logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ - New Zealand | 2012] The Hobbit: An Unexpected Journey | Người Hobbit: Hành trình vô định
SevKa Offline
#1 Posted : Sunday, December 2, 2012 10:42:01 PM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì nhiều bất ngờ em đem đến cho tàu Quái vậtMỏ neo bạch kim: Vì đã đóng góp những bản dịch tuyệt vời cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,045
Location: Bad Wolf Bay

Thanks: 1038 times
Was thanked: 1097 time(s) in 758 post(s)
The Hobbit: An Unexpected Journey






Tên phim: The Hobbit: An Unexpected Journey
Tên phim phát hành ở Việt Nam: The Hobbit: Hành trình vô định
Đạo diễn: Peter Jackson
Kịch bản: Fran Walsh, Philippa Boyens, Peter Jackson, Guillermo del Toro (chuyển thể từ tiểu thuyết của J.R.R Tolkien)
Ngày phát hành: 14/12/2012 (Mỹ)
Thể loại: phiêu lưu, giả tưởng
Xếp loại: PG-13
Thời lượng: 166 phút
Nước sản xuất: Mỹ, New Zealand
Hãng sản xuất: New Line Cinema, Metro-Goldwyn-Mayer (MGM), WingNut Films, 3Foot7

Các diễn viên chính:

Ian McKellen ... Gandalf
Martin Freeman ... Bilbo
Richard Armitage ... Thorin
Ken Stott ... Balin
Graham McTavish ... Dwalin

Nội dung chính:
Một Hobbit hiếu kỳ tên Bilbo Baggins du hành đến Núi cô đơn cùng một nhóm người lùn hăng hái để giành lại một kho báu của họ đã bị rồng Smaug lấy mất.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây

If I believe in one thing, I believe in her


2 users thanked SevKa for this useful post.
HMS on 12/3/2012(UTC), Yên Khuê on 12/3/2012(UTC)
Lữ Khách Offline
#2 Posted : Tuesday, December 4, 2012 7:11:17 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Các nhà làm phim The Hobbit muốn tách phim làm ba phần




Một số nguồn tin trong đoàn làm phim cho biết Peter Jackson đang muốn chia tác phẩm hai phần sắp tới của mình thành một bộ ba.

Nguồn tin cho biết, nhà làm phim The Hobbit muốn đưa tác phẩm tiền truyện này của J. R. R. Tolkien thành một bộ ba hoành tráng. Việc này sẽ yêu cầu đoàn làm phim phải kéo dài quá trình quay phim thêm hai tháng nữa ở New Zealand.

Jackson cũng lên tiếng tại Comic-Con vào 14/7 rằng phim có thể dài hơn mong đợi. Nhưng hiện giờ, đạo diễn này vẫn phải bàn bạc với hãng sản xuất Warner Bros. cùng các nhà sản xuất Fran Walsh và biên kịch Philippa Boyens để xem kế hoạch có khả thi không.

Phần đầu, The Hobbit: An Unexpected Journey, sẽ ra mắt vào ngày 14/12 và phần hai, There and Back Again, sẽ ra mắt vào 13/12/2013. Nếu có phần ba, chắc phim sẽ ra mắt vào 2014.

Lữ Khách Offline
#3 Posted : Tuesday, December 4, 2012 7:14:43 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
The Hobbit của Peter Jackson xác định sẽ được chia làm ba phần



Vài tuần trước có tin đồn rằng Peter Jackson đang nghĩ tới việc chia The Hobbit, vốn sẽ được ra mắt với hai phần phim, thành một bộ ba. Tuần này, tin này đã được xác nhận, và The Hobbit phần ba sẽ ra mắt vào mùa hè 2014 (phần một ra mắt vào 14/12/2012 và phần hai vào 13/12/2013).

Peter Jackson phát biểu, “Nếu không nắm bắt cơ hội kéo dài bộ phim này, chúng tôi sẽ phải bỏ lỡ quá nhiều cơ hội kể hết câu chuyện của Bilbo Baggins, Phù thủy Gandalf, những người lùn xứa Erebor, sự nổi dậy của Necromancer, và Cuộc chiến tại Dol Guldur.”

Việc thêm một phần phim có nghĩa các nhà làm phim sẽ phải nghĩ thêm một tên nữa cho phần hai, vì tên The Hobbit: There and Back Again đã được chuyển sang cho phần ba. Một số tên được gợi ý cho phần hai là The Desolation of Smaug hay Riddles in the Dark.

Lữ Khách Offline
#4 Posted : Tuesday, December 4, 2012 7:18:46 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Phần cuối The Hobbit ra mắt 18/7/2014



Đã có tin xác nhận phần cuối của loạt phim ba phần The Hobbit của đạo diễn Peter Jackson sẽ ra mắt vào 18/7/2014. Phần ba này sẽ mang tên The Hobbit: There and Back Again. Trước kia, khi loạt phim dự tính chỉ có hai phần, thì đây là tên của phần hai. Nhưng giờ đây phần hai sẽ mang tên The Hobbit: The Desolation of Smaug. Tóm lại, lịch ra mắt của ba bộ phim như sau:

- The Hobbit: An Unexpected Journey ra mắt 14/12/2012

- The Hobbit: The Desolation of Smaug ra mắt 13/12/2013

- The Hobbit: There and Back Again ra mắt 18/7/2014[/list]

Thông tin này trả lời câu hỏi nhiều người hâm mộ đặt ra về việc liệu con rồng Smaug có xuất hiện trong phim không. Smaug sẽ do Benedict Cumberbatch lồng tiếng.

Dan Fellman, chủ tịch chi nhánh phân phối của Warner Bros Pictures phát biểu về thời gian ngắn giữa phần hai và ba: “Chúng tôi muốn phần hai và ba có thời gian đợi ngắn hơn. Ra mắt vào tháng bảy sẽ cho chúng tôi có được lượng khán giả mùa hè lớn.”

Lữ Khách Offline
#5 Posted : Tuesday, December 4, 2012 7:22:23 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Canh bạc kinh phí triệu đôla của The Hobbit


Khi bộ phim rất được mong đợi của Peter Jackson, The Hobbit: An Unexpected Journey ra mắt vào ngày 14/12, Bilbo Baggins sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Đây sẽ là lần đầu chúng ta trở về với thế giới Trung Địa của J. R. R. Tolkien kể từ năm 2003.

Ba phim trong loạt phim The Lord of the Rings (LOTR) đi trước đã thu về hơn 1 tỉ USD ở các phòng vé Mỹ và gần 3 tỉ USD ở phòng vé toàn cầu, đoạt 17 giải Oscar.


Loạt phim The Lord of the Rings

Ba phần phim The Hobbit với ngân sách 200-315 triệu USD mỗi phần sẽ phải thu về gần bằng Lord of the Rings nếu muốn hòa vốn.

