logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
2 Pages12>
[Mỹ | 2012, 2013] The Hunger Games, The Hunger Games: Catching Fire
Lữ Khách Online
#1 Posted : Saturday, March 3, 2012 6:11:05 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
The Hunger Games



Tên phim gốc: The Hunger Games
Tên phim phát hành ở Việt Nam: Đấu trường sinh tử
Ngày phát hành: 30/3/2012 (Việt Nam)
Đạo diễn: Gary Ross
Kịch bản: Gary Ross, Suzanne Collins, Billy Ray
Nguyên tác: Suzanne Collins
Thể loại: Hành động - Tâm lý - Khoa học giả tưởng
Xếp loại: PG-13
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
- Color Force
- Larger Than Life Productions
- Lionsgate

Các diễn viên chính:
Jennifer Lawrence ... Katniss Everdeen
Josh Hutcherson ... Peeta Mellark
Elizabeth Banks ... Effie Trinket
Liam Hemsworth ... Gale Hawthorne

Nội dung chính:
Trong tương lai không xa, Bắc Mỹ sụp đổ, suy yếu bởi hạn hán, hỏa hạn, nạn đói và chiến tranh bị thay thế bởi Panem, một quốc gia được chia thành Capitol và 12 khu vực. Mỗi năm, hai đại diện trẻ tuổi từ mỗi khu vực được tuyển chọn bởi trò xổ số để tham gia Đấu trường sinh tử (The Hunger Games). Một phần giải trí, một phần đe dọa tàn bạo của các khu vực bị nô dịch, giải đấu truyền hình được phát sóng khắp Panem. 24 người dự thi bị buộc phải loại bỏ đối thủ của mình, theo nghĩa đen, với tất cả công dân yêu cầu phải xem. Khi cô em gái 16 tuổi của Katniss, Prim, được chọn làm nữ đại diện của khu vực khai thác mỏ, Katniss tình nguyện thay thế vị trí của em mình. Cô và anh bạn Peeta sẽ được đưa ra đọ sức cùng những đại diện mạnh hơn, lớn hơn đã được huấn luyện cả đời cho giải đấu này.

Trang web chính thức: Click vào đây
Trang IMDb: Click vào đây

Trailer: Click vào đây
1 user thanked Lữ Khách for this useful post.
Yên Khuê on 3/3/2012(UTC)
Lữ Khách Online
#2 Posted : Sunday, March 4, 2012 8:01:48 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Cuộc tìm kiếm sao cho The Hunger Games: vẫn chưa ai lọt vào tầm ngắm


Nhiều nữ diễn viên trẻ và quản lý của họ đều đang chuẩn bị ráo riết. Mục tiêu của họ là vai diễn đáng mơ ước Katniss Everdeen, nữ anh hùng thợ săn trong xuất phẩm chuyển thể sắp tới của Lionsgate The Hunger Games, tháng tới bắt đầu tuyển diễn viên.

“Chúng tôi sẽ bắt đầu tuyển người vài khoảng đầu năm mới,” nhà sản xuất của Hunger Games Nina Jacobson cho biết. “Vẫn chưa có ai lọt vào tầm ngắm cả.”

The Hunger Games là một trong bộ tiểu thuyết ba quyển nói về một cô gái 18 tuổi trong một tương lai hỗn độn phải chiến đấu với các thiếu niên khác đến chết. Bộ truyện lấy bối cảnh một tương lai tưởng tượng tàn tạ của một đất nước có tên Panem, một quốc gia hình thành ở vùng Bắc Mỹ sau khi những đất nước hiện nay đã sụp đổ trong chiến tranh. Chính phủ buộc trẻ em phải đánh nhau đến chết trên truyền hình. Cô bé Katniss 16 tuổi, một thiện xạ đã nuôi sống gia đình bằng việc săn bắt lậu, tự nguyện tham gia để cứu em gái khỏi trò chơi này.

Theo sau Twilight, The Hunger Games có vẻ như đã trở thành tiểu thuyết dành cho giới trẻ mới.

“Đại diện của nhiều diễn viên trẻ tài năng tỏ ra quan tâm hoặc tự một số diễn viên cảm thấy hứng thú với bộ phim,” Jacobson nói. “Tôi thật sự căng thẳng khi phải tìm một người có thể nắm bắt được thể chất, sự yếu đuối cũng như mạnh mẽ. Đây là một nhân vật nhiều mâu thuẫn và bạn cần người có khả năng nắm bắt được mọi phương diện.”


Poster The Hunger Games


Bất kỳ ai thủ vai Katniss đều mang nhiều trọng trách hơn là thể hiện một nữ anh hùng hành động dở hơi. Cô ấy cũng chính là chiếc la bàn đạo đức của một thế giới ảo lạc lối huyền hoặc đã ngự trị trong trí tưởng tượng của nhiều bạn đọc trẻ tuổi khắp thế giới.

“Tiểu thuyết lấy chủ đề xung đột về bạo lực và giải trí rồi đánh giá nó một cách thuyết phục,” Jacobson nói. “Mối lo ngại ấy hầu hết đều được dựng nên từ cái nhìn của Katniss. Trong truyện, bạn luôn luôn đứng trong suy nghĩ của cô. Cô bé như một chiến binh đi nhận nhiệm vụ hơn là một nhân vật thèm khát bạo lực. Cô và những đứa trẻ khác bị buộc phải dính vào trò chơi. Kỹ năng sinh tồn hoang dã của cô bé quá mãnh liệt thế nên cô thấy có tội vì bản năng đầu tiên là sinh tồn hoặc bảo vệ em gái hơn là sự thôi thúc về đạo đức xã hội. Nội lực của cô rất mạnh, nhưng cô lại là một anh hùng bất đắc dĩ.”

“Anh hùng bất đắc dĩ sẽ phải xuất hiện trước những nhà làm phim thật nhanh ngay khi cuộc tuyển chọn bắt đầu – The Hunger Games, do Gary Ross đạo diễn, được lên kế hoạch sản xuất vào cuối mùa xuân.

Tháng trước, đạo diễn Gary Ross (Seabiscuit) nhận vai trò đạo diễn cho tiểu thuyết nổi tiếng The Hunger Games của Suzanne Collins. Ross đã ngồi lại với EW để bàn về mục tiêu chuyển thể bộ truyện.

Ross có hơi rụt rè khi nói về dự án này trong cuộc phỏng vấn nhưng cũng đưa ra vài đánh giá cao về nữ anh hùng Katniss trong truyện: “Điều khiến cho Katniss hấp dẫn là sức mạnh, sự quả quyết, bất cần và lòng trắc ẩn của cô. Tôi không chỉ nói đến sức mạnh thể chất. Tôi còn muốn nhấn mạnh sức mạnh thật sự của con người. Cô hiểu chân lý. Cảm xúc của cô sâu sắc và mãnh liệt. Và đó chính là điều mà diễn viên phải truyền tải được.”

Về việc tuyển diễn viên, Ross giữ bí mật về việc anh sẽ chọn diễn viên tên tuổi hay vô danh cho vai chính Katniss: “Chúng tôi sẽ chọn người thích hợp. Chúng tôi trân trọng Lionsgate đã không cho rằng phim này cần một ngôi sao cho vai Katniss. Điều tuyệt nhất của loạt phim và truyện này là chúng tôi có thể chọn bất kỳ ai mình thích. Vì thế chúng tôi đều nghĩ rằng mình sẽ chọn người thích hợp nhất.”

Ross cũng dập tắt tin đồn rằng Robert Downey Jr. hay Hugh Laurie sẽ tham gia bộ phim. “Không, thật là sai lầm nếu tôi tuyên bố điều đó trước khi thật sự tuyển họ hay mời họ.”

Dù sao, Gary Ross cũng là một nhà làm phim tài ba. Seabiscuit tuy có hơi ủy mị nhưng Pleasantville thì còn hơn cả tận hưởng. Thật thú vị khi xem nhà làm phim của những bộ phim “làm ấm lòng” trên bắt tay vào thực hiện tiểu thuyết chứa đựng những sắc thái còn đen tối và khó chịu hơn thế.

Dịch: ©Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times; Colider
Lữ Khách Online
#3 Posted : Sunday, March 4, 2012 8:07:46 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Hunger Games: Cuộc chiến phân vai cho đến nay



Một danh sách dài các nữ diễn viên trẻ, trong đó có Hailee Steinfeld và Jennifer Lawrence, cho vai diễn ao ước Katniss.

Ở thế giới loạn lạc do Suzanne Collins tưởng tượng ra trong bộ tiểu thuyết ba tập dành cho tuổi mới lớn rất ăn khách của bà, The Hunger Games, những cô cậu thiếu niên khắc khoải hy vọng chống lại được việc bị nhà cầm quyền điều khiển phải chiến đấu đến chết. Nhưng trong thế giới thực, các ngôi sao đang lên của Hollywood đang đấu nhau vì bản chuyển thể điện ảnh cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong bộ truyện này sẽ ra mắt vào ngày 23/3/2012. Và không có vai diễn nào cạnh tranh "nóng" bằng vai cô gái 16 tuổi Katniss Everdeen.


Bộ tiểu thuyết ba tập ăn khách của Suzanne Collins


Đồn đoán về việc chọn diễn viên nổi lên như rươi kể từ hồi tháng 3/2009 khi có tin Lionsgate mua được tác quyền chuyển thể điện ảnh bộ tiểu thuyết. Đầu tiên người hâm mộ thích Kaya Scodelario, nữ diễn viên người Anh đóng chính trong Skins, vào vai nhân vật chính này và, cùng với Lyndsy Fonseca, ngôi sao của Nikita, được cho là người đầu tiên nhận được kịch bản. Tuy nhiên, chậm mà chắc, các nữ diễn viên từ độ tuổi đầu tuổi mới lớn đến giữa tuổi 20 đã bắt đầu nhăm nhe kịch liệt vai nữ chính 16 tuổi này.

"Katniss là người xứ tôi," Chloe Moretz, ngôi sao phim Kick-Ass nói với MTV News hồi tháng 10/2010. "Tôi rất muốn được tham gia The Hunger Games."

Vài tuần sau đó, Malese Jow, ngôi sao của Vampire Diaries, phát biểu với Hollywood Crush, bày tỏ ý muốn tương tự. "Tôi sẽ nỗ lực hết sức," cô hứa. "Tôi biết ngoài kia có những người hâm mộ trung kiên."

Một vài nữ diễn viên trẻ còn đi quá xa bằng cách đưa lên Twiter hình ảnh họ thể hiện vai Katniss. Dịp Halloween năm 2010, nữ diễn viên Jodelle Ferland của phim Eclipse đã ăn mặc cổ trang, dù cô chê bai những trò trên Twiter, "Đừng làm nghiêm trọng vậy... Tôi sẽ không tìm cách nói, 'Này, nhìn tôi đây này. Tôi nên diễn vai Katniss.'" Gần đây hơn, nữ diễn viên Alyson Stoner của phim Camp Rock đăng nhiều hình ảnh cô ăn mặc như Katniss trong Hunger Games và trèo tường để "tập luyện".

Dù đầy rẫy nữ diễn viên mới nổi đưa tên mình vào vòng đấu, nhà sản xuất Nina Jacobson nói với tờ Los Angeles Times từ đầu rằng không nhất thiết vai diễn này cần một cái tên đã có tiếng. "Điều cốt lõi là tìm được người có thể nắm bắt thần thái, sự mong manh yếu đuối lẫn sự mạnh mẽ của nhân vật," cô nói. "Đó là một nhân vật đầy nghịch lý và cần người có khả năng đa dạng để nắm bắt được tất cả những khía cạnh đó."

Trong một bài viết trên tờ Wall Street Journal miêu tả chi tiết cuộc săn tìm "Hailee Steinfeld kế tiếp", tờ báo này đã đến hậu trường của rất nhiều dự án chuyển thể điện ảnh từ sách cho tuổi mới lớn sắp ra mắt, kể cả The Hunger Games, trong đó đạo diễn phân vai Debra Zane giải thích rằng việc tuyển diễn viên vào vai Katniss đã mở ra công khai (người da trắng, độ tuổi 15-20, người nào thể hiện được "thiếu đói nhưng mạnh mẽ" và "đẹp một cách tự nhiên dưới cái vẻ "như con trai" của mình"), và rằng cho tới giờ cô đã tiếp khoảng 50 cô.


Từ trái qua phải: Abigail Breslin, Hailee Steinfeld và Jennifer Lawrence


Chưa hết, Variety đưa tin Lionsgate đưa ba nữ diễn viên từng được đề cử Oscar vào tầm ngắm: Abigail Breslin, Hailee Steinfeld và Jennifer Lawrence (với Lawrence là ứng viên hàng đầu). Lúc bước trên thảm đỏ dự lễ trao giải Oscar Steinfeld tiết lộ với MTV News rằng cô đã gặp đạo diễn Gary Ross, nói, "Một điều chắc chắn là chúng tôi không trông đợi điều gì xảy ra ngay lập tức và đảm bảo rằng mọi chuyện đều tự nhiên."

Entertainment Weekly nhanh chóng đưa tin mâu thuẫn với Variety, dẫn nguồn ở Lionsgate nói rằng chưa có ai là ứng viên hàng đầu cho vai diễn đó cả và rằng khoảng 30 nữ diễn viên đã được xem xét cho vai này, kể cả một số ít chưa từng nóng lên vì Hunger Games (như ngôi sao Saoirse Ronan của The Lovely Bones).

Rốt cuộc thì, lựa chọn diễn viên vào vai Katniss của Lionsgate sẽ ảnh hưởng đến việc diễn viên Hollywood trẻ nào sẽ được chọn vào vai Peeta và Gale bạn thuở nhỏ của Katniss (tuổi tác là vấn đề lớn ở đây). Chưa hết, rất nhiều diễn viên, kể cả Liam Hemsworth và Alex Pettyfer, nói với MTV News rằng họ đã gặp hãng phim về vai Peeta.

Đây thực sự là một cuộc đấu Hunger Games phải kết thúc.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: MTV
Lữ Khách Online
#4 Posted : Sunday, March 4, 2012 8:13:46 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)


Lý do Liam Hemsworth giành được vai diễn trong Hunger Games


Suzanne Collins rất hứng khởi khi biết tin Josh Hutcherson và Liam Hemsworth đã được giao vai trong bộ phim được nhiều trông đợi phóng tác từ quyển sách của cô, The Hunger Games

Hutcherson, xuất hiện mới đây trong bộ phim The Kids Are All Right, đảm nhận vai Peeta.

"Tôi may mắn ở trong phòng cùng [đạo diễn] Gary Ross khi Josh đến diễn thử," Collins tiết lộ với tạp chí EW. "Chỉ đọc ba dòng, tôi đã biết anh ta thật tuyệt. Josh hoàn toàn nắm bắt được khí chất của Peeta, sự hài hước và diễn đạt khéo léo. Tôi rất phấn khởi khi có anh ta tham gia."

Đạo diễn Ross ủng hộ quan điểm đó, cho biết: "Khi tôi đọc quyển sách, tôi nghĩ Peeta sẽ là vai diễn khó nhất để chọn diễn viên, và tôi cảm thấy may mắn rằng chúng tôi đã tìm được người tiêu biểu cho mỗi khía cạnh của một nhân vật phức tạp đến thế. Tôi trông mong được làm việc cùng với Josh."

Và Hemsworth là một người hoàn hảo thích hợp cho vai Gale, nhà sản xuất Nina Jacobs cho biết.


