quan cảnh sát thuộc lực lượng cảnh sát bảo vệ Quốc hội Mỹ lúc nào cũng xui xẻo, do Channing Tatum đóng, đã nộp đơn xin làm nhân viên Mật vụ và bị từ chối. Tuy nhiên, khi khủng bố chiếm đóng Nhà Trắng, anh tìm cách cứu vãn tình thế -- mặc dù sự thiếu tự tin vẫn tiếp tục làm tình làm tội anh và anh vẫn là một cỗ máy không giết chóc nhân bản tuyệt vời.

Lợi thế: White House Down. KHÔNG GÌ CÓ THỂ CẢN ĐƯỢC TATUM.

Tổng thống

Olympus Has Fallen: Tổng thống là một anh chàng da trắng thờ ơ với chính trị một cách kỳ cục (Aaron Eckhart đóng) có một cậu con trai nhỏ. Ông đang cải thiện quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc thì một nhóm khủng bố đột kích và chiếm đóng Nhà Trắng.


Jamie Foxx (trên) - Aaron Eckhart


White House Down: Tổng thống là người da đen cấp tiến (Jamie Foxx), có một đứa con nhỏ. Ông đang nỗ lực triển khai sáng kiến hòa bình thế giới thì một nhóm khủng bố nội địa đột kích và chiếm đóng Nhà Trắng.

Lợi thế: White House Down. Không những Foxx thu hút một cách tuyệt vời, mà anh đá vào mặt một kẻ xấu và nói: "Bỏ tay ra khỏi Jordans của ta!" Dám chắc Eckhart còn chưa biết “Jordans" là gì.

Kẻ xấu

Olympus Has Fallen: Rick Yune, nam diễn viên Mỹ đẹp trai từ phim The Fast and the Furious (phim gốc!), Die Another Day, và Ninja Assassin, đóng vai khủng bố, muốn thống nhất Hàn Quốc bằng cách xóa sổ nước Mỹ. Anh vẫn đẹp trai nhưng không đáng sợ đến vậy.

White House Down: Jason Clarke, nam diễn viên Australia của phim Zero Dark ThirtyThe Great Gatsby, đóng vai kẻ xấu người Mỹ, muốn bất ổn hóa hoàn toàn nền dân chủ của nước Mỹ. Anh vẫn đẹp trai, nhưng không như Yune, anh còn tạo được những khoảnh khắc đáng sợ.

Rick Yune (trên) - Jason Clarke


Lợi thế: Clarke, chỉ vì anh ta có vẻ là một con người với nhận thức tội lỗi, không như Yune, chỉ hành động vật vờ.

Câu chuyện khủng bố

Olympus Has Fallen: Liên quan đến việc phóng ra một loại hệ thống vũ khí tối tân nào đó sẽ làm nổ tung tất cả tên lửa hạt nhân trong lòng đất nước Mỹ. Nói thật, chuyện này khó hiểu quá.

White House Down: Không chắc, nhưng có một lúc một tên lửa phóng ra khỏi hầm và hạ chuyên cơ Air Force One, khá hay. Thêm vào đó, có một nhân vật muốn phát động chiến tranh với Trung Đông (nhưng đó là bí mật!) Nói thật, chuyện này cũng khó hiểu quá.

Lợi thế: White House Down, vì cái sự kiện với chuyên cơ Air Force One.

Sự tàn phá


Trên: cảnh trong phim Nhà Trắng thất thủ; dưới: cảnh trong phim Giải cứu Nhà Trắng


Olympus Has Fallen: Đài tưởng niệm Washington bị xén mất ngọn (không rõ có tan tành thành từng mảnh không) và một trực thăng bị rơi trên nóc Nhà Trắng. Không có chuyện gì với chuyên cơ Air Force One.

White House Down: Một thiết bị nổ được gài vào mái vòm chính của Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) và một trực thăng rơi trên nóc Nhà Trắng. Mọi thứ đều xảy ra cho chuyên cơ Air Force One.

Lợi thế: White House Down. Bất cứ phim nào gợi chúng ta nhớ đến Air Force One (theo cách hay) tự động được điểm vàng.

Người phát ngôn của Nhà Trắng


Trên: Morgan Freeman; dưới: Richard Jenkins


Olympus Has Fallen: Morgan Freeman

White House Down: Richard Jenkins

Lợi thế: Olympus Has Fallen, chỉ riêng giọng nói của Freeman thôi đã hợp nhất những đất nước đang trong chiến tranh và các lực lượng quân sự lập tức triển khai.

Phân loại

Olympus Has Fallen: R

White House Down: PG-13

Lợi thế: Hòa. Bạo lực trong Olympus Has Fallen gây buồn nôn, phần lớn vì yếu tố rằng hàng tỉ con người bị bắn giết tàn nhẫn.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone

Lữ Khách Offline
#7 Posted : Monday, November 4, 2013 6:16:49 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
London Has Fallen: tai họa có thể xảy ra với cùng một vị tổng thống lần thứ hai?




Có nhiều phim, khi xem hay nghe nói tới, bạn nghĩ chắc rằng phim sẽ được biến thành loạt phim nhiều phần. Nhưng cũng có nhiều phim khác rõ ràng chỉ có thể làm phim lẻ. Nhưng những lời tiên đoán đó nhiều khi vẫn có thể sai hoàn toàn. John Carter được lên kế hoạch trở thành loạt phim mới của Disney, nhưng cuối cùng không phải vậy. The Godfather vốn không có vẻ là sẽ có phần tiếp theo, nhưng lại trở thành một trong những loạt phim thành công nhất.

Khi năm của những phim tấn công Nhà Trắng mở đầu với Olympus Has Fallen, nhiều người cũng ngỡ bộ phim này chỉ có thể là phim lẻ. Nhưng tin tức bây giờ cho thấy suy nghĩ đó sai hoàn toàn.

Gerard Butler, Aaron Eckhart, Morgan Freeman, Angela Bassett và Radha Mitchell sẽ cùng trở lại trong phim phần hai mang tên London Has Fallen. Lần này, Tổng thống Hoa Kỳ (Eckhart đóng) sẽ đi London dự lễ tang của thủ tướng nước Anh, và sẽ phải hợp tác với người đứng đầu đội đặc vụ của mình (Butler đóng) và một điệp viên MI6 của Anh (chưa có diễn viên) để chống lại mối đe dọa khủng bố mới nhất.

Quá trình quay London Has Fallen sẽ bắt đầu ở London vào ngày 5/5/2014. Các biên kịch Olympus Has Fallen (Katrin Benedikt và Creighton Rothenberger) hiện đang viết kịch bản.

Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.471 seconds.