The Hobbit: An Unexpected Journey sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về doanh thu. Vậy liệu hàng triệu đôla kia có đáng không? Ta hãy xem vài con số:

LOTR: The Fellowship of the Ring
Tổng doanh thu toàn cầu: 871,5 triệu USD
Doanh thu tuần đầu công chiếu: 47,2 triệu USD

LOTR: The Two Towers
Tổng doanh thu toàn cầu: 926 triệu USD
Doanh thu tuần đầu công chiếu: 62 triệu USD

LOTR: The Return of the King
Tổng doanh thu toàn cầu: 1,1 tỉ USD
Doanh thu tuần đầu công chiếu: 72 triệu USD

Nếu chỉ tính theo doanh thu của The Lord of the Rings, thì có vẻ The Hobbit chắc chắn sẽ không gặp khó khăn gì. Kể cả không tính giá vé tăng và lạm phát, doanh thu mỗi phần phim sau đều cao hơn phần trước. Với sự trở lại của các diễn viên cũ như Christopher Lee trong vai Sauron, Ngài Ian McKellen trong vai Gandalf, sự trở lại của Gollum, và cả Orlando Bloom trong vai Legolas, thì chắc hẳn sẽ có nhiều người hâm mộ cũ đổ xô đi xem The Hobbit.


Martin Freeman trong vai Bilbo Baggins, The Hobbit

Dù vậy, liệu một loạt phim đã bị trì hoãn suốt một thập kỷ có thể trở lại thành công không?

Có thể chứ!

The Hobbit là cuốn tiểu thuyết rất được yêu thích

The Hobbit là tiểu thuyết dành cho trẻ em.

Truyện đã bán được hơn 100 triệu bản toàn cầu, và ở các trường học tiếng Anh, vào một thời điểm nào đó bạn sẽ phải đọc về những cuộc phiêu lưu của Bilbo Baggins.

Vì thế, chắc hẳn phim này sẽ có một nhóm khán giả còn lớn hơn LOTR, không chỉ vì nó là loạt phim này trở lại, mà vì nó còn lôi cuốn những khán giả thiếu nhi.

Giống The Avengers, The Hobbit có khả năng trở thành phim phù hợp với gia đình hơn. Khán giả không chỉ là người hâm mộ bộ truyện gốc, mà còn là những học sinh đã từng đọc truyện trong lớp với thầy cô và muốn được thấy hình ảnh thực của Ngọn núi cô đơn trong truyện. Đến nay, phiên bản phim duy nhất của truyện này là bộ phim hoạt hình đã cũ rich từ năm 1977.

Nhưng nhận tiện, cũng phải chấp nhận rằng…

The Hobbit là tiểu thuyết cho trẻ em

Mặt khác, The Hobbit đúng là tiểu thuyết cho trẻ em. Những quái vật ta gặp đều kém đen tối không dễ sợ bằng đám Nazgûl trong LOTR, dù The Hobbit cũng không thiếu loài Orc và nhện khổng lồ (nhưng cũng không rùng rợn hơn Harry Potter là bao).

Nhưng có lẽ điều này cũng không khiến bộ phim kém hấp dẫn, mà chỉ khiến nó trở nên hấp dẫn hơn với nhóm khán giả mới.


Tiểu thuyết Hobbit chỉ dày 272 trang, ngắn hơn bất kỳ cuốn nào trong bộ tiểu thuyết The Lord of the Ring

Là tiểu thuyết chỉ có một quyển

Từ khi có tin The Hobbit sẽ được tách làm ba phim, đạo diễn Jackson đã chịu nhiều chỉ trích rằng ông quá đáng khi muốn biến một tiểu thuyết dài 272 trang thành ba bộ phim.

LOTR thành công vì đó là ba bộ phim chuyển thể từ ba tiểu thuyết độc lập, và không có thời gian chờ đợi dài giữa bộ phim thứ hai và thứ ba.

Nói thẳng ra thì, đúng là đây là một cuốn tiểu thuyết có khả năng chia thành hai phần, và có chỗ để chia, nhưng không phải là một câu chuyện cần nhiều hơn hai tập phim.

Nhưng Jackson hứa sẽ áp dụng cả một phần phụ lục 125 trang trong The Lord of the Rings: The Return of the King vào kịch bản phim, và cho rằng phần này sẽ có đủ diễn biến để biến The Hobbit thành ba phần.

Trong truyện, Gandalf biến mất trong một thời gian dài. Vào năm 1936, khi viết, Tolkien không hề biết Gandalf đang làm gì. Nhưng sau đó, ông viết The Lord of the Rings và có cả một câu chuyện ly kỳ và muốn quay lại sửa The Hobbit. Ông viết rất nhiều về việc Gandalf biến mất thế nào và thực ra ông dùng thời gian đó để tìm hiểu về sự trở lại của Sauron. Sauron thậm chí còn chẳng xuất hiện trong The Hobbit,” Jackson cho biết.


Ian McKellan trong vai Gandalf


Trong khi rất háo hức muốn biết sự kết nối giữa LOTR và tiền truyện của nó, thách thức lớn nhất của Jackson là liệu ông có thể biến câu chuyện độc lập này thành ba bộ phim mà không khiến loạt phim trở nên dài dòng quá không.

Nhưng dù sao, Jackson cũng có tiếng…

Chi tiết

Một lý do chúng ta thường muốn quay lại với Trung Địa của Jackson là vì đó là những bộ phim chất lượng cao.

Giống như Rowling với Potter, Jackson thực sự khiến chúng ta tin vào sự tồn tại của thế giới giả tưởng này.

Từ những ngôi đồi xanh ở New Zealand biến thành xứ Hobbiton, tới chi tiết trong hóa trang của những người lùn, đạo diễn thực sự khiến thế giới này sống dậy.

Theo The Hollywood Reporter, trong đoàn hóa trang, có những người chuyên về hóa trang tóc và lông bàn chân cho người hobbit.

Mỗi nhân vật người lùn có sáu bộ tóc giả và tám bộ râu giả (cho diễn viên, diễn viên đóng thế…) tất cả làm từ tóc người thận nhập khẩu từ Nga.


Tạo hình người lùn trong The Hobbit


Dù không xuất hiện trong phim, diễn viên Sean Astin chia sẻ tại Comic Con New York rằng từ loạt phim đầu, giày hobbit đã được nâng cấp vì ban đầu chúng không thoải mái lắm.

Tất nhiên, Jackson không phải là đạo diễn đầu tiên chú ý tới chi tiết đến thế, nhưng sự tận tình của ông đối với từ cảnh quay đến đạo cụ sẽ có thể là bùa mê lôi cuốn chúng ta đến rạp.