Liam Hemsworth


"Gale là một thanh niên kiệm lời, vì thế nhiệm vụ đặt trên diễn viên mà chúng tôi đã phân vai là diễn xuất, không phải là diễn đạt bằng từ ngữ," cô tiết lộ với tạp chí EW. "Văn phong của Suzanne đạt tới sự hoàn mỹ, và Liam đã có thể chuyển lên màn ảnh một cách tự nhiên. Đồng thời, cuộc hành trình của Gale xuyên suốt ba quyển sách đã biến đổi anh, và không còn nghi ngờ gì nữa sự diễn xuất của Liam sẽ đưa chúng ta đến đó."

Ngôi sao Hunger Games Liam Hemsworth: năm điều nên biết

1. Anh khởi đầu sự nghiệp với những chương trình truyền hình.
Sau khi giành được vị trí trong những chương trình của Úc như Home and AwayMcLeod's Daughters, anh đạt được thành công trong vai diễn lớn Josh Taylor, một người liệt hai chân khỏe mạnh, trong loạt phim Australia Neighbours, từ năm 2007 đến năm 2008. Anh tham gia bộ phim Mỹ đầu tay năm 2009 Knowing với Nicolas Cage thủ vai chính.

2. Cả hai người anh đều đóng phim.
Anh là em của hai nam diễn viên Chris và Luke Hemsworth. Chris thậm chí đã đánh bại Liam trong việc giành lấy vai diễn trong Thor. Gần đây, Chris vừa được vinh danh tại giải thưởng Male Star of Tomorrow của CinemaCon.

3. Anh đã hẹn hò với Miley Cyrus.
Hai người đã gặp nhau tại trường quay bộ phim The Last Song năm 2010. Thậm chí anh xem gia đình cô như là gia đình thứ hai của mình. "Cả gia đình họ thật tuyệt," có lần anh cho People biết. "Họ luôn luôn tỏ ra vô cùng thân thiện với tôi và tiếp đãi rất ân cần." Liam đóng vai chính trong một video nhạc cho bài hát When I Look at You của Miley

4. Anh cao hơn 1,93 mét.
Theo tiểu sử sơ lược trên imdb.com, anh cao 1,95m và sở hữu cơ bụng rắn chắc tuyệt vời. Anh mất nhiều luyện tập để có được thể hình như thế: Anh cho biết đã rèn luyện sáu ngày một tuần với môn lướt sóng, cử tạ và quyền Anh.

5. Anh sẽ tham gia nhiều phim hành động hơn trong sự nghiệp.
Ngoài Hunger Games, THR còn đưa tin Liam sẽ đóng vai chính trong Arabian Nights, một bộ phim phiêu lưu 3D của hãng Inferno Entertainment do Chuck Russell đạo diễn. Bản thiên anh hùng ca này tập trung vào một người chỉ huy trẻ tuổi (Hemsworth), sau khi nhà vua bị ám sát trong một cuộc đảo chính, anh gia nhập lực lượng cùng với Sinbad và Aladdin để giải cứu nữ hoàng Scheherazade.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter
Lữ Khách Online
#5 Posted : Sunday, March 4, 2012 8:28:22 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Jennifer Lawrence: Năm sự thật về ngôi sao của Hunger Games




Nữ diễn viên 20 tuổi được đề cử Oscar đã được chọn vào vai Katniss Everdeen trong bản chuyển thể thành phim từ tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn của Suzanne Collins.

Jennifer Lawrence được nhận vai nữ chính gan dạ Katniss Everdeen trong Hunger Games, bàn phim chuyển thể của Lionsgate từ tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn của Suzanne Collin do Gary Ross đạo diễn. Sau đây là năm điều về nữ diễn viên 20 tuổi này:

1. Cô được phát hiện khi cùng mẹ từ quê nhà Louisville, bang Kentucky đến thăm New York sáu năm trước. "Một người đàn ông xin chụp ảnh tôi," cô nói với tạp chí Esquire hồi năm ngoái. Có lẽ chúng tôi phải thấy sợ mới đúng." Nhưng kết quả là cô gia nhập một công ty tìm kiếm tài năng và cùng cha mẹ chuyển đến Los Angeles, và lúc ấy họ nghĩ rồi cô sẽ từ bỏ trong thất vọng mà thôi. "Cha mẹ sẽ không bao giờ để tôi thử nếu họ biết tôi thành công đâu," cô nói.


Nữ diễn viên Jennifer Lawrence


2. Cô đột phá với vai con gái của Bill Engvall và Nancy Travis trong chương trình The Bill Engvall của đài TBS. Phim hài tình huống này phát sóng từ năm 2007 đến 2009 trên truyền hình cáp. Trước đó, cô tham gia với tư cách khách mời trong Cold Case, MonkMedium.

3. Cô được một đề cử Oscar - và một số giải thưởng quan trọng khác - trong năm nay cho vai diễn trong Winter's Bone. Ở vùng núi Ozark - bối cảnh của phim, do Debra Granik đồng viết kịch bản và đạo diễn, Lawrence vào vai Ree Dolly, một cô bé tuổi mới lớn phải chống chọi để gìn giữ gia đình và căn nhà của họ. Cô nói cô biết đây là một vai gai góc và đặc biệt khó quên nên theo đuổi với sự tận tình không ngần ngại, kể cả bắt một chuyến bay đêm bất chợt đến New York để hối thúc đạo diễn về vai diễn. "Tôi còn đi xa hơn trong Winter's Bone so với các phim khác bởi tôi rất thích kịch bản và cũng vì đó là vai nữ hay nhất," cô nói với The Hollywood Reporter hồi đầu năm nay.

4. Cô khiêm tốn về thành công của mình và không nhận sự khen ngợi về sự nghiệp hiện tại của mình. "Tôi cũng muốn đề cao," cô nói với THR. "Nhưng tôi chỉ như mọi nữ diễn viên ở Los Angeles thử sức với mọi thứ, và đó là những vai diễn đã chọn tôi. Tôi muốn thử lên kế hoạch mọi thứ - và tôi đã làm thế, đương nhiên, vì tôi đang điều khiển - nhưng tôi quan sát sự nghiệp mình thành hình, và tôi thích những gì đã làm được. Mất cả triệu năm tôi cũng không bao giờ thiết kế ra nổi được điều đó."

5. Sắp tới cô sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng trong The Beaver của Jodie Foster, cùng với Mel Gibson và Alton Yelchin và vào vai Raven Darkholme/Mystique trong X-Men: First Class.

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter
Lữ Khách Online
#6 Posted : Wednesday, March 14, 2012 10:50:44 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Mười lý do để chờ đợi The Hunger Games


Một thế giới sau sự diệt vong, những nhân vật thú vị, một trò chơi đầy chết chóc và tình yêu – đây là những yêu tốt làm nên bộ ba tiểu thuyết The Hunger Games (ra mắt ở Việt Nam với tên Đấu trường sinh tử), một trong những bộ tiểu thuyết cho tuổi mới lớn được đánh giá cao nhất trong những năm gần đây. Và bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên có thể hứa hẹn những gì?



Panem: Bối cảnh tuyệt vời

The Hunger Games có bối cảnh là Panem, một quốc gia nằm ở vùng đất trước đấy là Bắc Mỹ. Thế giới hiện giờ của chúng ta đã bị diệt vong. Thay đổi khí hậu và chiến tranh nguyên tử đã thay đổi hành tinh của chúng ta, và từ đám đổ nát đó, quốc gia Panem được dựng lên.

Quốc gia mới này có thủ đô nằm ở vùng Núi Rocky, và quanh thành phố đó là 13 quận, mỗi quận phụ trách sản xuất một tài nguyên nhất đinh. Ví dụ, Quận 12, một vùng quan trọng trong tiểu thuyết và bộ phim, là quận khai thác than. Hay Quận 3 sản xuất đồ điện tử, Quận 4 là vùng của ngư dân. Mỗi quận đều sản xuất phục vụ thủ đô.

75 năm trước khi những sự kiện trong bộ phim đầu tiên diễn ra, đã có một cuộc nổi loạn xảy ra chống lại Thủ đô, nhưng cuối cùng cũng bị đánh bại. Quận 13 bị tiêu diệt hoàn toàn và những người dân còn sống thường phải xem lại những thước phim tài liệu về quận này để ghi nhớ những gì xảy ra với bất cứ những ai chống lại Thủ đô.

Tất nhiên, đó không phải là cách duy nhất quản lý 12 quận còn lại.

Đen tối và còn đen tối hơn nữa

“Đấu trường sinh tử” là sân chơi được dựng lên từ xác những người chết trong cuộc nổi loạn. Đây là một trò chơi được chiếu trên truyền hình, diễn ra hàng năm, khi một người con trai và con gái tuổi từ 12 đến 18 được chọn ra từ mỗi quận để thi đấu tới chết trong một đấu trường do Thủ đô dựng nên. Trò chơi chỉ kết thúc khi chỉ còn một ứng viên sống sót. Tên những người tham gia được bốc thăm hàng năm. Càng lớn thì tên mỗi người càng được cho vào lượt bốc thăm nhiều lần, và những đứa trẻ từ gia đình nghèo có thể cho tên mình vào lượt bốc thăm nhiều lần để đổi lấy thức ăn.



Nếu thế còn chưa đủ đen tối, cuộc chơi này được chiếu trực tiếp trên truyền hình như một trận đấu thể thao hấp dẫn. Trước khi trò chơi diễn ra, còn có những cuộc phỏng vấn và chuyến đi tuyên truyền, tất cả đều được chiếu trên truyền hình. Tất cả công dân ở các quận đều phải đón xem, và phải nhìn con em mình chết những cái chết thê thảm, tất cả để mua vui cho người khác. Tất nhiên, đây là cách Thủ đô nhắc cho những người dân ở các quận là ai mới là những người thực sự cai quản họ.

Các quận có thể ghét cuộc chơi này, nhưng ở Thủ đô, người dân ở đây thực sự chào đón trò chơi này mỗi năm.

Người Thủ đô hoàn toàn điên rồ

Khoảng cách giàu nghèo ở Panem thật kinh hoàng. Dù một số quận giàu hơn các quận khác, phần lớn người dân ở đây vẫn khá nghèo khổ và bị đàn áp bởi Thủ đô. Cuộc sống của người dân Thủ đô thì khác, đầy giàu sang và xa xỉ. Người dân ở đây không biết đói kém là gì, chỉ dùng những công nghệ tiên tiến nhất và bị ám ảnh bởi thời trang và giải trí.

Đây là một thế giới mà những người dự tiệc sau khi ăn nôn hết thức ăn trong bụng ra để ăn tiếp, nhuộm màu khắp người, thực hiện phẫu thuật gắn đá quý vào cả trong da thịt mình hay thay đổi bộ mặt chỉ để chạy theo thời trang. Những người giàu có hơn thì có người hầu, là những kẻ nổi loạn bị bắt, cắt lưỡi và bị bán làm nô lệ.

Katniss là nhân vật chính hấp dẫn



Bối cảnh hấp dẫn, và nhân vật chính Katniss cũng thật hấp dẫn. Sinh ra và lớn lên ở Quận 12, cô là trụ cột của gia đình gồm bà mẹ và em gái từ khi cha cô qua đời trong tai nạn trong mỏ than. Từ đó, mẹ cô bị trầm cảm và Katniss phải là người kiếm thức ăn về cho gia đình. Để có được thức ăn, Katniss thường xuyên trèo qua hàng rào của quận để vào rừng săn bắn với người bạn, Gale.

Khả năng sinh tồn và săn bắn của Katniss có thể trở nên rất quan trọng trong đấu trường…

Càng được ưa thích càng có sức mạnh

Trong thế giới này, bí mật để sống sót trong đấu trường không chỉ là trở thành người nhanh nhẹn nhất, mạnh mẽ nhất hay máu lạnh nhất. Được yêu thích cũng là yếu tố quan trọng. Những ứng viên được khán giả ưa thích có thể có những lợi thế nhất đinh. Người dân Panem có thể tài trợ cho ứng viên bằng cách gửi vào đấu trường những thứ như thức ăn, thuốc. Những thứ này đều không rẻ và cuộc chơi càng diễn ra lâu thì càng trở nên đắt hơn. Nhưng trong đấu trường, những món quà như thế có thể cứu sống cả một mạng người.

Với Katniss, quá trình lấy lòng khán giả Panem bắt đầu ngay cả trước khi cô bước vào đấu trường. Từ cuộc diễu hành đầu tiên giới thiệu các ứng viên với thế giới, được truyền hình trực tiếp, nhà thiết kế của Katniss, Cinna, đã giúp cô tạo một ấn tượng không thể phai mờ. Và rồi còn cả Peeta nữa…

Không thể thiếu mối tình tay ba


Gale (trái) và Peeta


Đan xen trong câu chuyện đấu tranh sinh tử này là mối tình tay ba giữa Katniss, Peeta Mellark - ứng viên nam của Quận 12, và người bạn săn bắn của cô, Gale. Mối quan hệ giữa Katniss và Peeta được đẩy lên hàng đầu trong phần lớn câu chuyện khi hai người đồng ý đóng kịch thành một đôi tình nhân để lấy sự ủng hộ của khán giả. Ít ra thì với Katniss đây là một vở kịch, còn với Peeta, đó lại là tình cảm thật.

Câu chuyện đầy kịch tính

The Hunger Games có bối cảnh cuốn hút, một câu chuyện với những nhân vật hấp dẫn, nhưng cũng không hề thiếu những cảnh hành động đầy kịch tính. Dù sao đây cũng là một câu chuyện về cuộc chiến sinh tử trong một sân vận động đầy bẫy, âm mưu và ong có nọc chết người. Những nhóm đồng minh được tạo ra, chỉ để tan rã khi chính đồng mình sẽ phải chém giết lẫn nhau, và mỗi ứng viên sẽ phải chứng tỏ tài năng của mình.

Hơn thế nữa, một khi các ứng viên đã vào sân vận động, ở bên ngoài còn có những người tác động những nguy hiểm xảy ra bên trong. Dù sao đây cũng là một chương trình truyền hình, đâu có thể để khán giả cảm thấy chán nản. Những người điều khiển bên ngoài có thể phóng những quả cầu lửa khổng lồ từ trên trời xuống để ép các ứng viên lại với nhau và giết nhau. Hy vọng khi lên phim những cảnh này cũng hấp dẫn như trên trang sách.

Không có gì là không thể

Như nhiều tiểu thuyết cho tuổi mới lớn trong những năm gần đây (ví dụ bộ ba Chaos Walking của Patrick Ness hay Mortal Engines của Philip Reeve), The Hunger Games trở nên hấp dẫn vì nó chìm đắm trong tuyệt vọng và người đọc có cảm giác bất cứ thứ gì đều có thể xảy ra. Trong một thế giới mà thanh thiếu niên bị ép phải giết nhau thì có gì là không thể?

Tổng thống Snow thật kỳ dị



Kẻ nắm quyền toàn Panem là Tổng thống Snow, do Donald Sutherland thủ vai, và ông đại diện cho chính quyền đàn áp người dân quốc gia này. Đằng sau vẻ bề ngoài lạnh lùng và bình tĩnh là một con người máu lạnh, điên dại, có thể làm tất cả để nắm chặt lấy quyền lực. Quá trình lên tới vị trí nắm quyền của ông cũng rải đầy xác chết. Trên người ông là mùi hương hoa hồng quyện với mùi máu tươi… đủ đáng sợ rồi chứ?

