logo

Welcome Guest! To enable all features please try to register or login.
[Mỹ | 2011] Cars 2
Lữ Khách Offline
#1 Posted : Sunday, May 29, 2011 10:08:21 PM(UTC)

Rank: Passenger Service

Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 8,387
Location: Lữ quán

Thanks: 4743 times
Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
Cars 2




Tên phim gốc: Cars 2
Tên tạm dịch: Vương quốc xe hơi 2
Đạo diễn: John Lasseter, Brad Lewis
Kịch bản: Ben Queen, John Lasseter, Brad Lewis, Dan Fogelman
Ngày phát hành: 24/6/2011 (Mỹ), 15/7/2011 (Việt Nam)
Thể loại: Hoạt hình – Phiêu lưu – Hài
Xếp loại:
Thời lượng:
Nước sản xuất: Mỹ
Hãng sản xuất:
- Pixar Animation Studios
- Walt Disney Pictures

Các diễn viên lồng tiếng:
Owen Wilson … Lightning McQueen
Larry the Cable Guy … Mater
Michael Caine … Finn McMissile
Joe Mantegna … Grem
Cheech Marin … Ramone
Franco Nero … Topolino
John Ratzenberger … Mack

Nội dung chính:

Tay đua nổi tiếng Lighting McQueen hợp sức với người bạn tốt nhất của mình Mater trong chuyến phiêu lưu khắp thế giới khi họ tranh đua với những chiếc xe hơi nhanh nhất trên toàn cầu.

Trang web chính thức: Click vào đây!
Trang IMDb: Click vào đây!

Trailer: Click vào đây!
Casper Offline
#2 Posted : Sunday, June 12, 2011 3:38:57 PM(UTC)

Rank: Captain

Medals: Huân chương Sao biển: Dành cho Thuyền trưởng Dê Xồm - vì anh đã lèo lái con tàu này trong mọi hoàn cảnh! Yên Khuê

Groups: Administrator
Joined: 10/20/2010(UTC)
Posts: 1,601
Location: Hải Phòng

Thanks: 3136 times
Was thanked: 2010 time(s) in 805 post(s)
Trọn bộ xế mới trong Cars 2



Cars 2 sẽ ra rạp trong mùa hè này cùng 32 quái xế mới toanh. Cùng lượn một vòng Vương quốc xe hơi nhé!

Có một điều người Mỹ làm tốt nhất, đó là những chiếc xe hơi hạng nặng, cách tân, đẹp đẽ và mạnh mẽ trên đường đua. Và có một điều Disney đòi hỏi nhất, đó là tối đa hóa lợi nhuận từng bộ phim qua tay họ.

Hệt như sự kết hợp giữa bơ lạc và sôcôla, Disney cùng tình yêu xe cộ của người Mỹ sẽ gặp nhau cùng những cuộc chạm trán trong Cars 2.

Disney thật khôn ngoan khi tận dụng khả năng hái ra tiền của Cars 2, điều dễ hiểu khi Cars phần một mang về doanh thu thuộc hàng đỉnh với 8 tỉ đôla bán lẻ trên toàn cầu! Thấy trước món hời cả tỉ đôla, Toy Story 3, ra mắt hè năm ngoái cùng 14 món đồ chơi mới toanh được Disney/Pixar giới thiệu - nhưng với Cars 2 họ còn muốn nhiều hơn là gấp đôi khi tung ra toàn cầu (nên nhớ là: trẻ con ở khắp mọi nơi) 32 mẫu xe mới. Còn điều này chỉ để cho bạn thấy thế nào là làm ăn thôi nhé: mới đây tại hội chợ đồ chơi thường niên ở New York, Disney tiết lộ họ nhồi thêm 300 món đồ chơi cả thảy vào Car 2.



Lần này đua trẻ tuổi Lightning McQueen (Owen Wilson) rời xa Radiator Springs và thẳng tiến tới chuyến phiêu lưu mang tầm cỡ quốc tế: cạnh tranh vị trí tại World Grand Prix. Cuộc đua gồm ba phần diễn ra tại các trường đua Nhật Bản, Ý và Anh, lần lượt trình làng những mẫu xe mới. Tuy nhiên, như phong cách đặc trưng của Disney/Pixar, không có nhân vật nào nhạt nhòa, na ná kiểu "bánh quy ra lò" mà mỗi nhân vật đều có cá tính và kiểu dáng độc nhất vô nhị. World Grand Prix hội tụ các anh tài thú vị từ những xế đua khéo léo đến từ châu Âu cho tới những tay cơ bắp của đường đua NASCAR, ngoài ra mỗi quốc gia lại có xế tuyển mang đặc trưng dân tộc cùng những cư dân địa phương đặc biệt.

World Grand Prix không phải là điều thú vị duy nhất trong Cars 2, anh chàng xe kéo đáng yêu Mater (Larry the Cable Guy) bị điệp viên Mỹ Rod “Torque” Redline (Bruce Campbell) đẩy vào vai trò tình báo, bao quanh toàn điệp viên và những gã côn đồ ác ôn.

Sau đây là chân dung các xế mới của Cars 2 được xếp vào các nhóm:


Xế điệp viên

  • Finn McMissile

    Finn McMissile là một điệp viên Anh siêu hạng. Mặc dù quyến rũ và có tài hùng biện, nhưng chính nhờ khả năng luồn lách, thông minh và kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn giúp anh phá tan mọi âm mưu tấn công của bọn tội phạm, làm nên những cuộc đào thoát táo bạo... Thiết kế mượt mà và không bao giờ lỗi mốt, anh ta còn được chuẩn bị cho những tình huống hiểm nghèo với kho vũ khí tối tân, bao gồm móc trước và móc sau, ụ phóng tên lửa, bom từ và chớp lade. Bằng sự dày dạn, chuyên nghiệp trong nghề tình báo, Finn tin rằng có một mưu đồ ác độc nhằm vào sự kiện World Grand Prix. Anh âm thầm dò la trong triển lãm xe đua toàn cầu và chạm trán Mater, khi mà điệp viên Mỹ tưởng nhầm Mater là một thiên tài cải trang.



  • Holley Shiftwell

    Holley Shiftwell từ một nữ điệp viên bàn giấy xinh đẹp trẻ trung đến từ nước Anh trở thành một tân binh thực địa đặc phái tới địa bàn Tokyo. Được huấn luyện bài bản và nhạy bén, cô thuộc lòng mọi thủ thuật được dạy, và làm theo sách vở. Cô được trang bị những thiết bị tình báo hiện đại và tinh vi nhất, từ máy quay lén, vũ khí ngụy trang kín kẽ cho tới kính thiên văn "bỏ túi" và màn hình hiển thị lade nổi. Holley là một điệp viên đầy tham vọng, nhưng chỉ vừa mới ra trường, còn dựa vào kiến thức sách vở nhiều hơn trải nghiệm thực tế. Khi điệp viên lão làng Finn McMissile cần tới Holley về chuyên môn kỹ thuật cho điệp vụ tối mật, cô tới điểm hẹn cùng một tay mơ - Mater, vô tình bị cuốn vào cuộc chơi, cậu chàng bị sắc đẹp của cô bạn mới quen thôi miên.

  • Siddeley

    Siddeley là máy bay phản lực hai động cơ "hàng thửa" của tình báo Anh. Với chiều dài 246 feet và sải cánh oai vệ rộng 198 feet, anh chàng thân bạc bóng mượt Siddeley xẻ dọc bầu trời bao la với tốc độ siêu thanh đạt kỷ lục. Trang bị tất cả thiết bị tình báo công nghệ cao, bao gồm công nghệ tàng hình, vũ khí phòng thủ và khoang nhiên liệu phụ, Siddeley là cộng sự đầy vững vàng của Finn trong cuộc chiến chống tội phạm toàn cầu.



  • Rod “Torque” Redline

    Rod “Torque” Redline được coi là điệp viên Mỹ số 1 thế giới. Được tuyển chọn thời kỳ hậu chiến tranh lạnh nhờ sự vượt trội cả về cơ bắp và trí tuệ, Torque là một chiếc Detroit rắn rỏi bậc thầy về ngụy trang. Trong điệp vụ khó nhằn mới nhất này, Rod khám phá ra những thông tin quan trọng về âm mưu phá hoại World Grand Prix. Rod lên kế hoạch gặp gỡ những đối tác tình báo Anh để chia sẻ thông tin tại Tokyo, Nhật Bản. Nhưng do bị kẻ xấu làm hỏng ống bô, Rod cần tới sự giúp đỡ của anh chàng xe kéo han rỉ Mater.


    Xế chiến tại World Grand Prix

  • Carla Veloso

    Xế đẹp Carla Veloso tới từ Rio de Janiero, Brazil. Rất ngọt ngào, nữ danh ca Latin này có thể nhảy múa bốc lửa tại lễ hội "Car-nival", nhưng lại dành phần lớn thời gian trên đường đua. Sau khi lập kỷ lục tại đường đua Interlagos quê nhà, cô đã tham gia cuộc đua đồng đội 24h liên tục tại châu Âu và nhiều lần bước lên bục vinh quang. Tại World Grand Prix, nữ xế thuộc dòng xe thể thao Le Motor Prototype là tay đua nữ duy nhất, cô đã sẵn sàng để chứng tỏ với thế giới rằng tay đua mang số 8 tới đây để mang vinh quang về cho quê hương.



  • Raoul ÇaRoule

    Tay đua số 6 Raoul ÇaRoule sinh ra tại Alsace, Pháp và được mệnh danh là "Tay đua đường trường vĩ đại nhất". Là một chiếc xe hiếu động, Raoul đã tham gia vòng đua nổi tiếng của Pháp ‘Cirque du Voiture’, nơi cậu ta gặp gỡ Gymkhana - một tay thanh nhã, lãng tử thuộc dòng xe thể thao đã dạy cho cậu cách phân bổ thời gian tối ưu và khả năng vô song đó vượt qua những vòng đua hiểm hóc dễ như bỡn. Raoul là tay đua đầu tiên chín lần liên tiếp chiến thắng ở giải đua đường trường. Cậu ta rất tự tin với lợi thế là kinh nghiệm đua đường trường trước các đối thủ tại World Grand Prix, trong đó có ba chặng đua trên địa hình bùn đất, đặc biệt là người hâm mộ của cậu sẽ ở đó vẫy banner: “ÇaRoule Ca-Rules!”

  • Shu Todoroki

    Shu Todoroki, tay đua số 7 cũng của hãng Le Motor Prototype, là đại diện của Nhật Bản. Shu lớn lên tại khu vực chân núi lửa Asama (Nhật Bản), và nhanh chóng trở thành nhà vô địch tại đường đua Suzuka. Trên nước sơn bóng láng của Shu có in hình rồng lửa Ka-Riu, một nhân vật huyền thoại của Nhật Bản. Ê-kíp của Shu còn có những tay giàu thành tích - tiêu biểu là huấn luyện viên của cậu, một chiếc Mazda, là tay đua Nhật Bản duy nhất từng chiến thắng tại Le Mans - và Shu hy vọng được chứng tỏ đẳng cấp nhà vô địch tại đường đua quốc tế World Grand Prix.



  • Francesco Bernoulli

    Francesco Bernoulli trưởng thành từ đường đua Monza nổi tiếng của nước Ý, nơi anh và các bạn từng lẻn vào đua trộm theo lộ trình đua Pista di Alta Velocita. Anh đã chiến thắng chóng vánh ở đường đua dành cho các tay đua nghiệp dư và nhanh chóng trở thành nhà vô địch đua công thức I đẳng cấp thế giới. Phụ nữ "chết" hai cặp bánh vạm vỡ của Francesco, các thiếu niên ngưỡng mộ thành tích vang dội của anh, còn các đối thủ thì ghen tị với tốc độ anh có. Thần tượng lớn nhất của Francesco là chính anh ta. Tay đua số một ở châu Âu là hạt giống số 1 tại World Grand Prix và cũng là đối thủ lớn nhất của Lightning McQueen.

  • Nigel Gearsley

    Nigel Gearsley đến từ Warwickshire, Anh, là một chiếc Aston Martin DB9R mang số 9. Anh khởi nghiệp ở đường đua leo núi, chinh phục dãy Aston - mảnh đất nơi gia đình anh gắn bó. Thành tích sự nghiệp của Nigel không quá nổi bật nhưng anh là một tay leo núi có hạng, luôn có khởi đầu tốt tại Grand Touring Sports trong nhiều năm nay, và có chuỗi chiến thắng tại Nurburgring và Le Mans. Vẻ lịch thiệp đặc Anh khiến anh gây ấn tượng tại World Grand Prix.



  • Rip Clutchgoneski

    Nước cộng hòa New Rearendia mới thoát khỏi cảnh thuộc địa của châu Âu, liều lĩnh muốn ghi danh vào bản đồ đua xe thế giới. Họ đặt cược vào tay đua công thức số 10 Rip Clutchgoneski. Sau khi gây chú ý ở các vòng đua điều kiện, Rip tiến tới World Grand Prix nhằm viết nên một câu chuyện cổ tích ở đường đua. Cho dù đến được đây có phần may mắn, thật là một cuộc tranh tài thú vị và cởi mở khi có niềm tự hào của New Rearendian tại vạch xuất phát.

  • Jeff Gorvette

    Jeff Gorvette là một trong những tượng đài đua xe của nước Mỹ hiện đại. Dán hình lá quốc kỳ đầy sao lên thân xe, chiếc Corvette C6.R mang số hiệu 24 đã chứng tỏ tài năng trên đường đua Grand Touring Sport. Rời quê nhà Vallejo, California tới Indiana để có điều kiện phát triển sự nghiệp hơn, Gorvette sớm thành công với số lần chiến thắng không mấy ai sánh kịp. Anh là một đối thủ nặng ký tại World Grand Prix.



  • Darrell Cartrip

    Darrell Cartrip là một nhà vô địch huyền thoại ở Piston Cup chuyển sang làm bình luận viên thể thao được nhiều người mến mộ. Tay đua số 17 đến từ Kentucky là một chiếc Chevrolet Monte Carlo, nổi tiếng với phong cách bình luận duyên dáng, khiến khán giả Piston Cup phấn khích bằng sự hóm hỉnh, uy tín và câu nói quen thuộc "Đánh bugi, bugi, bugi! Các chàng trai tiến lên!" Ông có nhiều năm gắn bó với đường đua, đường pít, và dầu nhờn. Quý ông đến từ miền nam nước Mỹ biết làm sao để chiến thắng, và dự định mang nhiệt huyết sục sôi và kinh nghiệm tới World Grand Prix.

  • Lewis Hamilton

    Lewis Hamilton, tay đua khéo léo và tốc độ, á quân giải Grand Touring Sports, đầy quả quyết và chiến thắng gần như liên tục từ thời niên thiếu. Cũng như những chiếc xe trẻ tuổi khác, Lewis có tuổi thơ gắn bó với trường lớp, theo học karate và chiến thẳng giải Karting Championship nước Anh ở tuổi lên 10. Giờ đây, tay đua nổi tiếng của nước Anh tự tin đến World Grand Prix với gia tài là những kỷ lục ở đường đua dành cho lớp trẻ và đường đua chuyên nghiệp. Vỏ kim loại đen bóng với sọc vàng, Lewis là đại diện của Vương quốc Anh, nhưng vẫn mang bên mình lá cờ Grenada, nơi gia đình anh sinh sống trước khi di cư tới anh vào những năm 1950. Đầy kỹ thuật, tốc độ và dáng dấp võ sinh, Lewis là một đối thủ đầy sức mạnh.



  • David Hobbscap

    Vẻ ngoài điển trai, thuộc dòng xe Jaguar Coombs Lightweight E-Type đời 1963, David Hobbscap vốn đến từ Royal Leamington, nước Anh và có ảnh hưởng trong làng đua xe thế giới. Sự nghiệp 30 năm của ông lẫy lừng thế giới và vượt các dòng xe đua. Giờ đây, David chia sẻ những kiến thức vô giá của mình trong vai trò bình luận viên, mang tinh thần của mình vào các buổi tường thuật trên truyền hình. Bình luận viên David đã sẵn sàng cung cấp kiến thức và phục vụ khán giả theo dõi World Grand Prix.

  • Max Schnell

    Max Schnell khởi đầu chỉ là một chiếc xe mui kín hạng xoàng đến từ Stuttgart, Đức. Là một tay đua nghiệp dư có khát khao, Max âm thầm tập luyện trên con đường sỏi đá trong Rừng Đen - và cuối cùng lọt vào mắt xanh của ông chủ đội đua. Rất nhanh chóng, Max tiến vào đường đua chuyên nghiệp, tay đua số 4 được nâng cấp mã lực, kết cấu carbon, giảm trọng lượng và có thân hình của một tay đua. Sáng dạ về kỹ thuật, Max sử dụng đầu óc lô-gíc và khả năng phân tích để cải tiến chính mình, sẵn sàng cho World Grand Prix.



  • Miguel Camino

    Tay đua nổi tiếng, được yêu thích và ngưỡng mộ nhất Tây Ban Nha: Miguel Camino. Miguel lần đầu tiên gây được sự chú ý ở trong nước tại cuộc đua xe ủi đất chẳng có gì đáng để khoe. Sự nhạy bén, phong cách và tốc độ như một chú bò tót của anh đã truyền cảm hứng cho lớp trẻ, và rất nhanh, tốc độ và sự nhiệt tình của anh thu hút ánh đèn pha của người hâm mộ và các đối thủ trên đường đua Grand Touring Sport. Tay đua mang số 5 với những màu sắc bốc lửa của lá cờ Tây Ban Nha hy vọng sẽ đánh đổ nhiều trái tim nữa tại World Grand Prix.


    Các xế phụ ở Nhật Bản

  • Okuni

    Okuni là một chiếc Kabuki nhỏ xíu, một vũ công trang điểm kiểu truyền thống với gương mặt sơn trắng toát và bộ kimono cầu kỳ, màu sắc dành phục vụ những buổi biểu diễn của cô tại nhà hát Kabuki ở Tokyo.



  • Nghệ nhân Zen

    Là một nghệ nhân điêu khắc trong khu vườn đá ở bảo tàng Tokyo, Zen đội một chiếc nón tranh cũ và cầm chiếc cào "đồ cổ" để tạo hình đầy mê hoặc trên nền của khu vườn.

  • Võ sư Nobunaga

    Võ sư Nobunaga là một đô vật Sumo chuyên nghiệp ở võ đài Tokyo, thuộc dòng xe tải, có màu sơn vàng. Nobunaga chiến đấu rất ác liệt mỗi khi đeo trên mình sợi dây lưng mawashi may mắn màu tím.



  • Pinion Tanaka

    Pinion Tanaka cũng là một đô vật Sumo ở Tokyo, luôn luôn hăm he đối thủ trên võ đài và đeo dây lưng mawashi màu xanh cổ vịt.


    Các xế phụ nước Ý

  • Chú Topolino

    Tại ngôi làng nhỏ Santa Ruotina, gần Porto Corsa (Ý), ông chú đáng kính của Luigi sinh sống cùng người vợ yêu, thím Topolino. Ông chú Topolino cũng là chủ một tiệm bán lốp xe trong làng, nơi đây ông đã dạy Luigi và Guido mọi điều, và ông thông thái trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ về lốp xe.



  • Thím Topolino

    Thím Topolino của Luigi là một đầu bếp cừ khôi với các món nhiên liệu hảo hạng. Ngoài tình yêu nồng nàn dành cho chú Topolino, bà còn rất tốt bụng và hào phóng với gia đình và bạn bè khi thết đãi họ những món ngon có tiếng.

  • Tomber

    Tomber là một chiếc xe kiểu Pháp đáng ngờ, lập dị và sớm nắng chiều mưa, thiết kế ba bánh hợp với cái tên của lão ta - có nghĩa là ngã chúi. Lão làm nghề kinh doanh phụ tùng xe hơi trong một khu chợ của Pháp - và nguồn gốc đáng ngờ của hàng hóa khiến đặc vụ Anh Finn McMissile để mắt tới lão.



  • Mile Axlerod

    Ngài Miles Axlerod nguyên là một ông trùm dầu lửa, nhưng đã bán sạch gia sản của mình, chuyển hóa thành một chiếc xe chạy điện và dành cả đời để tìm nhiên liệu sạch thay thế cho xăng dầu trong tương lai - thứ nhiên liệu ông tin rằng xe nào cũng nên dùng. Ngài Axlerod cũng chính là đại gia chống lưng cho giải World Grand Prix, tạo ra cuộc đua trải dài tại ba quốc gia thu hút những tay đua "xịn" nhất thế giới - qua đó tạo cơ hội quảng bá cho thứ nhiên liệu tuyệt vời của ông: Allinol.


    Các xế phụ ở Anh

  • Topper Deckington III

    Topper Deckington III là một chiếc xe bus hai tầng màu đỏ chói, rất khoái tuyến Killswitch mình đảm nhận hàng ngày chạy qua đường đua Petroldilly nổi tiếng tại London.



  • Chauncy Fares

    Không ai rành địa bạn London, từ các con đường tới ngõ hẻm, lối tắt, hơn bác taxi vui tính Chauncy Fares.

  • Trung sĩ Highgear

    Trung sĩ Highgear là ngự lâm quân bảo vệ cung điện Buckingham. Điểm đặc trưng dễ nhận là chiếc mũ lông gấu và bộ quân phụ đỏ tươi, anh làm nhiệm vụ canh gác một cách nghiêm túc và kiêu hãnh.

  • Hoàng tử Wheeliam

    Hoàng tử nước Anh Wheeliam là một tín đồ của môn thể thao đua xe. Hoàng tử không thể tin được là vòng đua chung kết World Grand Prix danh giá lại diễn ra tại London. Mặc dù phải giữ sự vô tư khi đi xem cùng Nữ hoàng, hoàng tử kín đáo cổ vũ cho hai tay đua Anh quốc Lewis Hamilton và Nigel Gearsley cán đích đầu tiên.