Còn dạng phim 48 hình/giây thì sao?

Khi Peter Jackson thông báo sẽ làm The Hobbit với dạng 48 hình/giây (thay vì dạng thường là 24 hình/giây), điều này nghe có vẻ thú vị, đến khi các nhà phê bình xem phim và bắt đầu khuấy loạn lên.

Sau 10 phút phim được chiếu đầu năm nay tại CinemaCon, các nhà phê bình cho đưa ra nhiều bình luận trái chiều, từ hình ảnh “sắc nét” và ấn tượng tới “sáng quá” và ví phim như một phim truyền hình ướt át rẻ tiền.


Ngọn núi cô đơn, cảnh phim The Hobbit

Warner Bros. đã quyết định thế giới chưa sẵn sàng, vì The Hobbit ban đầu sẽ chỉ ra mắt ở các rạp chọn lọc, gồm cả ở dạng IMAX.

Nhưng nói cho cùng thì Jackson cũng đã đánh cược và thành công.

Chúng ta có thể than thở về một phần phim thứ ba, nhưng Jackson chưa bao giờ gây thất vọng với một bộ phim dài hơn hai tiếng.

Jackson đã từng phá kỷ lục thời lượng phim 160 phút của King Kong, nhưng vẫn đạt được kỳ vọng của Universal. Chi phí phát sinh của bộ phim dài thế là 20 triệu USD, và Jackson đã chi một nửa số chi phí đó.

Vậy khi Warner Bros. bỏ ra hàng trăm triệu đôla cho phim của Jackson, ta có thể cho rằng sự đầu tư đó sẽ sinh lời, bất kể có chia thành bao nhiêu phim đi nữa.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Business Insider
Lữ Khách Offline
#6 Posted : Wednesday, December 19, 2012 8:30:28 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Ian McKellen nói về Gandalf, diễn xuất và công khai đồng tính


Người hâm mộ phim giả tưởng chắc đang điên lên vì sung sướng trong tháng này. Ngoài việc chờ đợi sự trở lại của Gandalf trong phim The Hobbit, lại vừa có tin trong phim X-Men sẽ ra mắt vào 2014, Ian McKellen sẽ trở lại trong vai Magneto lớn tuổi.

“Tuyệt đỉnh!” một nhà báo viết trên Twitter.

Tuy nhiên, với Ian McKellen – diễn viên gạo cội của Anh đóng cả vai pháp sư Trung Địa và Magneto nham hiểm – lại hoàn toàn thoải mái. Với ông, những nhân vật này, cũng như Lear, Richard III và James Whale trong Gods and Monsters đều chỉ là một phần của công việc, là những vai diễn ông khoác lên như một tấm áo ấm quen thuộc.


Ian McKellen trở lại với Gandalf trẻ hơn trong The Hobbit


“Gandalf quay lại một cách rất dễ dàng,” ông cho biết. “Nhưng tôi vẫn chưa quên cảm giác đóng vai này. Nhiều năm nay, có rất nhiều người đến nói chuyện với tôi về ông, và ông chưa bao giờ từ bỏ tôi. Nhiều khi cũng không tránh được lo lắng. Andy Serkis nói với tôi, anh ấy sợ lần này đóng vai Gollum, nghe anh sẽ giống người khác nhại lại chính anh đóng vai Gollum. Nhưng với tôi, khi hóa trang xong, nhìn vào gương là thấy Gandalf, không khó để tôi trở lại với vai diễn.”

Nhưng cũng có nhiều thứ đã thay đổi.

“Gandalf của The Hobbit trẻ hơn 60 tuổi,” ông nói. “Có thể nghe cũng không đáng kể khi nhân vật 6.000 tuổi, nhưng trong phim này, ông là Gandalf the Grey (“Gandalf xám”) chứ chưa phải là Gandalf the White (“Gandalf trắng”) và tôi thích như thế hơn. Gandalf này tận hưởng cuộc sống và thích những người yêu đời hơn. Ông ta thích tiệc tùng hơn.”

X-Men: Days of Future Past sẽ đưa McKellen trở lại với vai diễn mang tính hình tượng khác. Trong phần hai của loạt phim này, cả phiên bản trẻ và già của nhân vật Magneto sẽ xuất hiện. Cũng giống Hobbit ba phần, đây sẽ là một bộ phim bom tấn hoành tráng đầy kỹ xảo đẹp mắt.

Nhưng theo McKellen, quá trình trở lại với các vai này cũng không khác quá trình trở lại với vai diễn trong trên sân khấu gần như trống trơn trong vở kịch Waiting for Godot là mấy.

“Bạn vẫn phải chăm chỉ, tập trung, dù đóng trên sân khấu sử dụng những kỹ năng khác, tùy vào vở kịch,” McKellen cho biết. “Đó là điều thú vị. Tôi từng diễn kịch câm rồi, tôi cũng từng diễn vai nữ, từng diễn King Lear với Đoàn kịch Shakespeare Hoàng gia, tôi từng diễn vở chuyện tình Coronation Street trong vòng 10 tuần – tôi thích được đóng nhiều tình huống và vai diễn khác lạ. Tôi không muốn chỉ suốt ngày đóng Shakespeare hay đóng phim – dù việc tôi có thể làm cả hai cũng làm tôi kịch ngạc.”


McKellen trong vai Magneto nham hiểm trong X-Men bản cũ


McKellen, 73 tuổi, sinh ra tại thị trấn nhỏ Burnley, Lancashire, Anh, với cha mẹ là người Công giáo. Cha ông là người thuyết giáo và gia đình ông đã giúp nhận nuôi trẻ em phải sơ tán từ London khi thủ đô bị Đức đánh bom vào thời kỳ chiến tranh.

“Tôi còn nhớ thời còn chế độ tem phiếu,” McKellen nói về thời kỳ chiến tranh. “Không có đồ chơi mới, không có hàng quà. Cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi lắm. Điều ảnh hưởng tới sự trưởng thành của tôi nhất, ngoài sự nhút nhát bẩm sinh, là việc từ hồi đó tôi đã biết mình là người đồng tính, nhưng không hiểu điều đó là gì. Đó là điều tồi tệ nhất – không phải vì cảm giác sai trái, tôi cảm thấy hoàn toàn phù hợp – vì tôi không biết phải đối mặt với sự thật như thế nào. Hồi đó không ai nói về chuyện như thế này cả.”

McKellen tự giải thoát với diễn xuất và cuối cùng nhận học bổng đến Cambridge (nơi ông có “mối tình đơn phương thầm lặng” với bạn học Derek Jacobi). Ông đóng nhiều vở kịch và chuyển sang các đoàn kịch Anh Quốc, và cuối cùng tạo tên tuổi với Đoàn kịch Shakespeare Hoàng gia và Đoàn kịch nói quốc gia, dưới sự dẫn dắt của Laurence Olivier.