Đây là câu chuyện rất hợp để làm phim

Nói cho cùng thì ai cũng yêu thích The Hunger Games vì khi có đội ngũ làm phim phù hợp, đây là một câu chuyện có khả năng trở thành một bộ phim hay. Cứ nghĩ mà xem, bộ phim này có bối cảnh hoàn toàn mới nhưng cũng đủ hẹp để được dựng một cách hiệu quả. Câu chuyện cũng có tốc độ khá lôi cuốn kể từ khi Katniss trở thành ứng viên vào đấu trường. Bộ phim có đủ các yếu tố tình yêu và hành động để cuốn hút nhiều loại khán giả khác nhau.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Yên Khuê Offline
#7 Posted : Friday, March 30, 2012 10:35:17 AM(UTC)

Rank: Chief Officer

Medals: Hoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự bay bổng và kiến thức của em đã thổi hồn cho con tàu Quái vật Điện ảnh! Casper

Groups: Super Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 15,992
Location: Học viện phù thủy

Thanks: 5688 times
Was thanked: 6970 time(s) in 5275 post(s)


The Hunger Games đã trở thành phim không thể bỏ lỡ như thế nào?


Trước kia, các bộ phim rất dễ bán được nhiều vé: chỉ cần in mấy cái áp phích, công bố trailer giới thiệu phim, và đưa thật nhiều quảng cáo vào các chương trình truyền hình giờ vàng.

Nhưng ngày nay, một chiến dịch như thế có thể khiến người phụ trách quảng bá bị mất việc. Mặt đen tối của việc quảng bá phim ảnh giờ ngự trên mạng internet, và các hãng phim ngày càng phải có những mánh khóe tinh xảo hơn, sử dụng mạng xã hội và các phương pháp rẻ tiền nhưng hiệu quả khác để thuyết phục người hâm mộ thuyết phục người khác đi xem phim.

Nghệ thuật trong việc này nằm ở việc khiến người hâm mộ cảm giác như chính họ đang khám phá một bộ phim mới, nhưng thật ra các hãng phim của Hollywood đều đang sắp xếp tất cả và những thông tin bạn có đều toàn không phải là ngẫu nhiên. Điều này được chứng tỏ rõ ràng khi nhìn qua lịch quảng cáo và các phương pháp quảng bá của bộ phim The Hunger Games (Trò chơi săn người) vừa ra mắt ở Mỹ vào 23/3.


Người hâm mộ The Hunger Games cắm trại chờ buổi chiếu ra mắt


Trong khi một số hãng phim đã dừng sử dụng những phương pháp cũ như quảng cáo trên báo, Lionsgate đã tận dụng hết tất cả - họ phát 80.000 áp phích phim, đăng hơn 50 bài báo trên các tạp chí, và mua 3.000 bảng quảng cáo ngoài đường và ở trạm xe buýt.

Nhưng những hoạt động trung tâm của chiến dịch quảng cáo này được chia ra làm nhiều giai đoạn, diễn ra trong vòng một năm, từng bước xây dựng một kho thông tin cho khán giả qua những kênh thông tin được giới trẻ ưa chuộng. Facebook và Twitter được sử dụng liên tục, bộ phim có kênh YouTube chính thức, một blog ảnh Tumblr, trò chơi cho iPhone và được Yahoo chiếu trực tiếp buổi công chiếu chính thức.

Bắt đầu với một ngọn lửa nhỏ (đưa logo bốc lửa của bộ phim lên trang web), bộ phận tiếp thị của bộ phim đã kiểm soát được cách ngọn lửa này lan khắp mạng internet trong vòng một năm trời (lúc thì có một cuộc thi trên Facebook, lúc thì là trò chơi tìm kho báu trên Twitter). Đến khi bộ phim ra mắt, Tim Palen, giám đốc tiếp thị của Lionsgate, đã giúp ngọn lửa này bùng cháy tại phòng vé.

Các nhà chuyên môn ước tính rằng The Hunger Games, với ngân sách 80 triệu USD, và là phần một trong loạt phim bốn phần, sẽ có thể đạt doanh thu 90 triệu USD trong dịp cuối tuần công chiếu đầu tiên. Doanh thu mở đầu này còn cao hơn bộ phim Twilight đầu tiên và gần bằng Iron Man, bộ phim có tổng doanh thu phòng vé là 585 triệu USD.

Cùng lúc đó, hãng phim này lại phải cố tránh vấn đề gây tranh cãi nhất của câu chuyện, đó là việc trẻ em phải giết nhau trong một cuộc chơi được truyền hình trực tiếp. Bộ ba tiểu thuyết của nhà văn Suzanne Collins chỉ trích việc coi bạo lực như giải trí, và đây là một ranh giới khá khó phân biệt khi chuyển thể câu chuyện này thành phim, và trong quá trình quảng bá phim.

“Đây là một bộ phim khó quảng bá, tâng bốc nhiều quá hay ít quá đều có thể không hiệu quả,” Palen nói trong một buổi thuyết trình khá thẳng thắn về chiến lược Hunger Games tại trụ sở Lionsgate tháng trước.

Việc Hunger Games đã có sẵn lượng người hâm mộ cũng giúp đỡ chiến dịch này. Hơn 24 triệu bản tiểu thuyết này đã được bán ra ở Mỹ. Trong quá trình quảng bá bộ phim, có khoảng 9,6 triệu bản đang được bày bán ở khắp cả nước, thế nên nỗ lực của Lionsgate cũng giúp cả doanh thu bán sách lẫn bán vé xem phim.

Lionsgate đã khiến khán giả phải chú ý tới bộ phim chỉ với 21 nhân viên và ngân sách khá nhỏ là 45 triệu USD. Các hãng phim lớn hơn thường dùng khoảng 100 triệu USD để quảng bá những phim bom tấn và có những buổi tuyên truyền toàn cầu với 100 nhân viên. Lionsgate có thể đạt được mục đích chỉ vì Palen sử dụng những phương pháp truyền thông không đắt tiền để tạo không khí háo hức chờ đợi bộ phim.

Điều trớ trêu là thành tích này vẫn có thể không cứu được công việc của Palen. Anh sẽ còn phải đấu tranh giữ lấy vị trí của mình sau khi Lionsgate sáp nhập với Summit Entertainment, hãng phim đằng sau loạt phim Twilight. Điều này có nghĩa, giờ đây Lionsgate có hẳn hai giám đốc tiếp thị nhưng chỉ có đủ việc cho một người.

Palen từ chối bình luận về trạng thái công việc của mình nhưng Collins tỏ ra bối rối với một tương lai không có anh. “Anh ấy là một cộng tác viên tốt,” nhà văn này nói trong một email. “Anh ấy làm việc rất tốt, đến mức tôi ít khi phải ra ý kiến. Nếu anh ấy còn giữ hết email từ tôi thì chắc phải có 50 bức thư chỉ toàn lời khen.”

Công việc tuyên truyền The Hunger Games bắt đầu từ mùa xuân 2009, khi Palen đến New York để gặp những chuyên gia quảng bá của Scholastic để được có thêm thông tin về bộ sách này. Công việc thực sự phải đến tháng 3/2010 mới bắt đầu, khi nhóm Lionsgate, gồm Julie Fontaine, phó chủ tịch mảng tuyên truyền, bắt đầu tung thông tin về việc tuyển chọn diễn viên qua Facebook.


Từ trái sang: Julie Fontaine, Tim Palen và Danielle DePalma, những chuyên gia phụ trách quảng bá The Hunger Games


Một nhân viện được giao nhiệm vụ túc trực và cập nhật những trang blog. Danielle DePalma, chủ tịch tiếp thị số, lên lịch cho những nỗ lực tuyên truyện trực tuyến, gồm một thời gian biểu được đánh dấu bằng 12 màu khác nhau, ghi rõ mỗi ngày sẽ cho mắt những thông tin gì mới. (Ví dụ: 17/11: Đăng ảnh lên Facebook, tung trang web Yahoo.)

Một đợt quảng bá quan trọng được thực hiện trực tuyến khác là một cuộc bốc thăm chọn năm người hâm mộ được đến thăm phim trường tại North Carolina. Lionsgate đặc biệt không mời một phóng viên nào tới phim trường vì họ không muốn tạo tâm lý là Hollywood lại đi yểm trợ lẫn nhau để ép khán giả phải thích một bộ phim. “Trước kia người ta không cảm thấy khó chịu với việc được gợi ý là nên thích gì,” DePalma nói, “nhưng giờ thì khác rồi. Giờ họ là người cho các hãng phim biết họ thích gì.”

Hè năm ngoái, nhóm tuyên truyền tại Lionsgate, gồm Nina Jacobson, một nhà sản xuất của bộ phim và Joe Drake, giám đốc sản phẩm của hãng phim, bắt đầu thảo luận về cách tiếp cận chủ đề bộ phim. Cách làm phổ biến là tung các hình ảnh hấp dẫn trong phim vào những đoạn quảng cáo. Nếu không làm sao có thể khiến khán giả trở nên háo hức về bộ phim?


Trang Facebook của bộ phim


Nhưng Palen có những nỗi lo khác. “Cuốn sách này được học sinh cấp 2 đọc nhưng lại kể về việc trẻ em giết trẻ em. Dù trong phim ta có tiếp cận chủ đề này tế nhị thế nào thì khi quảng bá cũng có thể tạo tâm lý không tốt,” anh cho biết.

Từ đó, anh có một ý tưởng táo bạo: không chiếu bất cứ cảnh trong đấu trường nào trong suốt quá trình tuyên truyền. Một số người không tin tưởng ý này lắm vì những cảnh đánh nhau chiếm một nửa bộ phim.

“Nhưng cuối cùng ai cũng thích ý tưởng là nếu khán giả muốn xem các cảnh đấu trường, họ sẽ phải đi xem phim,” anh nói.

Họ cũng thảo luận về cách miêu tả cuộc chơi này trong quá trình tuyên truyền; trong phim, 24 trẻ em sẽ chiến đấu quyết tử đến khi còn một người sống sót, nhưng nhóm tuyên truyền đã đồng ý sẽ không bao giờ nói thẳng là “23 trẻ em sẽ chết”, mà chỉ nói “chỉ có thể có một người thắng cuộc”. Họ cũng không muốn dùng câu “Hãy để cuộc chơi bắt đầu.”

Mục đích không phải là tôn vinh cuộc chơi đó; tất cả những đứa trẻ này đều là nạn nhân,” Palen nói. Vài tháng sau, khi một tạp chí giải trí lớn lên kế hoạch dùng câu “Hãy để cuộc chơi bắt đầu” làm tựa đề cho một bài báo về The Hunger Games, Fontaine, lúc đó đang ở London, đã phải tức tốc gọi điện cho các biên tập viên để thuyết phục họ đổi câu tựa.

Trong tháng 8, một đoạn phim 1 phút đã được công bố trên trang web MTV. Khán giả thích thú đón nhận nhưng đều lớn tiếng phàn nàn là đoạn phim đó quá ngắn. “Chúng tôi không ngờ là lượng phản hồi yêu cầu thêm thông tin lại lớn tới thế,” Palen nói.

Đoạn phim cũng đưa khán giả tới trang web chính thức cho bộ phim, TheCapitol.pn. (Thủ đô (the Capitol) của quốc gia Panem là nơi bộ phim diễn ra.) Trang web này cho phép người truy cập đăng ký làm công dân Panem, với giấy chứng minh nhân dân riêng, y như họ đang sống ở Panem thật. Hơn 800.000 người đã đăng ký trên trang web này.

Tháng 10 mang lại một trò chơi mới trên Twitter, cho phép những người đã đăng ký công dân Panem được bầu chọn thị trưởng của các quận. Trong tháng 11, iTunes cho ra mắt trailer chính thức của bộ phim, và có được 8 triệu lượt truy cập trong vòng 24 giờ đầu.


Một mảnh ghép áp phích


100 ngày trước khi bộ phim ra mắt, hãng phim đã ra mắt một áp phích mới, cắt nó thành 100 mảnh ghép và những mảnh ghép điện tử này được đưa cho 100 trang web cất giữ và lần lượt được tung ra trên Twitter. Người hâm mộ phải tìm các hình ảnh này và ghép lại thành áp phích hoàn chỉnh. The Hunger Games đã được trending (được nhắc tới nhiều nhất) toàn cầu trên Twitter chỉ trong vòng vài phút.

“Đó là một trò chơi trẻ con nhưng hiệu quả thì tức thì!” Palen nói.

Nhiều thông tin và hình ảnh khác cũng được đăng tải trên các trang web PopSugar, Moviefone và The Huffington Post vào tháng 1, và một trang blog ảnh Tumblr mang tên Capitol Couture (Thời trang Thủ đô) cũng được tạo ra để quảng bá trang phục trong phim. Hơn 50 trang web tổ chức các cuộc thi bốc thăm trúng thưởng. Capitol TV — kênh YouTube chính thức với cảnh phim chính thức được ra mắt vào tháng 2 và từ đó đã có 17,7 triệu lượt truy cập.

Trong tuần ra mắt phim, Lionsgate sẽ lại cho ra mắt một trò chơi trêng Facebook và một cuộc tham gia trực tuyết Thủ đô.

“Bạn phải cho khán giả những niềm mong đợi, háo hức mới, và chúng tôi vẫn còn mục tiêu xa hơn: làm thế nào giữ được sự chú ý của mọi người tới khi đĩa DVD ra mắt?”

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times


Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
Lữ Khách Online
#8 Posted : Sunday, April 1, 2012 4:01:56 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
The Hunger Games


Trước khi ra mắt chính thức, The Hunger Games đã nhận được rất nhiều sự chú ý của giới báo chí, khán giả xem phim và người hâm mộ bộ truyện. Với bất cứ bộ phim nào thuộc thể loại này, câu hỏi quan trọng vẫn là liệu bộ phim có đáp ứng được những kỳ vọng lớn lao kia không? May thay, với The Hunger Games thì câu trả lời là có.

Dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Suzanne Collins, The Hunger Games kể về Katniss, một cô gái 16 tuổi sống ở “Quận 12”, một trong những quận bị quân đội quản lý trong một đất nước được dựng lên từ xác nước Mỹ đã bị diệt vong. Ở đất nước này, Thủ đô ác độc là nơi cai quản tất cả những quận xung quanh. Nhiều năm trước đó các quận đã nổi dậy chống lại Thủ đô, nhưng thất bại, và để nhắc nhở và răn đe những người dân ở các quận về quyền lực của Thủ đô, mỗi năm một trò chơi thực tế được phát trên truyền hình được diễn ra, gọi là Đấu trường sinh tử. Trong cuộc chơi này, mỗi quận phải chọn ra một ứng viên, một nam một nữ, từ độ tuổi 12 đến 18 để tham gia, với duy nhất một luật lệ: Hãy trở thành người duy nhất sống sót và bạn sẽ là người thắng cuộc.



Khi em gái của Katniss, Prim (Willow Shields đóng), bị chọn để tham gia vào cuộc chơi này, Katniss theo bản năng đã xung phong thế chỗ cho em gái. Cùng với ứng viên nam của quận mình, Peeta (Josh Hutcherson đóng), cô được đưa tới Thủ đô để tham gia vào một cuộc chuẩn bị lạ lùng, gồm việc được trang điểm và phỏng vấn trên truyền hình, trước khi cô, Peeta, và 22 thiếu niên khác sẽ phải vào đấu trường và giết nhau.

