Sự xuất hiện của những cái cũ trong bộ phim mới của đạo diễn Trương Nghệ Mưu
Đạo diễn trở về cội nguồn với một câu chuyện tình yêu giản đơn.
Ngày 7/10 vừa qua, đạo diễn Trương Nghệ Mưu là khách mời danh dự tại Liên hoan phim quốc tế Pusan lần thứ 15, khi bộ phim lãng mạn tiết tấu nhẹ nhàng về thời Cách mạng văn hóa của ông
Under the Hawthorn Tree (
Dưới cây sơn tra) mở màn sự kiện điện ảnh lớn nhất châu Á này.
Bước xuống chuyến bay từ Bắc Kinh tối thứ tư vừa rồi với chiếu mũ bóng chày và đôi giày ống màu đen, đạo diễn Trương bình thản trả lời
The Hollywood Reporter (THR) rằng việc
Hawthorn mở màn tại Pusan là “không có gì đặc biệt” và “chỉ là vấn đề về việc lựa chọn thời điểm”, nói thêm rằng ông đồng ý trong tất cả các liên hoan phim ông từng tham dự thì “Pusan rất hoành tráng”.
Theo lời đạo diễn Trương Nghệ Mưu: “
Pusan rất hoành tráng” [Ảnh: The Hollywood Reporter]
Hờ hững? Có thể. Rốt cuộc thì Trương Nghệ Mưu chính là nhân vật lừng lẫy của điện ảnh Trung Quốc, khi những khẩu pháo hoa và dàn vũ công ông sử dụng đã đưa Trung Quốc trở thành tâm điểm của thế giới tại lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 – 20 năm sau khi Thế vận hội mùa hè tại Seoul báo hiệu cho sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới của Hàn Quốc.
Tới thăm thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc chỉ trong hai ngày, Trương Nghệ Mưu cũng chính là người đã vượt qua được lệnh cấm của Bắc Kinh dành cho bộ phim năm 1994
Phải sống của ông để tiếp tục trở thành đạo diễn duy nhất của nước Cộng hòa nhân dân này thực sự gây được tiếng vang tại Mỹ. Bộ phim
Anh hùng của đạo diễn Trương đã thu được 54 triệu đôla tại Mỹ năm 2002 và vẫn là bộ phim xuất khẩu thành công nhất của Trung Quốc cho tới giờ.
Theo như kế hoạch thì đạo diễn Trương không phải là người sẽ thực hiện lễ khai mạc Olympic, với sự nhập cảnh của đạo diễn tài năng từng đoạt giải Oscar Steven Spielberg. Đạo diễn Hollywood này đã bỏ vị trí cố vấn của mình để phản đối việc Trung Quốc ủng hộ cho vụ tấn công của Sudan tại Darfur, để lại toàn bộ vinh quang cho Trương Nghệ Mưu.
Trong suốt sự nghiệp của mình, đạo diễn Trương đã giành được rất nhiều danh tiếng cho bản thân: hai bộ phim
Cúc Đậu và
Đèn lồng đỏ treo cao của ông là hai bộ phim đầu tiên của Trung Quốc lần lượt được đề cử giải Oscar giành cho Phim nước ngoài xuất sắc nhất trong năm 1990 và 1992.
Trương Nghệ Mưu đã góp phần mài giũa tài năng cho một vài trong số những diễn viên Trung Quốc nổi tiếng nhất, giúp đưa tên tuổi của họ và của điện ảnh Trung Quốc ra toàn thế giới. Vào giai đoạn đầu trong sự nghiệp diễn xuất của mình, nam diễn viên Khương Văn và nữ diễn viên Củng Lợi từng đóng vai chính trong bộ phim đoạt giải Gấu vàng của Liên hoan phim Berlin năm 1987
Cao lương đỏ. Vai diễn của Cát Ưu trong
Phải sống giúp anh đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes, sự ghi nhận rõ ràng nhất được trao tặng cho một diễn viên Trung Quốc. Năm 20 tuổi, nữ diễn viên Chương Tử Di lần đầu tiên đóng vai chính trong bộ phim
Đường về nhà – bộ phim giành giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Berlin năm 2000 của Trương Nghệ Mưu.