Vào đầu thập kỷ 1960, khi ngành điện ảnh Anh bắt đầu lớn mạnh, những chàng trai nông thôn với giọng Cockney (chất giọng không chuẩn, không được coi trọng vào thời điểm đó - ND) như Albert Finney và Michael Caine không những trở thành các ngôi sao mà còn là những nhà cách mạng đến từ tầng lớp lao động, thay đổi ngành điện ảnh như Beatles, the Who và Rolling Stones đang thay đổi âm nhạc. Nhưng McKellen vẫn trụ với lối diễn truyền thống.

“Albert Finney lớn lên cách nhà tôi 8 dặm,” McKellen nói. “Alan Bates, Tom Courtenay, chúng tôi đều là những chàng trai miền Bắc. Họ giữ được giọng miền Bắc mà vẫn có được thành công vang dội. Nhưng tôi chuyển sang nói giọng chuẩn vì tôi nghĩ, dù sao mình cũng đóng Shakespeare. Nhưng thật ra như thế khá ngớ ngẩn vì chất giọng của Shakespeare giống với giọng tôi hơn là giọng Anh chuẩn. Hồi đó, tôi bị choáng ngợp và muốn tỏ ra sang trọng hơn. Và hồi đó, tôi còn chưa công khai giới tính. Hồi đó, tôi chưa là Ian McKellen của ngày nay. Tôi chỉ là một diễn viên tép riu mang tên Ian McKellen. Tôi như đang đóng vai người khác.”


Một trong những tuyệt tác của McKellen:
vai Richard III theo chủ nghĩa Phát xít
trong phiên bản hiện đại của vở kịch cùng tên



Dù đóng phim điện ảnh – vai D.H. Lawrence trong Priest of Love (1981), một nhà sử học trong phim kinh dị The Keep – McKellen vẫn làm việc chủ yếu trên sân khấu và sống một cách riêng tư (trong phần lớn thập kỷ 1980, ông sống với Sean Matthias, người đến giờ vẫn là bạn và đồng nghiệp tốt. Ông từng đạo diễn phim Brent với McKellen trong vai chính.).

Đến năm 1988, McKellen quyết định mình đang sống một cách quá kín, quá an toàn. Hồi đó, Quốc hội đang cân nhắc một điều luật cấm các quan chức “quảng bá sự đồng tính”; đây là một điều luật được cho là không chỉ không rõ ràng mà còn nguy hiểm. McKellen đột nhiên tiết lộ mình là người đồng tính khi tham gia truyền hình trực tiếp trên đài BBC. (Nhiều chính trị gia bảo thủ dù chống lại ông vẫn xin chữ ký; McKellen vẫn ký nhưng không tránh thêm vào đó vài câu tục tĩu ngắn gọn.)

Điều luật này vẫn được thông qua (và chỉ được bác bỏ vào năm 2003). Nhưng cuộc sống của McKellen đã thay đổi. Ở tuổi 49, ông đã bỏ đi tấm mặt nạ ông đeo trước công chúng suốt bao năm. “Sự tự tin của tôi cùng với sự hiểu biết về bản thân đã tăng vượt bậc,” ông cho biết.

“Tôi chưa bao giờ gặp người đồng tính công khai mà hối hận sự công khai của mình,” McKellen nói. “Khi mở cánh cửa đó ra, đối mặt với thế giới, dù bạn có làm nghề gì đi nữa thì cuộc sống và công việc của bạn sẽ trở nên tốt hơn.”

Với diễn viên, điều này còn chính xác hơn nữa.

“Bạn tôi đều nói diễn xuất của tôi bỗng tiến bộ lên hẳn,” ông cho biết. “Hồi đó tôi đang diễn vở Uncle Vanya và bỗng phát hiện mình có thể bật khóc theo mong muốn trên sân khấu, vì giữa cảm xúc và cách biểu hiện cảm xúc của tôi không còn rào cản nào nữa. Sự nghiệp điện ảnh của tôi cũng tốt hơn lên, và trở thành nguồn thúc đẩy lớn trong cuộc đời tôi.”

Vậy sao không có thêm diễn viên theo gương ông? Và sao chỉ là những diễn viên sân khấu hay tâm lý mới công khai, mà không cả những diễn viên phim tình cảm nữa?

“Vấn đề thường gặp là họ cho rằng sau đó khán giả sẽ không chấp nhận những diễn viên đó trong các vai tình cảm nam nữ nữa,” ông nói. “Tôi cũng là khán giả và tôi không quan tâm diễn viên bầu cử cho ai, ngủ với ai hay không ngủ với ai. Nhưng nếu tôi biết một diễn viên kỳ thị người đồng tính, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị người Do thái…”

Ví dụ như?

“Làm ơn đừng nêu tên,” ông cười. “Nhưng với những người như thế, có thể tôi sẽ không muốn xem phim họ đóng. Nhưng tôi đang mua vé để xem người ta diễn. Tôi không thấy phản cảm khi xem Tom Hanks đóng vai đồng tính trong Philadelphia một cách tuyệt vời và tôi cũng biết anh ta cũng không thấy phản cảm khi xem tôi đóng những vai không đồng tính.”

McKellen thừa nhận người đồng tính vẫn phải chịu những nỗi sợ và thách thức. Nhưng nói chung, theo ông, cuộc sống cho họ đã tiến bộ rất nhiều.


McKellen trong vai James Whale, một đạo diễn điện ảnh đồng tính, phim Gods and Monsters


“Có một thời, diễn viên có thể mất việc vì công khai đồng tính, và thời điểm đó cách đây không lâu lắm, và áp dụng với tất cả các nghề: chính trị, sư phạm, kinh tế,” ông nói. “Sự thiếu chấp nhận đó sẽ có những lúc lên xuống, nhưng nhìn chung thì đang bị rút dần. Nói thật thì nhiều khi bạn vẫn bị mất lòng người khác, nhưng có lẽ những người như thế không được lòng cũng không phải là điều đáng lo.”

Không thể phủ nhận, McKellen là một diễn viên có uy tín. Vai diễn trong vở Macbeth với Judi Dench của ông, vai diễn Salieri trong vở Amadeus tại Broadway đều đã mang lại cho ông mỗi vai một giải Tony, và ông từng du diễn toàn cầu với vở Richard III (sau này, vở diễn được dựng thành phim). Phim điện ảnh của ông, nhất là Scandal, Bent và Gods and Monsters, đều tuyệt vời.