The Hunger Games không hẳn là một ý tưởng mới mẻ; ngoài Battle Royale, thì cũng còn có những câu chuyện có từ trước đó nữa như The Running Man, Death Race 2000, hay Spartacus (kể về đấu trường La Mã cổ đại) nói về những người cầm quyền ép những con người dưới quyền họ phải tham gia vào một cuộc chơi đổ máu để mua vui một cách bệnh hoạn. Nhưng việc ý tưởng không mới mẻ không phải vấn đề, điều quan trọng là Collins (người cũng hợp tác viết kịch bản) đã dựng lên một câu chuyện hấp dẫn, xoay quanh một nhân vật chính cuốn hút và dễ khiến bạn muốn ủng hộ.

Quan trọng hơn nữa, đạo diễn Gary Ross đã hiểu rất rõ thần thái câu chuyện. Đây là một bộ phim thực tế, khiến bạn phải suy nghĩ và cũng nhiều khi rất cảm động. Đạo diễn đã không xem nhẹ những vấn đề đen tối trong truyện và cũng không lãng mạn hóa, “Hollywood-hóa” câu chuyện. Những chuyện chết chóc được giữ thực tế và rõ ràng, và Katniss cũng phải trải qua những tình huống đẫm máu này.

Chắc hẳn sẽ có nhiều lời bình luận về phong cách quay phim bằng máy quay cầm tay, với hình ảnh rung động thực tế như một thước phim tài liệu. Khán giả phải mất chút thời gian để quen với cách quay phim này và ở một vài chỗ, có thể cho là đạo diễn hơn lạm dụng cách này và hình ảnh trở nên “lắc lư” quá nhiều. Nhưng nói cho cùng thì cách quay phim đó áp dụng vào những cảnh Katniss trong đấu trường cũng tăng cảm giác thực tế hơn của cảnh phim.

Thế giới Hunger Games đầy những thái cực tuyệt đối. Katniss và người dân Quận 12 quanh cô đều rất nghèo nhưng người dân Thủ đô lại sống trong xa xỉ của một thế giới “khoa học viễn tưởng”, với thời trang cường điệu (nhiều khi lố bịch). Phong cách quay phim giống như quay phim tài liệu này sẽ giúp ta tiếp cận dễ dàng hơn một thế giới hoàn toàn khác nơi những con người rất khác chúng ta đang sống.


The Hunger Games kể về việc trẻ em phải giết nhau trong một đấu trường do người lớn tạo nên


Ưu điểm của cách quay phim bằng máy quay cầm tay này là nó tạo hiệu ứng cho cảnh bạo lực. The Hunger Games kể về các thanh thiếu niên chém giết lẫn nhau, nếu quay những cảnh này theo cách truyền thống thì bộ phim khó tránh được việc bị xếp loại R (không cần thiết và sẽ loại bỏ nhiều khán giả hâm mộ bộ sách). Nhưng ngược lại, Ross quay những cảnh chém giết một cách trừu tượng hơn: một ánh lóe sáng của lưỡi dao, máu bắn về phía ống kính, tiếng kêu gào – tất cả đều thể hiện mức đáng sợ và bạo lực của những gì diễn ra nhưng không thể hiện nó một cách lộ liễu trên màn ảnh. Cách này hiệu quả, và càng hiệu quả hơn với những cảnh quay những nạn nhân này sau khi đã chết.

Đây không phải một bộ phim nhẹ nhàng lãng mạn, nhưng vẫn vô cùng cuốn hút, phần lớn vì có diễn viên từng được đề cử Oscar, Jennifer Lawrence. Katniss lớn lên trong đau đớn, thiếu thốn và khổ sở, nhưng vẫn là một con người hết sức có mục đích và mạnh mẽ, và Lawrence đã thể hiện một cách tuyệt vời những khoảnh khắc mềm yếu của Katniss, nhưng vẫn không mất đi sức mạnh tiềm ẩn trong cô. Như nhiều người đã từng nói, nếu thực sự phải so sánh với một bộ phim khác cũng được chuyển thể từ tiểu thuyết với nhân vật chính là một cô gái tuổi mới lớn, thì Katniss thật khác Bella Swan một trời một vực. Đây là một cô gái độc lập và mạnh mẽ, không bị ám ảnh bởi con trai và yêu đương, và cũng không cần đàn ông để định nghĩa bản thân.

The Hunger Games vẫn có yếu tố tình tay ba nhưng nó hoàn toàn không phải câu chuyện trung tâm. Cốt truyện chính vẫn là trẻ em phải giết nhau trong một đấu trường do người lớn tạo nên. Trong phần một của ba phần phim này, bạn thân của Katniss, Gale (Liam Hemsworth) là một nhân vật khá nhỏ, với ít thời gian xuất hiện, nhưng vẫn thể hiện mình là một người có thể trở thành chỗ dựa lý tưởng.


Katniss cùng người bạn thân, Gale (trên) và đối thủ trong Đấu trường cùng tới từ Quận 12, Peeta


Về phần Peeta, Hutcherson xứng đáng nhận nhiều lời khen cho vai diễn. Nhân vật này về căn bản là người tốt, và không hề thiếu cơ bắp, nhưng cuối cùng Peeta vẫn gặp nhiều khó khăn trong đấu trường. Ngay bản thân anh cũng nhận xét rằng Katniss, với tài bắn cung rất giỏi, có những kỹ năng rất cần thiết cho một cuộc chiến như thế. Katniss là nhân vật theo mẫu anh hùng kinh điển, trong khi Peeta nhiều khi lại trở thành người cần được cứu giúp. Nhưng Hutcherson cũng biến Peeta thành một chàng trai thực sự dễ mến, có phần cần được bảo vệ, khiến khán giả dễ dàng cảm thông với nhân vật. Cũng phải khen Ross và đoàn làm phim đã không hề che giấu sự thực là Lawrence cao hơn Hutcherson – đây là điều không thường thấy trong phim Hollywood khi nói về nhân vật nam và nữ chính.

Một yếu tố thông minh khác của tiểu thuyết của Collins, cũng được áp dụng trong phim, là cách Katniss và Peeta lợi dụng lòng yêu mến của khán giả. Cả trong truyện và trên phim, Đấu trường sinh tử là một chương trình truyền hình thực tế, thế nên người đỡ đầu của Katniss và Peeta, Haymitch (do Woody Harrelson đóng, một lựa chọn tuyệt vời cho một vai diễn mỉa mai nhưng cũng tốt bụng), thường nhắc rằng họ có thể có được thêm sự ủng của khán giả bằng cách nhấn mạnh “chuyện tình” giữa hai người. Sự ủng hộ của khán giả có thể là cả sự khác biệt giữa sống và chết, vì khán giả giàu có thể “tài trợ” cho các ứng viên trong đấu trường bằng cách gửi thuốc men hay thức ăn vào trong lúc cần thiết. Chuyện "tình giả tình thật" là một phần khá hài hước của câu chuyện mà nhiều người hâm mộ bộ truyện ưa thích.

Tất cả các nhân vật đáng nhớ đều được chọn diễn viên rất phù hợp, gồm Elizabeth Banks trong vai Effie, người đại diện của Quận 12, Amandla Stenberg trong vai ứng viên nhỏ tuổi nhất của Đấu trường sinh tử, Rue, và Wes Bentley, trong vai trưởng nhóm “Lập trình trò chơi”, Seneca Crane, với một bộ râu cầu kỳ. Dù nhiều khán giả ban đầu cũng e ngại về Lenny Kravitz, anh đã thể hiện vai diễn Cinna, nhà tạo hình thời trang của Katniss một cách thật điềm đạm và dễ gần.


(từ trên xuống, trái qua phải) Amandla Stenberg, Wes Bentley, Lenny Kravitz, Woody Harrelson, Donald Sutherland, Elizabeth Banks và Stanley Tucci trong các vai phụ trong phim


Donald Sutherland vào vai phản diện chính của câu chuyện, Tổng thống Snow, một cách lạnh lùng và rùng rợn. Vị tổng thống này trong phim có thêm một vài cảnh không xuất hiện trong sách. Và Stanley Tucci có một vai diễn hài hước đen tối với nhân vật Caesar Flickerman, người dẫn chương trình luôm mỉm cười giả tạo với công việc phỏng vấn tất cả các ứng viên trước khi trò chơi bắt đầu.

The Hunger Games cũng có điểm yếu. Cảnh kết của bộ phim không thực sự có tác động mạnh mẽ. Bộ phim kết thúc với vẻ “Ơ, thế thôi là hết à?”, thay vì cảm giác “Ôi, tôi muốn xem phần tiếp theo!” Ross cũng có những lúc thể hiện sự thiếu kinh nghiệm với thể loại phim hành động. Dù mục đích không phải là tôn vinh bạo lực của trò chơi này, nhưng cũng có những cảnh vẫn thiếu kịch tính và yếu tố hồi hộp.

Nhìn chung, The Hunger Games là một bộ phim khá, chuyển tải được những thông điệp của tác phẩm gốc và nắm bắt được những yếu tố cốt yếu của câu chuyện, và thực sự là một bộ phim nổi bật trong những phim cùng đối tượng khán giả. Những người hâm mộ câu chuyện và khán giả mới đều có thể sẽ thấy đây là một bộ phim hấp dẫn. Với phần đầu của loạt phim được làm chắc tay, chúng ta nên háo hức chờ đợi hai phần tiếp theo.

Đánh giá: 4/5

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Lữ Khách Online
#9 Posted : Sunday, April 1, 2012 4:04:31 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Năm điều cần biết về The Hunger Games cho những ai chưa đọc truyện


The Hunger Games là tựa phim nóng nhất tại các rạp hiện nay, đã liên tục phá vỡ các kỷ lục phòng vé và nhận được đánh giá cao từ các nhà phê bình. Bộ phim sẽ là một thành công lớn cho hãng Lionsgate (phần tiếp theo, Catching Fire, đã bắt đầu được tiến hành) – nhưng điều đó không có nghĩa ai cũng háo hức muốn xem phim này.



Vẫn còn nhiều khán giả chưa đọc tiểu thuyết của Suzanne Collins và đang tự hỏi liệu câu chuyện này có đáng đi một chuyến ra rạp không.

Để phục vụ những bạn còn chưa bị Hunger Games chinh phục, sau đây là năm yếu tố có thể cân nhắc khi quyết định có đi xem phim hay không.

5. Các cảnh hành động và chết chóc

Khác với những gì được thấy trong các trailer phim, The Hunger Games còn có nhiều vấn đề hơn chỉ là việc nhân vật chính Katniss Everdeen (Jennifer Lawrence đóng) muốn cứu em gái, Prim. Hóa ra, cô còn phải bước vào đấu trường để quyết tử với những thiếu niên cùng lứa khác.

Hãng phim đã có một hành động khá táo bạo là không công bố bất cứ hình ảnh nào từ cuộc chiến đẫm máu này trong quá trình tuyên truyền phim. Nhưng cứ yên tâm, câu chuyện cho thấy sẽ không hề thiếu những cảnh hành động khi Katniss phải đấu tranh để sống sót trong đấu trường. Những mối nguy hiểm gồm các con thú đột biến gen, những cạm bẫy giống trong trò chơi điện tử - và tất nhiên, hơn 20 người khác đang muốn giết nhân vật chính của chúng ta.

4. Không có những cảnh yêu đương sướt mướt kiểu Twilight

Những người chưa đọc truyện The Hunger Games nhưng đã xem hình ảnh của hai nhân vật nam trong phim, Gale (Liam Hemsworth đóng) và Peeta (Josh Hutcherson đóng) có thể lập tức cho rằng bộ phim lại là một mối tình tay ba ướt át khác theo phong cách Twilight Saga. Điều này gần như hoàn toàn sai lầm.

Katniss Everdeen không phải là một cô gái quan tâm quá nhiều tới bạn trai. Tác giả Suzanne Collins đã tạo ra một nhân vật nữ chính chỉ tập trung vào sự sống còn của bản thân và gia đình. Hai người con trai đó giúp cô đạt được mục đích sống sót – dù là người bạn đi săn ở nhà (Gale) hay người giúp cô mua chuộc tình cảm của những nhà tài trợ để giúp cô sống sót trong đấu trường chết chóc kia (Peeta).

Trong phim không hề có cảnh yêu đương ướt át nào. Từ trước khi trò chơi bắt đầu, Katniss chỉ luôn lo lắng về việc làm thế nào để không chết. Bất cứ biểu hiện yêu đương nào đều chỉ là đóng kịch…

3. Không hề là bản sao của một bộ phim bạn đã từng xem

Khi The Hunger Games chuẩn bị ra rạp, có nhiều người thích đưa ra những nhận xét mỉa mai rằng bộ phim này chỉ là “bổn cũ soạn lại” của các phim trước kia như The Running Man, hay Battle Royale hay The Condemned. Nhưng những lời nhận xét này đều có vẻ hiểu biết lắm về thế giới The Hunger Games.

Tất nhiên, tác phẩm của Suzanne Collins chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng tác giả cũng đã tạo lên những nhân vật hoàn toàn của riêng mình, trong một thế giới hoàn toàn mới, phản ánh những vấn đề và chủ đề mới. The Hunger Games có mối liên kết với một số câu chuyện khác, nó cũng mang tính hiện đại hơn và liên quan tới những vấn đề đương thời hơn.

Những bộ phim cùng thể loại thường có nhiều điểm giống nhau. Vấn đề là câu chuyện trong một ý tưởng đó có mới mẻ không. Và với Hunger Games, đây là một điều đáng khám phá.

2. Đạo diễn Gary Ross tài ba

Bạn có thể không biết tên Gary Ross nhưng nhà đạo diễn này rõ ràng có tài năng. The Hunger Games mới chỉ là bộ phim thứ ba của ông, sau Pleasantville Seabiscuit – đều là những phim với nhiều đề cử Oscar và được khán giả yêu thích.

Ross cũng đã hợp tác với tác giả Suzanne Collins viết kịch bản cho Hunger Games. Trước khi trở thành đạo diễn, ông cũng từng viết kịch bản các phim nổi tiếng như Big, DaveMr. Baseball.

The Hunger Games là tác phẩm của một người thực sự hiểu cách làm nên một bộ phim hay. Ta chỉ có thể trông đợi ông đã lấy những yếu tố hấp dẫn từ nguyên tác và thêm vào đó những yếu tố còn hấp dẫn hơn.

1. Diễn viên cũng thật tài ba


Dàn diễn viên tài năng của The Hunger Games


Dù nhìn những khuôn mặt mới trẻ trong các vai chính của The Hunger Games, bạn cũng đừng cho rằng họ không đủ kinh nghiệm để tạo ra một bộ phim hấp dẫn. Bộ phim còn có những diễn viên gạo cội như Donald Sutherland, Stanley Tucci (Devil Wears Prada), Toby Jones, Elizabeth Banks (Zack and Mirir) và Woody Harrelson, và các diễn viên trẻ cũng không hề nhạt nhòa khi đứng cạnh những bậc tiền bối này.

Nữ diễn viên chính Jennifer Lawrence đã có vai diễn đột phá khi xuất hiện trong bộ phim tâm lý Winter’s Bone, bộ phim mang về cho cô đề cử Oscar Nữ diễn viên xuất sắc nhất năm 2011. Bạn diễn của cô, Josh Hutcherson cũng đóng một vai quan trọng trong bộ phim được đề cử nhiều giải Oscar năm 2011, The Kids Are All Right. Thế cũng để bạn thấy Ross và hãng phim đã thu thập được nhiều tài năng thế nào. Kể cả các vai phụ nhỏ hơn cũng chứng tỏ tài năng diễn xuất của mình, như Isabelle Fuhrman (từng xuất hiện trong vai chính phim Orphan)và ngôi sao nhạc rock Lenny Kravitz, cũng từng xuất hiện với vai diễn được đánh giá cao trong Precious. Anh được nhiều người khen ngợi là đã diễn vai chuyên gia tạo hình của Katniss, Cinna, một cách hoàn hảo.

