logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Hàn Quốc | 2010] I Saw The Devil
Lữ Khách Offline
#1 Posted : Tuesday, November 2, 2010 9:17:25 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,432
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
(c) hijikata - 4/10


I Saw The Devil





Tên phim gốc: I Saw The Devil
Tên phim tạm dịch: Nhìn thấy quỷ dữ
Đạo diễn: Kim Ji Woon
Kịch bản: Park Hoon Jeong I
Ngày phát hành: 12/8/2010 (Hàn Quốc)
Thể loại: Hành động, hình sự, ly kỳ
Thời lượng: 144 phút
Nước sản xuất: Hàn Quốc


Các diễn viên chính:
Lee Byeong Heon...Kim Soo Hyeon
Choi Min Sik...Jang Keyong Cheol
Jeon Gook Hwan...Tổ trưởng Jang
Cheon Ho Jin...Đội trưởng Oh
Oh San Ha...Joo Yeon
Kim Yoon Seo...Se Yeon

Nội dung chính:

Jang Gyeong Cheol là một kẻ tâm thần nguy hiểm giết người chỉ để thoả mãn. Hắn đã thực hiện những vụ giết người hàng loạt chấn động theo những cách tàn nhẫn người ta thậm chí không thể tưởng tượng được và nạn nhân của hắn từ các cô gái đến thậm chí là trẻ nhỏ. Cảnh sát đã theo hắn trong một khoảng thời gian dài, nhưng không thể bắt được. Một ngày con gái của vị cảnh sát trưởng đã nghỉ hưu trở thành con mồi của hắn và được tìm thấy đã chết trong một tình trạng khủng khiếp. Hôn phu của cô, Kim Soo Hyeon, một mật vụ hàng đầu, quyết định sẽ tự mình bắt được hắn. Anh tự hứa với mình rằng anh sẽ làm mọi việc trong khả năng để bắt kẻ giết người nợ máu phải trả bằng máu, ngay cả nếu điều đó đồng nghĩa với việc bản thân anh phải trở thành quái vật.

Trang web chính thức: Click vào đây!
Trang IMDb: Click vào đây!
Trang Hancinema: Click vào đây!

Trailer: Click vào đây!
1 user thanked Lữ Khách for this useful post.
sherry on 3/11/2011(UTC)
Sujini Offline
#2 Posted : Wednesday, April 20, 2011 8:53:41 AM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Hoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự tinh tế của bạn đã chắp cánh cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 883
Location: Quán nhậu

Thanks: 916 times
Was thanked: 1032 time(s) in 544 post(s)
Bình luận phim I Saw the Devil




Báo thù phải đẫm máu. Đây có vẻ là thông điệp mà nhà làm phim Kim Jee Woon muốn chúng ta thu nhặt được từ bạo lực đến sững người trong I Saw the Devil.

Phần bạo lực chắc chắn là hàng lít máu, các phần thân thể, tội phạm tình dục và làm què quặt có chủ ý. Dao và các vũ khí tự phát hoàn chỉnh công thức máu me của món trứng được đánh phồng lên bởi các ngôi sao Choi Min Sik (từng tham gia Oldboy) và Lee Byung Hyun (từng tham gia The Good, the Bad, the Weird) trong tác phẩm ly kỳ báo thù mèo vờn chuột này. Súng ống giết người quá nhanh, và chúng ta được cho là sẽ thưởng thức sự tàn khốc vô nghĩa của bộ phim, để ngần ngừ ở mỗi mẩu chi bị thái ra, xương sọ bị nghiến và lời thoại từ những kẻ tâm thần ánh mắt như xác chết.


I Saw the Devil


Nếu đó là thứ bạn thích.