Under the Hawthorn Tree
được đánh giá là sự trở về với cội nguồn của Trương Nghệ MưuKhông có những đội quân cướp bóc của
Anh hùng, những màn võ thuật điêu luyện của
Thập diện mai phục hoặc sự lộng lẫy trang nhã và những mưu đồ trong
Hoàng kim giáp, một số nhà điểm phim nhận xét rằng
Under the Hawthorn Tree khiến họ nhớ đến
Đường về nhà và dường như bộ phim là sự trở về với cội nguồn của Trương Nghệ Mưu, sự trở về với những câu chuyện về những người dân Trung Quốc chất phác đã vượt lên nghịch cảnh của số phận.
Dựa trên một cuốn tiểu thuyết trên mạng,
Hawthorn kể về câu chuyện của một thiếu nữ có giáo dục từ thành phố quê hương tại tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, trong cuộc biến động do chính sách của Mao Trạch Đông thời kỳ đó gây ra, được gửi về miền nông thôn để những người nông dân “cải tạo lại”.
Tại đó, cô giáo viên đầy khát khao này được một chàng trai theo đuổi và
Hawthorn trở thành câu chuyện về mối tình đơn phương trong một thời đại ở Trung Quốc mà nhất cử nhất động của mọi người đều được quyết định và điểu khiển bởi Đảng Cộng sản của chủ tịch Mao.
Đạo diễn Trương cho biết
Hawthorn rất quan trọng tại thời điểm này trong sự nghiệp của ông bởi vì: “Đây là một câu chuyện tình yêu. Đây là một câu chuyện thời Cách mạng văn hóa. Đây là một câu chuyện giản dị. Tôi nghĩ rất nhiều người trong độ tuổi 20 và 30 sẽ cảm thấy thú vị khi họ có chung cảm nhận mà cha mẹ và ông bà họ đã thấy trong thời đại của họ.”
Đáng chú ý là
Hawthorn kể về câu chuyện của một Trung Quốc đang biến mất nhanh chóng trong năm 2010, một đất nước phụ thuộc rõ ràng vào nông nghiệp trước cuộc bùng nổ kinh tế trong 30 năm qua và trước khi truyền thông đại chúng và việc công khai với thế giới bên ngoài làm giảm bớt sự kiểm soát của Đảng với từng chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.
“Trước kia tôi từng xem một số bộ phim của đạo diễn Trương và tôi thích bộ phim này vì nó kể một câu chuyện khác về thời đại của ông bà và cha mẹ chúng tôi.” – anh Sun Guodong, một họa sĩ phim hoạt hình 23 tuổi, trùng hợp là cũng đến từ Hồ Bắc, cho biết khi anh xuất hiện trong một buổi công chiếu của
Hawthorn tại một rạp chiếu phim Stellar Megamedia ở Bắc Kinh.
Trước ngày 28/9, ngay trước khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần,
Hawthorn đã đạt doanh thu chừng 100 triệu nhân dân tệ (15 triệu USD) trong vòng 12 ngày, theo như các nhà sản xuất thuộc hãng phim Edko Hồng Kông.
Việc bộ phim mới nhất của đạo diễn Trương đã đạt kết quả tốt như thế, cạnh tranh được với những tác phẩm thương mại nhập khẩu và nội địa ồn ào hơn như
Inception để thu hút sự chú ý của cộng đồng người xem đang phát triển tại Trung Quốc, có thể được xem như một minh chứng cho việc nguời Trung Quốc ngày càng đánh giá cao những bộ phim nằm ngoài xu thế chủ đạo mới – thậm chí ngay cả với những khán giả trẻ tuổi mà thói quen xem phim được hình thành bởi những cụm rạp mới xuất hiện, những rạp chiếu, vì mục đích thương mại thuần túy, ủng hộ tích cực nhất cho những bộ phim bom tấn nửa vời.
Bộ phim kể về câu chuyện tình yêu giản dị trong thời đại Cách mạng văn hóa Nhưng có vẻ như
Hawthorn có sức hút riêng, thậm chí là đối với lớp khán giả thành thị mới và ngày càng mệt mỏi vì làm việc quá sức của Trung Quốc. Theo như lời của Sun, một chàng trai độc thân tốt nghiệp cao đẳng, sinh ra trong một thế hệ mà số lượng nam giới vượt quá nữ giới như là hệ quả của chính sách một con kéo dài 30 năm của Trung Quốc, thì : “Lúc đó cuộc sống và tình cảm rõ ràng hơn nhiều. Rất nhiều cô gái ngày nay muốn bạn trai mình xem bộ phim này.”