Về mặt diễn xuất, dàn diễn viên của The Hunger Games hoàn toàn không phải nghiệp dư.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant
Lữ Khách Online
#10 Posted : Saturday, April 7, 2012 7:22:10 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Tám điều làm nên thành công của The Hunger Games


The Hunger Games đã có doanh thu tương đương với GDP của Quần đảo Marshall ngay trong dịp cuối tuần công chiếu đầu tiên, tạo chỗ đứng cho loạt phim này và trở thành một trong những phim có doanh thu cao nhất trong năm. Vậy sao bộ phim này lại vượt quá mức tưởng tượng của mọi người đến vậy?

1. Suzanne Collins


Suzanne Collins


Sẽ chẳng ai biết The Hunger Games là gì nếu Suzanne Collins không viết nên câu chuyện này, thu hút hàng triệu độc giả trên toàn thế giới. Tập truyện thứ hai và ba còn mở rộng thế giới này hơn nữa, và nâng độ hấp dẫn của câu chuyện lên tầm cao mới.

2. Những người hâm mộ Twilight cũng biết họ cần phim chất lượng hơn

Sau đây là một bí mật nho nhỏ về loạt phim Twilight mà nhiều người cần hiểu: Tác giả bài viết này không biết tất cả những người hâm mộ Twilight trên đời, nhưng những người tác giả biết đều thừa nhận bộ sách và loạt phim này không có gì có thể gọi là chất lượng. Thật ra, họ hoàn toàn hiểu rõ loạt phim này có một câu chuyện hết sức ngớ ngẩn và không đáng một xu nhưng họ vẫn bị hút vào và tự nguyện xem đến khi câu chuyện đi đến một hồi kết tẻ nhạt. Loạt phim đó, nói thẳng ra, có thể được gọi là Những bà nội trợ của miền đất Edward Cullen. Chẳng ai nghĩ loạt phim này thực sự mang tính nghệ thuật gì cả. Sẽ chẳng ai cãi lại bạn nếu bạn cho rằng chúng chỉ nhằm mục đích khiến khán giả mất đi chất xám sau mỗi lần xem.

Thế nhưng sự thèm muốn chất gây nghiện rất độc hại này lại vượt qua mọi sự ngăn cản của lý trí, thế nên người ta cứ tiếp tục xem phim. Dù chia phần cuối thành 18 tập thì họ vẫn sẽ xem đến tận tập cuối. Nhưng cảm giác tội lỗi khi xem những bộ phim đó cũng cần phải được giải tỏa. Và với nhiều người, sự giải tỏa đó là The Hunger Games, một câu chuyện giả tưởng chất lượng và hấp dẫn hơn nhiều việc dành ra hai giờ đồng hồ để ngắm những người mẫu đầu óc rỗng tuếch của hãng thời trang GAP lấp lánh trong ánh nắng. Những người hâm mộ Twilight đều hiểu, sâu thẳm trong tim họ, rằng họ đáng được thưởng thức những câu chuyện chất lượng hơn nhiều, còn những người ghét Twilight thì cuối cùng cũng có thể đón nhận một bộ phim không khiến họ cảm thấy mình mất đi vài điểm IQ sau khi xem.


Một cảnh trong The Hunger Games


3. Disney thất bại trong việc quảng bá John Carter

Vài ngày trước, tác giả bài viết đi xem buổi công chiếu lúc nửa đêm của The Hunger Games và có hỏi một cô bạn gái thích phim giả tưởng rằng tại sao cô ấy không hề quan tâm tới John Carter (theo tác giả, đây là bộ phim đáng được nhiều người chú ý hơn). Cô ấy chỉ nói rằng bộ phim có vẻ quá trẻ con theo kiểu Disney. Ngày hôm sau tôi cho cô xem một phần trailer do những người hâm mộ làm về bộ phim và cô hoàn toàn bị thuyết phục. Chúng tôi sau đó cùng nhau đi xem phim này và cô tỏ ra rất thích nó. Cô còn đi mua tập truyện John Carter đầu tiên ngay sau khi xem phim.

Việc Disney hoàn toàn thất bại trong việc quảng bá bộ phim bom tấn có thể được làm thành nhiều tập của mình có nghĩa rằng John Carter sẽ không cướp được tiền vé của The Hunger Games. Có vẻ như mọi xác suất đều ủng hộ The Hunger Games.

4. Khán giả nữ là người sở hữu phòng vé

Đây là điều ai cũng biết: khán giả nữ chiếm một lượng rất lớn trong doanh thu phòng vé. Đây là nhóm khán giả khiến Titanic 3D sẽ trở nên cực kỳ thành công khi ra mắt. Nói cách khác, đây là nhóm những cô gái mê mẩn với việc xem Leonardo DiCaprio chết cóng hết lần này qua lần khác.

The Hunger Games không hẳn là loạt phim cho một phe nào nhất định nhưng sự thật là nó cũng thu hút nhiều sự chú ý của nhóm khán giả nữ ở mọi lứa tuổi. Nhưng đây cũng không phải Twilight. Làn sóng có thể không mạnh bằng, nhưng nhiều khán giả nam cũng rất quan tâm tới bộ phim này. Theo Hollywood Reporter, 28% khán giả nam dưới 25 tuổi (một tỷ lệ khá ổn) tỏ ra quan tâm tới The Hunger Games, so với 10% của Breaking Dawn. Mức quan tâm của khán giả nam trên 25 tuổi là 20% so với 8% cho bộ phim cuối của loạt phim Twilight.”

5. Gary Ross

Thành công của The Hunger Games phụ thuộc vào hai phương pháp làm phim quan trọng của đạo diễn, nhà biên kịch Gary Ross.


Đạo diễn, nhà biên kịch Gary Ross


Đầu tiên, ông không hề muốn cạnh tranh về mặt bạo lực và máu me với Battle Royale, bộ phim của Nhật sản xuất năm 2000 về một nhóm học sinh lớp 9 bị đày ra hoang đảo và phải giết nhau. Ngược lại, Hunger Games – dù không tránh né cảnh bạo lực – không hề lợi dụng sự bạo lực của những cảnh chém giết để câu khách.

Tác giả bài viết này thích phim Battle Royale. Khi muốn xem một bộ phim lợi dụng những cảnh chém giết bạo lực bệnh hoạn thì tác giả sẽ đi xem phim đó. Nhưng mục đích chính của Battle Royale chính là những cảnh máu me (và điều đó cũng không thành vấn đề). The Hunger Games không cần những cảnh chết chóc phô trương như vậy.

Nhiều nhà phê bình phim thì làm như là trong phim không hề có chút bạo lực gì, và có thể điều đó chứng tỏ chúng ta đã trở nên vô cảm thế nào với những cái chết trên phim. Trên thực tế, trong phim này ta thấy trẻ em bị bẻ cổ, giáo đâm vào bụng và đập vỡ đầu, và những cảnh chém giết khác được gợi ý trong phim còn kinh khủng hơn nhiều. Tất cả chỉ phần lớn diễn ra ngoài màn ảnh. Nhưng ai có thể xem những cái chết này mà tự nhủ, “Sẽ hấp dẫn hơn nếu cô bé đó bị ném rìu vào đầu” chứ? Đây là phim phân loại PG-13 nhưng phân loại thế cũng là châm chước khá nhiều. Có bao nhiều phim PG-13 cho ta thấy một cô bé 12 tuổi bị giáo đâm vào bụng rồi chết chứ?

Mặt mạnh khác của bộ phim là Ross đã khiến một bộ phim mang tính khoa học viễn tưởng trở nên thực tế hơn. Đúng, ông dùng cách quay phim với máy quay cầm tay để cảnh phim trở nên thật hơn, nhưng còn nhiều yếu tố khác, như việc những cảnh cao trào không hề có nhạc lên cao tới đỉnh điểm, và những nhân vật phản diện được thể hiện một cách tinh tế. Những cảnh đầy cảm xúc nhất thường diễn ra trong một khoảng không lặng lẽ. Ross đã tiếp cận câu chuyện với những sắc thái khá tế nhị mà không phải đạo diễn nào cũng muốn đánh cược và vì thế ông nên được hoan nghênh vì đã không tỏ ra quá lộ liễu với những thông điệp của mình.

6. Công việc quảng bá của Lionsgate

Ta phải khen hãng phim Lionsgate và nhóm phụ trách tuyên truyền quảng bá của họ vì đã thành công trong việc tạo sức hút rất tích cực cho bộ phim bằng những phương pháp nhỏ nhặt nhưng thật hiệu quả. Lionsgate đã thực sự có được sự ủng hộ của một lượng lớn khán giả khi trailer đầu tiên được ra mắt, và trailer cũng khiến khán giả càng muốn xem phim khi thể hiện một bộ phim thiên về cảm xúc và tình cảm của nhân vật là chính.

7. Diễn viên hấp dẫn


Josh Hutcherson, Jennifer Lawrence và Liam Hemsworth


Ta cứ phải thừa nhận sự thật Jennifer Lawrence quả là rất cuốn hút, rằng anh em nhà Hemsworth có vẻ là hậu duệ của những vị thánh thần Hy Lạp cổ đại, và dù chiều cao có hạn thì Josh Hutcherson cũng không thoát khỏi vẻ bề ngoài khiến các cô gái mê mệt.

8. Jennifer Lawrence

Ngoài dàn diễn viên phụ tài ba, phần lớn bộ phim được đặt trên vai Jennifer Lawrence, và cô là lựa chọn hoàn hảo cho vai Katniss Everdeen. Không có gì nhạc nhiên khi cô nhận vai này. Diễn xuất của cô và khả năng giữ được sự chú ý của khán giả khi chỉ có mình cô trên màn ảnh đã khẳng định cô chính là Katniss và sau khi xem The Hunger Games, tác giả bài viết rất háo hức muốn xem cô sẽ làm gì với nhân vật này trong những phần phim tiếp theo.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Shizuna Offline
#11 Posted : Wednesday, April 18, 2012 5:54:13 PM(UTC)
Rank: Pre-boarding Passenger

Groups: Member
Joined: 10/1/2011(UTC)
Posts: 7

Thanks: 6 times
Was thanked: 24 time(s) in 7 post(s)
Lâu quá rồi mình không vào đây, mình bận quá, xin lỗi mọi người nhé.

Có thể hiểu tại sao Việt Nam lại không cấp phép trình chiếu bộ phim này: nội dung không phù hợp, kích động bạo lực. Chẳng khó hiểu nếu các bác cấp phép nghĩ rằng các cháu nhỏ Việt Nam qua bộ phim này sẽ nổi hứng "tàn sát nhau để giành chiến thắng." Tiếc là mình chưa được đọc truyện hay cũng chưa được xem phim. Những gì mình biết chỉ dừng ở trailer và vài dòng tóm tắt nội dung cùng các tin tức của các bạn.

Mình có vài người bạn ở nước ngoài và họ nói là đã đi xem bộ phim này. Nếu nói về dàn diễn viên, độ đẹp mắt của những cảnh phim thì rất xứng đáng để The Hunger Games đạt doanh số phòng vé tuần đầu cao ngất ngưởng. Thế nhưng họ lại nói cái kết của phim thực sự không đi đến đâu cả. Nếu như trong In Time, việc tiếp tục cướp nhà băng để cố gắng xóa đi ranh giới giữa giàu và nghèo của hai nhân vật chính có thể chỉ khiến cho bi kịch này chuyển hóa thành một bi kịch và rối ren khác, thì THG thậm chí còn chẳng làm được như thế. Kết phim là hai anh chị chiến thắng rồi trở về với nhau. THG vẫn cứ thế tiếp diễn và cho đến cuối cùng thì cái chiến thắng của 2 người họ cũng không có nghĩa lí gì cho lắm. Nếu nội dung đã là như vậy thì THG chỉ là một bộ phim có tính chất giải trí đơn thuần mà thôi.

Đó chỉ là suy nghĩ của mình sau khi nghe các bạn của mình kể lại, chứ mình cũng chưa xem bộ phim để nhận xét tổng thể được. Nếu ai đã xem bộ phim thì có thể "khai sáng" cho mình biết với nhé!
4 users thanked Shizuna for this useful post.
Casper on 4/18/2012(UTC), Yên Khuê on 4/18/2012(UTC), Lữ Khách on 4/18/2012(UTC), HMS on 4/18/2012(UTC)
HMS Offline
#12 Posted : Wednesday, April 18, 2012 11:43:35 PM(UTC)

Rank: Sailing Master

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự chuyên nghiệp vững chắc và cống hiến của em dành cho tàu Quái vật Điện ảnhHoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự tinh tế của bạn đã chắp cánh cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

You are a member of these groups:: Editor, Translator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,182
Location: Hanoi

Thanks: 532 times
Was thanked: 1130 time(s) in 807 post(s)
Quote:
Mình có vài người bạn ở nước ngoài và họ nói là đã đi xem bộ phim này. Nếu nói về dàn diễn viên, độ đẹp mắt của những cảnh phim thì rất xứng đáng để The Hunger Games đạt doanh số phòng vé tuần đầu cao ngất ngưởng. Thế nhưng họ lại nói cái kết của phim thực sự không đi đến đâu cả. Nếu như trong In Time, việc tiếp tục cướp nhà băng để cố gắng xóa đi ranh giới giữa giàu và nghèo của hai nhân vật chính có thể chỉ khiến cho bi kịch này chuyển hóa thành một bi kịch và rối ren khác, thì THG thậm chí còn chẳng làm được như thế. Kết phim là hai anh chị chiến thắng rồi trở về với nhau. THG vẫn cứ thế tiếp diễn và cho đến cuối cùng thì cái chiến thắng của 2 người họ cũng không có nghĩa lí gì cho lắm. Nếu nội dung đã là như vậy thì THG chỉ là một bộ phim có tính chất giải trí đơn thuần mà thôi.

Hehe thật ra bạn ấy nói thế cũng có phần có lý.

Cái kết trong phim nó hơi dở hơi một tí vì nó lãng mạn hóa mọi thứ quá. Thật ra trong truyện thì từ cuối tập 1 thể hiện rất rõ là chính phủ không hề hài lòng với hành động của Katniss ở cuối phim để nhằm cứu sống cả cô và Peeta và hành động đó được cho là tạo phản và trên thực tế nó cũng khiến các quận nổi lên ý định chống lại chính quyền. Cái chiến thắng kép đó được cho là hành động cười nhạo trò chơi, thổi lên một ngọn lửa cách mạng. (Dù thực ra Katniss làm thế chỉ vì muốn sống chứ chẳng phải muốn phản lại cái gì cả.)

Truyện thì nói rất rõ là hậu quả của việc đó là Katniss giờ đã vào danh sách đen của chính quyền và sẽ còn phải chịu hậu quả dài dài, còn có thể mang họa về cho người thân. Cuối truyện cũng làm rất rõ rằng trong đấu trường tình cảm Katniss dành cho Peeta hoàn toàn là giả, thế nên truyện kết thúc với sự sụp đổ nhất định trong quan hệ của hai nhân vật này.

Tất cả những điều này mở đường cho phần 2 và 3.