Nhưng sự nghiệp của ông có sự phân chia nhất định. Các vai kịch nói thường là những vở kinh điển nghiêm túc, còn với điện ảnh, ông xuất hiện trong nhiều phim bom tấn giải trí. Những phim độc lập nhỏ ông từng tham gia giờ gần như không còn xuất hiện nữa.

Với McKellen, đây không hẳn là lựa chọn mà là cách ngành diễn xuất đã thay đổi.

“Giờ làm phim nhỏ trở nên khó khăn hơn nhiều,” ông nói. “Việc này luôn khó khăn. John Schlesinger, một trong những đạo diễn vĩ đại nhất, dành phần lớn sự nghiệp gây quỹ để làm phim. Chúng tôi làm phim Cold Comfort Farm để chiếu truyền hình nhưng anh muốn đưa phim ra các rạp chiếu. Anh muốn yêu cầu BBC chuyển phim sang dạng 35mm nhưng họ không làm được; họ cho rằng không có khán giả. Anh ấy phải tự bỏ tiền làm. Và đây là một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ 20.”

Với sự nghiệp dài nửa thế kỷ trên sân khấu và điện ảnh, McKellen cũng có những hối hận. (“Tôi ước mình đóng nhiều vở kịch mới hơn,” ông cho biết. “Tôi đóng kinh điển nhiều quá, nhưng là diễn viên, tôi không hẳn là người tiên phong.”) Nhưng ông không nghĩ quá nhiều về những sự hối hận đó. Ở tuổi 73, ông vẫn bận rộn với những vai diễn. “Tôi chỉ là một diễn viên luôn đi tìm việc,” ông nói, “và rất được may mắn.”

Giờ đây, những phim trong lịch diễn của ông gồm ba phần phim Hobbit, X-Men mới, và có thể một vở kịch nữa, một phim với đạo diễn Bill Condon, một phim truyền hình tình huống với Jacobi...

“Nhiều người hỏi, bao giờ thì tôi nghỉ diễn,” ông nói. “Tại sao phải nghỉ? Nghỉ thì tôi làm gì? Thật ra, tôi có một ngôi nhà rất đẹp ở London, tôi sống một mình, tôi thích giở lịch mỗi sáng và thấy mình không có việc phải đi đâu… Nhưng tôi cũng thích tiếp tục làm việc. Đó là nghệ thuật của tôi, những gì tôi làm và muốn tiếp tục làm…Như làm thợ mộc vậy. Khi đóng một chiếc ghế hoàn hảo rồi, bạn không dừng lại và bảo, thôi, hoàn hảo rồi, nghỉ thôi. Luôn có những thiết kế mới, thách thức mới. Bạn luôn có thể trở nên tốt hơn.”

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Lữ Khách Offline
#7 Posted : Sunday, December 30, 2012 9:56:54 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
3D hay không 3D: hãy chọn vé đúng để xem Người Hobbit



[spoiler]The HobbitThe Lord of the Rings được cùng một nhóm người tạo ra và có bối cảnh trong cùng một thế giới, nhưng có khá nhiều thứ phân biệt hai chuỗi phim này với nhau.

Loạt phim đầu dựa trên ba quyển sách phải được cắt gọt để vừa vặn vào ba bộ phim, và bộ ba phim mới này chỉ dựa trên một quyển sách duy nhất được mở rộng ra. Lord of the Rings là câu chuyện kinh điển về chiến tranh, chốn sa trường và sự tranh đấu, còn The Hobbit bắt đầu chỉ là một câu chuyện nhỏ J.R.R Tolkien từng kể cho con mình nghe.

Nhưng có lẽ điểm khác nhau nổi bật nhất giữa bộ ba cũ và mới của Peter Jackson là cách dựng phim. Đã tiến được thêm vào bước lớn về mặt công nghệ, nhà làm phim từ xứ sở chim kiwi này quyết định không chỉ dựng chuỗi Hobbit ở tốc độ khung hình nhanh hơn, mà còn làm 3D. Và cũng như câu hỏi chúng ta đã đặt ra cho bất cứ phim 3D nào khác, giờ phải hỏi The Hobbit: An Unexpected Journey (phát hành ở Việt Nam với tên Người Hobbit: Hành trình vô định): liệu phim có đáng bỏ thêm tiền để xem không?



Dưới đây bạn sẽ tìm thấy bản phân tích và xếp hạng các đặc điểm của phim và việc ứng dụng 3D để quyết định xem 3D có phải là cách xem phim thích hợp hay không. Bạn có nên bỏ thêm tiền để có trải nghiệm khác không? Hãy cùng tìm xem!

Ghi chú: bản phân tích 3D này dựa trên bản phim ở chuẩn 24 hình/giây chứ không phải bản 48 hình/giây

Tính phù hợp



Ngoài phim hoạt hình, thông thường trải nghiệm 3D tốt nhất bạn có thể tìm thấy là ở trong các phim bom tấn, hành động được đồ họa vi tính hỗ trợ, và ở mảng này The Hobbit: An Unexpected Journey rõ đã đủ điều kiện. Vì chất kinh điển rộng khắp của phim, bao gồm các cảnh dài quay vẻ đẹp của vùng Trung Địa từ trên không khi các nhân vật chính du hành cũng như vài cảnh chiến đấu, có nhiều phần trong phim chứng tỏ vì sao 3D và Tolkien hợp cạ với nhau. Tuy nhiên, nói đến cùng thì tác giả cũng trừ bớt một điểm vì loạt The Lord of the Rings xưa không được làm ở dạng 3D, và sự thay đổi định dạng hẳn đã có một hiệu ứng thẩm mỹ rõ ràng khiến loạt phim mới cách xa loạt cũ.

Điểm: 4/5

Kế hoạch và công sức



Dĩ nhiên, Jackson không làm 3D cho Lord of the Rings, nhưng vấn đề này đã được nhắc đến trong các cuộc trao đổi về The Hobbit một thời gian lâu trước khi khởi quay (thậm chí là trước khi dự án này được ‘bật đèn xanh’). Bộ phim được quay thuần 3D, và Jackson thậm chí còn chỉ rõ trong quá trình quay rằng quyết định làm phim 48 hình/giây của ông phần lớn được thúc đẩy từ khao khát làm 3D rõ hơn, tìm cách loại bỏ tình trạng hình bị giật và mờ xảy ra khi máy quay di chuyển và tạo nên hình ảnh sắc đẹp hơn. Vẫn còn tranh luận liệu 3D có phải là cách tốt nhất để xem The Hobbit không (đọc tiếp sẽ rõ!), nhưng kế hoạch và công sức thì quả không cật vấn gì được.