Nàng hôn thê trẻ tuổi xinh đẹp của Soo Hyun (Lee Byung Hyun thủ vai) bị tên giết người hàng loạt Kyung Chui (Choi Min Sik thủ vai) giết và băm ra, tên này đã bị cảnh sát truy đuổi một thời gian. Thay vì đơn giản chỉ bắt và tống giam (hay giết) tên thủ ác, Soo Hyun quyết định trả thù cho đáng bằng cách đặt tên sát thủ (rõ ràng bị tâm thần) vào sự tra tấn gần như nỗi đau anh mường tượng rằng vị hôn thê của mình phải trải qua trong tay tên thủ ác – nhưng còn kéo dài hơn. Qua nhiều ngày (hay nhiều tuần?), Soo Hyun theo dấu tên sát thủ khi hắn đi qua các thị trấn và làng mạc ở Hàn Quốc hầu như chỉ toàn những tên giết người hàng loạt và nạn nhân của chúng cư ngụ (nói thật thì ta gặp không ít hơn tám tên giết người hàng loạt khác nhau còn hoạt động ở Hàn Quốc cùng lúc). Ta có cái nhìn thoáng qua về chuyện sẽ xảy ra thế nào, khi Kyung Chui được phép trốn thoát lần này đến lần khác, lần sau xác xơ hơn lần trước, phần nhiều là vì khát khao vô lý muốn trừng phạt tên thủ ác theo cách riêng của Soo Hyun.

Dù không bao giờ được giải thích hay chứng minh trong phim (ít nhất thì trong phụ đề tiếng Anh không có), Soo hyun rốt cục được hé lộ là một siêu điệp viên dạng James Bond, anh không thể bị tên thủ ác làm hại vì phản ứng bản năng đáng kinh ngạc và tập luyện võ thuật. Việc này không được chủ ý tạo nên để làm ngạc nhiên. Chỉ là một lỗi thiếu cẩn trọng, hay một điểm ở nhân vật mà nhà làm phim đã không thực sự chú ý thiết lập.

Đây không phải là một câu chuyện phức tạp; và nhân vật được xem là chính diện thất bại trong việc thoát ra khỏi tầm của một phim bạo lực thập niên 80. Không có cấu trúc phá cách hay bước ngoặt chờ đợi để cứu vớt chúng ta; ngược lại, bước chuyển có vẻ khó tránh khỏi ta đều cảm thấy câu chuyện phải theo, từ lúc cuộc rượt đuổi bắt đầu, chính xác là những gì đã diễn ra – và phim tốn quá lâu mới tới đó.


Cảnh trong I Saw the Devil


Vấn đề chính của phim là khi bạn ngồi trong rạp, qua gần hai tiếng rưỡi mà có cảm giác như ba tiếng rưỡi, rồi chợt nhận ra là câu chuyện không thể có kết thúc làm bạn thỏa mãn. Tên thủ ác quá bất nhân và được cho phép hành hạ quá lâu đến mức hắn không thể có kết thúc, không có công lý hay việc báo thù nào đủ hoàn chỉnh – điều này chuộc lại những gì chúng ta phải ngồi đó mà xem hắn làm; và viên cảnh sát quá nhẫm tâm và vô lý trong hành trình báo thù đến nỗi chúng ta chỉ có thể hy vọng có đặc vụ khác đến thế chỗ anh trong cuộc rượt đuổi, thậm chí dù điều đó có nghĩa là anh phải tự trở thành nạn nhân của mục tiêu mình rượt theo.

Với tư cách là tác phẩm đại chúng, I Saw The Devil bị thẩm mỹ điện ảnh châu Á kỳ quặc và việc hoàn toàn thiếu vắng các giá trị đạo đức của mình làm hư hại. Đây không phải là Saw, chỉ vì sự có mặt của vài nét hiện thực, một câu chuyện rõ ràng, và cách làm phim ổn. Các yếu tố quan yếu của bộ phim sẽ được những người hâm mộ thể loại này yêu thích vì những gì phô ra trên màn ảnh (chứ không phải dù cho có những thứ đó mà vẫn thích); Kim Jee Woon đã đánh mất sự tinh tế, và mọi cơ hội để khơi gợi cảm xúc, chứ không phải vẩy cảm xúc vào, đều bị bỏ qua có chủ đích. Khi được chọn cách thể hiện một người bị chặt, ông luôn chọn cách cho ta thấy một giỏ quần áo đầy bộ phận cơ thể con người bị kéo lê qua máy quay (cần thiết), và cây rựa phạt qua xương rắc rắc cùng cơ run rẩy để làm đứt lìa một cánh tay hay bàn chân rồi quăng lên đống có sẵn (không cần thiết).