Còn phim thì bỗng nhiên cắt phắt tất cả những điều này và đúng là nếu như chưa đọc truyện thì có cảm giác nó rất là "Ơ thế là hết rồi à?" như cái review mình dịch. Khi xem phim thật ra vì mình biết diễn biến 2 phần sau nên cũng tạm bỏ qua. Nhưng đúng là nếu chưa đọc truyện thì sẽ thấy cái kết hơi hẫng.

Cái làm mình bực mình là có 1 clip trên mạng cho thấy kịch bản ĐÃ CÓ cái cảnh Katniss (có vẻ như) nói thật với Peeta là không yêu ảnh thật nhưng mà cuối cùng lại cắt cảnh đấy đi yo khỉ hâm chả hiểu đề làm gì.

Đúng là mình thấy khi làm phần 2 điều đầu tiên họ sẽ phải làm rõ là Katniss giờ là tội đồ của chính phủ và phải làm rõ là tình cảm của Katniss trong phần 1 cho Peeta là giả chứ không phần còn lại của câu chuyện sẽ chả có lý gì cả.

Còn về việc VN cấm thì...thôi, các bác cấm thì cứ im lìm mà cấm thì chả sao. Đây các bác phát biểu 1 câu là "Ở Mỹ người ta xem thì hiểu là người nào giỏi thì thắng" yo gây sự Ở Mỹ thì người ta hiểu (mà hiểu thế là hiểu sai!) còn ở VN thì không hiểu được. yo cầu khấn Hóa ra người VN không biết suy nghĩ đến thế à?
2 users thanked HMS for this useful post.
Casper on 4/18/2012(UTC), Yên Khuê on 4/18/2012(UTC)
HMS Offline
#13 Posted : Wednesday, April 18, 2012 11:57:26 PM(UTC)

Rank: Sailing Master

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì sự chuyên nghiệp vững chắc và cống hiến của em dành cho tàu Quái vật Điện ảnhHoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự tinh tế của bạn đã chắp cánh cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

You are a member of these groups:: Editor, Translator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,182
Location: Hanoi

Thanks: 532 times
Was thanked: 1130 time(s) in 807 post(s)
The Hunger Games: giải trí nhưng cũng không kém phần sâu sắc


Hiếm có bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết nào khiến tôi cảm thấy tâm đắc và thích hơn cả nguyên tác như The Hunger Games, nhất là khi bộ phim đó lại khiến tôi phải liên tưởng tới chiến tranh Iraq và Đức Quốc xã.

The Hunger Games lấy bối cảnh ở Panem, một quốc gia nổi lên sau thời kỳ thảm họa ở vùng địa lý Bắc Mỹ hiện giờ. Khi 13 quận vệ tinh của Panem nổi dậy tạo phản trước đó nhiều năm, Quận 13 đã hoàn toàn bị hủy diệt và sau đó, chính phủ Thủ đô công bố một “hiệp ước hòa bình”. Mỗi năm, 12 quận còn lại sẽ phải chọn ra hai thanh niên tuổi từ 12 đến 18, một nam một nữ, gọi là vật tế, chiến đấu trong một đấu trường kín trong một cuộc chơi mang tên "Trò chơi săn người". Người cuối cùng sống sót là người thắng cuộc, và cả cuộc đấu được truyền hình trực tiếp toàn quốc.

Khi đọc The Hunger Games, tôi bị lôi cuốn bởi câu chuyện nhưng lại không quá ấn tượng với văn phong của tác giả. Trong tình huống nhân vật chính bước vào một cuộc chiến mà đáng ra ta không nên biết cô có thể sống sót trở ra hay không, thì kể chuyện theo ngôi thứ nhất là một sai lầm. Điều đó gần như đảm bảo rằng cô sẽ sống sót (nhất là còn hai tập truyện nữa tiếp sau đó!). Cũng vì được kể theo ngôi thứ nhất mà phần lớn tiểu thuyết là những chuỗi suy nghĩ và cảm xúc của Katniss, và chúng ta bị giới hạn bởi những gì cô thấy và cảm nhận.

Khi dựng thành phim, khán giả trở thành người quan sát. Ta mất đi cảm giác tự tin là Katniss (Jennifer Lawrence đóng) nhất định sống sót ở cuối phim và vì thế mà phim trở nên hồi hộp và kịch tính hơn. Ta cũng được biết những gì diễn ra ở những nơi Katniss không có mặt, khiến phim trở nên phong phú hơn. Nhưng cũng vì mất đi những dòng tự bạch của Katniss kịch bản lại khó đi sâu vào động cơ đằng sau một số hành động của nhân vật. Tuy nhiên, dù phải đánh đổi như vậy, tôi cảm thấy trong một bộ phim thì khả năng quan sát bao quát là quan trọng hơn nhiều.


Jennifer Lawrence trong vai Katniss


Đọc tóm tắt phim, hay chỉ xem qua bộ phim, có nhiều khả năng khán giả cho rằng đây chỉ là bộ phim chém giết bạo lực đơn thuần. Nhìn sâu hơn, ta sẽ thấy toàn cảnh bộ phim là một bức tranh chính trị sống động.

Trò chơi trong phim, trên hết, là một trò chơi chính trị, và những đứa trẻ kia chỉ là những quân cờ. Đây là cách chính quyền kiểm soát những con người dưới quyền họ, nhắc nhở rằng người dân chỉ là những kẻ yếu đuối dưới sự đàn áp của chính phủ độc tài. Nhưng như để thêm phần sỉ nhục, thì cuộc chơi này lại được coi như một lễ hội tôn vinh sự dũng cảm và tinh thần hy sinh của các quận. Để nhấn mạnh tính chính trị của trò chơi, kịch bản phim có thêm một cảnh không có trong truyện giữa Tổng thống Snow và Seneca Crane, người điều khiển trò chơi, mà tôi cho rằng rất cần thiết để giúp ta hiểu được tình hình đất nước trong phim.

Snow hỏi Crane rằng, nếu chỉ muốn đàn áp người dân, tại sao họ lại không mỗi năm chọn ra 24 đứa trẻ và thẳng tay giết chúng, thay vì ép chúng phải giết lẫn nhau rồi tung hô, trao thưởng cho người cuối cùng sống sót? Khả năng có một người sống sót đó lại chính là thứ cho người dân một chút ảo tưởng rằng trong sự đàn áp còn có hy vọng. Hy vọng lẻ loi đó là thứ kiềm chế họ không nổi dậy lần nữa. Nhưng Snow cũng khuyến cáo rằng hy vọng đó không bao giờ được phép bùng cháy.

Sau đó, Snow miêu tả cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn ở các quận, nhưng rồi kết luận rằng những con người này dù có khốn khổ thế nào, thì những người sống trong sung túc ở Thủ đô vẫn cần họ, vì chính tài nguyên ở các quận đó mới làm nên cuộc sống xa xỉ ở Thủ đô. Tác giả Suzanne Collins từng chia sẻ rằng một phần ý tưởng cho The Hunger Games đến từ một bản tin thời sự về chiến tranh Iraq. Nghĩ theo cách này thì có thể dễ liên hệ với cuộc chiến hiện thời của Mỹ ở Trung Đông: bao nhiêu phần là vì tự do của người dân ở đó, và bao nhiêu phần là vì dầu?

Chính phủ Panem hoàn toàn hiểu được rằng họ không thể sống nếu thiếu các quận vệ tinh và chính Thủ đô mới mất tất cả nếu các quận nổi dậy. Vì thế, Trò chơi săn người là công cụ kiềm chế các quận bằng cách đe dọa nhưng cũng bằng cách xoa dịu những mất mát của họ khi người thắng cuộc sẽ mang về cho quận mình tiếng tăm, vinh dự và lương thực trong cả năm.


Thủ đô xa hoa rất khác xa Quận 12 nghèo nàn, nơi Katniss sinh sống


Trên phim, hình ảnh đối lập giữa Thủ đô tráng lệ, đầy màu sắc, khiến ta có cảm giác như vừa bước vào thế giới của Lady Gaga, và Quận 12 ảm đạm, xám xịt, cũng hoàn toàn có chủ ý. Thời trang kỳ dị của người dân Thủ đô không chỉ được tạo ra để gây cười, mà tạo cảm giác như họ từ hành tinh khác, không hẳn là con người. Vì, nếu là con người, sao họ có thể năm này qua năm khác chứng kiến trẻ em bị ép giết nhau mà không những không phản đối lại còn ủng hộ, reo hò, đặt cược xem ai sống sót? Ý nghĩa đằng sau sự vô cảm của những con người giàu có này quá rõ ràng: khoảng cách giàu nghèo trong thế giới thực của chúng ta cũng lớn không kém, và con người ngày càng cần nỗ lực hơn rất nhiều mới biết thương cảm cho sự đau khổ của người khác.

Kiến trúc các tòa nhà ở Panem, từ Quận 12 tới Thủ đô đều gây ấn tượng mạnh với tôi, vì nó mang rất nhiều dấu vết của nền kiến trúc thời Đức Quốc xã. Chính biểu tượng chim đại bàng của Thủ đô cũng mang nặng ảnh hưởng của nước Đức trong thời kỳ đen tối này. Đây là chi tiết rất nhỏ nhưng rất có sức mạnh. Tôi không nghĩ rằng các nhà làm phim lại vô tình tạo ra một hình ảnh Panem như thế.


Kiến trúc Panem (dưới) có nhiều điểm tương đồng với thời Đế quốc thứ ba của Đức


Yếu tố chính trị trong cuộc chơi còn được đẩy lên tầm cao mới khi ngoài sức mạnh và khả năng sinh tồn, Katniss còn rất cần sự ủng hộ của khán giả mới có thể sống sót. Khán giả thường ủng hộ những người chơi xinh đẹp, đó là lý do tất cả các vật tế đều có một chuyên gia thời trang giúp họ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và các sự kiện công chúng diễn ra trước khi bước vào đấu trường. Tầm quan trọng của tình cảm của khán giả được nhấn mạnh suốt bộ phim, và chính khi Katniss quằn quại vì những vết thương thì khán giả giàu có là người đã cứu sống cô khi tiền tài trợ của họ cho phép Haymitch, người cố vấn của cô, gửi cho cô những lọ thuốc cần thiết.

Peeta (Josh Hutcherson đóng), người đồng hành đến từ Quận 12 của Katniss, hiểu tầm quan trọng của tình cảm khán giả và biết rõ cách lợi dụng nó. Tính tình cởi mở dễ gần của anh trở nên nổi bật hơn vẻ bề ngoài lạnh lùng của Katniss. Khán giả lập tức tỏ ra ưa thích anh, cả trước khi anh tuyên bố trên truyền hình trực tiếp tới cả đất nước rằng người anh thầm thương trộm nhớ lại chính là Katniss.

Đây là một yếu tố mà tôi cho rằng bộ phim đã cho đi hơi chệch hướng. Một phần lý do chính là vì lên phim, kịch bản không thể chuyển tải nội tâm của Katniss một cách hiệu quả như tiểu thuyết. Katniss luôn cho rằng lời thú nhận tình cảm của Peeta chỉ là một chiêu lấy lòng khán giả, vì thế, biểu hiện tình cảm Katniss dành cho Peeta sau này đều là giả tạo trước máy quay để lừa gạt khán giả. Tất nhiên, điều trớ trêu là tình cảm của Peeta là thật, và anh cũng tin rằng Katniss đã thực sự đáp lại tình cảm của mình.

Nhiều khán giả thì phàn nàn rằng phim có quá ít cảnh tình cảm của Katniss và Peeta, nhưng tôi thì lại không cho đó là vấn đề (vì nếu có thêm thì Katniss cũng có thật lòng đâu?). Thật ra việc phim tránh tập trung quá nhiều vào các cảnh tình tứ cũng là chủ ý của các nhà làm phim. Vấn đề lớn là trong những cảnh ta có, kịch bản chưa thực sự nêu bật được sự tương phản giữa tình cảm thật của Peeta và sự đóng kịch của Katniss.



Thật ra trong cảnh phỏng vấn ở cuối phim (ảnh trên), qua nét mặt có chút gượng gạo, Jennifer Lawrence cũng thể hiện một Katniss với tình cảm kém nồng nhiệt hơn Peeta – và tôi cho đó là cố tình chứ không phải do diễn viên kém sinh động. Nhưng dường như trong kịch bản, lời thoại vẫn thiếu một chút gì đó để làm rõ rằng đối với Katniss, những màn tình tứ trong đấu trường là giả. Sự dối trá đó của Katniss tạo nền tảng rất lớn cho hướng phát triển của mối quan hệ giữa hai nhân vật này ở những phần sau. Khi phim thiếu đi cảnh Katniss thú nhận với Peeta tất cả chỉ là đóng kịch có thể thay đổi diễn biến của các phần phim sau rất nhiều.

The Hunger Games có một dàn diễn viên quá tuyệt vời, và hầu hết các vai diễn đều được thể hiện xuất sắc. Tôi thực sự ấn tượng nhất với Jennifer Lawrence trong cảnh Katniss chuẩn bị bước vào đấu trường, cả người cô thực sự run bần bật và sợ hãi hiện rõ trên khuôn mặt. Một cảnh khác là sau khi Rue, một cô bé mà Katniss kết bạn trong đấu trường, bị giết. Hình ảnh Katniss ngồi gục vào gốc cây và vỡ òa trong cảnh phim tĩnh lặng, không nhạc nền là một trong những phần ấn tượng nhất của bộ phim.

Với những lời càu nhàu rằng Jennifer Lawrence quá đẫy đà trong vai một cô gái sống trong đói kém, thì tôi chỉ có thể nói rằng hiếm lắm Hollywood mới có được một người có da có thịt như cô ấy. Nếu bạn muốn một nữ diễn viên phải gầy giơ xương mới đóng vai một cô gái nghèo được thuyết phục thì xin cũng đừng yêu cầu các diễn viên nam như Josh Hutcherson hay nhất là Liam Hemsworth (trong vai bạn thân của Katniss, Gale) phải có cơ bắp cuồn cuộn, vì họ cũng thiếu ăn chẳng kém gì Katniss cả.

Josh Hutcherson mang tới một sức hút và một nét giản dị đặc biệt cho nhân vật Peeta. Suốt bộ phim, tôi hoàn toàn có thể tin được đây là một chàng trai si tình có thể làm tất cả để bảo vệ Katniss, và nhiều khi cũng phải tự hỏi làm thế nào mà chính Katniss có thể không nhận ra tình cảm của anh là thật.


Josh Hutcherson (Peeta), Willow Shields (Prim) và Amandla Stenberg (Rue – dưới)


Đáng nhắc tới trong dàn diễn viên tuyệt vời là Willow Shields và Amandla Stenberg, hai diễn viên nhỏ tuổi nhất trong vai Prim, em gái Katniss và Rue. Họ đều thể hiện xuất sắc tình cảm hai nhân vật này dành cho Katniss. Willow Shields đặc biệt có một cảnh từ biệt Katniss rất cảm động.

Thật ra, tôi là một khán giả khá dễ tính, trừ với những bộ phim làm lại hay chuyển thể từ những gì tôi cực kỳ yêu thích và quan tâm. Tôi thích bộ truyện Hunger Games nhưng chưa tới nỗi "cuồng", vì thế với bộ phim này tôi cũng mới chỉ mong nó đủ hấp dẫn và không tâng bốc những cảnh chém giết. Bộ phim đã đạt được điều đó, và còn hơn thế nữa. Đây là bộ phim hiếm có tận dụng được sức hút giải trí của câu chuyện mà vẫn chuyển tải được phần lớn thông điệp sâu xa hơn của nguyên tác. Các nhà làm phim còn cho thế giới của câu chuyện một chiều sâu không có được trong tiểu thuyết. Những khuyết điểm trong quá trình chuyển thể chì là mất mát nhỏ và chưa ảnh hưởng quá nhiều tới sức hấp dẫn của bộ phim. The Hunger Games là một bộ phim đáng xem, và lúc này tôi chỉ có thể hy vọng các phần phim tiếp theo vẫn giữ được phong độ.

© Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
2 users thanked HMS for this useful post.
Casper on 4/19/2012(UTC), Yên Khuê on 4/19/2012(UTC)
Casper Offline
#14 Posted : Monday, August 27, 2012 11:12:40 AM(UTC)

Rank: Captain

Medals: Huân chương Sao biển: Dành cho Thuyền trưởng Dê Xồm - vì anh đã lèo lái con tàu này trong mọi hoàn cảnh! Yên Khuê

Groups: Administrator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,601
Location: Hải Phòng

Thanks: 3136 times
Was thanked: 2010 time(s) in 805 post(s)
Sam Claflin vào vai Finnick Odair trong The Hunger Games: Catching Fire




Sam Claflin trong Pirates of the Caribbean: At World's End


Sau khi cân nhắc tất cả các diễn viên trẻ, đẹp trai ở Hollywood, cuối cùng thì The Hunger Games: Catching Fire đã tìm được diễn viên vào vai Finnick Odair: diễn viên người Anh Sam Claflin.

Finnick Odair đẹp trai và lôi cuốn là nhân vật quan trọng trong phần hai và ba của loạt truyện Hunger Games. Anh từng là người thắng cuộc Trò chơi săn người và trong Catching Fire đã làm bạn với Katniss. Đây cũng là nhân vật với nhiều tin đồn diễn viên nhất. Một số diễn viên từng được đồn sẽ nhận vai này gồm Taylor Kitsch, Robert Pattinson, Armie Hammer, Grant Gustin và Garrett Hedlund.

Năm ngoái, Claflin xuất hiện trong Snow White and the Huntsman và cũng từng có mặt trong Pirates of the Caribbean: At World's End. Đây sẽ là vai diễn nổi tiếng nhất của anh.

- Trích từ Ống kính Quái vật Điện ảnh -


Dreams see us through to forever
Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
Lữ Khách Online
#15 Posted : Monday, July 1, 2013 8:42:26 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Julianne Moore có thể đứng đầu cuộc cách mạng trong The Hunger Games: Mockingjay Part 1



Còn năm tháng nữa mới đến ngày ra mắt The Hunger Games: Catching Fire, nhưng Lionsgate cũng không vì thế mà trì hoãn kế hoạch làm hai phim cuối cùng của loạt phim này; The Hunger Games: Mockingjay sẽ được chia làm hai phần. Chính vì thế, tuần này có tin hãng đã bắt đầu quá trình thương lượng với Julianne Moore về vai Alma Coin, một nhân vật quan trọng trong Mockingjay và cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Coriolanus Snow do Donald Sutherland đóng.

Nếu ký hợp đồng, Moore sẽ xuất hiện trong cả hai phần Mockingjay, dự tính ra mắt 21/11/2014 và 20/11/2015.

Lữ Khách Online
#16 Posted : Wednesday, July 3, 2013 2:26:42 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
The Hunger Games: Catching Fire



Tên phim gốc: The Hunger Games: Catching Fire
Đạo diễn: Francis Lawrence
Kịch bản: Simon Beaufoy, Michael Arndt
Nguyên tác: Suzanne Collins
Ngày phát hành: 22/11/2013 (Mỹ, Việt Nam)
Thể loại: Phiêu lưu – Giả tưởng – Hành động
Xếp loại:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
- Color Force
- Lionsgate

Các diễn viên chính:
Jennifer Lawrence ... Katniss Everdeen
Josh Hutcherson ... Peeta Mellark
Liam Hemsworth ... Gale Hawthorne

Nội dung chính:

Katniss Everdeen trở về nhà an toàn sau khi chiến thắng tại Đấu trường sinh tử thường niên lần thứ 74 (74th Annual Hunger Games) cùng với người bạn Peeta Mellark. Giành chiến thắng có nghĩa là họ phải quay lại và rời khỏi gia đình, bạn bè thân thiết, dấn thân vào “Cuộc diễu hành chiến thắng” (Victor’s Tour) của các quận. Trên đường đi Katniss cảm giác rằng một cuộc nổi loạn đang âm ỉ, nhưng thủ đô (the Capitol) vẫn giữ sự kiểm soát gắt gao vì Tổng thống Snow chuẩn bị cho Đấu trường sinh tử lần thứ 75 (The Quarter Quell) – một giải đấu có thể thay đổi Panem mãi mãi.

Trang IMDb: Click vào đây

Trailer:
Click vào đây
1 user thanked Lữ Khách for this useful post.
Yên Khuê on 11/25/2013(UTC)
Lữ Khách Online
#17 Posted : Tuesday, November 26, 2013 6:20:53 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
5 điều phụ huynh nên cân nhắc trước khi cho bọn trẻ xem Catching Fire



Catching Fire (phát hành ở Việt Nam với tựa Bắt lửa), bản chuyển thể thứ nhì từ bộ tiểu thuyết ba tập Hunger Games của Suzanne Collins đã ra rạp (ở Mỹ) thứ sáu 22/11 và được kỳ vọng trở thành một trong những bom tấn lớn nhất năm nay.

Jennifer Lawrence, giờ đã là nữ diễn viên với một giải Oscar, quay lại vai Katniss Everdeen, cô gái đã chiến thắng Đấu trường sinh tử thường niên lần thứ 74 trong hành động phản kháng được che đậy thành tình yêu dành cho Peeta Mellark (Josh Hutcherson). Người chiến thắng phải tham gia một chuyến Diễu hành Chiến thắng khắp các quận của Panem, và trong chuyến đi đó phải chứng tỏ họ yêu nhau thực sự, nếu không Tổng thống Snow (Donald Sutherland) sẽ giết hết người thân của họ. Thay vì xoa dịu ngài tổng thống, Katniss trở thành biểu tượng của một sự phản kháng đang tăng lên đối với Thủ đô chuyên chế, nên Tổng thống tuyên bố rằng Đấu trường sinh tử lần thứ 75 sẽ không chọn thí sinh là trẻ em mà sẽ chọn từ nhóm những người từng thắng cuộc từ mỗi quận. Vừa sống sót trở về cách đây một năm, giờ đây Katniss và Peeta phải quay lại Đấu trường sinh tử và lần nữa chiến đấu để trở thành người sống sót sau cùng.


Katniss Everdeen (Jennifer Lawrence) và Peeta Mellark (Josh Hutcherson) trong chuyến Diễu hành chiến thắng


Catching Fire được xếp loại PG-13 vì những cảnh chiến đấu và bạo lực. Nếu con bạn là ‘fan’ trẻ em của bộ sách, hãy cân nhắc xem liệu chúng có sẵn sàng cho những cảnh chết chóc, sợ hãi thót tim, và đau buồn trong phim này không. Với các em tuổi mới lớn đã đọc và xem phần phim đầu, đây sẽ là một phim phải xem trong mùa phim cuối năm này.

1. Đọc sách rồi hẵng xem phim

Catching Fire là quyển giữa trong bộ tiểu thuyết ba quyển của Suzanne Collins, và là phim thứ nhì trong loạt bốn phim. Nếu đã xem phần phim đầu thì không cần đọc sách để hiểu phần tiếp theo, nhưng sẽ hay hơn nhiều nếu bạn biết chuyện gì xảy ra, chuyện gì bị bỏ qua, và chuyện gì bị thay đổi. Nhất định bạn có thể đọc sách trước khi đến rạp; đây là một câu chuyện hấp dẫn, đã đọc rồi là không thể đặt xuống, với rất nhiều hành động, mưu đồ chính trị, và những khoảnh khắc thót tim.

2. Bọn trẻ xử lý yếu tố bạo lực thế nào?

Đây là bộ truyện đầy bạo lực, nhưng nếu đã xem phim đầu thì sẽ không có gì ngạc nhiên. Bạo lực trong Catching Fire cũng mãnh liệt như phim đầu, nhưng chỉ có hai người dưới 18 tuổi dính vào là Katniss và Peeta. Những đấu thủ còn lại của Đấu trường sinh tử lần này là những cựu vô địch lớn tuổi hơn. Tất nhiên từng là người chiến thắng, họ đều có chuẩn bị nhiều cho sự tàn bạo của đấu trường và biết cách sử dụng búa, rìu, cung tên, súng, và gươm. Người ta chết vì bị đâm, bị bắn, bị trúng độc và bị dã thú tấn công. Đây là một thế giới không an toàn, và chết chóc, đói khát, nghèo khổ bao trùm tất cả mọi người ở các quận.


Liam Hemsworth vai Gale Hawthorne trong một cảnh phim The Hunger Games: Catching Fire


3. Có phải lo lắng về ngôn ngữ/tình dục?


Mặc dù được phân loại PG-13 và thừa mứa bạo lực, phần này không có vấn đề về ngôn ngữ khiến phụ huynh phải lo ngại. Có một vài thán từ thô tục, nhưng ngôn ngữ nói chung là vừa phải. Còn yếu tố lãng mạn, phim này, cũng như sách, có tuyến phụ về tình tay ba giữa Katniss, bạn thân Gale và bạn cùng chiến thắng Peeta – cả hai chàng đều phải lòng cô. Cô hôn cả hai, với một người trên đấu trường nhận được cái hôn sâu đậm. Yếu tố lãng mạn là có, nhưng đó không phải là đề tài chính như trong Twilight. Lần đầu tiên Johanna nói chuyện với Katniss và Peeta, cô hỏi Peeta rằng việc biết có nhiều người muốn ngủ với mình thì cảm giác như thế nào rồi cởi đồ trước mặt họ (và Haymitch đứng bên với vẻ mặt sung sướng).

4. Ai tận hưởng phim này nhiều nhất?

Rõ ràng là những bạn đọc tuổi mới lớn và độ tuổi 20 của bộ sách sẽ tận hưởng phim này, nhưng nếu con bạn là trẻ phát triển sớm đã đọc hết bộ truyện hồi lớp ba hoặc lớp bốn, hãy cân nhắc liệu chúng có đúng là đủ sẵn sàng cho các bản chuyển thể điện ảnh này không. Các nghiên cứu cho thấy xem bạo lực được thể hiện trên màn ảnh rộng khác với đọc và tưởng tượng từ sách. Nói thế này, nếu bọn trẻ nhà bạn chừng 11 hoặc 12 trở lên, quen thuộc với câu chuyện của Katniss, là ‘fan’ bộ truyện của Suzanne Collins, và đủ chín chắn để thảo luận những đề tài về nổi loạn, nhà nước chuyên chế, sự hy sinh và nhiều đề tài khác, chúng có thể “kham” được Catching Fire.


Jena Malone trong vai Johanna Mason một thiếu nữ chiến thắng đến từ Quận 7


5. Các nhà phê bình phim nói gì về Catching Fire?

Nhìn chung, các nhà phê bình ấn tượng với phần phim thứ nhì trong bộ ba phim bối cảnh hậu khải huyền, và điểm trung bình trên Rotten Tomatoes là 94%, còn trên Metacritic là 74 điểm. "Một trong những bom tấn hay nhất và kích thích suy nghĩ nhất năm nay," Randy Myers của San Jose Mercury News viết. Sara Stewart của tờ New York Post nói: "Đúng, đây là chương giữa nhưng không hề nhàm chán." Nhà bình luận Mike Russell của tờ Oregonian tổng kết sức hấp dẫn của phim: "Jennifer Lawrence vẫn là nhân vật táo bạo nhất loạt phim. Catching Fire đòi hỏi nữ diễn viên này bổ sung thêm chứng rối loạn tâm lý hậu chấn thương và khơi gợi lãng mạn vào tâm lý của Katniss, rồi che phủ dưới lớp mặt nạ dành cho công chúng. Lawrence mãnh liệt. Và tính độc lập mạnh mẽ trong nhân vật của cô đem lại một hình tượng nữ chính trẻ trung khác kiểu nữ nhân vật chính gắn liền với ma cà rồng chỉ biết định nghĩa bản thân mình qua sự chú ý của đàn ông lớn tuổi hơn rất nhiều."

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone
Lữ Khách Online
#18 Posted : Tuesday, November 26, 2013 6:25:22 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Hai phe hâm mộ Hunger GamesTwilight choảng nhau trên mạng


[spoiler]Đã khoảng một thời gian kha khá trôi qua kể từ khi người hâm mộ Twilight được thưởng thức bộ phim cuối cùng trong loạt phim này. Vậy những “fan cuồng” của loạt phim đó cảm thấy thế nào khi phần hai của The Hunger Games, Catching Fire ra mắt?

Có vẻ họ không tỏ ra vui vẻ lắm.



Một phe thì đang nhe nanh. Một phe thì đã chĩa tên về bên kia. Vậy họ có thể hòa hợp được không?

Ý tưởng về ma cà rồng 108 tuổi Edward Cullen có vẻ như phải tồn tại lâu lắm rồi, nhưng thực ra chỉ mới tám năm trôi qua kể từ khi Stephenie Meyer xuất bản Twilight, truyền sức sống cho cả một thế hệ người hâm mộ cuồng nhiệt mang tên Twihard. Nhóm người hâm mộ này trở nên hùng hậu hơn sau bộ phim chuyển thể đầu tiên ra mắt năm 2008. Tiểu thuyết cũng hướng tới cùng lứa tuổi mới lớn của Suzanne Collins, The Hunger Games, trình làng trong cùng năm đó và cũng thu về một nhóm người hâm mộ kha khá.

Giờ đây The Hunger Games sắp cho ra mắt bộ phim thứ hai trong loạt phim truyển thể từ bộ ba tiểu thuyết này và các lời đánh giá chủ yếu là tích cực (tính đến giờ, phim này có điểm 93% trên Rotten Tomatoes, so với The Twilight Saga: New Moon 27%) và tiên đoán về doanh thu cũng không hề khiêm tốn (phim dự tính thu về 165 triệu USD trong cuối tuần công chiếu đầu, so với New Moon, 142 triệu USD). Đã một năm trôi qua kể từ khi các Twihard được chờ đợi phim Twilight mới.



Và phản ứng của họ trước thềm thành công của Catching Fire cũng được thể hiện rõ ràng.

“Mạng xã hội là nơi tuyệt vời cho phép mọi người phát biểu ý kiến,” Elena Raines nói. Cô quản lý trang web Fangirlish.com, từng quản lý trang Twilightish.com và giờ cũng giúp quản lý TheHungerGamesMovies.net.

Vậy những quan điểm của người hâm mộ TwilightHunger Games cô đang đề cập tới là như thế nào? Ta hãy hướng mắt tới mạng xã hội.

Twilight bao giờ cũng có thể thắng Hunger GamesHunger Games chỉ là một cuộc thi với một chút chuyện tình cảm,” một bình luận viết. “Twilight có đủ cả chiến đấu, tình yêu, tình bạn… nếu chọn Hunger Games thay vì Twilight thì bạn đúng là không biết suy nghĩ.”


Katniss Everdeen trong The Hunger Games: Catching Fire


Rồi còn đoạn cảm thán này: “Tôi yêu Twilight và tôi nghĩ nó hay hơn Hunger Games gấp NHIỀU NHIỀU NHIỀU lần, vì truyện thì chi tiết hơn và phim cũng hay hơn. Trong Hunger Games, chỉ toàn là Katniss kêu than về Capitol rồi chống lại họ, và cô ấy nên chọn Gale thay vì Peeta.”