Điểm: 5/5

Trước màn ảnh



Khi bạn cân nhắc lượng thời gian và công sức bỏ ra cho 3D, thật sự thất vọng khi bộ phim ít tận dụng khía cạnh ‘trước màn ảnh’ của công nghệ này – từ để chỉ cách bộ phim làm cho các vật thể có vẻ như thoát ra khỏi màn ảnh hướng về khán giả. Cũng có vài ngoại lệ, vì phim không hoàn toàn thiếu vắng các thứ vọt vào mặt khán giả, nhưng rõ đây không phải là cách chính Jackson dùng định dạng này. Giữa những đống gạch vụn đó đây trong cảnh phim, tiết trời thay đổi, và việc các nhân vật quăng ném tên và giáo mác cùng những thứ giống vậy, có hàng hàng cơ hội dọn sẵn cho 3D, nhưng công nghệ này hiếm khi được tận dụng. Hy vọng chúng ta sẽ được thấy nhiều hơn trong phim thứ hai và ba.

Điểm: 2/5

Sâu trong màn ảnh



Vì Jackson rõ ràng không chú trọng vào việc làm cho các thứ có vẻ bay ra khỏi màn ảnh, tất cả sự chú ý của ông, thay vào đó, dồn vào việc nhấn mạnh chiều sâu, và ở khía cạnh này ông đã thắng lớn. Những cảnh dài quay Bilbo và các đồng sự người lùn di chuyển qua vùng đất đã đủ tuyệt, khi bạn cảm thấy như mình có thể rơi vào Trung Địa, nhưng nơi vị đạo diễn này thực sự khoe tài là ở những nơi riêng tư, thân tình hơn. Dù là ở hố nhỏ Hobbit ấm cúng của Bilbo hay hang của Gollum ở Rặng núi Sương mù, Jackson cũng dùng máy quay lập thể để thực sự khám phá khung cảnh và tạo cho khán giả cảm giác như họ hoàn toàn chìm vào thế giới đó.

Điểm: 5/5

Độ sáng



Quay lại với quyển sách, có lẽ cảnh nổi tiếng nhất trong The Hobbit là lúc Bilbo Baggins và Gollum đang chơi trò giải đố trong một hang động sâu, tối tăm và ẩm thấp – và cách bộ phim xử lý cảnh này với 3D thật sự khá đỉnh. Trong khi độ sáng luôn là vấn đề lớn nhất với công nghệ này, vì khán giả nhất thiết phải mang kính râm trong nhà, bộ phim mới nhất này của Jackson không lấy đó làm khó. Vài cảnh cao trào nhất trong câu chuyện diễn ra vào buổi tối hoặc trong nhà, nhưng 3D không gây cản trở, và cũng có thể nói vậy với các cảnh buổi sáng hay ngoài trời, không bị mất nét hay mờ. Máy chiếu tồi có thể ảnh hưởng đến hạng mục này hơn các hạng mục khác, nhưng nếu bạn xem The Hobbit trong một rạp chất lượng tốt thì độ sáng chắc chắn không là vấn đề trong trải nghiệm xem phim của bạn.

Điểm: 5/5

Thử bỏ kính



Lý do ta cần kính 3D khi xem phim 3D là vì định dạng này được tạo ra bằng cách quay hai ảnh riêng rồi sau đó chỉ được ghép lại bằng cách nhìn qua một cặp kính ghép ảnh. Tuy nhiên, nếu bỏ kính, thứ bạn thấy là một mớ hỗn độn mờ ảo – vì mắt bạn không thể xử lý thứ bạn nhìn một cách thích đáng – nhưng quan trọng hơn là, càng mờ thì càng nhiều chiều sâu để quan sát. Trong lần tác giả đi xem The Hobbit, tác giả đã thử hé nhìn qua vành kính 3D vài lần và chỉ thấy được một mớ ô hợp ảnh (hầu hết) dương bản. Dù có vài cảnh rõ một cách đáng ngạc nhiên và thất vọng (có thể gọi là các cảnh không thực sự có cơ hội tận dụng công nghệ này), phần lớn bộ phim không thể xem được nếu không có kính.
Điểm: 4/5

Sức khỏe của khán giả

Đây là một chủ đề để xử lý thú vị, vì như đã nói tác giả chỉ xem phim ở định dạng 24 hình/giây chứ không phải 48 hình/giây. Dù có vào khán giả phàn nàn cảm giác xây xẩm buồn nôn là kết quả trực tiếp của tốc độ hình nhanh hơn, tác giả nhận thấy mình bước ra khỏi rạp khi xem xong Hobbit hoàn toàn khỏe khoắn – điều này thật ấn tượng với độ dài của bộ phim. Jackson giữ tiêu điểm tốt, tránh cho mắt khán giả điều chỉnh quá nhiều tạo nên khó chịu. Cũng như mọi lần viết về chủ đề này, điều quan trọng phải nhắc đến là hạng mục này hơi chủ quan hơn vài hạng mục khác, nhưng tác giả có thể thật lòng nói sau khi xem phim cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.

ĐIểm: 5/5

Bảng điểm
Tính phù hợp 4
Kế hoạch và công sức 5
Trước màn ảnh 2
Sâu trong màn ảnh 5
Độ sáng 5
Thử bỏ kính 4
Sức khỏe khán giả 5
Điểm tổng cộng 30 (trên tối đa 35)


Kết luận: Peter Jackson làm The Hobbit: An Unexpected Journey cho khán giả xem ở tốc độ 48 hình/giây và 3D, nhưng hiển nhiên đó là thứ bạn cần cân nhắc trước khi mua vé. Con số 30 trên 35 điểm cho thấy bộ phim sử dụng công nghệ này tốt, nhưng không hoàn hảo, và những người hâm mộ thuần có thể muốn xem chuỗi phim Hobbit với cùng một cách họ đã xem Lord of the Rings – bản 2D thông thường kiểu cũ. Đã xem phim, tác giả gợi ý nên xem 3D, nhưng đây là phim khiến bạn cần quyết tâm dựa trên thứ không nằm trong bảng điểm này.

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Lữ Khách Offline
#8 Posted : Sunday, December 30, 2012 10:00:51 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
The Hobbit: Phép màu Trung Địa trở lại


Sau mười năm xa cách, The Lord of the Rings, Gollum cùng chiếc nhẫn quý giá của hắn đã trở lại – cùng với Gandalf, Bilbo Baggins, yêu tinh, người lùn và cả một đội quân trong ác mộng gồm những đám quỷ Orc.

À, thêm cả một con rồng phun lửa tên là Smaug nữa.

Đây là một bữa tiệc mới cho người hâm mộ phim giả tưởng. Nhiều năm đã trôi qua, đây là phim chuyển thể từ một tiểu thuyết hoàn toàn khác, vì thế cũng dẫn tới những thay đổi trong cách làm phim. Khán giả bình thường có thể nhận ra những thay đổi này và người hâm mộ ruột của loạt phim này có thể cảm thấy khó chịu.