Xuyên suốt
Hawthorn, khi số phận người cha là tù nhân chính trị của nữ diễn viên chính còn đầy mờ mịt – điều đã khiến mẹ cô cảnh báo cô rằng chỉ với một bước đi lầm lỡ và Đảng có thể “hủy hoại cả cuộc đời con” – thì câu nói “nhanh thôi, có thể chính sách sẽ thay đổi” đuợc lặp lại như một điệp khúc, đặc biệt là bởi chàng trai tràn đầy hi vọng theo đuổi cô.
Hawthorn có lẽ là bộ phim điện ảnh thương mại quan trọng đầu tiên của Trung Quốc do một đạo diễn nổi tiếng thực hiện được phát hành đề cập đến, cho dù là gián tiếp như thế nào, những số phận chính trị đen tối xuất hiện lẻ tẻ trong thời kỳ Cách mạng văn hóa kéo dài từ 1966 đến 1976.
Trương Nghệ Mưu, người đã thanh toán hết những món nợ của mình và gắn bó với Đảng Cộng sản – nơi ban đầu đã cản trở nhưng sau đó lại đỡ đầu cho sự nghiệp của ông – có lẽ là đạo diễn duy nhất được các nhà quản lý ngành công nghiệp điện ảnh cho phép can thiệp vào những đề tài nhạy cảm này và hiện vẫn chờ được phép phát hành phim. Trong
Hawthorn, có vẻ như đạo diễn Trương đã rất thận trọng để không khuấy động quá nhiều những vấn đề chính trị nhạy cảm. Nhân vật chàng trai đầy lý tưởng, người tin rằng thay đổi sẽ tới rất nhanh, đã phá vỡ đủ loại luật lệ nhưng cuối cùng vẫn không thấy được thay đổi mà anh dự đoán.
Đối với ít nhất một khán giả đến rạp sinh ra sau khi thời kỳ có sức tàn phá ghê gớm nhất trong lịch sử hiện đại của đất nước này đã đi đến hồi kết thì
Hawthorn “nói về lòng trung thành” – Sun cho biết với một nụ cười đầy vẻ hiểu biết.
Những diễn viên chính trong
Hawthorn đều chưa có tên tuổi – nữ diễn viên 18 tuổi xuất thân từ vũ nữ ba lê Chu Đông Vũ và nam diễn viên 21 tuổi sinh trưởng tại Canada Đậu Kiên. Nếu bộ phim là về lòng trung thành, thì có lẽ đạo diễn Trương đang yêu cầu những khán giả Trung Quốc hiện đại khám phá lại lần nữa cội nguồn của những bộ phim Trung Quốc sau thời kỳ cải cách khi tất cả diễn viên đều là những người vô danh và không hề có ngôi sao nào. Với
Hawthorn, đạo diễn Trương có lẽ cũng đang yêu cầu người xem cân nhắc việc lựa chọn chi tiêu những đồng tệ khó nhọc kiếm được của họ vào các bộ phim truyền thống hơn. (Doanh thu phòng vé của Trung Quốc tăng hơn 80% trong nửa đầu năm 2010, một phần lớn là nhờ vào sự xuất hiện của
Avatar).
Có lẽ với
Hawthorn, Trương Nghệ Mưu đang vượt qua bộ phim gần đây nhất của chính mình – một thử nghiệm trong việc làm lại bộ phim noir đầu tay của anh em nhà Coen năm 1984
Blood Simple – đã khiến một nhà điểm phim trích dẫn nó như một bằng chứng cho thấy người Mỹ không phải là những người duy nhất có thể thành công trong thể loại phim làm lại.
Với
Hawthorn, có lẽ Trương Nghệ Mưu đang yêu cầu những người xem phim Trung Quốc hãy đi tìm một vũng xoáy tĩnh lặng bên lề dòng chảy lớn, nâng một tảng đá già nua trơn nhẵn – đạo diễn Trương sẽ sớm bước sang tuổi 60, ông cũng gần cao tuổi bằng bản thân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa – và đợi cho tới khi mặt nước phẳng lặng, kết tinh thành hình ảnh phản chiếu điều đáng ra thực sự là người Trung Quốc.
Dịch: © Vân Húc @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter