Liệu những phim như Paranoia có bắt đầu trào lưu phim hậu Snowden?
Paranoia (phát hành ở Việt Nam với tựa
Nội gián) đã không thể làm dậy sóng phòng vé ở tuần công chiếu. Thực ra, nó gần như chìm nghỉm.
Liam Hemsworth trong Paranoia, một trong những phim
của làn sóng phim theo dõi đang bắt đầu bùng nổ [Ảnh: Relativity Media]
Dự án đầy hứa hẹn một thời - dựa theo tiểu thuyết bán chạy của Joseph Finder, với ngôi sao hành động gạo cội Harrison Ford và nam tài tử đầy triển vọng Liam Hemsworth - với một kinh phí cực kỳ khiêm tốn 3,5 triệu USD, xếp hạng ở một vị trí thứ 13 cùng cực.
Dù vậy, bộ phim - về một gã phù thủy công nghệ xâm nhập vào một công ty làm gián điệp, chỉ để tự theo dõi chính mình - đã tạo nên một làn sóng mới của những phim theo dõi chỉ mới bắt đầu gia tăng.
Từ một vài năm gần đây, phim truyền hình và điện ảnh xuất hiện thể loại nhân vật bị theo dõi. Mùa hè này có phim về hoạt động gián điệp công ty
The East, những đứa trẻ vô tội ở nhà trong loạt phim
Paranormal Activity và những phim truyền hình gặt hái nhiều thành công như
Person of Interest và
Homeland, tất cả đều thêm vào tính khẩn cấp giai đoạn sau xì-căng-đan Snowden. Những phim khác cũng với kiểu có-người-đang-theo-dõi mày được chờ đợi mùa thu năm nay là
The Hunger Games: Catching Fire và
Oldboy.
Cảnh trong phim Old Boy
Điềm báo trước rõ ràng cho thể loại này là, dĩ nhiên, sự bùng nổ vào thập niên 1970 những phim âm mưu theo dõi. Lúc ấy, các phim như
The Parallax View và
The Conversation đã gieo rắc vào chúng ta nỗi sợ hãi rằng có ai đó, đang ở một nào đấy, có thể thấy những gì chúng ta đang làm - trong khi vẫn mang đến cảm giác của một khán giả đang rùng mình hào hứng xem chúng ta đang bị theo dõi như thế nào.
Nhưng trong khi muốn chuyển tải những điều đó, việc phục hưng đang trở lại theo một chiều hướng khác. Cảnh quay theo dõi trong những phim thập niên 1970 chăm chú vào thế giới ảo tưởng -- không công nghệ nào trong thế giới thực có thể làm những gì mà phim cam đoan có thể làm được. Còn bây giờ, camera theo dõi không chỉ khả dĩ mà còn có thể tiếp cận được; với một chút khéo léo, bạn có thể thâm nhập vào trong Radio Shack và sao chép hầu như mọi thứ trên màn hình.
Có thể quan trọng hơn, lần này, không phải là chính phủ làm gián điệp, ít nhất là không thể hiện ra. Nhờ vào sự dân chủ hóa công nghệ, các công ty và cá nhân có thể thực hiện những hoạt động theo dõi một thời vốn chỉ có chính phủ làm được. Thật ra, chính phủ thi thoảng cũng thể hiện vai tốt, như hai điệp viên CIA Carrie và Saul trong
Homeland.
Cảnh trong phim truyền hình Homeland
“Đối với tôi, những phim năm 1970 nói về những phản ứng chống chính phủ đối với vấn đề Việt Nam và Watergate và việc tiết lộ J. Edgar Hoover đã theo dõi sát sao nhiều người,” Finder kể khi tác giả bài viết hỏi ông. “Điều đó còn tiếp diễn. Bây giờ, chúng ta từ từ bắt đầu nhận ra chúng ta có ít sự riêng tư như thế nào và cách bất cứ chuyện gì cũng bị thu nhặt. Đây là vấn đề về công nghệ, không phải vấn đề chính phủ đã làm chuyện gì.”
Trên phim trường
Paranoia năm ngoái, đạo diễn Robert Luketic cũng có quan điểm tương tự. “Tôi nghĩ chúng ta đều nhận thấy điều gì có thể, và đó là làm ra những phim đáng sợ và những cuộc sống đầy sợ hãi,” ông nói.
Bỏ qua một bên kết quả gây thất vọng của bộ phim, có lý do để nghĩ rằng mọi thứ như thế này sẽ tiếp tục. Xã hội có thể tiến triển đến chỗ mọi thứ phổ biến hơn, và do đó ít gây sốc hơn, khi biết chúng ta đang bị theo dõi. Nhưng có vài điều mang tính điện ảnh nhiều hơn việc người ta nghĩ liệu có ai đang theo dõi chúng ta không, và chúng ta đều biết - theo cách tăng dần - đó là bất kỳ ai cũng có thể là kẻ theo dõi. Edward Snowden có thể đã vén bức màn che mắt chúng ta. Nhưng vẫn còn nhiều điều gây sửng sốt để mà thấy.
Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times