Fast & Furious 6: Bom tấn lưỡng tính
Nếu các phim bom tấn bắt đầu từ năm 1915 với
The Birth of a Nation, thì chúng ta đang tiến tới 100 năm của thể loại này. Khoảng giữa của cái 100 năm này đã xảy ra rất nhiều cách tân – phim có tiếng, có màu, kỹ thuật số, 3D – đến mức xứng đáng dành một khoảnh khắc để kinh ngạc trước ba điều gần như vẫn hoàn toàn không thay đổi kể từ khi bộ phim sử thi về Ku Klux Klan
The Birth of a Nation của DW Griffiths được phát hành. Phim bom tấn là, và vẫn luôn là, nam giới da trắng chiếm thượng phong.
The Fast and the Furious
(2001)Chẳng hạn,
Star Wars: một Luke Skywalker chủ trang trại, da trắng, quý tộc không có vẻ thích hợp xuất hiện trên áp phích ở Đức những năm 1930. Kế đó có Indiana Jones: một học giả đại học danh giá ngang tàng đến thế giới thứ ba, nẫng đi đồ tạo tác của dân địa phương, đóng gói chúng và gửi về một viện bảo tàng. Người Dơi là dòng giống của một nhà tài phiệt; Người Sắt là một tay hiếu chiến tư bản. Harry Potter? Học trường tư, nhà giàu lâu đời, sinh ra đúng "cửa". James Bond? Kẻ gây rối gợi cảm của chủ nghĩa đế quốc.
Avatar? Quỳ gối trước đấng cứu thế da trắng đi, lũ da xanh! Và cứ thế.
Tất nhiên người viết có ý hài hước, nhưng khuôn mẫu bao trùm này khó mà bị phủ định. Vả lại, ở những phim bom tấn hiếm hoi mà nhân vật chính không phải là người da trắng, họ thường cũng chơi cho một ê-kíp da trắng. Hãy nghĩ về Eddie Murphy trong các phim
Beverly Hills Cop: một anh chàng dân Detroit ban đầu ngờ nghệch, nhưng anh ta trở nên thú vị từ khi nào vậy? Khi anh ta đến những đại lộ được tỉa tót của Los Angeles, California: một gã da đen được mời ăn bữa tối với nhóm da trắng tầng lớp trên.
Vậy mới đưa chúng ta thẳng tới loạt phim
Fast & Furious, đã kiếm được 1,6 tỉ đôla toàn cầu tính đến nay nhờ dứt khoát không tầng lớp trên cũng chẳng da trắng. Các phim này nói về cướp xe và những con người tầng lớp dưới: những vụ trộm táo báo do những gã lừa đảo đáng yêu khoái xe đua thể thao thực hiện và cái kiểu cơ bắp bãi biển mà bạn những tưởng đã hết thời từ đầu thập niên 1990. Dàn diễn viên của loạt phim này đến từ mọi chủng tộc có mặt dưới gầm trời, và cực kỳ thoải mái với ẩn ý lưỡng tính trong lời thoại càng lúc càng thô lỗ. Các phim này chiếm một vị thế độc đáo và hấp dẫn trong toàn cảnh điện ảnh đương đại: chúng là những phim lập tức quan trọng đến không ngờ và không chỉ có thế.
2 Fast 2 Furious
(2003)Xem một phim
Fast & Furious bạn sẽ nhận ra ngay cái đẹp: không phải từ Hollywood, mà từ nền công nghiệp âm nhạc Mỹ, nơi mà âm thanh và hình ảnh từ mọi phong cách văn hóa nhòa chung nhau trong tinh thần của chủ nghĩa thực nghiệm đã ăn sâu vào đầu đứa trẻ chập chững biết đi. Nicki Minaj, tay rap người Trinidad, kết hợp nhuần nhuyễn hip-hop Bờ Đông rắn rỏi vào nhạc pop Nhật Bản mùi mẫn và hơn thế nhiều, và cô đã bán được năm triệu albums tính đến nay.