  • Nữ hoàng Anh

    Với việc vòng đua chung kết World Grand Prix diễn ra trên các đường phố lịch sử của thủ đô London, Nữ hoàng rất vui được Ngài Miles Axlerod trân trọng mời vào ghế chủ tọa. Với bộ cánh hoàng gia màu xanh và vương miện đá quý, Nữ hoàng trông thật lịch thiệp và uy nghi, dù vậy nó không làm bà mất hứng thưởng thức cuộc đua số một thế giới chút nào.


    Những tay phá bĩnh

  • Acer

    Acer luôn cho rằng thế giới coi mình là đồ bỏ. Gã AMC Pacer màu xanh chuối chán đời gia nhập đội ngũ tay sai cho Giáo sư Z xảo quyệt, với âm mưu ngầm phá hoại giải World Grand Prix. Acer phải truy lùng các đặc vụ Mỹ và Anh, họ đã lần ra âm mưu của Giáo sư Z. Mục tiêu chính của Acer là Mater - cậu bị lầm tưởng là điệp viên. Acer luôn cố tỏ ra mình là một tay rắn mặt, những so với tòng phạm Grem chín chắn thì Acer còn non.



  • Grem

    Grem là một chiếc AMC Gremlin han rỉ lồi lõm. Sau nhiều năm chẳng thiết tha đến ngoại hình, thậm chí bị gọi là "vô dụng", Grem gia nhập thế giới ngầm làm gián điệp quốc tế. Mục tiêu phá hoại là giải World Grand Prix và các tay đua lừng danh thế giới. Grem và Acer săn đuổi Mater vòng quanh thế giới nhằm ngăn cản "điệp viên không không thấy" này phá tan âm mưu của họ.

  • Giáo sư Z

    Giáo sư Z là một trùm sáng chế vũ khí tinh vi. Ông ta thông minh, có tài nhưng lại là một tay bác học điên với chiếc kính một tròng, và âm mưu phá hoại World Grand Prix. Mặc dù động cơ thật không rõ ràng, Giáo sư Z sẵn sàng làm tất cả để trừ khử các chướng ngại cho kế hoạch khủng bố diễn ra như đã định.


    Xế mời đặc biệt



  • John Lassetire

    John Lassetire là một nhân vật đặc biệt được đưa vào phim để tôn vinh nhà sáng tạo bậc thầy của Disney/Pixar và cũng là đạo diễn của Cars 2 John Lasseter.

    Cars 2 ra rạp ngày 24/6/2011.

    Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
    Nguồn: Screen Rant


    Dreams see us through to forever
    Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
  • Lữ Khách Offline
    #3 Posted : Monday, July 18, 2011 9:57:16 PM(UTC)

    Rank: Passenger Service

    Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

    Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
    Joined: 10/20/2010(UTC)
    Posts: 8,387
    Location: Lữ quán

    Thanks: 4743 times
    Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
    Cars 2




    Những chiếc xe bóng lộn hơn và nhiều cảnh hành động theo sau Lightning và Mater khi họ gặp rắc rối với lũ gián điệp và những tay đua Công thức 1 trong phần tiếp theo của phim đoạt giải của Pixar.


    Lightning McQueen


    Cars được phát hành năm 2006 của Pixar được quan tâm rộng rãi giữa hàng tá phim hoạt hình ít thu hút, nên thật công bằng khi tưởng tượng John Lasseter và cộng sự cảm thấy có động lực để bỏ thêm công sức nhằm chuyển tải hình mẫu mới được hoàn thiện. Nhìn chung, họ đã đạt được điều đó, khi Lightning McQueen và chiếc xe cẩu trung thành Mater nhanh chóng rời khỏi Radiator Springs buồn tẻ để tham dự vòng đua Grand Prix vòng quanh thế giới tư bản, ở đó họ vướng vào một mưu đồ gián điệp quốc tế. Phô diễn những chiếc xe hào nhoáng hơn và nhiều cảnh hành động hơn Fast Five, Cars2 kém tinh tế và nhiều huyên náo hơn những viên đá quí phim nghệ thuật của Pixar gần đây. Nhưng về mặt thương mại, nó sẽ nổi tiếng trên đường đua mùa hè này, với triển vọng quốc tế lớn hơn phần trước.

    Không cần có kiến thức đặc biệt nào hay ký ức về phần trước, vì phần sau được xây dựng tuyệt vời này hoàn toàn độc lập. Là một người si mê xe hơi từ thời trẻ, Lasseter tận dụng những địa điểm toàn cầu để đưa dàn diễn viên với nhiều chiếc xe nổi tiếng thế giới, từ chiếc Aston Martin được trang bị tận răng theo phong cách Bond cho tới chiếc Trabant Đông Đức tầm thường; Thêm vào đó, ông còn tô điểm thêm cho Big Ben, tháp Eiffel và, ở phần ghi nhận cuối phim, trụ sở của Pixar với hiệu ứng quyến rũ. Cũng nhiều như những phim hoạt hình mà một người có thể kể tên, luôn có điều gì đẹp đẽ hoặc thông minh hoặc vui nhộn để xem và, không thường có cho lắm, để nghe những chiếc xe được nhân cách hóa rít vèo qua với tinh thần cao và quyết tâm.

    Câu chuyện, do Lasseter và đồng đạo diễn Brad Lewis và Dan Fogelman nghĩ ra và Ben Queen biên kịch, đơn giản và không phải lúc nào cũng hoàn toàn có thể nhận rõ theo từng khoảnh khắc. Khi bắt đầu, thực tế, việc phối hợp bí hiểm về mặt địa lý và khó hiểu kỳ lạ; về mặt vật lý, những pha hành động thật ra bắt đầu ở biển, trên những giàn khoan dầu đầy nguy hiểm giữa đại dương bị những tên gián điệp Anh Finn McMissile (một chiếc xe Aston Martin do Michael Caine lồng tiếng) và Holley Shiftwell giống Miata (Emily Mortimer lồng tiếng) xâm nhập. Những kẻ đó sử dụng hết tất cả những “đồ chơi” đặc biệt - cánh, vũ khí hạng nặng, khả năng lặn dưới nước - để đào thoát vào ban đêm với vẻ đường hoàng và không hề bị trầy xước.

    Một thế giới tít trong sa mạc Mỹ, một chiếc Lightning McQueen (Owen Wilson lồng tiếng) đỏ rực được gia cố động cơ và tốc độ cùng với anh bạn thân xe kéo Mater (Larry the Cable Guy) khi anh bị thuyết phục để tham gia một loạt các cuộc đua sắp tới, trong đó gã khổng lồ Land Rover Sir Miles Axlerod (Eddie Izzard) hy vọng sẽ chứng minh tính khả thi của nhiên liệu cách mạng sạch Allinol của mình sẽ thay thế cho xăng dầu. Ở đây, như ở các nơi khác,thực tế, những câu đùa bằng lời nói, hình ảnh và âm nhạc vượt quá giới hạn tốc độ; xuất hiện trong tíc tắc mái che của tiệm thức ăn nhanh ở địa phương quảng cáo "The Incredimobiles".

    Điểm dừng đầu tiên là Tokyo, nơi những chiếc xe tham gia đấu vật sumo và ánh đèn của khu Ginza trông rất tươi sáng, bạn đang vui mừng với hiệu ứng mờ nhẹ của kính 3D (Pixar thường tăng độ sáng của hình ảnh để bù đắp cho việc kính làm tối đi).

    Trong cuộc đua ở Paris, khu Les Halles cũ kỹ được tái dựng một cách kỳ diệu thành một khu chợ đồ cũ, nhà hàng Gusteau trong Ratatouille là một phần của cảnh thành phố, đỉnh tháp Eiffel và Khải hoàn môn cũng được tái dựng tự động hóa và Mater, người trở về nhà sau khi đến Tokyo, quay lại quá sớm. Ở liều lượng nhỏ vô hại, cái thói quen "hi hô" của Mater trở nên lạc hậu nhanh chóng và trở nên áp đảo quá đáng bộ phim với kiểu nhận xét dí dỏm của anh chàng.

    Điểm dừng kế tiếp là Porto Corsa giả tưởng, một viên ngọc bên bờ biển ở Ý giống với phiên bản công viên giải trí ở Monaco. Nhà vô địch Ý, Francesco (John Turturro), muốn khẳng định uy quyền của mình với Lightning McQueen ở đây, trong lúc Mater cải trang cố xâm nhập băng đảng những chiếc xe châu Âu rẻ tiền thay mặt những ông trùm vô danh tìm cách hạ uy tín những phương tiện dùng Allinol để duy trì nhu cầu sử dụng xăng dầu. Thông điệp rất rõ ràng.

    Cuộc chiến trở nên hết sức dữ dội trong vòng đua cuối tại London trước mặt Queen, trong khi bản thân bộ phim trở nên khôi hài và điên rồ nhiều hơn mức cần thiết theo đó nhân vật phản diện tối hậu bị phơi bày, các gián điệp người Anh được minh oan và những người Mỹ, trong lúc vui mừng với thành công của họ, quyết định không có nơi nào bằng ở nhà.

    Ngay cả khi gần đây những phim của Pixar thu lợi từ tính đơn giản được nâng lên và sự chuyển biến giọng điệu và hiệu ứng, Lasseter luôn giữ Cars 2 kịch tính từ đầu đến cuối không có nghỉ ngơi để tiếp nhiên liệu. Cân bằng mà nói, phim vui hơn là mệt mỏi, nhưng có những khoảnh khắc những mối họa quá tải xảy ra. Nhiều hơn là tốt hơn dường như là từ tốt nhất để diễn tả, nhưng lẽ ra ít hài hước và điên khùng kiểu Looney Tunes trong suốt chặng đường dài sẽ tạo nên sự cân bằng được chấp nhận hơn.

    Các giọng nói tài năng được tập hợp để lồng tiếng thật sự đa dạng và có chiều sâu một cách ấn tượng; thậm chí đối với những vai nhỏ mà người ta cũng tìm thấy những tên tuổi đáng mến như Vanessa Redgrave, Jason Isaacs, Jenifer Lewis, Franco Nero, Katherine Helmond và Paul Dooley, chưa kể Cheech Marin, Brent Musburger, ngôi sao Deadliest Catch Sig Hansen và những tay đua xe như Darrell Waltrip, David Hobbs và Jeff Gordon. Giọng của Michael Giacchino có hiệu ứng đối với siêu ngựa chiến trong phim, như nó thực sự cần có.