Những phim như thế này sẽ được giới hâm mộ là phái mạnh dễ dàng bỏ qua thiếu sót về đạo đức mà khen ngợi phim làm tốt, màn trình diễn đe dọa hấp dẫn, và một hướng hành hạ mới khéo léo được biên kịch tưởng tượng ra. Bộ phim này có lẽ nên mang theo lời cảnh báo để khán giả biết chính xác mình đang sắp coi cái gì; người ta sẽ hy vọng chiến dịch quảng bá không dán nhãn phim chỉ là “khó xem” hay “bạo lực”. Đây là phim mà chỉ những khán giả đến rạp để bới tìm các khía cạnh đen tối nhất của nó mới thưởng thức nổi mà thôi.

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Daemon's Movie
Sujini Offline
#3 Posted : Wednesday, April 20, 2011 8:56:12 AM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Hoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự tinh tế của bạn đã chắp cánh cho Trang tin Quái vật Điện ảnh

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 883
Location: Quán nhậu

Thanks: 916 times
Was thanked: 1032 time(s) in 544 post(s)
Nhà làm phim Hàn Quốc mang câu chuyện về tội ác đến Mỹ


Đạo diễn Hàn Quốc Kim Ji Woon cho biết bộ phim mới nhất của ông, I Saw the Devil là một nghiên cứu về tội ác mà ông hy vọng sẽ đánh trúng tâm lý khán giả Mỹ giống như đã làm tại quê hương ông.

Kể về một người đàn ông trả thù kẻ đã giết bạn gái đang mang thai của mình, bộ phim cho thấy, "để chiến thắng điều ác, bản thân nhân vật chính phải trở thành một kẻ xấu xa," ông nói.

"Đây là kịch bản đầu tiên tôi không tự viết," người đàn ông 46 tuổi, nhà làm phim tiếng tăm tại Hàn Quốc, cho biết truớc khi bộ phim công chiếu ở Mỹ cuối tuần này.

"Không có bất kỳ tin tức cụ thể thu hút tôi đến câu chuyện này, nhưng có một thời gian, tại Hàn Quốc có những kẻ giết người hàng loạt," ông nói với AFP tại Los Angeles.

Đạo diễn Kim nổi tiếng với những bộ phim thuộc nhiều thể loại, từ bộ phim kinh dị A Tale of Two Sisters (2003) đến những phim hành động như năm A Bittersweet Life (2005) và The Good, the Bad và the Weird (2008).

Lần này ông thử sức với thể lọai phim ly kỳ, dưới hình thức một điệp viên bí mật trả thù cái chết của người yêu của mình bằng cách làm cho kẻ giết người phải chịu nhiều đau đớn trước khi giết chết anh ta.

"Tôi luôn luôn thích thú với nhiều thể loại và đặc biệt là bộ phim này, tôi thích phim ly kỳ, vì nó có một cái nhìn rất khác biệt," ông nói.

Bộ phim đã đi khắp các liên hoan phim quốc tế, từ Toronto đến San Sebastian, và tại liên hoan phim độc lập Sundance vào tháng 1.



Phim mới của Kim Ji Woon về một người đàn ông trả thù kẻ đã giết chết bạn gái anh


Đẹp tuyệt vời từ cảnh phim đầu tiên – lái xe trong đêm tuyết, cho tới âm thanh đượm buồn của cây đàn ghita - tuy nhiên, phim không hề ngại ngùng trong việc thể hiện bạo lực, đôi khi với những chi tiết gần như không thể chịu nổi.

Thay vì miêu tả nhân vật chính bằng lòng trắc ẩn, một anh hùng trả thù kẻ ác, đạo diễn Kim khắc họa anh là một vị thần báo tử chỉ tìm thấy bình yên khi giết tên ác quỷ đã cướp đi bạn gái anh một cách tàn ác nhất có thể.

Bộ phim nhận được phản hồi tích cực ở châu Á, đạo diễn tin rằng đó là do chiều sâu tâm lý đã làm phong phú thêm bộ phim giết người ly kỳ kinh điển.

Ông nhấn mạnh rằng ông chỉ nhận ra chiều sâu đó khi thực hiện bộ phim.

"Là một bộ phim, là một câu chuyện, luôn có một cơ hội để làm điều gì đó hoàn chỉnh hơn và sâu sắc hơn với kiểu tình cảm và tâm lý căng thẳng như vậy, hơn là chỉ có hiệu ứng hình ảnh hay hành động," ông nói.