Đây cũng chính là phương pháp của
Fast & Furious. Còn ở đâu khác trên phim có những người thuộc đủ thứ chủng tộc kết hợp lại với nhau một cách thành công tuyệt đối đến thế? Thông thường là rơi vào một thang đối chiếu về sự trái ngược, từ cặp đôi chủ tớ của
Lawrence of Arabia, đến trả thù chung của
Crash, đến tranh hơn tranh thua của
Sweet Sweetback’s Baadasssss Song và thể loại blaxploitation* bùng nổ tiếp sau đó.
Tuy nhiên, đáng để lưu ý rằng phải mất đến bốn phim thì Universal mới đoạt được công thức này. Trong phim đầu tiên,
The Fast and the Furious, nhân vật trung tâm là Brian O’Conner, một cảnh sát Los Angeles tóc vàng mắt xanh do Paul Walker đóng, anh này được cài vào hoạt động đua xe đường phố, và chiếm được sự tin cậy của tay cướp hàng loạt Dominic Toretto, do nam diễn viên đa chủng tộc Vin Diesel thể hiện. Các hãng phim thích những nhân vật như O’Conner: những nhân vật này là an toàn, người da trắng, có thể dẫn dắt đám choai choai ngoại ô vào thế giới điện ảnh kỳ diệu.
The Fast and the Furious: Tokyo Drift
(2006)Phim thứ hai,
2 Fast, 2 Furious, kẹt trong khuôn mẫu này: phim giữ O’Conner, bỏ Toretto và dời đến Miami. Phim thứ ba, có tít phụ là
Tokyo Drift, bỏ O’Conner, nhưng công thức vẫn y nguyên: gã xía chuyện da trắng gặp gỡ văn hóa sắc tộc ấn tượng, và người da trắng rốt cuộc là kẻ chiến thắng.
Trong khi làm
Tokyo Drift, các nhà điều hành Universal đã thỏa luận về việc thực hiện những thay đổi đáng kể cho loạt phim với Justin Lin, đạo diễn người Mỹ gốc Đài Loan của phim đó. Họ quyết định, những phần phim trong tương lai sẽ làm nổi bật yếu tố hình sự, giảm nói về xe, và ưu tiên hiệu ứng thực tế hơn là đồ họa vi tính. Cũng những nhà điều hành đó sẽ nhận ra tỷ trọng bất thường của doanh thu phòng vé của
Tokyo Drift: một doanh thu gây thất vọng 62 triệu đôla ở Mỹ, nhưng ở thị trường quốc tế là 109 triệu đôla, trong đó có 8,3 triệu từ Nhật Bản, nơi bộ phim đặt phần lớn bối cảnh.
Theo đó,
Fast & Furious, phim thứ tư trong loạt này và là phim thứ nhì do Lin đạo diễn, được đối đãi như một khởi đầu hoàn toàn mới. Phim tái hợp Diesel và Walker và dời câu chuyện về lại California, còn đẩy qua biên giới vào Mexico. Phim kiếm được 155 triệu đôla ở Mỹ và 208 triệu ở thị trường quốc tế, trong đó 33 triệu từ Mexico, Trung và Nam Mỹ.
Fast & Furious
(2009) Fast & Furious 5: Rio Heist (đã phát hành ở Việt Nam với tựa
Phi vụ Rio) chuyển trọng tâm sang Brazil; phim cũng bổ sung cựu đô vật Dwayne ‘The Rock’ Johnson vào dàn diễn viên mở rộng hơn bao giờ hết của loạt phim.
Fast Five kiếm được suýt soát 70 triệu đôla ở cùng những lãnh thổ đó, và riêng Brazil là 20 triệu.