    Ra mắt quốc tế: 24/6 (Disney)
    Sản xuất: Pixar Animation
    Lồng tiếng: Larry the Cable Guy, Owen Wilson, Michael Caine, Emily Mortimer, Eddie Izzard, John Turturro, Brent Musburger, Joe Mantegna, Thomas Kretschmann, Peter Jacobson, Bonnie Hunt, Darrell Waltrip, Franco Nero, Dvid Hobbs, Tony Shalhoub, Jeff Garlin, Michel Michelis, Jason Isaacs, Jenifer Lewis, Sig Hansen, Vanessa Redgrave, Cheech Marin, Jeff Gordon, Paul Dooley, Katherine Helmond
    Đạo diễn: John Lesseter
    Đồng đạo diễn: Brad Lewis
    Biên kịch: Ben Queen
    Cốt truyện: John Lasseter, Brad Lewis Dan Fogelman
    Nhà sản xuất: Denise Ream
    Đạo diễn hình ảnh: Sharon Calahan (ánh sáng), Jeremy Lasky (quay phim)
    Thiết kế sản xuất: Harley Jessup
    Giám sát thiết kế kỹ thuật: Apurva Shah
    Âm nhạc: Michael Giacchino
    Hạng PG, 107 phút


    Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
    Nguồn: The Hollywood Reporter
    Lữ Khách Offline
    #4 Posted : Tuesday, July 26, 2011 11:32:50 PM(UTC)

    Rank: Passenger Service

    Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

    Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
    Joined: 10/20/2010(UTC)
    Posts: 8,387
    Location: Lữ quán

    Thanks: 4743 times
    Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
    John Lasseter bẻ lái Cars 2



    Cuộc trò chuyện trên băng ghế xe cùng Giám đốc điều hành Pixar kiêm đồng đạo diễn Cars 2.

    "Với Cars 2, chúng tôi lên kế hoạch kể một câu chuyện rất, rất khác so với phần trước. Ở Pixar, chúng tôi chỉ làm phần tiếp theo sau khi có được kịch bản hay cho các nhân vật trong thế giới của chúng. Chúng tôi không chỉ làm để hái ra tiền giống như phần lớn các hãng đã làm vậy. Chúng tôi thực sự muốn một cốt truyện thật hay, và tôi có được ý tưởng khi đi đây đó quảng bá cho Cars," John Lasseter, Giám đốc sáng tạo của Pixar, cho biết trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt tại tổng hành dinh của hãng tại Emeryville, California. Lasseter đồng đạo diễn Cars 2 với Brad Lewis.

    Lasseter nhớ lại: "Các nhân vật hiện lên trong đầu tôi khi tôi tới Nhật Bản và các nước khác trên thế giới để làm công tác quảng bá cho Cars. Khi nhìn qua cửa sổ ngắm những thành phố mình đi qua tôi cười với suy nghĩ liệu Mater sẽ làm gì ở những nơi thế này? Còn Lightning McQueen nữa, cậu ta làm gì? Hai người bạn cùng nhau làm gì ở đây? Và tôi nghĩ rằng nếu mình có cơ hội để làm một phim Cars nữa, tôi rất vui sướng được đưa họ đi vòng quanh thế giới."


    Đôi bạn thân trên đường phố Tokyo, Nhật Bản


    Nỗi nhớ nghề không phải là động lực duy nhất thúc đẩy Lasseter trở lại vị trí đạo diễn lần đầu tiên kể từ khi dẫn dắt Cars năm 2006. (Sau khi Disney mua lại Pixar vào năm 2006, Lasseter trở thành Giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Disney và là người đứng đầu đội ngũ cố vấn sáng tạo cho bộ phận thiết kế hình ảnh của Walt Disney. Những nhiệm vụ mới này khiến ông bận rộn trong suốt năm năm cách quãng giữa hai phần phim.) Lasseter còn là một người cả đời mê phim gián điệp và viễn cảnh được kết hợp cả hai điều này trong một bộ phim tạo nên một sức hút không gì cưỡng lại được. "Tôi lớn lên với bộ phim truyền hình yêu thích nhất là The Man From U.N.C.L.E, và nghĩ mình là nhân vật Illya Kuryakin. Tôi có năm cậu con trai và tất cả chúng tôi đều cuồng nhiệt với các phim về điệp viên Bourne," ông cho biết. "Thể loại phim về điệp viên hấp dẫn cả thế giới, một phần là vì họ toàn đến những nơi thú vị."

    Khởi nguồn cho việc đưa các hoạt động gián điệp vào Cars 2 là từ phần một của phim. "Ý tưởng về một bộ phim gián điệp thậm chí đã xuất hiện khi chúng tôi làm phần một Cars. Có một cảnh khi Lightning và Sally lần đầu hẹn hò, ý tưởng ban đầu đó sẽ là một rạp chiếu ngoài trời dành cho xe hơi và chúng tôi cần phải xây dựng bộ phim được chiếu trên màn ảnh," Lasseter chia sẻ. "Hãy làm một bộ phim gián điệp với nhân vật là những chiếc xe. Và thế là chúng tôi phát triển nhân vật Finn McMissile và bộ phim được chiếu tại rạp. Nhưng lức đó chúng tôi gặp vấn đề trở ngại với kịch bản và chúng tôi đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được nhưng không thành. Chúng tôi đã dấn bước vào một bộ phim gián điệp và thực sự đầu tư cho nó, nhưng rồi buổi hẹn hò thì vẫn giữ nguyên mà bối cảnh phải thay đổi, biến thành một chuyến dạo chơi dã ngoại, hợp với câu chuyện và làm hồi sinh thị trấn Radiator Springs. Câu chuyện gián điệp bị cắt bỏ nhưng tôi không bao giờ quên ý tưởng này."


    Điệp viên Finn McMissile


    Cơ hội mở rộng ra phạm vi toàn cầu cũng tạo ra cơ hội cho các nhà làm phim đưa những mẫu xe độc đáo của nước ngoài vào thế giới hoạt hình CG khi Lightning McQueen và Mater rời khỏi nước Mỹ để tham dự World Grand Prix, giải đấu lần đầu tiên được tổ chức sẽ chọn ra chiếc xe nhanh nhất thế giới. "Tôi thích các thể thức đua xe khác nhau và muốn ngoài Nascar còn có thêm loại hình đua Công thức 1, Rally và Le Mans, bên cạnh đó tập hợp tất cả các mẫu xe đua," Lasseter nói. "Vì thế chúng tôi chọn ý tưởng tất cả các loại xe nổi tiếng đua chung, trên đường đua giống nhau và như vậy mọi chiếc xe đều có thuận lợi và thử thách mới."

    Trong khi đó, Mater vô tình dính vào một điệp vụ tầm cỡ quốc tế, gặp gỡ đặc vụ Anh Finn McMissile (Michael Caine lồng tiếng), một James Bond dưới hình hài một chiếc xe hơi thể thao. Là người hâm mộ phim gián điệp, Lasseter không lạ gì với hình ảnh Michael Caine trong vai điệp viên Anh Harry Palmer mang kính của những năm 1960. "Lý do tôi chọn ông ấy vì giọng nói điềm tĩnh và những bộ phim ông tham gia, trong đó có The Ipress File. Ông rất tuyệt trong phim này," Lasseter còn nói thêm, "Có tia sáng long lanh trong mắt ông và nó được truyền qua giọng nói, hơn cả mong đợi. Ông là một diễn viên toàn diện... trên mọi khía cạnh và ông cho chúng tôi cơ hội được hợp tác. Với Michael Caine, thành công tới mọi lúc mọi nơi."


    Bản phác thảo đường đua Italia


    Cars 2 ban đầu dự kiến ra mắt vào hè năm 2012, nhưng sau đó được đẩy nhanh để công chiếu hè 2011. Lasseter cho biết tiến độ sản xuất bị rút ngắn không làm ảnh hưởng đến bộ phim. "Trung bình chúng tôi mất khoảng bốn năm để hoàn thành một bộ phim, với tất cả những phim nguyên bản. Để làm một bộ phim tuyệt vời, tôi nghĩ bạn phải làm được ba điều," Lasseter giải thích. "Hãy mang đến một câu chuyện hấp dẫn không thể đoán trước được và buộc khán giả phải ngồi trên ghế chờ đợi điều gì sắp xảy ra. Đưa những nhân vật lôi cuốn và đáng nhớ vào trong câu chuyện, rồi cuối cùng đặt câu chuyện và những nhân vật này vào một thế giới đáng tin cậy - không cần phải là hiện thực, nhưng có tính hiện thực và tin cậy - và với cách này tất cả phim của chúng tôi đều là những phim nguyên bản, dù phải mất nhiều thời gian để làm đủ ba điều này và phát triển câu chuyện chúng tôi đã sáng tạo."

    Ông nói tiếp, "Chúng tôi làm việc với các tình tiết cho tới thời điểm sáu tháng trước khi bộ phim ra đời. Với Cars 2, tôi có ý tưởng này và nhìn vào kế hoạch sản xuất, xem xét các dự án làm phim khác và chúng tôi quyết định nó sẽ là một phim hè và gút lại là hè năm 2011. Tôi nói với mọi người, 'Chúng ta rút ngắn sáu tháng hay công đoạn nào đó trong kế hoạch quen thuộc, nhưng hãy xem chúng ta đã hiểu rõ các nhân vật, hiểu rõ thế giới của chúng, chúng ta có thể làm được điều này.'"


    Bản phác thảo đường đua ở London


    Lasseter cho biết việc thu hẹp tiến độ "đặt ra một số thách thức, bởi thành thật mà nói, dường như mọi phim của Pixar đều phải trải qua những lúc khủng hoảng về kịch bản. Tôi luôn nói như vậy và dù mọi người không tin tôi, đó là sự thật. Ở một thời điểm nào đó, mọi tác phẩm của Pixar đều phải đối mặt với chuyện có thể trở thành phim tệ nhất trước giờ hãng làm ra. Quả là vậy. Nhưng chúng tôi không bao giờ nản chí. Chúng tôi không bao giờ nói mọi chuyện hỏng bét. Chúng tôi không bao giờ nói đang gặp vấn đề trục trặc hay gì đó tương tự vậy. Chúng tôi chỉ tin vào chính mình, tin vào quá trình làm việc và tin tưởng vào sản phẩm cuối cùng. Bởi vì chúng tôi không thể làm phim mà không nghĩ tới sản phẩm tốt đẹp và xắn tay áo lên mà làm."

    Lasseter khẳng định Pixar sẽ "không bao giờ, vì lý do tiến độ hay kinh phí mà đưa những gì không tốt vào trong tác phẩm của mình. Chúng tôi không bao giờ làm điều đó và sẽ luôn như vậy. Bạn có mọi cơ hội để làm nó tốt đẹp vậy tại sao lại không?"

    Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
    Nguồn: IGN
    Lữ Khách Offline
    #5 Posted : Thursday, September 1, 2011 10:41:24 PM(UTC)

    Rank: Passenger Service

    Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

    Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
    Joined: 10/20/2010(UTC)
    Posts: 8,387
    Location: Lữ quán

    Thanks: 4743 times
    Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
    3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Cars 2



    Nếu bạn dẫn bọn trẻ nhà bạn đi xem Cars 2 vào cuối tuần 15/7 này, quyết định quan trọng mà bạn phải đối mặt ở quầy vé không phải là chuyện xem lúc nào, mà là xem cách nào.