"Điều tôi cố gắng đạt được qua bộ phim này là để chiến thắng điều ác, bản thân nhân vật chính đã trở nên xấu xa. Tôi thực sự muốn khắc họa cuộc rượt đuổi bi thảm này và quá trình trả thù."

Vị đạo diễn Hàn Quốc, với một bộ phim ra mắt tại Mỹ, trích dẫn lời triết gia vĩ đại của châu Âu - Nietzsche - để nhắn gửi thông điệp cơ bản đằng sau bộ phim.

"Những ai chiến đấu với ác quỷ phải cẩn thận vì có thể chính anh ta cũng sẽ biến thành ác quỷ. Và nếu bạn nhìn lâu vào một vực sâu, vực thẳm cũng nhìn chằm chằm vào bạn," ông nói, trích lời cha đẻ của chủ nghĩa hư vô.

Dịch: © Thanh Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: AFP
Soyogi Offline
#4 Posted : Thursday, April 21, 2011 6:04:38 PM(UTC)

Rank: V.I.P Passenger

Medals: Huân chương Sao biển: Dành cho nhà quản lý trẻ trung xông xáo, la bàn sống cho mỗi tuyến hải trình

Groups: Member
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 494

Thanks: 306 times
Was thanked: 378 time(s) in 211 post(s)
Kim Jee Woon: Nỗ lực nhuốm máu nhằm thoát khỏi định mệnh


Khi bộ phim châu Á về giết người hàng loạt bị cho rằng quá bạo lực đến mức có thể hủy hoại nghiêm trọng nhân phẩm con người – và trên thực tế bị cấm phát hành rộng rãi cho đến khi được biên tập lại – nhiều mảng lớn trên cộng đồng yêu thích điện ảnh quốc tế lại tỏ ra rất hứng thú.

Thực vậy, sự xôn xao mà những nhà kiểm duyệt Hàn Quốc tạo ra xung quanh I Saw the Devil của Kim Jee Woon mạnh đến mức Học viện âm nhạc Brooklyn (BAM) đã mượn lời của họ đặt tên chương trình kỷ niệm những tác phẩm của Kim Jee Woon gần đây. Chương trình “Bị hủy hoại nặng nề: điện ảnh của Kim Lee Woon” bắt đầu vào ngày 24/2 tại cụm rạp BAM Rose với việc trình chiếu I Saw the Devil (bộ phim được lên các rạp tại New York và Los Angeles vào 4/3) và gồm tất cả năm tác phẩm trước đấy của ông.


Lee Byung Hun trong I Saw the Devil (2010), một trong những tác phẩm được trình chiếu của đạo diễn Kim Jee Woon tại cụm rạp BAM Rose


Bộ phim mới nhất của Kim Jee Woon về một mật vụ chính phủ theo đuổi cuộc trả thù dai dẳng kẻ bị rối loạn nhân cách đã giết chết vị hôn thê của anh không thể chối cãi là quá “hào phóng” với những cảnh đánh bằng dùi cui hoặc những phần cơ thể bị cắt rời. Nhưng như loạt phim cho thấy, anh đã làm tổn thương đến nhân phẩm con người, theo nhiều cách khác nhau, ngay từ đầu.

Trong The Quiet Family (1998), tác phẩm đầu tay của Kim Jee Woon và cũng là tác phẩm duy nhất chưa ra mắt tại Mỹ, cái chết bạo lực là một sự bất tiện đáng ngại cần được che đậy – hoặc, trong trường hợp này, bị chôn trong một ngôi mộ tập thể - dưới danh nghĩa niềm kiêu hãnh gia tộc và tốt cho công việc kinh doanh.

Bộ phim hài cực đen tối này – về mặt sự hiếm thấy và châm biếm sâu cay, thứ lớn nhất mà phim khám phá được – đi vào chi tiết những nỗ lực của một gia đình không có gì nổi bật, khá mờ nhạt để điều hành một nhà nghỉ trên núi mốc meo. Thử thách đầu tiên là thu hút du khách, điều mà họ cố làm bằng cách tụ tập trước cổng và nhìn một cách đầy hy vọng vào những người trượt tuyết đi qua (sau đó to mồm nguyền rủa họ nếu họ không dừng lại).

Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi thực sự có khách đến: họ liên tục chết trước khi có thể ra khỏi nhà nghỉ, và nỗ lực điên cuồng của chủ nhà nghỉ để che đậy những cái chết nhanh chóng dẫn từ việc chôn xác đến giết người. Giữa những đợt bạo lực, Kim Jee Woon mang những kẻ phạm tội trở lại phòng bếp và phòng khách để cử hành những lễ nghi của đời sống gia đình Hàn Quốc, và trạng thái đờ dẫn kiệt sức của họ khi dùng bữa và xem TV thật thú vị.

Không giống một số đạo diễn Hàn Quốc tạo danh tiếng trên đất Mỹ phần nào thông qua việc chuyên biệt hóa - Park Chan Wook với phim tình cảm về đề tài trả thù, Hong Sang Soo với những phim hài tỉnh rụi về đề tài bình đẳng giới – Kim Jee Woon, 46 tuổi, không đi theo thể loại nào. Thực tế, anh nhảy từ thể loại này sang thể loại khác, như thể kiểm tra khả năng chuyển hóa phong cách giải trí trong mỗi thể loại của mình.

Sau sự châm biếm xã hội trong A Quiet Family, anh tiếp tục với thể loại hài hước, mặc dù theo một xu hướng cá nhân hơn, trong The Foul King (2000), một câu chuyện ấm áp và lạnh lẽo đan xen về một người đàn ông thất bại khi làm nhân viên ngân hàng nhưng tìm thấy thành công trong tư cách một vận động viên vật tự do chuyên nghiệp xấu tính.


Song Kang Ho trong phim miền Tây của Kim Jee Woon The Good, the Bad, the Weird


Sau đó danh mục phim của Kim Jee Woon thực sự trở thành một bài thực hành cho thuyết chiết trung. A Tale of Two Sisters (2003) là một tác phẩm tao nhã, thông minh, thực sự rùng rợn về ma tóc đen dài châu Á. A Bittersweet Life (2005) là một ví dụ cho thể loại phim xã hội đen, trong khi The Good, the Bad, the Weird (2008) là, như tiêu đề phim đã đề cập, phiên bản của Kim Jee Woon mang phong cách của thể loại phim cao bồi quay ở châu Âu do các xưởng phim Ý thực hiện, được quay tại vùng Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng.

Dù vậy, có những thứ bất biến trong các tác phẩm của Kim Jee Woon, ngoài sự lành nghề vững chắc và một lối khơi gợi nhất định, dù trong thể loại hài hước, kinh dị hay hình sự. Một trong số đó là máu, tràn ra với lượng khác nhau từ khách trọ, đô vật, ma quỷ, kẻ lừa đảo, người mạo hiểm hoặc kẻ tâm thần trong tất cả các bộ phim của ông. (Sự có mặt của yếu tố này phù hợp với sự thiếu vắng yếu tố tình dục hoặc kiểu lãng mạn thật sự nào đó; ngạc nhiên là, với một đạo diễn người Hàn Quốc, I Saw the Devil là tác phẩm đầu tiên của ông có hình ảnh khỏa thân nữ.)


Những nhân vật chính xấu số trong Quiet Family của Kim Jee Woon


Một đặc tính khác là cách sử dụng không gian nội thất một cách thông minh. Kiểu nhà nghỉ truyền thống trong The Quiet Family; ngôi nhà thôn quê trong A Tale of Two Sisters, với giấy dán tường được trang trí họa tiết dễ gây ra nỗi sợ bị giam giữ; và câu lạc bộ đêm với ánh đèn lạnh lẽo trong A Bittersweet Life, với một cấu trúc ngóc ngách đầy những phòng riêng và cầu thang khử trùng: tất cả trở nên hoàn toàn quen thuộc, như chính bản thân nhân vật.

Có lẽ mối dây xuyên suốt phổ biến trong những phim của Kim Jee Woon – tất cả đều do chính anh viết kịch bản ngoại trừ phim gần đây nhất I Saw the Devil – là tập trung vào những con người mắc kẹt trong cuộc sống của chính họ, do sự kết hợp giữa hoàn cảnh và tính cách, và ghi chép những cố gắng trốn chạy thường là không thành công của họ.