Phần phim mới nhất, đã ra rạp ở Anh kỳ cuối tuần 17/5, diễn ra hầu hết ở London. Dàn diễn viên bao gồm các diễn viên xuất thân từ những nguồn gốc chủng tộc như sau: người da đen Nova Scotia/Samoa, Mỹ gốc Ireland, Dominico/Puerto Rico, Tây Ban Nha, Mỹ gốc Brazil, Hàn Quốc, Israel, Indonesia và xứ Welsh. (Luke Evans, diễn viên đóng vai phản diện, từ thành phố Aberbargoed ở hạt Monmouthshire, đông nam xứ Welsh.) Không tìm đâu ra nỗi sợ đa chủng tộc: ngoại trừ những người xứ Welsh, mọi người hòa hợp rất tốt.
“Đây là một phim United Colours of Benetton,”** nam diễn viên Don Cheadle cười nói, khi tác giả bài này phỏng vấn anh về vai diễn của anh trong
Iron Man 3 thì chủ đề về các phim
Fast & Furious nảy ra. “Đấy là cách mà Hollywood đánh trúng mọi người. ‘Chúng tôi muốn ngôi sao lớn nhất, chúng tôi muốn ngôi sao lớn nhất – thảy họ cả vào đó.’”
Fast Five
(2011)Vấn đề chủng tộc; không liên quan. Vậy thì, chuyện gợi cảm để đâu? Trong một cuộc thăm dò ý kiến trên truyền thông xã hội không có tính khoa học hồi tuần rồi, tác giả hỏi độc giả của
Telegraph họ thích nhất điều gì về loạt phim này; một trong những câu trả lời phổ biến nhất là yếu tố đồng tính luyến ái khôi hài. (“The Rock" và Vin Diesel, và cái khả năng họ lăn mình trong dầu máy và hôn nhau” là một trong những phản hồi giàu trí tưởng tượng một cách sinh động, do một cô gái trẻ từ Cheltenham gửi đến.)
Đương nhiên, trong các phim
Fast & Furious không có gì cạnh tranh đối kháng với
Brokeback Mountain cả – nhưng một phim trào lưu chính hãng mà lại công khai nuôi dưỡng cái khả năng là các nhân vật chính của nó có thể lưỡng tính thì thật là chuyện hiếm. Trong phim thứ tư, một phụ nữ nóng bỏng hỏi Toretto rằng anh thích xe hơn hay thích phụ nữ hơn: “Tôi đánh giá cao vóc dáng đẹp chứ không cần cấu tạo,” anh đáp trả.
Trong phim thứ năm Diesel và Johnson quần thảo một trận ẩu đả lố bịch trong nhà xe; trong phim thứ sáu, Michelle Rodriguez và Gina Carano, nữ võ sĩ lực lưỡng, choảng nhau trong đường xe điện ngầm London ầm ĩ đến độ cào cấu.
Fast & Furious 6
(2013): Vin Diesel, trái, và Dwayne 'The Rock' Johnson Bằng việc phản ánh các nền văn hóa thường không được thể hiện trong kinh doanh hàng ngày của Hollywood, loạt phim này đã trở nên có tính lật đổ ngầm lẫn hết sức nổi tiếng. Vẻ đẹp ngầm của các phim
Fast & Furious là ở chỗ chúng không dẫn dắt mà đi theo khán giả trẻ, động cơ gầm rú, trong khi ánh nắng mặt trời chiếu lấp lánh thân thiện trong bầu trời xanh khoáng đạt.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Telegraph
* Blaxploitation: từ kết hợp giữa "black" và "exploitation". "Exploitation" là loại phim khai thác (exploit) sâu vào một chủ đề nhạy cảm nào đó. "Blaxploitation" là thể loại phim khởi đầu ở Mỹ vào đầu những năm 1970, được thực hiện với dàn diễn viên da đen và chủ yếu nhắm vào đối tượng khán giả da đen thành thị. (Wikipedia)
** Thương hiệu thời trang của Mỹ chuộng sử dụng nhiều màu sắc. (ND)