    Giống như hầu hết phim bom tấn phát hành năm nay Cars 2 sẽ trình chiếu ở cả hai định dạng 2D và 3D. Vé xem suất chiếu 3D có khoản phụ phí kha khá, làm tăng khoản chi cho việc đưa con cái đi xem xuất phẩm mới nhất này của Pixar. Nhưng liệu có đáng không? Chúng tôi sẽ giúp bạn suy xét nhé.

    “3D hay không 3D” là loạt bài đang có trên trang tin của chúng tôi nhằm hướng dẫn phân tích thành tựu của công nghệ 3D được ứng dụng trong những xuất phẩm lớn của Hollywood. Bài này sẽ không phân tích phẩm chất của Cars 2 với tư cách là một bộ phim, thay vào đó bài viết sẽ cung cấp cho bạn sự mổ xẻ không thành kiến về công nghệ 3D của bộ phim. Để bạn tiện theo dõi, chúng tôi phân tích công nghệ 3D của Cars 2 thành một hệ thống gồm bảy hạng mục đơn giản sẽ giúp bạn định liệu nên xem Cars 2 định dạng 2D hay 3D.



    Tính phù hợp

    3D được dùng trong những phim hè bom tấn và có hiệu quả nhất ở những phim nào chứa nhiều hình ảnh đồ họa vi tính, vì 3D tác dụng tốt hơn trên những đường nét sắc sảo của hình ảnh nhân tạo. Tất nhiên, Cars 2 toàn là đồ họa vi tính khiến phim này cực kỳ thích hợp với việc chuyển đổi 3D. Hơn nữa, đa phần hình ảnh đồ họa vi tính trong phim này là xe, có bề mặt phẳng lì, góc cạnh rõ nét, và những góc cạnh đó là loại hình ảnh dường như phù hợp một cách lý tưởng để tận dụng triệt để công nghệ 3D theo khả năng tốt nhất.

    Điểm: 5/5



    Kế hoạch và công sức

    Thường thì ở mục này chúng tôi nói về việc bộ phim đang làm được quay bằng công nghệ 3D hay là chuyển đổi sang 3D trong giai đoạn hậu kỳ, nhưng với một phim hoạt hình đồ họa vi tính thì chuyện này không đáng kể. Điều đáng nói hơn ở đây là ngay từ đầu, họ đã lên kế hoạch làm phim này là một phim 3D. Đạo diễn John Lasseter khẳng định, “phim được làm định dạng 3D ngay từ trong ý tưởng.” Với Pixar điều đó có nghĩa là không chỉ nghĩ ra thứ gì quẳng ra trước camera, mà họ còn khắc họa những yếu tố khác trong phim để tối đa hóa hiệu quả của yếu tố 3D. Lasseter giải thích, “Mọi thứ phải được cân nhắc để làm cho hào nhoáng và quyến rũ và gợi cảm và độc đáo. Nhưng phim cũng được cân nhắc cẩn thận, vì ánh sáng làm tăng thêm sự sâu thăm thẳm ở định dạng 3D. Đường phố ướt loang loáng, những chiếc xe bóng lộn, những tòa nhà lộng lẫy. Nói sao nhỉ, chà!”

    Điểm: 5/5



    Ngoài màn ảnh

    Được làm đúng 3D có thể dùng để tạo ra ảo giác về chiều sâu, cảm giác thay vì nhìn vào hình ảnh chiếu trên mặt phẳng, bạn đang nhìn xuyên qua cửa sổ vào một thế giới khác tồn tại ngay bên kia màn hình ngoài tầm với của bạn. Cars 2 đã làm được điều đó một cách huy hoàng, có lẽ là tốt hơn bất kỳ phim nào bạn có thể xem ở định dạng 3D năm nay. Một phần là vì, như Lasseter đề cập ở trên, kết cấu và bề mặt của hình ảnh trong phim. Tất cả đều sống động, như thể tồn tại sâu thẳm trong màn hình. Pixar thực sự bứt phá để làm cho bộ phim này cảm nhận không gian ba chiều hết mức có thể, không hề có cảm giác hai chiều, mọi cảnh đều sâu và đa chiều. Hoàn hảo.

    Điểm: 5/5



    Trước màn ảnh

    Được làm phù hợp 3D có thể làm cho mọi thứ trong phim dường như nhô ra khỏi “màn ảnh” hoặc khuôn khổ màn ảnh, khiến phim tối đa hóa được khía cạnh này của công nghệ 3D giúp ích cho việc kể chuyện, mê hoặc khán giả, cuốn hút họ sâu hơn. Làm không đúng thì công nghệ này có thể trở thành một mánh lới quảng cáo rẻ tiền trong đó những thứ “xồ” ra khỏi màn ảnh chỉ đem lại cảm giác sợ hãi khó chịu. Thế nhưng, Pixar lại không tin như vậy và đã không ngừng biến đặc điểm công dụng “Trước màn ảnh” của công nghệ này thành một mánh lới quảng cáo. Nên thậm chí họ còn không thử. Trong phần ghi nhận cuối phim có một vài trang dường như bật ra khỏi màn hình và bay bồng bềnh trên đầu khán giả, nhưng sự thật là Pixar chỉ sử dụng có một nửa sức mạnh 3D hiện có vào bộ phim này. Họ chỉ quan tâm đến độ sâu, và họ phớt lờ khả năng thể hiện bằng 3D cho bất cứ điều gì khác.

    Điểm: 1/5



    Độ sáng

    Khi đeo cặp kính 3D thì cơ bản bạn đã đặt một màng lọc giữa mình với màn ảnh, giống như đeo kính mát trong rạp vậy. Vì thế, chất lượng máy chiếu của rạp phim bạn xem có tác động rất lớn đến hình ảnh của bộ phim, nhưng những phim 3D tuyệt nhất cố gắng tính đến vấn đề này bằng cách chỉ sử dụng hình ảnh sáng sủa, đường nét sắc sảo trong câu chuyện của họ. Cars 2 làm điều đó tốt hơn hết thảy. Ngay cả cảnh ban đêm xem ra vẫn sáng choang, bởi ánh đèn neon của thành phố Tokyo hoặc ánh đèn chiếu xuống đường đua. Và vì đây là phim về xe hơi, hầu hết nhân vật đã có màu sắc rực rỡ rồi. Lightning McQueen màu đỏ chói, Finn McMissile màu bạc lóng lánh. Pixar dấn thêm một bước xa hơn bằng cách chơi những kết cấu bề mặt và những thứ như nước phản chiếu và sáng loáng trên đường, đảm bảo không có khoảnh khắc nào tối tăm trong phim khiến bạn phải chìm trong sự mơ hồ quờ quạng do cặp kính 3D gây ra.

    Điểm: 5/5



    Thử bỏ kính

    Hình ảnh càng mờ ảo khi không có kính thì mức độ tận dụng công nghệ 3D trong phim càng cao. Thử gỡ kính trong lúc xem Cars 2 bạn sẽ thấy khác một trời một vực. Ngay cả cận cảnh, mà những phim 3D khác có thể đánh lừa và giảm bớt độ sâu (hoặc có khi thay bằng những toàn cảnh có vẻ sâu hơn cho tương phản), Cars 2 vẫn giữ 3D đến mức tối đa. Thay vì biến đổi mức độ sử dụng 3D trong phim để tạo sự tương phản giữa các cảnh, Pixar làm điều đó bằng bố cục và ánh sáng, cho phép họ vận dụng 3D trong toàn thời lượng phim.

    Điểm: 5/5



    Sức khỏe của khán giả

    Có người không thể xem được phim 3D, có người phát ốm chẳng biết vì sao. Điểm cho hạng mục này nhắm vào những khán giả kiên cường, những người chỉ thỉnh thoảng mới bị mệt vì phim 3D. Phản ứng này thường phát sinh do phim không đủ sáng, hoặc chuyển thể 3D hậu kỳ dở tệ, hoặc có khi chỉ vì máy chiếu tồi. Khi bị mệt vì phim 3D người ta thường cảm thấy như say sóng. Đây không là vấn đề với Cars 2, bộ phim sáng sủa và tạo hình chăm chút đến mức hầu như mọi người, ngay cả trong những rạp chiếu phim kém cỏi nhất đi nữa, cũng sẽ ra về với cảm giác sảng khoái như lúc bước vào rạp.



    Phán quyết chung cuộc: Đây là nỗ lực thứ ba của Pixar tung ra một phim 3D, và còn hơn cả phim hay nhất của họ. Họ làm đúng hầu như mọi chuyện, và giá như họ nỗ lực thêm chút nữa trong việc đem lại cảm giác hồi hộp “trước màn ảnh” tương đồng với mọi khía cạnh khác, thì bộ phim này dễ dàng được xếp hạng nhất trong số những phim 3D đã ra rạp cho đến nay. Họ đã không làm được vậy, và vì thế mà tất cả những gì chúng tôi có thể nói đó là họ đã làm phim này rất, rất tốt. Hãy mua vé 3D xem phim đi, bạn không phải thất vọng đâu.


    Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
    Nguồn: Cinema Blend
    Yên Khuê Online
    #6 Posted : Sunday, September 18, 2011 10:09:13 PM(UTC)

    Rank: Chief Officer

    Medals: Hoa tiêu - Những sói biển lẫy lừng: Sự bay bổng và kiến thức của em đã thổi hồn cho con tàu Quái vật Điện ảnh! Casper

    Groups: Super Moderator
    Joined: 10/20/2010(UTC)
    Posts: 15,924
    Location: Học viện phù thủy

    Thanks: 5686 times
    Was thanked: 6970 time(s) in 5275 post(s)
    Nhà phê bình ghét Cars, nhưng liệu ai quan tâm?



    Những nhà phê bình đã đánh giá Cars 2, và kết quả thu được không mấy tốt. Bộ phim ghi được 33% trên Rotten Tomato với 92 trong số 138 ý kiến ​​được trích dẫn có rất ít những điều tích cực nói về nó. Thậm chí nhiều người coi nó là phim Pixar tồi tệ nhất trước nay.

    Cars 2 còn tệ hơn là một sự thất vọng, đây là thất bại đầu tiên của Pixar,” Scott Mantz của Access Hollywood viết.

    "Người ta đã nói đừng làm. Thế nhưng Pixar bèn chứng minh những kẻ gì cũng khen là sai rồi khi làm ra bộ phim tồi tệ đầu tiên của hãng, Cars. Bây giờ nó còn tồi tệ hơn nữa với Cars 2 khủng khiếp hơn, Kyle Smith của New York Post chỉ trích.

    "Vì Pixar, và vì chúng ta, hãy hy vọng những vòng đua nhanh chóng của Cars 2 là một sự chệch hướng tạm thời", Joe Morganstern của The Wall Street Journal bào chữa.