Người anh hùng trong The Foul King đến với đấu vật để trốn chạy khỏi những thất bại trong cuộc sống làm công ăn lương; kẻ tay sai trong A Bittersweet Life khao khát sự tốt đẹp và lòng nhân ái nằm ngoài hiểu biết của một nhóm xã hội đen bậc trung. A Tale of Two Sisters xoay quanh một cô gái trẻ thực sự bị ám bởi ký ức của mình; trong I Saw the Devil, cả cảnh sát và kẻ giết người đều mắc trong vòng xoáy trả thù, thứ trở nên gần như khôi hài vì sự không lay chuyển của nó (và không để lại cho bạn một suy nghĩ rõ ràng nào về nơi bạn đặt sự thương cảm của mình).

Một lý do chính đáng để xem những tác phẩm của Kim Jee Woon, ngoài kỹ năng kể chuyện của ông và một số cảnh tuyệt vời - như cảnh bay lộn, tung cước, nửa đường chạy trốn một cách táo bạo trong A Bittersweet Life – là việc bộ đôi diễn viên xuất sắc nhất Hàn Quốc thường xuất hiện trong phim của ông. Song Kang Ho và Choi Min Sik không diễn chính khi họ đảm nhận vai người anh dễ cáu kỉnh và người chú ngu ngốc trong The Quiet Family. Song Kang Ho bắt đầu diễn chính trong The Foul King trước khi trở thành một trong những gương mặt quen thuộc trong làng điện ảnh Hàn Quốc trong những phim như Joint Security Area, Memories of MurderThe Host (cũng như The Good, the Bad, the Weird).

Thấy Choi Min Sik vào vai một kẻ phóng đãng hài hước trong The Quiet Family có thể là một sự ngạc nhiên đặc biệt cho khán giả Mỹ, những người biết đến anh như biểu tượng của bạo lực Hàn Quốc không thể thay thế qua Oldboy của Park Chan Wook, một vai diễn anh đã hoàn thành lần nữa với tư cách kẻ giết người hàng loạt trong I Saw the Devil.

Tự chứng minh bản thân trong hầu hết những thể loại dành cho phái mạnh của nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc (anh vẫn chưa thực hiện một vở nhạc kịch hay một phim hài lãng mạn ngọt ngào), Kim Jee Woon lại tiếp tục tiến lên – lần này là đến Mỹ. Nhiệm vụ tiếp theo của anh kéo dài sự hồi sinh của anh hùng hành động Liam Neeson trong Last Stand, về một cảnh sát đối mặt với tập đoàn độc quyền buôn bán ma túy ở Mexico.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Times
Lữ Khách Offline
#5 Posted : Tuesday, January 17, 2012 9:09:38 AM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,432
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2361 time(s) in 1730 post(s)
Trích Ống kính Quái vật Điện ảnh ngày 16/1/2012

I Saw the Devil được hiệp hội các nhà phê bình phim tại Mỹ chọn là phim xuất sắc nhất



I Saw the Devil [Ảnh: Showbox]


Phim ly kỳ I Saw the Devil của đạo diễn Hàn Quốc Kim Jae Woon vừa nhận thêm một vinh dự ở nước ngoài, đó là giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất năm 2011 của Hiệp hội Phê bình Điện ảnh Austin của Mỹ.

Hôm 9/1, trang web chính thức của hiệp hội đăng danh sách các phim đoạt giải năm 2011, có I Saw the Devil, vai chính Lee Byung Hun và Choi Min Sik, là phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất đồng thời là một trong 10 phim hàng đầu năm 2011 của họ.

Đây cũng là một trong 10 phim xuất sắc nhất 2011 do tạp chí điện ảnh nổi tiếng của Anh Total Film bình chọn và năm ngoái cũng từng là một trong các phim hay nhất trên Indie Wire.

Trong Devil Lee Byung Hun vào vai một điệp viên bí mật lên kế hoạch báo thù tên sát nhân hàng loạt (Choi Min Sik đóng), kẻ đã giết vợ sắp cưới của anh.

Sau khi ra mắt tại các rạp Hàn Quốc từ tháng 8 năm ngoái, phim ly kỳ này thu hút hơn 1,8 triệu khán giả và lần lượt ra rạp tại Bắc Mỹ vào tháng 3 và London vào tháng 4 năm ngoái.

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: 10Asia
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.

SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
This page was generated in 0.000 seconds.