Martin Freeman trong vai Bilbo Baggins


Về mặt kỹ thuật, tất cả các sinh vật Trung Địa lần này đều xuất hiện ở dạng 3D (được quay ở mức 48 hình/giây, khiến cho hình ảnh trở nên rõ nét hơn).

Về mặt câu chuyện, tiểu thuyết giả tưởng đầu tiên của tác giả J. R. R. Tolkien, The Hobbit, thực chất là tiểu thuyết dành cho trẻ em. Vì thế nội dung hài hước hơn, có thêm vài bài hát và diễn biến không đen tối bằng…ít ra là vào lúc ban đầu.

Và cả hai sự thay đổi này cũng cần thời gian mới quen được.

Dạng quay hình nhanh hơn, dù có khiến hình ảnh nét hơn, nhưng cũng mang lại chút bất cập cho các cảnh kỹ xảo. Một số diễn viên giờ trông như bị đánh sáng quá tay, đến mức hình ảnh cảm thấy như bị chói, và những lỗi trong quá trình hoạt hình chiếc xe do thỏ kéo trở nên rõ ràng hơn.

Với những người hâm mộ Lord of the Rings, độ hài hước của kịch bản có thể trở nên hơi quá trớn. Cảnh đám người lùn ném bát đĩa trong nhà Bilbo có vẻ như thuộc về phim về Bạch Tuyết của Disney hơn, và phù thủy Radagast thỉnh thoảng có vẻ giống một tên hề hippie.

Nhưng khi đã chấp nhận được những khác biệt trong phong cách và không khí bộ phim, The Hobbit vẫn hoàn thành được nhiệm vụ của mình: không phải là một tiền truyện giống y nguyên bản, mà một bộ phim độc lập đáng xem.

Cũng tốt thôi. Bilbo (khi già do Ian Holm đóng, nhưng bây giờ trẻ hơn, do Martin Freeman đóng) như hiện thân của Tolkien – một kẻ an vị, thích làm vườn, ngồi bên lò sưởi với cuốn sách và không hề có hứng đi tìm phiêu lưu.

Nhưng với Tolkien, Bilbo cũng tiêu biểu cho những người Anh khiêm tốn: một người nông dân bình thường, khi được kêu gọi, vẫn có được sức mạnh và dũng cảm đứng dậy để bảo vệ tổ quốc (và khi The Hobbit được xuất bản năm 1937 thì chỉ vài năm sau thôi, người Anh sẽ lại phải nổi dậy bước vào chiến tranh lần nữa).

Bilbo không bao giờ cho bản thân mình là một người hùng – chỉ là một con người làm nhiệm vụ của mình, ủng hộ bạn bè. Và chính vì thế, anh trở thành người hùng vĩ đại nhất.

Bilbo là một nhân vật ngọt ngào và không xuất hiện nhiều trong bộ ba Lord of the Rings nhưng thật tuyệt khi chúng ta được thấy anh trẻ trung hơn trong phim này. Thêm vào đó, ta được gặp một Gandalf trẻ hơn, tinh nghịch hơn, do Ian McKellen đóng. Và tất nhiên, không thể quên Gollum, sinh vật khốn khổ sống trong bóng tối, ăn thịt cá sống, yêu tinh và lấy sự đau khổ của người khác làm năng lực của mình.


Trong The Hobbit, Gandalf trẻ hơn, tinh nghịch hơn


Một số người lùn tròn vo, đội tóc giả - nói thật – nhiều khi cũng có vẻ hơi ngớ ngẩn. Nhưng Rồng Smaug thực sự đáng sợ (dù trong phần một này ta mới chỉ thấy nó trong tích tắc). Và những yêu tinh, do Cate Blanchett và Hugo Weaving đóng, tao nhã hơn bao giờ hết.

Kịch bản này đã mất nhiều năm để hoàn thành, đã qua tay nhiều người khác nhau. (Guillermo Del Toro, người chắc có thể biến bộ phim này trở thành một ác mộng, đã viết những bản kịch bản đầu tiên.) Trong quá trình thay đổi kịch bản, rõ ràng là các nhà biên kịch đã phải ngẫm nghĩ rất nhiều khi tách một bộ phim ban đâu thành một loạt phim gồm ba phần. Phần đầu dựa theo 100 trang tiểu thuyết đầu tiên, và áp dụng những thông tin khác từ những phần còn lại của loạt truyện này.

Tất cả đều được liên kết một cách điệu nghệ, giữ được không khí nhẹ nhàng hơn của cuộc phiêu lưu này nhưng vẫn gợi ý tới những chuyến du hành hoành tráng hơn trong tương lai. Trong tay đạo diễn Peter Jackson, hình ảnh 3D thực sự là một điểm cộng cho bộ phim – trong thế giới dưới lòng đất của đám quỷ lùn, màn ảnh trông không khác gì địa ngục với rắn rết bò khắp nơi trước mắt khán giả.

Nhưng nếu bạn đã sẵn không thích những câu chuyện phiêu lưu với phù thủy và ngôn ngữ gọi-là-cổ thì có lẽ The Hobbit cũng không giúp bạn đổi ý. Với tác giả, chỉ một câu thoại kiểu, “Tôi là Thorin Oakenshield, con trai của Thrain, hậu duệ của Thror” cũng là đủ cho cả bộ phim rồi.

Nhưng có lẽ bạn sẽ muốn xem phim vì những hứa hẹn một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Bộ phim này thực sự chính minh không ai biết khai thác câu chuyện với sự hào hứng của tuổi thơ hơn Peter Jackson, một đạo diễn đang ở đỉnh cao sự nghiệp.

Đánh giá: ★★★

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger

Lữ Khách Offline
#9 Posted : Sunday, December 30, 2012 10:11:22 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Lý do phim The Hobbit sẽ thành công (hoặc thất bại)


Những dấu hiệu chỉ ra sự thành công tức thời…


Martin Freeman trong vai Bilbo


Việc tiếp thị quảng bá

Gần đây bạn có thấy bất kỳ quảng cáo nào của phim The Hobbit không? Không chỉ có mình bạn thấy thế đâu, vì ngân sách quảng cáo cho bộ phim này có thể vào khoảng 75 triệu đôla. Với số tiền đó, bạn có thể mua nhiều quảng cáo ghép trên kênh SportsCenter. Và nói thật thì chướng ngại lớn nhất mà bất kỳ bộ phim mới nào cũng đối mặt chính là nhận thức của thị trường. Sau mười tiếng của ba phim Lord of the Rings và vô số đĩa phim DVD được phát hành, chúng ta có thể cho là khán giả biết khá rõ về The Hobbit không nhỉ? Được, có thể chứ. Rắc lên đó một sự thực đáng chú ý rằng mỗi thị trường truyền thông đều đang tràn ngập các quảng cáo là bạn đã tự tạo cho mình công thức thống trị phòng vé.