    Không cần phải có gián điệp mới cảm nhận được sự thất vọng. Và Cars 2 rõ ràng thiếu trọng lượng và cảm xúc của Toy Story 3, phần làm tiếp của Pixar đã được đề cử xứng đáng giải Oscar Phim xuất sắc nhất. Còn bộ phim này sẽ không nhận được sự chú ý đó từ cộng đồng trao giải.

    Nhưng một lần nữa, đó không phải là giới khán giả mà phim nhắm đến. Khi bạn phải đối phó một đám đông điên cuồng tìm phiếu hơn là muốn giải trí, không ai thèm lo các nhà phê bình chuyên nghiệp nghĩ gì.

    Chỉ là để trẻ em vui vẻ và được giải trí trong rạp có máy lạnh vài giờ. Và nếu xét rằng phim đã kiếm được 68 triệu USD phòng vé trong tuần đầu ra rạp, rõ ràng không có ai quá buồn phiền vì phim không được đánh giá cao như Wall-E hay Up.

    Đó là khía cạnh rắc rối khi cho người lớn đánh giá phim dành cho trẻ em. Trẻ em thường không quan tâm nhiều đến những thứ như chất lượng phát triển nhân vật hay tính tinh tế của cốt truyện. Cars 2 có những câu chuyện hài để thu hút nhiều khán giả hơn và những chiếc xe thật chứ không phải hoạt hình tới rạp, nhưng bộ phim này đã được làm dựa trên phần một đã tạo ra tiếng vang với trẻ em.

    Có nhiều yếu tố chống lại Cars 2. Liên hệ với một chiếc xe được nhân cách hóa khó khăn hơn là gã cao bồi đồ chơi hoặc anh chàng thám hiểm không gian. Hơn nữa, nhân vật chính trong phần này là xe kéo Mater do Larry the Cable Guy lồng tiếng, cùng với anh bạn Lightning McQueen, do Owen Wilson lồng tiếng. Không ai trong hai diễn viên này được giới phê bình khen ngợi khi họ là chính họ, nên không có gì bất ngờ nếu giới phê bình không yêu thích những nhân vật hoạt hình của họ.

    Dĩ nhiên, không ai tuyển họ để chiến thắng đề cử Nam diễn viên xuất sắc nhất. Họ có vai diễn vì họ đã chinh phục thành công trái tim của những đứa trẻ trong phần đầu Cars, và dựa trên sự quay lại sớm, họ đang làm giống vậy ở phần sau.

    Tương tự, trong Cars câu chuyện chống lại Lightning McQueen và những chiếc xe đồng hành của nó thật vụng về. Xung đột giữa nguồn nhiên liệu thay thế và xăng dầu vượt quá cái đầu của những đứa trẻ và không được phát triển đầy đủ để người lớn xem, và không nhiều người hiểu được những chiếc xe cố gắng hại bọn đến từ Radiator Springs nổi tiếng là vô dụng kể cả sau khi kịch bản giải thích điểm đó. Toàn bộ chỉ là lời bào chữa tầm thường để thu hút những diễn viên chính đến châu Âu.

    Rồi một lần nữa, giống như Ocean’s Twelve năm 2004, một bộ phim mà khán giả thích hơn những nhà phê bình. Và nếu bí ẩn gián điệp khiến có lúc bạn băn khoăn và luôn chẳng có nghĩa lý gì hết... thì, chào đón đến với bất cứ phim James Bond nào.

    Nhưng vấn đề chính chống lại phim là những nhà phê bình đã mong chờ phim của Pixar hướng về người lớn hơn. Thật tuyệt là lũ trẻ thích UpToy Story 3, nhưng sự thật là người lớn có thể mang theo trẻ em chỉ là lời bào chữa cho việc họ đi xem cho họ. Phim của Pixar có xu hướng khiến nhiều ông bà và các bà dì và ông cậu không có con đưa lũ trẻ đến xem vào buổi chiều. Điều này ít phức tạp hơn, một phim về tình bạn thẳng thắn có được qua những chiếc xe hoạt hình.


    Lightning McQueen và anh bạn xe kéo Mater có thể không đáng yêu như
    các nhân vật trong
    Toy Story, nhưng dù sao lũ trẻ cũng yêu thích


    Lời phê bình khá mỉa mai, vì phim này nói về những điều được ngợi khen hơn là những điều giới phê bình mong chờ. Lightning McQueen đuổi Mater vì cư xử không phù hợp ở Nhật, chỉ hối hận trước khi vòng đua kế tiếp diễn ra. Mater cũng phải vượt qua nhận thức của lũ gián điệp người Anh, đã coi vẻ điên khùng của gã như một vỏ bọc.

    “Không ai nhận ra họ đang bị lừa gạt, vì họ quá bận rộn để cười trò hề,” siêu điệp viên Anh Finn McMissile nói (do Michael Caine lồng tiếng).

    Mater đáp trả: “Đó là cách mà ông nhìn nhận tôi?”

    “Đó là cách mọi người nhìn cậu. Bộ không phải vậy sao?” là câu trả lời.

    Có thể đó là điều khiến lũ trẻ dễ hiểu hơn. Nếu bạn liên tục bị bắt ngồi và chăm chú trong lớp hơn là nói đùa với bạn ở hàng dưới, hay bị cảnh cáo vì cư xử bị cấm tại trường cấp một, thông điệp đó có thể liên quan đến lũ trẻ hơn là với người lớn vốn đã nghe điều này trước đây.

    Đối với đội ngũ tại Pixar, thông điệp trên phải có tiếng vang trong tuần này. Trong lúc các nhà phê bình có thể đã châm chọc Cars 2, lũ trẻ với xe đua Lightning McQueen của chúng và áo thun Mater rõ ràng thấy có gì đó hay hơn ở đây, khiến cho đến giờ đây lại là một trong những thành công đình đám nữa của họ. Và nếu điều này dẫn đến Cars 3 - vâng, lũ trẻ sẽ không bị thất vọng, cho dù những nhà phê bình người lớn sẽ thất vọng.


    Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
    Nguồn: msnbc


    Dreams see us through to forever
    Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
    Shizuna Offline
    #7 Posted : Saturday, October 8, 2011 9:00:26 PM(UTC)
    Rank: Pre-boarding Passenger

    Groups: Member
    Joined: 10/1/2011(UTC)
    Posts: 7

    Thanks: 6 times
    Was thanked: 24 time(s) in 7 post(s)
    Mặc cho mọi người có chỉ trích Cars 1 rất nhiều nhưng bản thân mình vẫn thích Cars 1. Thế nhưng khi xem Cars 2 lại thấy thật sự thất vọng. Có thể tại vì mình đã trông chờ một điều gì đó nhiều hơn ở Pixar: mong chờ cái xúc động nghẹn ngào của Up, cái ước mơ đáng quý của Ratatouille, cái trong sáng nhưng đầy triết lý của WALL-E. Cars 2 chỉ mang lại cho mình cảm giác như đang xem một buổi trình diễn ô tô đồ chơi, một sản phẩm thương mại làm mãn nhãn các khán giả nhỏ tuổi không hơn không kém. Người ta đã cố lồng vào Cars 2 một số bài học về tình bạn, nhưng sự lồng ghép đó quá gượng gạo, quá sách vở, hay nói trắng ra là thô thiển.

    Trong Cars 2 các tính cách nhân vật bị đảo lộn hoàn toàn. Bản thân mình thấy cực kì thất vọng với hình tượng Mater. Anh chàng đó không còn là một Mater ngốc nghếch đáng yêu trong Cars 1, mà đã trở nên quá lố, quá vớ vẩn, bị ép vào khuôn mẫu kịch bản có trước. Khi xem Cars 2 mình cứ tự hỏi không biết nó có liên quan gì đến Cars 1 không, hay chỉ là mượn cái tên của phim và nhân vật. Nào là đường chạy, chặng đua, cúp Piston, những chi tiết làm nên cái hồn của Cars 1 lại bị lôi vào lãng nhách trên cái nền "điệp viên không không thấy" này. Các xe thi nhau khoe mẽ, các pha hành động trinh thám "hồi hộp, hấp dẫn", tất cả thứ đó không thể khỏa lấp sự thiếu hụt và khập khiếng trong nội dung của Cars 2.


    Mình thà quay về gặm lại những bộ cũ như Finding Nemo, Monster Inc hay kể cả Toy Story (bộ mà từ đầu mình đã không ưa lắm) còn hơn là phải xem một bộ phim đáng thất vọng như Cars 2.
    4 users thanked Shizuna for this useful post.
    HMS on 10/8/2011(UTC), Lữ Khách on 10/8/2011(UTC), Casper on 10/8/2011(UTC), Yên Khuê on 10/9/2011(UTC)
    Casper Offline
    #8 Posted : Saturday, October 8, 2011 11:31:46 PM(UTC)

    Rank: Captain

    Medals: Huân chương Sao biển: Dành cho Thuyền trưởng Dê Xồm - vì anh đã lèo lái con tàu này trong mọi hoàn cảnh! Yên Khuê

    Groups: Administrator
    Joined: 10/20/2010(UTC)
    Posts: 1,601
    Location: Hải Phòng

    Thanks: 3136 times
    Was thanked: 2010 time(s) in 805 post(s)
    Shizuna nói làm mình nhớ ra đã quên "tải" bài viết đăng ở Movies Blog vào trong topic này. Có thể bạn đã thấy ở trang chủ rồi nhưng mình cứ copy một bản ở đây cho "đủ bộ" Smile về Cars 2




    Cars 2 - Khi vắng bóng người thầy trên đường đua lớn


    -19/07/2011-


    Với sự hụt hẫng được báo trước, tôi đi xem Cars 2 và ra về với cảm xúc không trọn vẹn. Bài viết có thể bớt khắt khe hơn nếu tôi không phải là một tín đồ Pixar, hay ít ra nếu tôi không phải là một khán giả lỡ cỡ.

    Tôi đã quen được nằm trong số khán giả Pixar chiều chuộng: người lớn khoái hoạt hình trẻ con. Nhưng lần này, có thể dễ dàng nhận thấy "cây đèn vẽ" đã đóng chiếc đinh nhắm vào những cô cậu bé hiếu động mê trò chơi xe hơi. Dĩ nhiên ,các bậc cha mẹ cho dù có phàn nàn 'không hay bằng phần 1' thì họ vẫn hài lòng là bọn trẻ đã được vui, chúng thích những chiếc xe tốc độ và biết biến hóa. Nếu Ratatouille, Wall-E, Up không thành công ở công viên chủ đề Disney, thì Cars 2 hứa hẹn bán được vô số đồ lưu niệm, đặc biệt ở những nước đoàn đua đi qua.