Và tất nhiên cũng còn cuộc tranh luận gay cấn (nói cách khác: đậm chất trẻ con) là liệu ai sẽ thắng nếu đối đầu nhau, Bella Swan hay Katniss Everdeen? Người hâm mộ Twilight cho rằng Bella sẽ thắng vì giờ cô là ma cà rồng. Ờ, cũng công bằng thôi.

Nhưng nhóm hâm mộ Hunger Games cũng nhanh chóng bảo vệ cho sở thích của mình.

Twilight chỉ được yêu thích vì Taylor Lautner đẹp trai,” là một lời thảo luận viết trên Facebook.



Một số còn chỉ trích chất lượng câu chuyện của Twilight. “Nếu so sánh sự sâu sắc của cốt truyện thì Twilight là một vũng nước trong khi Hunger Games là cả một cái hồ lớn.”

Một số khác cũng cho rằng dù có đánh nhau Katniss vẫn có thể nắm phần thắng. “Bella sẽ chỉ biết cắn môi rồi gọi bạn trai đến cứu.”

Câu cuối cùng đó cũng cô đọng lý do tại sao người hâm mộ từ hai bên đều nhảy dựng lên khi các loạt phim của họ bị đem ra so sánh. Khi Hunger Games mới nổi, những chuyên viên marketing có vẻ bám vào hiện tượng Twilight một cách không thông minh cho lắm, và rêu rao rằng Hunger Games là “Twilight tiếp theo” dù đây là một sự so sánh lười nhác hơn là chính xác. Trên bề mặt hai câu chuyện hơi giống nhau: một nhân vật nữ chính, mối rào cản cần phải vượt qua và hai anh chàng.

Trong khi tình cảm lãng mạn là tâm điểm khiến thế giới Twilight quay tròn, The Hunger Games tập trung vào vai trò đứng đầu một cuộc cách mạng của Katniss nhiều hơn. Trong khi Bella Swan ngồi trong lớp mơ mộng về ngày kết hôn với Edward Cullen và vẽ trái tim trên vở thì Katniss đang mài sắc mũi tên để chuẩn bị đi chiến đấu tới chết… nếu trên đường đi trộm được vài nụ hôn thì cũng không sao.



“Tôi đã rất thất vọng khi mọi người bắt đầu chia ra làm ‘Đội Peeta’ và ‘Đội Gale’,” Colleen Hurt, một người quản lý tại trang web HGGirlonFire.com, cho biết. “Mối tình tay ba chỉ là một phần rất, rất nhỏ trong cả câu chuyện. Truyện không hề tập trung vào tình yêu.”

Cô có thể chỉ mới thất vọng về việc bị ép sử dụng ngôn từ của giới Twilight nhưng các Twihard thì nổi điên. “Tôi chưa bao giờ thấy họ trở nên tức giận hơn khi The Hunger Games được gọi là ‘Twilight tiếp theo’, Ryan McKee, biên tập viên Guy Code Blog của MTV cho biết. McKee từng viết một chuyên mục thường xuyên cho NextMovie.Com kể về việc anh trở nên yêu thích Twilight một cách bất ngờ.

Trong khi cả hai nhóm người hâm mộ đều cuồng nhiệt về bộ truyện và phim họ ủng hộ, nhưng cũng phải công nhận người hâm mộ Twilight tỏ vẻ điên rồ hơn, phải không? Nhóm hâm mộ Hunger Games cũng không có biệt danh “dễ thương” cho bản thân như Twihard.

Nhưng nếu người hâm mộ Twilight tỏ ra điên rồ… à, cuồng nhiệt hơn chứ, khi so với người hâm mộ Hunger Games, thì đó là vì họ cần phải tỏ ra như thế.


Người hâm mộ Twilight cảm thấy tự cần bù đắp cho những điểm yếu của câu chuyện họ yêu thích


“Nhiều Twihard nói nhỏ trong nhóm rằng họ biết rằng những cuốn sách này viết không hề tốt, và cốt truyện có quá nhiều lỗ hổng. Thật ra họ cũng nhận thứ được những chỉ trích từ bên ngoài về mặt chất lượng,” McKee nói. “Nhưng khi tranh luận ở bên ngoài, họ phải bảo vệ truyện của họ một cách mạnh mẽ hơn, kiểu như để bù lại những điểm yếu đó, để chứng minh rằng những cuốn sách này vẫn đáng đọc. Người hâm mộ Hunger Games không phải làm thế.”

Nói cách khác, nếu bạn hâm mộ Hunger Games, bạn sống dễ thở hơn nhiều vì truyện của bạn đã hay sẵn rồi.

McKee, dù tự nhận là một Twihard, cũng bày tỏ rằng anh cảm thấy ghen tị với việc độc giả nam dễ dàng thừa nhận mình thích Hunger Games.

“Nhân vật nữ cá tính mạnh mẽ, chiến đấu giữ mạng sống với cung tên, chẳng có gì nữ tính về câu chuyện này,” anh viết. “Nghe còn ‘ngầu’ hơn cả Winter’s Bone và chẳng ai lên án tôi thích phim đó cả.”


Jennifer Lawrence đóng vai chính trong cả Hunger Games Winter’s Bone


Cả Raines, tự hào là quản lý của website cho cả hai loạt phim, cũng công nhận có cảm giác xấu hổ đó. “Tôi quản lý một trang Twilight trong vòng bốn năm,và giờ tôi quản lý một trang Hunger Games. Việc thừa nhận tôi từng là quản lý một trang fansite cho Twilight vẫn khiến tôi xấu hổ.”

Nhưng họ vẫn có thể biến sự xấu hổ đó thành sức mạnh. McKee cho rằng, không những Twilight đã bắt đầu xu hướng loạt phim tuổi mới lớn, rằng nó gần như là loạt phim đầu tiên trong thể loại này, và có được sự hâm mộ bất ngờ tới vậy, rằng nó có thể tồn tại nhiều năm sau. “Bạn chắc tưởng tượng được việc chục năm nữa Kristen Stewart và Taylor Lautner sẽ đóng những vai châm biếm vai cũ của họ, như Mark Hamill chứ?”

Nhưng cuộc chiến giữa hai phe hâm mộ Hunger GamesTwilight có thể cũng không đẫm máu như đồn đại. Nhiều người trong số họ vẫn sống bình yên bên nhau. Nhiều người thích cả hai… hay ít nhất cho rằng Hunger Games là thứ thế thân vừa đủ khi Twilight kết thúc.


Shailene Woodley trong vai Tris, nhân vật chính loạt phim Divergent sẽ ra mắt trong 2014


“Khi có cả một hiện tượng văn hóa đại chúng như Twilight thì bạn có thể cảm thấy chưa sẵn sàng rời bỏ nó khi nó kết thúc,” Raines nói. “Khi không còn gì để xem để đọc, bạn tìm thứ hay tiếp theo, giống giống thế. Với nhiều người, đó là Hunger Games.”

Nhưng liệu điều đó có nghĩa sau đó họ sẽ tiếp tục tìm tới các “Twilight tiếp theo” và “Hunger Games tiếp theo” – như Divergent, Mortal Instruments, Beautiful Creatures?

Nhưng McKee cho rằng đến một lúc nào đó, họ sẽ phải dừng lại. “Bạn có thể cuồng nhiệt bao nhiêu bộ truyện dành cho lứa tuổi mới lớn trước khi bạn phải tự kiểm điểm bản thân?”

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast
Lữ Khách Online
#19 Posted : Wednesday, November 27, 2013 6:05:47 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
[Bình luận phim] The Hunger Games: Catching Fire


Bạn nghĩ thật khó sống khi là đứa con giữa?

Thử trở thành bộ phim ở giữa xem.

Trong một loạt phim ba phần – kể cả những loạt phim trên thực tế chia phần cuối ra làm hai phim để kiếm tiền một cách tham lam – đều phân công vai trò cho mỗi phim. Phần đầu giới thiệu các nhân vật, và bối cảnh. Phần cuối trả lời tất cả câu hỏi, trừng phạt những điều sai trái và kết thúc mọi thứ.

Nhưng còn phần giữa?



Phần giữa là phim đầy khúc mắc. Phần giữa kể về sự nhập nhằng. Phần giữa tiếp tục câu chuyện đã được mở đầu, rồi khiến mọi thứ tệ hơn. Và sau đó, sau khi cung cấp cho tất cả người hùng của chúng ta những thử thách mới để vượt qua, phim kết thúc.

Hẹn gặp lại lần tới!

Điều này có thể mang lại một bộ phim đen tối đầy thử thách (đó là lý do vì sao phim The Empire Strikes Back, phim thứ hai của bộ ba Star Wars nguyên bản, là phần được nhiều người hâm mộ yêu thích). Ngược lại, phim cũng có thể trở thành nỗi thất vọng nho nhỏ, hút khán giả vào nhưng rồi lại bắt chúng ta lơ lửng chờ đợi, vẫn còn đói khát và chỉ nghĩ đến phần tiếp theo.

Đó chính là tình trạng The Hunger Games: Catching Fire (phát hành tại Việt Nam với tựa Bắt lửa) để lại.


Josh Hutcherson và Jennifer Lawrence trở lại đấu trường trong The Hunger Games: Catching Fire


Bộ phim bắt đầu với nữ anh hùng Katniss của chúng ta chịu đựng nhiều tổn thương tâm lý sau khi sống sót thoát khỏi cuộc thi tàn sát của chính phủ trong phần trước. Ta được thấy rằng giờ đây, cả chế độ cai trị xem cô là một mối đe dọa, bởi cô là ví dụ của sự hợp tác giữa người dân và hy sinh quên mình.

Ta cũng được thấy, Katniss cũng đã bắt đầu nhìn nhận chính mình theo cách đó, khi cô thấy các Quận vốn bị áp bức đang tiếp nhận cô như thế nào. Cô tự hỏi liệu có cách nào lật ngược mục đích của Trò chơi sinh tử và đem cuộc chiến thực đi chống lại Thủ Đô.

Nhưng sau đó – vì là một phim phần giữa – phim kết thúc ở đấy, với câu chuyện của bản thân Katniss được giải quyết nhưng khó khăn chính vẫn chưa được đi đến cái kết.

Hầu hết dàn diễn viên đều trở lại, bao gồm ngôi sao Jennifer Lawrence, người chân thành mà nói đang cõng cả loạt phim trên lưng mình – nhưng lần này có một đạo diễn mới, Francis Lawrence, không có họ hàng với cô.

Vị đạo diễn không phải là thiên tài, nhưng ít nhất ông biết giữ máy quay vững vàng – một điều nhiều người hâm mộ ước gì Gary Ross làm được trong phần đầu. Ông cũng đã làm tốt việc dàn dựng những nguy hiểm mới đang chờ đợi những kẻ tranh tài ở trong Đấu trường – đặc biệt là những con khỉ đầu chó khó chịu và sương mù axit.


Đạo diễn Francis Lawrence (giữa) chỉ đạo diễn xuất cho hai diễn viên chính


Nên nếu bạn đã thích phần đầu tiên, bạn sẽ thích phần này.

Nhưng nếu bạn thấy phim có vấn đề ở phần trước, thì những vấn đề đó vẫn tồn tại trong phần này. Các cảnh tượng ở các Quận nghèo thiếu tính tưởng tượng, dựa trên phong cách nghèo nàn của phim Grapes of Wrath đã lỗi thời; trang phục và thiết kế trang trí ở Thủ Đô lộng lẫy là khá ngớ ngẩn (theo đúng yêu cầu) nhưng lại không bao giờ thật sự xuất sắc.

Cũng có một sự thất bại ở mạch truyện lãng mạn chính. Katniss được cho là hoàn toàn bị xáo động và rối trí; cô yêu một Gale vạm vỡ ở nhà, hay Peeta, cậu trai tiệm bánh mì đã theo cô trong cuộc phiêu lưu này? Theo như câu chuyện diễn ra ở phần này, điều rõ ràng là cô yêu cả hai.

Nhưng không ai – Liam Hemsworth cứng nhắc hay Josh Hutchinson rỗng tuếch – dường như thật sự xứng đáng với cô. Cả Lawrence – chạy băng qua khu rừng với cung tên như nữ thần Diana phiên bản khoa học viễn tưởng – dường như cũng không cần ai cả. Sao cô phải cần họ? Những cậu trai non nớt chỉ làm cô chậm lại thôi.

Bạn cứ cười nhạo, nhưng ít ra gã người sói ngực trần và ma cà rồng lấp lánh trong Twilight còn mang lại kịch tính về chuyện tình tay ba và đôi lúc, ta còn có chút nóng bỏng. Các phần phim The Hunger Games, dù ở khía cạnh khác thì phức tạp hơn rất nhiều, lại không đạt được độ tình cảm đó.

Ít ra, dàn diễn viên của Hunger Games cũng giỏi hơn Twilight.

Lawrence với ánh mắt sắt đá rất đỉnh, nhất là trong cảnh cuối trong phim. Một cận cảnh tuyệt vời cho phép bạn thấy một loạt cảm xúc, từ bối rối cho đến quyết tâm, thay đổi chậm rãi trên gương mặt cô. Donald Sutherland tiếp tục vào vai kẻ thống trị theo phong cách phát xít đầy lôi cuốn, Stanley Tucci tỏ vẻ yểu điệu một cách vừa phải đến hoàn hảo trong vai người dẫn chương trình truyền hình và Jena Malone thêm sức sống cho vai một nữ chiến binh mới hơi nam tính một chút.

Nhưng những cảnh trong chính Đấu trường tạo cảm giác sơ sài và vội vã; một số lượng lớn thí sinh của cuộc chiến có vẻ nhạt nhòa. Và dù ta không cần điều gì kịch tính hơn sự thay đổi của Katniss từ một người sống sót trở thành thủ lĩnh cách mạng, nhưng bản thân sự thay đổi này lại không đủ để duy trì một bộ phim dài hai tiếng rưỡi.

Nhưng cuối cùng, The Hunger Games: Catching Fire, sau tất cả, là đứa con giữa. Dù có thể bị hắt hủi và không được đánh giá công bằng, bộ phim vẫn hoàn thành được nhiệm vụ thực sự - dựng khung cảnh để đưa loạt phim về kiếm sống đan xen với giải trí, về các chương trình truyền hình thực tế, và về sự nổi tiếng đẫm máu này đến với một cái kết thỏa đáng.

Lưu ý phân loại: Phim chứa đựng các cảnh bạo lực.

The Hunger Games: Catching Fire (PG-13) do Lionsgate sản xuất, thời lượng 146 phút.

Đạo diễn Francis Lawrence. Các diễn viên: Jennifer Lawrence, Josh Hutcherson, Liam Hemsworth.

Đánh giá: ★ ★ ½

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Lữ Khách Online
#20 Posted : Wednesday, December 4, 2013 6:03:08 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,429
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Catching Fire: 8 khác biệt lớn giữa phim và truyện



Gale và Katniss ở Quận 12


Với đạo diễn hoàn toàn mới và ngân sách cao hơn dành cho The Hunger Games: Catching Fire, người hâm mộ loạt phim này hy vọng bộ phim thứ hai sẽ tái tạo câu chuyện về sự bắt đầu của một cuộc cách mạng một cách sống động, từ sự xa hoa trong lối sống ở Capitol tới sự huy hoàng của Đấu trường như được miêu tả trong tiểu thuyết cùng tên của Suzanne Collins... >> Xem tiếp
Users browsing this topic
Guest (8)
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 1.565 seconds.