Tác phẩm nhà nòi

Chúng ta đã đi đường này rồi, và ta đều biết khán giả thường thích những món truyền thống dễ ăn. Có cách nào khác để giải thích về cách các phim tiền truyện của Star Wars đã kiếm được 2,5 tỉ đôla chứ? Thật thú vị là bộ phim lớn nhất trong bộ ba phim Star Wars mới đây chính là nỗ lực đầu tiên, The Phantom Menace. Về thực chất, nếu khán giả xem về mà không mấy ấn tượng thì chúng ta có thể mong họ trừng phạt hai bộ phim Hobbit tiếp theo. Nhưng chúng ta còn cách xa đợt biến chuyển văn hóa đó ít nhất là sáu tháng, và The Hobbit có thể thỏa mãn với vinh quang mà The Lord of the Rings tạo ra.


Một cảnh trong phim


Sự kỳ vọng

Khán giả ra rạp xem muốn xem bộ phim này nhiều đến mức nào? Rất nhiều, cực nhiều, siêu nhiều. Phim đứng đầu trong mục MovieMeter của trang web IMDB.com, biến Hobbit trở thành bộ phim được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet tính từ đầu tháng 12. Thêm vào đó, đã có những tin đồn và suy đoán về phim trong ít nhất năm năm, kéo cả những người cuồng tín lẫn người hâm mộ bình thường đến buổi lửa trại của phim Hobbit.

Thật vậy, việc nhận biết, thành tích trong quá khứ, và sự kỳ vọng là tất cả những gì mà một hãng phim nào đó có thể đòi hỏi. Nhưng còn những điều này thì sao…

Những bài bình luận

Tác giả không phải một trong số những người oang oang rằng “Những nhà phê bình không thành vấn đề!”, phần lớn là do tác giả là nhà phê bình, nhưng cũng vì tác giả không thường oang oang cái miệng. Tác phẩm đặc biệt này vẫn khá trơ trơ trước những đợt “chém” từ các đồng đạo của tác giả. Tất cả là do tài sản cảm xúc, và loạt phim Lord of the Rings có tài sản đó, thu gần bốn tỉ đôla tiền vé từ giai đoạn năm 2001-2003. Tất cả những người tác giả nói chuyện về phim The Hobbit thì đều tin tưởng rất nhiều theo kiểu “đúng thế, đi xem nào!”. Bộ phim sẽ thành công, ít ra là trong vài tháng tới.


Nhân vật Gandalf do Ian McKellen thể hiện trong phim


Thời lượng phim

Cả bộ phim dài 2 tiếng 45 phút, thời lượng hơi mệt mỏi để có thể thành công. Nhưng đó cũng là bộ phim ngắn nhất dựa trên truyện của Tolkien mà Pater Jackson từng thực hiện. Nếu có gì tệ hơn thì đó là việc đám đông khán giả này mong đợi một dự án lê thê, và việc không đưa họ “bộ phim lớn gây chú ý” sẽ có nguy cơ hứng chịu phản ứng dữ dội, nghiêm trọng. Không đâu, thời lượng phim không phải là vấn đề đối với khán giả, mặc dù có thể sẽ ít hơn một suất cho mỗi phòng chiếu dựa theo thời lượng này. Thật may mắn, còn những buổi chiếu khuya để làm gì!

Vấn đề công nghệ

Nhiều khó khăn đến từ việc Peter Jackson quyết định quay và trình chiếu phim The Hobbit với tốc độ 48 khung hình/giây (gấp đôi tiêu chuẩn hiện tại). Việc này sẽ tạo hiệu ứng đặc biệt gì cho phim The Hobbit đây. Chỗ khó là điểm này, vì phim chắc chắn sẽ có hiệu ứng gì đó (chỗ dành cho thuật ngữ). Không có gì làm giới truyền thông và Internet yêu thích hơn là một câu chuyện hay kiểu như “Bộ phim X khiến tôi mụ mẫm cả người!”, và The Hobbit sẽ có đủ những điều đó vào ngày 10/12. Nói thật thì hiệu ứng gây rối, giống như xem một bộ phim với tốc độ nhanh gấp 1,5 lần, vậy nên có những lời phàn nàn cũng là xứng đáng. Sẽ có khoảng 10% khả năng là chuyện 48 hình/giây khiến phim The Hobbit trả giá một chút ở phòng vé khi những giai thoại về việc buồn nôn lan truyền, thật đáng tiếc vì rõ ràng là Peter Jackson đã làm việc không mệt mỏi (lại chỉ để có nguy cơ hủy hoại tầm nhìn sáng tạo đầy tham vọng của ông).


Đạo diễn Peter Jackson (phải) trên trường quay


Định nghĩa “thành công”

Chúng ta suýt quên mất phần then chốt nhất của bài tập này rồi! Phim The Hobbit cần phải thành công đến mức nào để được xem là một thắng lợi? Việc này sẽ được đo bằng giải Oscar phải không? Có lẽ thế, dù The Hobbit có rất ít cơ hội ngoài các hạng mục về kỹ thuật. Dù sao thì loạt phim cũng đã sở hữu 17 giải thưởng Viện Hàn lâm, nên một lần hoàn toàn bặt tiếng sẽ làm mờ danh tiếng của loạt phim một chút.

Phòng vé thì sao? Đó là chỉ số tốt hơn nhiều cho hãng phim, những người có lẽ đang nhắm đến con số khoảng 1,5 tỉ đôla trên toàn cầu từ phim The Avengers của Marvel, dù họ cũng sẽ lấy 1,3 triệu đôla nếu bạn đưa ra giá đó ngay bây giờ. Cứ dưới một tỉ đôla có thể sẽ bị xem là tệ, dù vẫn có lời, vì loạt phim đã lập ra mức chuẩn khoảng 1,1 tỉ đôla (được điều chỉnh theo lạm phát).

Kết luận

Phim sẽ hoành tráng, sẽ thành công, sẽ lại là quán quân ở phòng vé, và sẽ có vài đề cử về kỹ thuật (Hiệu ứng hình ảnh được một đề cử này). Đó là mức độ thành công mà chưa có phim nào đạt được trong một năm, vì thế bộ phim này rõ ràng phải được tung hê là một thành tích văn hóa đại chúng xứng đáng. Tiêu tốn mất tám năm, và chưa kể những khổ cực, nhưng Peter Jackson và những người bạn Hobbit quay lại cúi chào. Câu hỏi duy nhất vào lúc này là sự tung hô hiện thời dành cho họ sẽ kéo dài chính xác trong bao lâu.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.480 seconds.