    Pixar đã thành công rực rỡ trong một cuộc cách mạng thổi hồn vào tất cả những đồ vật vô tri, tác phẩm của họ có sức lay động tới những ngưỡng khô khan nhất. Tôi từng không hào hứng lắm với chuyện những chiếc xe hơi thở phì phò qua lưới tản nhiệt, mấp máy nói cười bằng cản xốc và nháy mắt điệu nghệ bằng đèn pha. Nhưng giữa cuộc sống ngày càng gấp gáp lại có câu chuyện cảm động về một thị trấn bị lãng quên chỉ vì người ta muốn tiết kiệm 10 phút đi xe bằng con đường cao tốc mới, một tay đua kiệt xuất từng ba lần vô địch Piston Cup muốn lánh đời vì trong thế giới xe đua bon chen khắc nghiệt, ông không còn có thể luôn nhanh hơn đối thủ về nhì ít nhất một phần mấy giây. Nếu phải đánh đổi như vậy, tôi muốn được sống chậm hơn.


    Đường đua lớn nay vắng bóng Hudson


    Vì phim đang trong tuần đầu công chiếu, tôi sẽ không vô duyên "spoil" tất tần tật và miên man về diễn biến. Tôi chỉ muốn nói rằng, tôi nhớ "Doc" Hornet Hudson, nhớ một Pixar tinh tế đầy mê hoặc. Khi không thấy cái tên Doc Hudson trong dàn nhân vật, thoạt tiên tôi nghĩ hẳn Pixar đã phạm sai lầm khi tìm kiếm sức hút bảnh bao mới. Để rồi khi biết hãng sẽ không "quật" lên một tên tuổi gắn liền với giọng nói trầm ấm, truyền cảm của Paul Newman để tưởng nhớ nam diễn viên quá cố này, tôi hiểu Pixar chấp nhận họ không có cách gì khỏa lấp được khoảng trống ông để lại.

    Vắng bóng người thầy trên đường đua lớn, Lightning McQueen mất phương hướng khi bên kia bộ đàm là một Mater cũng chẳng thể tập trung. Từ vương quốc được đẩy lên tầm thế giới, đường đua Nhật Bản - Italy - Anh Quốc cho các tay đua đủ thể thức, cộng thêm những rối rắm công phu của chuyện tình báo, âm mưu - cho dù cũng đầy đặn sự hấp dẫn và nghẹt thở - chỉ khiến những vòng đua bị cắt vụn. Cars 2 chẳng cho khán giả được thưởng thức cuộc đua trọn vẹn dù chỉ một lần!



    Hãy nhớ cái cách Cars đã "đua mà không đua": thông điệp 'hạnh phúc là hành trình chứ không phải đích đến' được gửi gắm bằng những cuộc đua không bị cắt xén. Ở Cars 2 máy quay còn mải hướng đến những chuyện đuổi bắt ngoài đường đua gay cấn hơn nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị "độ" tinh vi cho siêu điệp viên và tội phạm. Còn nhớ trước đích đến của cuộc đua ở đỉnh thắt nút cho Cars, dù bị chơi xấu đến tàn tạ, 'nhà vua phải hoàn thành vòng đua cuối cùng' nhờ sự trợ giúp của một chú ngựa non thích phô trương đã hiểu ra đâu là giá trị. Cars 2 chọn cách quảng bá bằng hình ảnh một cuộc đua World Grand Prix qua nhiều vùng lãnh thổ hứa hẹn khám phá những giá trị văn hóa nơi nó đi qua, để rồi cuối cùng chạy theo cách kể chuyện kiểu pha trộn hai loạt bom tấn hành động 007Mission Impossible.

    Dấu ấn văn hóa các quốc gia nhạt nhòa qua những "slide" hình ảnh danh thắng đặc trưng ghép nối rời rạc, mặc dù đại cảnh và cận cảnh các công trình kiến trúc được làm công phu và chi tiết đủ để khán giả mãn nhãn với chiều sâu 3D thực sự ấn tượng. À mà, nếu chỉ nói riêng về 3D thì, những ai kỳ vọng được thưởng thức những chiếc xe "lậm" đà ở khúc cua lao thẳng vào giữa các hàng ghế sẽ phải ra về trong tiu nghỉu!


    Độ sâu 3D của Cars 2 thể hiện ấn tượng nhất ở cảnh biển tối tăm


    Sự chăm chút đến từng nhân vật phụ, đầu tư phát triển cá tính để chúng không mất hút giữa rừng nhân vật, trong một sự liên kết không thể chặt chẽ hơn, và tầm nhìn dài hạn, vốn là tuyệt chiêu của những tay tổ kịch bản Pixar. Nhưng đây lại không phải Câu chuyện đồ chơi, thế nên Pixar làm mới bằng cách "đôn" anh chàng xe kéo Mater lên làm nhân vật chính đẩy McQueen xuống hàng thứ hai, và thành thật mà nói tôi nghĩ vị trí thứ hai này thuộc về Finn McMissile (Michael Caine) bản lĩnh kia.

    Tôi yêu thích anh chàng Mater xuề xòa, tốt bụng, hài hước, vậy nên tôi không thích cái cách Pixar chĩa hầu như tất cả ống kính vào cậu ta để đào sâu chuyện phân biệt đối xử những chiếc xe lỗi mốt hết thời - điều này đôi lúc khiến Mater vụng về, chất phác "nhà quê" trở nên lố bịch. Mater không đáng phải hy sinh theo cách này.

    Ngoài lề một chút, tôi muốn kể cho các bạn nghe tình huống trước giờ vào rạp của tôi. Tôi đi xem bộ phim này vào ngày công chiếu thứ ba, và hăm hở tiến đến quầy bán đồ ăn mua combo Cars 2 để kiếm cho mình một trong bốn món đồ kỷ niệm (McQueen, Mater, Finn và Shiftwell). Cô bé bán hàng dễ thương nhìn tôi ái ngại như có lỗi vì đã hết xe quà tặng McQueen, rồi cười tươi nhẹ nhõm lấy cho tôi chiếc xe kéo còn lại nhiều nhất. Tôi nằm trong số ít thích chiếc xe đồ chơi răng hô, mất nắp capo, chỉ còn một đèn pha, nhiều móp méo và han gỉ.


    Món quà lưu niệm gắn hình gã răng hô


    Như vậy chỉ với một thống kê "tiêu thụ" nho nhỏ đã đủ hiểu được cảm xúc của những chiếc xế lỗi thời, dẫn tới những âm mưu phá hoại do tích tụ dồn nén vì bị nhạo báng, khinh khi, đâu cần những tràng cười bất tận trong phim. Mà thôi, có chiếc xe tội phạm cũ kỹ nào chịu hoàn lương vì chân giá trị, chúng còn mải quay cuồng trong cuộc chiến năng lượng, suy cho cùng cũng chỉ vì muốn giành lại lợi ích và quyền lực thống trị lỗi thời.

    Còn nữa. Đâu rồi sự nâng niu quá khứ chẳng bao giờ thiếu trong hầu hết những xuất phẩm Pixar? Những đoạn phim hồi ức vốn là một thế mạnh khác của họ: 4 phút phim không thoại về cuộc đời ông già Carl và bà Ellie làm thổn thức khán phòng (Up), đám đồ chơi hạnh phúc trong ký ức được sống và hóa thân vào những câu chuyện tưởng tượng của cậu bé Andy (Toy Story 3), món Ratatouille đồng quê của người mẹ đã sưởi ấm một ngày không vui của cậu bé Anton Ego, hay một thị trấn Radiator Springs thời kỳ huy hoàng rực rỡ lẫn những ngày dài ảm đạm. Thời gian chờ đợi năm năm từ Cars tới Cars 2 và sự hụt hẫng vì thiếu vắng Doc Hudson của tôi chỉ được an ủi bằng vỏn vẹn một thông tin: McQueen đã bốn lần bước lên bục cao nhất ở giải đấu Piston Cup nay mang tên người thầy đáng kính. Suốt thời lượng 106 phút của phim, không ai kịp sống trong hồi tưởng!

    Bất chợt, tôi tự hỏi Pixar sẽ ra sao nếu một mai thiếu đi người thầy Steve Jobs 'Stay hungry, stay foolish'* (Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ)?

    Pixar 25 tuổi. Với đời người đây là lúc bắt đầu cháy bỏng những khát khao đi đến vô cùng sau khi học được nhiều điều về giá trị cuộc sống. Còn với một hãng phim hoạt hình đã đạt nhiều vinh quang tột đỉnh, tôi mong họ vẫn cháy sáng những ước mơ, như ước mơ được khát khao lẫn dại khờ đi đến vô cùng của chúng tôi!

    © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com


    * Trích trong phát biểu tốt nghiệp của Steve Jobs, CEO hãng máy tính Apple, tại Đại học Standford, Mỹ, 2005. Sau mười bảy năm lăn lộn kiếm sống, đã thành danh trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ thông tin và còn là CEO của Pixar Animation Studio, Steve Jobs nói giờ ông mới có điều kiện để cắp sách đến trường đại học. Toàn văn bài phát biểu tốt nghiệp dài 15 phút của ông rất xúc động với kết thúc chính là câu ngắn gọn này được nhắc lại ba lần trong 20 giây cuối cùng.



    P/s: Viết bài này khi phim mới chiếu, đến lúc này thì mình biết Pixar đã vĩnh viễn không còn người thầy Steve Jobs trên đường đua lớn! Crying


    Dreams see us through to forever
    Casper ♥ Yên Khuê ~ Balloon House of Dreams
    3 users thanked Casper for this useful post.
    Yên Khuê on 10/9/2011(UTC), Shizuna on 10/9/2011(UTC), SevKa on 10/9/2011(UTC)
    Shizuna Offline
    #9 Posted : Tuesday, October 25, 2011 5:21:01 PM(UTC)
    Rank: Pre-boarding Passenger

    Groups: Member
    Joined: 10/1/2011(UTC)
    Posts: 7

    Thanks: 6 times
    Was thanked: 24 time(s) in 7 post(s)
    Mình rất thích bài viết này, tính reply từ lâu mà mạng cứ chập chờn nên quên khuấy. Bài bình luận nói rất trúng những cảm giác của mình sau khi xem xong Cars, nhưng điều làm mình thích hơn cả là biết được một con người cũng yêu phim hoạt hình như mình. Mình chưa dám lỡ phim nào của Pixar, ngay cả những thước phim ngắn. Mình yêu những phim ngắn đó bao nhiêu thì phim dài như Cars này lại càng làm mình thất vọng bấy nhiêu.

    Nhưng nói đi cũng phải nói lại, dù sao phim hoạt hình cũng có một thành phần người xem lớn là khán giả nhỏ tuổi. Thằng cháu họ mười tuổi của mình thích Cars 2. Nó nói Cars 2 ồn ào hơn Cars 1, sặc sỡ hơn Cars 1 và cũng dễ hiểu hơn nữa. Đối với trẻ con, có lẽ câu chuyện của một tay đua hết thời là quá sâu sa để cảm nhận. Đại đa số mọi người, mình thấy vẫn hài lòng với Cars 2. Có lẽ chúng ta là những người già quá khó tính chăng?
    3 users thanked Shizuna for this useful post.
    Casper on 10/25/2011(UTC), Yên Khuê on 10/25/2011(UTC), Lữ Khách on 10/26/2011(UTC)
    Lữ Khách Offline
    #10 Posted : Wednesday, November 9, 2011 7:55:11 AM(UTC)

    Rank: Passenger Service

    Medals: Huân chương Thuyền trưởng: Vì mỗi ngày thức dậy lúc 5h 'cho em măm' và những ngày cuối tuần cafe làm việc cho QVĐA của chúng taChân vịt vàng: Đóng góp thầm lặng của bạn đem lại nét đẹp sống động cho Quái vật Điện ảnh

    Groups: Crew Officer, CTV, Moderator
    Joined: 10/20/2010(UTC)
    Posts: 8,387
    Location: Lữ quán

    Thanks: 4743 times
    Was thanked: 2359 time(s) in 1728 post(s)
    John Lasseter hãng Pixar lên tiếng bảo vệ Cars 2


    John Lasseter vừa ăn món bánh tôm parmigiana Ý của mình, nghĩ vài giây, rồi cố gắng miêu tả lại sức ép dồn lên việc đạo diễn phần phim tiếp theo kinh phí lớn như Cars 2.

    Ông nói việc này cũng tựa như một vận động viên xà treo trăn trối trước lúc chết, "Không những là chẳng có lưới hứng, mà thậm chí như thể bạn sắp rớt xuống hố chông tẩm thuốc độc."

    Lasseter, 54 tuổi, người sáng lập ra Pixar Animation và cũng là giám đốc sáng tạo, không hẳn đang nói về những nhà phê bình với câu nói trên. Thế nhưng thật khó mà nghĩ khác đi được, dựa theo những lời chê không thương tiếc về phim Cars 2, ra mắt vào tháng 6 vừa qua và là phim thứ năm của Lasseter. Cũng có những nhà phê bình có ảnh hưởng bậc nhất đã khen ngợi phim, nhưng đại đa số đều đánh giá phim một cách tiêu cực, và còn rất hào hứng khi chê bai. Dù sao họ cũng đã chờ đợi rất lâu cho cơ hội này! Chua lè! Phế thải! Loảng xoảng!

    Pixar và Lasseter, đã quen với sự hưởng ứng nhiệt liệt của mọi người, nhận lấy những lời phê bình trong im lặng, được an ủi bởi những khán giả dường như không đồng ý với các nhà phê bình: Cars 2 đem về 551 triệu đôla trên toàn thế giới, hơn bộ phim Cars đầu tiên 20%. Những khán giả mua vé cũng đánh giá phim hạng A- khi xem xong, tương tự như những phim trước đây của Pixar.


    John Lasseter


    Thế nhưng khi DVD của Cars 2 sắp ra mắt, cuối cùng Lasseter cũng phá vỡ bầu không khí im lặng. Cars 2 là một ứng cử viên nặng ký cho giải Oscar sắp tới, và sẽ có một cuộc vận động tranh cử trong tương lai gần.

    Trong bữa ăn tối kéo dài hơn hai tiếng tại một nhà hàng hợp thời vào đầu tháng này, Lasseter có khi nghiêm trang và trầm ngâm, có khi lại thật sự sôi nổi miêu tả đam mê ông dành cho loạt phim Cars. Ông không muốn đề cập đến nhiều khía cạnh của Pixar, như việc hãng phim đang thiếu đạo diễn nữ và các nhân vật nữ trong phim. Thế nhưng ông đã giải thích thêm rất thẳng thắn về ý kiến cho rằng ông phải thực hiện Cars 2 vì sức ép của công ty mẹ, Walt Disney, như một kế hoạch tham lam đem về lợi nhuận qua những sản phẩm ăn theo. Đây cũng là một tư tưởng mạnh mẽ của những nhà phê bình có ý kiến tiêu cực.

    Lasseter nói, "Tôi không biết phải nói thế nào về vấn đề này. À, có lẽ tôi biết. Không đúng. Chỉ là người khác không biết sự thật và vội vã xét đoán. Tôi hiểu rõ vị trí của mình trong công ty Walt Disney, nhưng với công việc của tôi, đam mê và trọng tâm của tôi là đem lại giải trí cho khán giả qua những bộ phim tuyệt vời, và chúng tôi đã thực hiện điều này với Cars 2."

    Chỉ một bộ phim bị giới phê bình đánh giá tệ, nhất là khi phim vẫn đem về doanh thu khả quan, hoàn toàn không đủ để làm tổn hại thanh danh Pixar. Nhưng những phê bình đó đủ để khiến tinh thần làm việc tại hãng phim tệ đi, khi trước nay họ chỉ toàn nhận được những lời khen ngợi liên tiếp chưa từng có trong lịch sử từ giới phê bình. Joe Morgenstern, nhà bình luận phim trên tờ Wall Street Journal, viết, "Bộ phim rối loạn này hiếm khi vượt qua mức trung bình," có lẽ gợi ý rằng sự sáng tạo vượt bậc từng đưa Pixar đến thành công qua suốt 11 bộ phim - bao gồm ba phim Toy Story - đã đến lúc suy thoái.

    Một phần khiến sự phê bình trở nên nghiêm trọng là vị trí của công ty trong thời gian gần đây. Pixar, lặng lẽ ăn mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập hãng vào năm nay, vẫn là một trong những tổ chức được kính trọng nhất ở Hollywood, nhưng có những nỗi sợ hãi - có thể là lo lắng quá đáng - là trọng tâm của hãng sẽ đi lệch hướng. Khi đọc những bài phê bình Cars 2 cẩn thận, ta sẽ thấy sự phê bình không hẳn hướng về bộ phim với diễn tiến quá nhanh này, mà là cảm giác chán ghét khi Pixar ngày càng làm nhiều phim phần tiếp theo.


    Một cảnh trong Cars 2


    Qua thời gian, Pixar cố gắng không để mình bị cứng nhắc, theo Lasseter nói; công ty có trụ sở ở Emeryville, phía bắc tiểu bang California, bên kia Bay Bridge ở San Francisco, và tự hào về đường lối "phản" Hollywood của mình.

    Nhưng giữ tính chất của người đứng ngoài Hollywood gần như là không thể khi hãng đã là một phần trọng điểm của guồng máy. Thêm vào đó, một trong những tiếng nói sáng tạo quan trọng nhất của Pixar đã bắt đầu đi theo đường lối khác; Andrew Stanton, đạo diễn của Wall-E Finding Nemo, và Brad Bird, đạo diễn Ratatouille The Incredibles, hiện đều đang đạo diễn phim người đóng.

    Vẫn còn quá sớm để phán rằng Pixar có bị ảnh hưởng nặng nề khi Steve Jobs qua đời hay không, vì ông là người sáng lập và cũng là tổng giám đốc đầu tiên của Pixar. Jobs là người có ảnh hưởng lớn đến Lasseter, và những suy nghĩ của ông cũng hướng dẫn cho lối làm phim của Lasseter.

    Vậy còn bản thân Lasseter thì sao? Hiện nay ông dành thời gian ngang nhau cho cả Pixar và Walt Disney Animation ở Burbank; ông cũng làm việc với các nhà thiết kế của công viên Disney và hãng sản xuất đồ chơi Disney. Vào lễ hội D23 tháng 8 vừa qua, lễ hội hàng năm của những người hâm mộ mọi thứ của Disney, Lasseter bận rộn đến nỗi có đến ba cận vệ và một người đại diện hộ tống ông từ chỗ này đến chỗ khác.

    Có phải Lasseter có nhiều quyền lực đến nỗi ngay cả ban điều hành cũng quá kính nể ông và không dám đưa ra nhận xét thành thật? Lasseter hoàn toàn chối bỏ ý nghĩ này, ông nói, "Đây không phải là công ty do ban điều hành điều khiển," vừa nói vừa uống nốt cốc rượu. Ông nói thêm, "Chúng tôi rất thẳng thắn với nhau và đẩy nhau tiến về phía trước. Cho dù bản vẽ có tuyệt đến đâu cũng không thể cứu nổi một câu chuyện tồi, và vì vậy chúng tôi luôn cố gắng hết mình để có một câu chuyện hay. Khi đứng trước một số tiền khổng lồ - như trường hợp của những phim này - người ta thường có xu hướng chọn cái quen thuộc mà họ biết sẽ thành công ít nhiều. Chúng tôi không làm như vậy."


    Lightning McQueen tiếp tục câu chuyện với người bạn tỉnh lẻ Mater


    Trong Cars 2, Lightning McQueen tiếp tục câu chuyện với người bạn tỉnh lẻ của mình, chiếc xe tải tên Mater, trong một cốt chuyện theo kiểu gián điệp James Bond. Khi Lightning tranh giải nhất trong một cuộc đua giữa nhiều quốc gia, Mater lại vướng vào một kế hoạch gián điệp.

    Lasseter cho biết ông nghĩ ra ý tưởng của Cars 2 khi đi quảng bá cho phim Cars đầu tiên trên thế giới. Ông nói, "Tôi cứ cười một mình và tự tưởng tượng ra những chiếc xe của tôi trong những thủ đô tráng lệ khắp thế giới." (Văn hóa xe hơi là một trong những đam mê của ông từ khi ông còn là một thanh niên lái xe trên đường Whittier, từng là thủ phủ của Los Angeles.)

    Quá trình làm phim gặp nhiều trắc trở, và điều này xảy ra thường xuyên hơn người ta nghĩ. Với nhiều rắc rối ở phần cốt chuyện và thời gian biểu năm 2010, Lasseter đã chịu trách nhiệm thực hiện Cars 2 thay cho Brad Lewis, người mới chỉ đạo diễn một phim duy nhất và cuối cùng đã rời hãng. Khởi động cho Cars 2 đã đủ khó, thế mà chẳng bao lâu sau cha của Lasseter là ông Paul lại qua đời. Lasseter còn bị gẫy tay.

    Bộ phim Cars đầu tiên không được giới phê bình khen ngợi gì đặc biệt - có thể là vì văn hóa đua xe Nascar - nhưng Cars 2 mới thực sự là lần đầu Pixar bị đánh giá tiêu cực. Ngoài bài nhận xét nói trên của Wall Street Journal, A. O. Scott viết trên tờ New York Times rằng bộ phim này "hoàn toàn thiếu vắng tiếng nói riêng và sự hùng vĩ."

    Những phê bình này có ảnh hưởng xấu đến Lasseter không?

    Ông nói, "Thường tôi không đọc các bài phê bình phim. Tôi làm phim cho những cậu bé yêu các nhân vật đến nỗi cậu muốn bỏ hết quần áo của mình vào chiếc va-li có hình Lightning McQueen."

    Và ông nói thêm, "Tôi tự tìm tòi sâu thẳm trong tôi và cảm nhận được tinh thần của phim, và tôi nghĩ cách khán giả đáp lại đã rất rõ ràng. Đây là một bộ phim rất rất đặc biệt đối với tôi."

    Dịch: © Hạnh Nguyên @Quaivatdienanh.com
    Nguồn: The New York Times
    Users browsing this topic
    Guest (2)
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.

    SoClean Theme By Jaben Cargman (Tiny Gecko)
    Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
    This page was generated in 0.853 seconds.