[Bình luận phim] Hậu cung
Bộ phim cổ trang của đạo diễn Kim Dai Seung là một trong những phim thương mại chất lượng nhất của điện ảnh Hàn Quốc trong năm nay.
Những cảnh khỏa thân trong
Eungyo của Jung Ji Woo và
The Taste of Money của Im Sang Soo gần đây đã gây xôn xao trong giới truyền thông. Thêm vào đó là sự ra mắt của
The Concubine (phát hành tại Việt Nam với tựa
Hậu cung), mà những đoạn quảng bá đầy tràn hình ảnh gợi cảm của nữ diễn viên chính Jo Yeo Jung (nổi danh với
The Servant, 2010).
Tuy nhiên, việc chọn tâm điểm này dường như là sai lầm và hạ thấp giá trị của một bộ phim có thực chất. Thay vì một câu chuyện dễ đoán về những chuyện phiêu lưu tình cảm và sự tham lam vô độ của nhà vua, chúng ta có một 'phim noir' phức tạp khám phá những khát vọng đè nén đầy ám ảnh của con người và để lại bài học. Chiều sâu tâm lý của phim đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn đa chiều.
Một cảnh trong phim, nhà vua (Kim Dong Wook) ve vãn chị dâu (Jo Yeo Jung) và cô kháng cự Bất kể sai lầm lớn đó - đạo diễn / tác giả kịch bản Kim Dai Seung xây dựng những nhân vật nữ kém phức tạp hơn so với nam giới -
Hậu cung vẫn là một trong những phim thương mại chất lượng nhất của năm. Những nhân vật nữ mờ nhạt trong phim ảnh Hàn Quốc vẫn còn là một vấn đề dễ thấy ở một nền công nghiệp điện ảnh do đàn ông thống trị.
Phim mở đầu với nhân vật hoàng thái hậu, xuất thân từ một cung nữ (Park Ji Young,
The Show Must Go On, 2006) ở trong một tình thế bấp bênh do không có quan hệ máu mủ với vị hoàng đế chưa có con nối dõi (Jung Chan). Bà lên kế hoạch lật đổ nhà vua, đưa người em cùng cha khác mẹ, và cũng là đứa con trai dễ phục tùng của bà lên ngai vàng (Kim Dong Wook,
Take Off, 2009).
Dửng dưng với âm mưu của mẹ, hoàng tử tính tình nhút nhát đem lòng yêu Hwa Yeon (Jo Yeo Jung), con gái một nhà quý tộc, trong khi đó cô lại yêu anh chàng thường dân Gwon Yu (Kim Min Jun,
Love, 2007). Khi cha Hwa Yeon quyết định đưa cô vào cung làm thiếp của vua, hai người bỏ trốn và có một đêm bên nhau trước khi bị bắt. Cô chỉ bằng lòng thuận theo ý muốn của cha mẹ để cứu mạng người yêu.
Năm năm sau, cô hạ sinh một bé trai, trở thành cái gai trong mắt hoàng thái hậu. Hoàng thái hậu hạ độc nhà vua, đưa con trai mình lên ngôi và buông rèm nhiếp chính. Hwa Yeon bị đày tới một tẩm cung nghèo nàn đặt dưới sự giám sát cao độ, và để cứu con của mình, cô sẵn sàng làm bất cứ điều gì. Gặp lại người yêu cũ nay đã trở thành thái giám làm việc cho thân tín của hoàng thái hậu, cô cầu xin anh giúp đỡ.
Jo Yeo Jung vào vai một phụ nữ được nhiều đàn ông thèm muốn. Cảnh nóng của cô làm giới truyền thông xôn xao Câu chuyện tóm gọn tất cả mưu mô thủ đoạn trong cung, những chuyện tình cảm - và còn hơn thế. Kỹ thuật quay phim xuất sắc, phục trang mượt mà và trên hết là diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên, tất cả hòa quyện vào nhau. Sự mãnh liệt trong nội dung của
Hậu cung, những chồng chéo đan xen thật đáng với nỗ lực của đoàn làm phim.
Trong vai cậu con trai nhu nhược rồi trở thành hoàng đế bù nhìn, nam diễn viên 29 tuổi Kim Dong Wook thể hiện khả năng diễn xuất đầy khéo léo và đa dạng. Anh thuyết phục khán giả một cách tự nhiên với sự biến đổi từ một chàng trai trẻ bị đè nén thành một người tâm lý thất thường đầy ám ảnh. Vị hoàng đế đáng thương đội chiếc vương miện quá khổ và không ngừng phạm sai lầm.
Kin Min Jun được giao một vai diễn kém thú vị hơn nhưng anh cũng tỏa sáng trong những cảnh nhất định, như cảnh Gwon Yu trong những phút cuối đời. Hành trình của nhân vật này từ một chàng trai khỏe mạnh đang yêu tới một thái giám đau khổ không được Kim Min Jun khắc họa thật tốt, đặc biệt là đài từ đều đều của anh, nhưng có thể chấp nhận được.
Jo thể hiện quá trình biến chất của cung nữ Hwa Yeon kém thuyết phục, nhưng đó là lỗi của kịch bản. Lẽ ra nên có nhiều cảnh khắc họa cô gái Hwa Yeon ngây thơ hơn là quá tập trung vào giai đoạn cô trở nên quỷ quyệt. Dường như trông cô luôn che giấu điều gì đó, luôn bị dằn vặt. Nhân vật hoàng thái hậu của Park cũng gặp phải sự cắt xén tương tự, tạo nên cái nhìn một chiều về người đàn bà xấu xa.
Park Ji Young (phải) trong vai hoàng thái hậu Tài năng quay phim của Hwang Gi Sung không thể phủ nhận. Những cảnh quay ở nhà tù bí mật dưới lòng đất thật mẫu mực.
Tuy vậy, việc ôm đồm quá nhiều ý đồ chồng chéo đôi lúc khiến mạch phim trở nên vụng về.
Nhịp điệu của phim bị phá vỡ rõ ràng nhất ở những cảnh nóng đầy kích động, và quá phô như thể la lên "Cảnh nóng đây này, thấy chưa." Ở khúc cuối, máy quay được đưa ra xa dần khép lại hình ảnh mô phỏng theo hình tượng tôn giáo The Pieta cũng mắc phải lối nhấn mạnh này: "Đây đây, thông điệp của phim này."
Đạo diễn cho biết đó là sự cứu rỗi linh hồn - hay là sự thiếu sót - mà tất cả các nhân vật tìm kiếm. Mọi nhân vật đều kết thúc theo kiểu tự hủy hoại sau cả một đời vùng vẫy để cứu đời mình, cứu con cái hay trong trường hợp của nhà vua là cứu người mình yêu.
The Concubine (Hậu cung) khởi chiếu từ ngày 5/10 tại Lotte Cinema.
Thời lượng: 122 phút / Phân loại: 18+
Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times
Dreams see us through to forever Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams